Thể Hiện Con Người Cá Nhân Của Nhà Thơ


tương hỗ với nhau và có sự phân công rõ ràng. Hiệu quả của sự dụng công này đã được khẳng định bởi sự thành công của Quốc âm thi tập về phương diện thể hiện nội dung - thể hiện những trạng huống tâm lí, tình cảm của cá nhân và đặc biệt là tạo nên sức sống lâu bền cho thơ Nôm.

Trong khi ngôn ngữ và chữ viết dân tộc chưa được sự quan tâm đúng mức của giai cấp phong kiến cầm quyền và nhất là ảnh hưởng của văn hóa Hán ngày càng nặng nề với nền văn học dân tộc. Văn học dân tộc hoàn toàn bọ coi rẻ những truyền thống và sáng tạo tinh thần của nhân dân, mà ngôn ngữ là tiêu biểu. Sự xuất hiện của Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập quả là một cống hiến vĩ đại của tác giả. Nguyễn Trãi đã đưa thơ bác học - một sinh hoạt nghệ thuật vốn còn xa lạ và mới mẻ với người bình dân - trở về gần gũi với họ hơn. Đúng như GS. Hoàng Tuệ nhận xét, "Ở thế kỉ XV, điều mà Nguyễn Trãi đã xây dựng nên được niềm tin" về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.


CHƯƠNG 3:

GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÕ CỦA TÍNH KHẨU NGỮ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI.


Quốc âm thi tập là tác phẩm viết bằng chữ Nôm đầu tiên trong lịch sử dân tộc và là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực xây dựng ngôn ngữ dân tộc. Theo Hoàng Tuệ với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã có những cống hiến ở, "bản lĩnh ngôn ngữ của Nguyễn Trãi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hiến lâu đời của dân tộc" [46, tr.817]. Đó là cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng chính thống phản động của giai cấp phong kiến thống trị và hệ tư tưởng phi chính thống của nhà nho đại diện cho các giá trị chân chính tốt đẹp của nhân dân, của dân tộc. Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt ở nhiều phương diện. Trước hết đó là,"bộ phận từ vựng (...) ở ngữ pháp tiếng Việt, đáng chú ý là sử dụng các hư từ, ngữ điệu..." [46, tr.819]. Và có thể nói với những cống hiến về mặt hình thức biểu hiện này đã góp phần tạo ra những hiệu quả nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ cao cho tác phẩm nói riêng và cho văn học giai đoạn này nói chung. Trên cơ sở đánh giá những giá trị hiệu quả thẩm mĩ trong việc thể hiện con người cá nhân nhà thơ và tạo ra sức sống lâu bền cho thơ Nôm Nguyễn Trãi, chúng tôi đi sâu lí giải nguồn gốc sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ đã làm nên thành công trên.

3.1. Giá trị biểu hiện

Quốc âm thi tập là tập thơ vô cùng quý giá của dân tộc ta. Quý bởi nó là tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển của dân tộc, phong phú cả về số lượng và thể tài văn học: "Đó là tác phẩm duy nhất viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, sáng tạo tác phẩm đặc thù của nền văn hóa Việt Nam. Cho đến nay, đó là bản chữ Nôm có dung lượng lớn nhất, là tập thơ quy mô nhất bằng chữ Nôm, phản ánh bằng chính tiếng nói dân tộc, những vấn đề dân tộc" (49, tr.737). Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi có công rất lớn trong việc xây dựng ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ văn hóa từ ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Từ sự thành công về phương diện ngôn ngữ, Nguyễn Trãi thực sự thành công trong việc miêu tả thế giới hiện thực khách quan từ thiên nhiên, xã hội đến con người cá nhân của chính tác giả và làm nên sức sống lâu bền của thơ Nôm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.


3.1.1. Thể hiện con người cá nhân của nhà thơ

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 8

Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người trong chúng ta cũng sẽ có cùng cảm nhận chung với nhà thơ Tế Hanh, "chưa có nhà thơ nào nói đến nỗi niềm riêng tư của mình nhiều như Nguyễn Trãi". Ngoài tập thơ viết bằng chứ Hán, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập - là tập thơ Nôm thể hiện rõ nhất con người cá nhân của Nguyễn Trãi với những tâm sự sâu kín.

Nguyễn Trãi sáng tác thơ Nôm trong nhiều thời kì khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn số bài trong Quốc âm thi tập đều được làm vào thời kì nhiều hoạn nạn nhất, biến động nhất trong cuộc đời nhà thơ. Có lẽ vì thế ông đã chọn thơ Nôm để gửi gắm bao trạng huống tình cảm phong phú của mình. Qua đó chúng ta dường như mới thực sự hiểu Nguyễn Trãi hơn.

Văn chương cổ trung đại thường quan niệm cái "phi ngã" như là một đặc điểm nổi bật đặc trưng. Nghĩa là sự thể hiện con người không mang tính chất cá nhân mà con người luôn bị mờ đi trong trách nhiệm, chức phận của mình trong cộng đồng. Nói cách khác con người bị ràng buộc bởi các khuôn thước "Tam cương ngũ thường", "Trung, hiếu, tiết, nghĩa", "Quân, thần, phụ, tử"... Nhưng đến với tác phẩm của Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong thơ Nôm, con người cá nhân được thể hiện rõ nét. Để thể hiện sâu sắc nội dung này đòi hỏi phải có sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó có vai trò quan trọng của khẩu ngữ. Trong Quốc âm thi tập các yếu tố khẩu ngữ xuất hiện trên diện rộng từ các thực từ cho đến hư từ. Đặc biệt trong hai hệ thống loại từ này thì sự xuất hiện của các danh từ chỉ sự vật thân thuộc, các động từ chỉ trạng thái hoạt động, các tính từ chỉ tính chất, cảm xúc, các tiểu từ tình thái, các kết từ.... Đây là tất yếu bởi để nói lên cuộc sống dân dã, gần gũi với thiên nhiên, con người lao động thì không thì không từ ngữ nào có sức khái quát hơn các danh từ chỉ sự vật thân thuộc, các động từ chỉ trạng thái hoạt động, các tính từ chỉ tính chất, cảm xúc; khi miêu tả những trạng huống tâm lí, những chiêm nghiệm, suy tư của tác giả thì không từ ngữ nào có sức biểu hiện lớn hơn các tiểu từ tình thái.

Có thể lúc sinh thời, Nguyễn Trãi không nghĩ đến việc viết thơ để ghi lại dấu ấn hình tượng cá nhân của mình nhưng đọc thơ Nôm ta thấy chân dung Nguyễn


Trãi hiện lên sinh động, gần gũi. Khác với các tác giả cùng thời khi miêu tả hình tượng nhân vật qua thơ thường là những có người có dáng "tiên nho", Nguyễn Trãi lại tự nhận mình là lão nông sáu mươi với tướng tá chậm chạp, lưng gầy, da xỉ.. suốt ngày bận bịu việc đồng áng. Với việc sử dụng những ngôn từ mang tính chất đời thường, Nguyễn Trãi đã hiện lên thật chân thật, gần gũi trong con mắt bạn đọc. Đó là một ông lão với vóc dáng:

Vừa sáu mươi dư tám mươi

Lưng gầy, da xỉ, tướng lù khù. (15/ 1-2) Và ông lão ấy suốt ngày bận bịu với công việc đồng áng:

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ường sen. (69/ 3- 4)

Cuốc cày là thú những thồn chân. (86/ 6)

Lấy công việc ruộng vườn là thú vui của tuổi già và làm bạn với những lớp người lao động như, mấy đứa ngư tiều, thằng chài, thằng mạc... Chân dung một lão nông thực sự hiện lên sau lớp ngôn từ dân dã dường như khiến người ta tạm quên đi một Nguyễn Trãi với " Bình Ngô đại cáo", với những chiến công phò vua diệt Minh oanh liệt thuở nào. Nhưng người ta thường nói: "Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời" và dù Nguyễn Trãi có hóa thân là ai thì cốt cách Nguyễn Trãi vẫn không hòa lẫn. Vì thế chân dung lão nông Nguyễn Trãi xuất hiện trong thơ Nôm vẫn không xóa mờ được chân dung một nhà nho với thú vui tao nhã, với cốt cách thanh cao:

- Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa bả cây. (11/ 3- 4)

Sự đan xen song cùng hai chân dung con người này dường như báo hiệu một sự kiện trong suy nghĩ, trong tâm thế của Nguyễn Trãi. Với tư cách là một nhà nho, Nguyễn Trãi luôn hướng tới cái đẹp, cái thanh cao và đồng thời cũng song cùng tồn tại khí phách của nhà nho là một tấm lòng ưu dân ái quốc:

- Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen. (69/ 7 - 8)


Và dù dưới tư cách là con người nào, Nguyễn Trãi cũng thể hiện là một con người mang nặng duyên nợ với thiên nhiên, đất nước; một con người luôn một lòng vì nghĩa quân thân, vì nợ núi sông. Tư tưởng ẩn cư có đôi khi như ngọn lửa bùng cháy "đám cỏ khô tâm hồn" bị "cái nắng" của sự nghi ngờ nung đỏ. Điều này đã khiến một con người yêu hết tấc, yêu hết thảy nhiều khi rơi vào trạng thái bơ vơ, muốn rời xa tất cả, lãng quên tất cả. Nhưng cái nợ quân thân ngày đêm đeo đẳng không tha đã khiến con người đó luôn luôn phải sống trong sự giằng xé. Nguyễn Trãi rơi vào bi kịch của chính bản thân mình.

Vốn xuất thân từ "Cửa Khổng sân Trình", Nguyễn Trãi là một nhà nho chân chính điển hình. Chính ông cũng đã rất nhiều lần nói ông một đời "phỏng dáng đạo tiên Nho" cho nên trong thơ Quốc âm có rất nhiều câu mang tính chất khuyên răn, triết lí nhưng cũng lại rất gần gũi, nôm na do ảnh hưởng của cách nói mang tính dài dòng của người dân.

- Lác đác rừng Nho nức tiếng thơm

-Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn. (111/ 2) Suốt một đời vì dân, vì nước, lo lắng cho nhân dân, phụng sự vì nhân dân.

Trước xã hội có nhiều rối ren; gian thần lộng hành, giết hại trung thần, con người từng một thời "đứng dưới một người và trên mọi người" xưa kia nay không còn được ưu ái. Ông xót xa, bàng hoàng khi nhận ra sự thay đổi khôn lường của thế thái nhân tình. Mượn những lời ông cha đúc kết trong tục ngữ, ca dao, thành ngữ, Nguyễn Trãi thể hiện sự khó lường của lòng người. Với cách mượn lời từ dân gian, Nguyễn Trãi không chỉ tạo ra những câu thơ có chiều sâu ý nghĩa mà còn diễn đạt thành công những ưu từ trong lòng mình.

- Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc

Cho hay đường lợi cực quanh co. (20/ 5 - 6)

- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

Lòng người quanh nữa nước non quanh. (136/ 3 - 4)

Quá khứ vinh quang như tiếng vọng xa, như dấu hỏi nao lòng vào hiện thực cay đắng. Càng khao khát sống, cống hiến bao nhiêu thì Nguyễn Trãi càng đau đớn,


giằng xé khi bị xã hội không đón nhận mà còn vùi dập. Bi kịch sống "thừa" đã khiến con người từng tin vì Đạo, sống vì Đạo; từng dốc lòng vì vương triều, vì xã tắc nhiều khi rơi vào trạng thái:

- Sự thế dữ lành ai hỏi đến

Bảo rằng ông đã điếc hai tai. (6/ 7 -8)

Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một nhà thơ dám xưng hô một cách trực diện với sự có mặt của các đại từ nhân xưng như: ta, một ta, nhà ta, mình, trách mình, khoe mình, ông, ông này, ....

Cùng bi kịch sống thừa, Nguyễn Trãi còn nếm trải cảnh ngộ cô đơn. Không cam chịu chữ "nhẫn" để sống với những xấu xa, hủ bại của xã hội khiến Nguyễn Trãi sống cô đơn. Bạn bè cùng chí hướng thì chia lìa, tan tác bởi lưỡi gươm đố kị của gian thần, tri kỉ chẳng còn ai.

Người tri âm ít, cầm nên lặng

Lòng hiếu sinh nhiều, cá lại câu. (121/ 5 - 6)

Nỗi buồn chán đến vô vọng xâm chiếm tâm hồn Nguyễn Trãi, nhiều khi ông ngỡ mình như một cánh buồm lẻ loi, cô đơn, bơ vơ trước cảnh chiều. Dấu hỏi đi đâu nao lòng người đọc. Đây là cách diễn đạt rất hiếm trong thơ văn trung đại nhưng lại thường tình trong đời sống xã hội. Khi người ta cô đơn, buồn tủi, mất phương hướng thì hay tự nhìn lên trời than thở, hỏi trời để cho nhẹ bớt lòng:

Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ

Trời ban tối ước về đâu? (14/ 7 - 8)

Sự thay đổi của xã hội, của lòng người khiến Nguyễn Trãi mệt mỏi và đôi khi chán trường. Và khi đó chính là lúc Nguyễn Trãi mang trong mình tư tưởng sống nhàn, tư tưởng ẩn cư - trở về bầu bạn với thiên nhiên. Nguyễn Trãi từng muốn lánh đời khỏi những bùn nhơ và tìm về với thiên nhiên, con người thôn dã để giữ trọn tấm lòng trong sạch:

Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm

Giơ tay áo đến tùng lâm. (5/ 1 -2)


Trở về với cuộc sống thôn quê, với những món ăn, cách sống bình bị; với những thú tiêu dao mang đậm phong vị nông thôn ... Và coi thiên nhiên và những người lao động như: mây, núi, chim, vượn,...., thăng chài, đứa ngư tiều... là bạn thân:

- Một cày một cuốc thú nhà quê

Áng cúc lan xen vãi đậu kê. (48/1 - 2)

- Núi láng giềng, chim bậu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh tam. (64/ 5- 6)

Và những câu thơ viết về thiên nhiên chính là những phút trải lòng, những phút Nguyễn Trãi trở về với cội nguồn sự yên tịnh mà lâu nay chốn quan trường ông không có được. Nguyễn Trãi từ đầu đã nói mình và thiên nhiên dường như đã được "se duyên" để mà gắn kết, hòa hợp:

Non nước cùng ta đã có duyên. (74/ 1)

Trong những giây phút thăng hoa của cảm xúc, thi nhân viết nên những câu thơ nhiệm mầu như:

Khách lạ đến, ngàn hoa chửa rụng

Câu mầu ngâm, dạ nguyệt càng cao. (52/ 3 - 4) Thơ viết về thiên nhiên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt, đẹp đẽ và sâu sắc của Nguyễn Trãi. Điều này cho thấy con người nghệ sĩ Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên là cái cái đẹp thường trực, là bản chất trong tâm hồn. Cho nên khi gặp cái đẹp trong vũ trụ mới bật ra những vần thơ đẹp, có sức cuốn kì diệu. Và đây cũng chính là những câu thơ mà lòng Nguyễn Trãi ít bị câu thúc, bị chi phối của nỗi cô đơn, giằng xé tâm trạng nhất. Bi kịch yêu, tin càng lớn thì thất vọng càng cao đã khiến

Nguyễn Trãi nhiều khi "bướng bỉnh", bất cần, mặc đời bao tiếng khen chê:

- Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,

Ông này đã có thú ông này. (28/ 7 - 8)

Nguyễn Trãi đã từng nghĩ về với thiên nhiên là lánh được tục trần, lánh được những bon chen và cả cái nợ quân thân trong ông. Nhưng không phải vậy, là một nhà thơ chân chính, là người từng hi sinh hết mình vì dân vì nước và trong lòng luôn canh cánh giúp dân thì Nguyễn Trãi sao dễ dàng bỏ qua tất cả những khao khát


cống hiên trong ông. Vì thế những vần thơ viết về thiên nhiên càng đẹp thì càng thể hiện những vận động dữ dội trong ông. Vậy nên, về với thiên nhiên Nguyễn Trãi cũng không có được sự yên tĩnh tận đáy lòng. Cái nợ quân thân ngày đêm đeo bám, từng ngày từng giờ xâm chiếm trong trái tim, trong tư tưởng của ông.

Còn có một lòng âu việc nước

Đêm đêm thức nhắn nẻo sơ chung (68/ 7 - 8) Một Nguyễn Trãi luôn trọn đạo bề tôi, một nhà nho hành đạo trong lễ nghĩa, tài đức:

- Đạo làm quan lẫn đạo làm tôi. (2/ 8)

- Làm người thì giữ đạo trung dung. (127/ 1)

Một Nguyễn Trãi với ý chí cứng cỏi, khí phách hiên ngang đôi khi còn cao ngạo đến bậc kiêu kì, pha một vẻ khinh mạn, bất cần:

- Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân có trí có anh hùng. (132/ 5 - 6)

Sự đan xen, giằng xé giữa lẽ xuất - xử, lánh đời và nhập thế luôn canh cánh trong lòng Nguyễn Trãi. Những trạng huống cảm xúc đối nghịch giữa một bên là khát vọng riêng tư chính đáng của một cá nhân và một bên là khát vọng của người anh hùng - bậc vĩ nhân. Và có lẽ chính bi kịch giằng xé này khiến Nguyễn Trãi không ít lần tỏ ra khinh mạc, tỏ ra bất cần:

Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,

Ông này đã có thú ông này. (28/ 7- 8)

Có thể nói với cách diễn tả mang tính chất tự nhiên đời thường, Nguyễn Trãi đã diễn tả những trạng huống, những thái cực đối lập nhau trong ông giữa lánh đời và nhập thế. Việc sử dụng những ngôn ngữ đời thường đã giúp thơ ông khỏi những ràng buộc có tính chất quy phạm, bác học của thơ cổ.

Và trong bi kịch ấy, sự tiếc nuối về tuổi trẻ chính là điều thể hiện những day dứt trong ông. Điều này cho thấy, Nguyễn Trãi rất mực nhạy cảm với thời gian trôi chảy và sự tàn lụi của vẻ đẹp đang hiện hữu. Cho nên:

Tiếc xuân cầm đuốc mải chơi đêm, Những lẹ xuân qua tuổi tác thêm.

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí