Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Trọng Tạo Là Ngôn Ngữ Đặc Biệt Giàu Nhạc Tính Và Màu Sắc


ly cà fê thoang gió lạnh tháng mười em thang máy dịu dàng như

nước Pháp

những nụ hôn xúc động ở trên trời

(Tháp Eiffel)

Tính chất cô đơn, khắc khoải hoài nhớ trong cuộc đời Nguyễn Trọng Tạo cũng là một yếu tố hỗ trợ cho ngôn ngữ này. Ông ngất ngưỡng, say say - tỉnh tỉnh; có có - không không giữa quá khứ và hiện tại. Ông thường lắng lại để trăn trở, suy tư:

tôi như người nửa tỉnh nửa say tôi như có, tôi như chẳng có tôi hiện tại hay tôi về quá khứ

vầng mặt trời chợt lặn chợt mọc lên

(Nếu ngày mai)

Ngôn ngữ đời thường trong thơ Nguyễn Trọng Tạo phần lớn luôn được giữ ở mức độ vừa phải, kể cả khi diễn tả những nổi "đau đời":

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

trộm cắp đâm nhau dưới đèn mờ xích lô máu me cấp cứu

tham nhũng nâng ly mừng thắng lớn ú ớ nói mơ người đói không nhà

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 15

(Mộng du)

Nhà thơ nói như vô tình, nóí như vu vơ, bâng quơ, nhưng thật ra điều đó càng tăng thêm sự xót xa, bất lực trước cuộc sống xô bờ. Cảm nhận về điều này, Mai Hương đã có nhận xét hết sức tinh tế: ''Trong vẻ thản nhiên, nhẹ nhàng và dễ dang ông nói được những điều lớn lao và sâu xa của cuộc sống thế sự. Và sau vẻ "thản nhiên" ấy của thơ là những ưu tư, trăn trở da diết của nhà thơ về cuộc đời với bao nhiêu câu hỏi mà "câu trả lời thật không


dễ dàng chi".[19,tr537]. Quả thật thơ Nguyễn Trọng Tạo có những điều bình thường không dễ nói ra, không dễ để diễn đạt cho trọn vẹn:

Văn bây giờ chẳng còn ranh giới nữa Thơ mông lung sắp đặt lại chân từ

Chữ Trinh sa cơ ở trọ thân Kiều

Người mỉm cười người cau mày người khóc Bọn lấm bùn sắm comple đón khách

Tài và tiền cũng bắt đầu bằng chữ tê (T)

(Điều bình thường lạ lấm)

Đời sống là đời sống. Con người là con người. Nghệ thuật là nghệ thuật. Nhưng đôi khi lại chẳng có ranh giới nào cụ thể. Mọi thứ đều mong manh và dễ biến đổi. Riêng Nguyễn Trọng Tạo thì thơ ngày càng chững chạc và sâu lắng hơn. Ngôn ngữ thơ gần với đời thường đôi khi làm cho câu thơ của ông trở nên da diết hơn

biển đầy vơi thương nhớ biển xanh ơi thân thể ai hồng hào pha ngọn sóng da thịt người chạm vào tôi nóng bỏng rồi có thể người quên

còn tôi mãi giữ gìn

(Hoa li vàng)

Chất suy tư ở con người này đã ngấm cả vào thơ, như men rượu ngấm dần vào máu. Chúng ta đọc thơ ông - chàng thi sĩ của trần gian để thấu hiểu với cõi lòng ông, cảm nhận được những trăn trở và khát vọng của ông về tình yêu, nghệ thuật cũng như cuộc sống. Qua đó để thấy chất phong trần ở Nguyễn Trọng Tạo không chỉ thể hiện trên gương mặt đăm chiêu, thấm nổi buồn diệu vợi mà còn thể hiện qua ngôn ngữ thơ chắt lọc từ cuộc sống, đầy dự cảm, suy tư và ngẫm ngợi cũng như trái tim ông đã chai sạn với nổi đau,


nổi mất mát trong cuộc đời. Tất cả những gì ông để lại không là ảo ảnh mà là một "cõi sầu" một "cõi mộng" một "cõi say" - vĩnh viễn trong đời...!

3.2.3. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ đặc biệt giàu nhạc tính và màu sắc

Hơn thể loại nào hết, thơ chứa chất và tiềm ẩn nhiều nhạc tính nhất (trừ âm nhạc). Nhạc tính trong thơ được chi phối bởi các yếu tố của thuộc tính âm thanh và đơn vị âm thanh. Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng xác tín nghệ thuật của mình: “Thơ ca là ngôn từ rung lên bằng âm nhạc” (Nguyễn Trọng Tạo), từ đó, cốt lõi bên trong thơ ông như có một dòng âm nhạc đang cuộn chảy.

Sở dĩ người ta thường nhấn mạnh nhạc tính trong thơ là vì "ngôn ngữ của thơ ca giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm so với văn xuôi".[11,tr201] "Âm thanh, nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết".[39,tr367] Ngoài tài năng thơ Nguyễn Trọng Tạo còn có nhiều tài năng khác về nghệ thuật, đặc biệt ông là một nhạc sĩ. Điều này ít nhiều hỗ trợ cho tính nhạc trong thơ ông thêm sâu sắc. Tính nhạc bao trùm, hòa quyện trong sáng tác thơ của Nguyễn Trọng Tạo.

Nguyễn Trọng Tạo có cách gieo vần đa dạng, luôn thay đổi linh hoạt để phù hợp với nội dung biểu hiện. Việc gieo liên tiếp những vần bằng và nguyên âm dòng giữa đã tạo nên những thanh âm vừa trong trẻo, vừa nồng nàn, say đắm. Các vần bằng gieo ở mỗi cuối câu thơ làm cho ý thơ gợi mở, hình thành nên lối nhạc êm đềm và tha thiết. Ông cũng hết sức thành công về mặt thanh điệu khi phối hợp thanh bằng - trắc tạo thành những đoản khúc, diễn tả các cung bậc thanh âm khác nhau.

chia cho em một đời say một cây si

với


một cây bồ đề

tôi còn đâu nữa đam mê

trời chang chang nắng tôi về héo khô chia cho em một đời Thơ

một lênh đênh

một dại khờ

một tôi (Chia)

Đọc những câu thơ này ta có cảm giác như đang tiếp xúc với một bài tình ca buồn. Mỗi câu thơ như kéo dài ra thêm, các từ "một" được điệp đi điệp lại làm cho các câu thơ như chùng xuống mà lại "phối" với nhau rất sâu về ý nghĩa cũng như về nhịp. Cấu trúc của các câu thơ co giãn tự nhiên, "say - si", "đê - mê", "khổ - thơ - tôi" tạo nên âm hưởng dìu dặt trong lòng người đọc. Chất nhạc này là tổ hợp của ba yếu tố thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu - một tổ chức ngọt ngào của tâm hồn.

Nguyễn Trọng Tạo không yêu cầu quá cao trong hình thức về mặt âm vận để tạo nên tính nhạc nhưng chính tâm hồn đa mang, sầu cảm của ông đã đem lại nhạc tính cho ngôn từ. Thơ ông du dương, vang động đầy tính nhạc, đầy "chất xạ mê ly", đầy ảo thuật huyền bí và những rung động tinh vi:

lá rừng rụng mấy mùa khô

trong thơ qua mấy mùa mưa phập phồng

chiến trường Tây chiến trường Đông gặp dòng sông nhớ dòng sông nhớ mình

(Thơ tình người đứng tuổi)

Câu, chữ lục bát cứ ngân nga, dập dìu khiến người đọc như không dứt ra được "giai điệu" của nó: da diết - thiết tha. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, trầm lắng mà tự nhiên, thanh thoát tạo cho nhịp thơ sức lắng đọng và kết tinh trong trái


tim của người đọc. Đúng như nhận định: ''Riêng Trọng Tạo, ông chỉ đi theo nhịp bước nghìn năm của dân tộc, nhịp song hành là chính, nhịp chẵn, hai - bốn và cả sáu - tám, cả chín - mười, rất nhiều câu thơ dầu số chữ lẻ vẫn luôn theo nhịp chẵn như vợ chồng, âm dương, như đôi chim liền cánh, hễ nghe kỹ từ phía trong hay phía ngoài cửa ngôn từ, nhất là ở những dấu lặng và khoảnh cách giữa hai câu, tôi vẫn thấy cái ung dung thư thái của nhịp chẵn, nhịp sáu - tám. Tôi nghĩ rằng ông cố tránh sự trúc trắc, sai nhịp trong cùng một câu, cái gồ ghề và cái gấp gáp của cuộc sống túi bụi thị trường mà tôi thường gặp ở một số tác giả mới cứ tự cho mình là "hiện đại" lắm, bất chấp một nguyên tắc lớn của thơ phương Đông là nhạc điệu trong thơ. Nhạc điệu trong thơ là cái người ta thường gọi là hồn thơ, không có nó, bài thơ chỉ là một đống xác chữ”[http// vietvan.vn]. Như vậy nhạc điệu trong thơ là "hồn thơ", Nguyễn Trọng Tạo đã nắm bắt được điều này và rất nhạy cảm trong vấn đề phát huy:

anh đừng nhắc nữa mùa thu

vàng phai màu áo tương tư một thời cầm tình trót để tình rơi

mò kim đáy bể người ơi vui đừng bây giờ nước mắt người dưng

bây giờ sấu rụng trong rừng hết chua

(Tình rơi)

Âm nhạc là một thủ pháp khiến người đọc dễ say với cái say thi sĩ vốn là một phần bản thể của Nguyễn Trọng Tạo. Ông - nhà thơ đã biết tựa vào âm nhạc để trình bày các ý tưởng, diễn giải mớ cảm xúc bòng bong, lộn xộn trong cuộc sống. Đây cũng chính là cách mà tác giả lắng nghe âm thanh đời sống:


vào bao công viêc không tên tôi say như thể có em đến gần như là tôi đã một lần

nói yêu em dọc mùa xuân hai người...

(Thơ gửi người không quen)

Nhận thấy thơ Nguyễn Trọng Tạo phiêu diêu cảm xúc, ma lực của âm nhạc và sự kỹ lưỡng nghiêng về phía trong của chữ nghĩa chính là sự giao hòa giữa yếu tố lãng mạn và trữ tình trong thơ ông. Một số bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo đã được chính tác giả, cùng một số nhạc sĩ như Phú Quang phổ nhạc. Ngoài yếu tố sự, hình, tình, thơ ông luôn đầy ắp nhạc, là điều kiện, là nguồn cảm hứng cho nhiều bài hát phổ nhạc cho thơ. Trong bài "Nhịp điệu Tây Nguyên" ta bắt gặp một nhịp điệu dữ dội. Ngược lại bài "Cỏ may trên sân thượng" lại cho ta nhịp điệu dịu dàng, tha thiết. Nhạc điệu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo không chỉ dừng lại ở âm thanh; ngôn ngữ đã tạo cho thơ ông một chất nhạc dồi dào. Học lấy cái nhoè mờ trong thi pháp phương Đông, Nguyễn Trọng Tạo đã biết tựa vào âm nhạc để trình bày các ý tưởng của mình.

cỏ may không hẹn mà xanh

tim ta khâu vá cho lành nhớ thương ngang trời hoa cỏ đẫm sương

lanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng (Cỏ may trên sân thượng)

Nguyễn Trọng Tạo có lối thơ thiên về âm nhạc, dễ ru lòng người qua cách tạo vần lưng, vần chân, tạo điệp khúc. Yếu tố nhạc trong thơ ông đã tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc, cũng như tạo nên sự chuyển động tình cảm một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và tinh tế.


Là một nhạc sĩ, đồng thời cũng là nhà thơ, Nguyễn Trọng Tạo đã cố gắng phát huy sự phối hợp hai khả năng đó trong quá trình sáng tạo. Trên hành trình nghệ thuật mà Nguyễn Trọng Tạo đã đi ít nhiều tạo ra những thành công và hiệu quả. Đặc biệt ông đã xây dựng ở bạn đọc yêu thơ một trái tim biết yêu đời, biết ru mình, ru đời, ru dịu những mất mát, khổ đau. Nguyễn Trọng Tạo là người nghệ sĩ đã biết lắng nghe nhịp đập và âm vang của cuộc đời bằng trái tim tổng hợp của mọi giác quan. Có lẽ vì ông là một nhà thơ yêu thích Kinh Thi, thơ Đường nên phần ca từ rất được chú trọng và trau chuốt cẩn thận. Phải khẳng định lại rằng Nguyễn Trọng Tạo đã hoàn thiện một trong các chức năng, đặc tính ngôn ngữ thơ - đó là nhạc tính.

Thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là bức tranh giàu sắc màu, chiều sâu của hội hoạ đã thấm vào căn cốt thơ ông. Dường như chiếc bút cọ mềm mại uyển chuyển đã làm thơ ông ánh lên sự lung linh gợi cảm. Màu sắc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo giàu sự tinh tế, các gam màu được pha trộn một cách tuyệt diệu. Bức tranh thơ được khêu gợi tối đa từ mọi miền của tâm hồn, cảm xúc và sự vận động của mọi giác quan. Vạn vật dưới con mắt nhà thơ đều được đánh bóng lên rực rỡ, khác thường.

3.2.4. Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi - đa nghĩa

Bản chất của ngôn ngữ thơ nằm ở chỗ cô đọng và hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Các nhà thơ tài năng thường không kể lể dài dòng mà họ tập trung thể hiện quan niệm và tài năng thông qua một lớp từ ngữ đặc biệt mang hình ảnh ẩn dụ. Nguyễn Trọng Tạo sử dụng khá nhiều các phương thức tu từ để tái tạo ngôn ngữ, đặc biệt là so sánh và ẩn dụ. Bằng phương thức so sánh, ông đã đem đến cho thơ nhiều hình ảnh mới lạ, bất ngờ.

Với tư duy nghệ thuật phóng khoáng, gợi liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ biến hóa đem đến


cho người đọc sự cảm nhận đa chiều, đa chiều không gian, đa chiều thời gian, đa chiều tâm linh để đi đến chiều sâu nhận thức.

Nhà thơ còn dùng phương thức nhân hoá, kết hợp giữa nhân hoá và so sánh để tạo ra nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tính gợi mở của ngôn từ cũng được nhà thơ khai thác bằng hình thức điệp cấu trúc và cú pháp. Hiệu quả nghệ thuật của hình thức này thật sự đã đem lại những ấn tượng đặc sắc và độc đáo.

Một qui luật của nhận thức và cảm xúc chính là liên tưởng. Nguyễn Trọng Tạo sử dụng rất linh hoạt phép liên tưởng để mở rộng cảm xúc và khám phá các vấn đề có chiều sâu.‌

3.3. Biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

3.3.1. Biểu tượng trong tư duy thơ

3.3.1.1. Khái niệm biểu tượng

Trong Triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan của ta đã chấm dứt.

Trong tác phẩm văn học, biểu tượng như là thuật ngữ mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học ( còn gọi là tượng trưng ). Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm của bản thân hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới làm cho con người và cuộc sống hiện lên sống động chân thực. Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ, thông qua hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mang một ý nghĩa biểu tượng. Hiểu theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình thức nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023