Ý Thức Xây Dựng Nền Văn Hóa Việt.


sự kết hợp của các từ đơn có cùng trường nghĩa với nhau. Chẳng hạn trong Quốc âm thi tập có những từ ghép như, quân thân, bầu bạn, thư thất, tham lam, dữ lành...

- Dễ hay ruột bể sâu cạn,

Khôn biết lòng người vắn dài.

Sự thế dữ lành ai hỏi đến (6/ 5 -6 - 7) Theo khảo sát của tác giả Phạm Thị Phương Thái trong Quốc âm thi tập

93 từ ghép. Các từ ghép này được tạo ra từ sự kết hợp giữa yếu tố Hán Việt - Việt hoặc Việt - Việt Hán với nhau. Có thể nói các từ ghép này đã đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc thể hiện những vấn đề mang tính chất trừu tượng, khái quát. Đây cũng là một phương thức làm giàu ngôn từ một cách sáng tạo của Nguyễn Trãi.

Tóm lại, để phản ánh được nhiều vấn đề, trạng huống tâm lí, nhiều khía cạnh trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tạo ra một số lượng lớn các từ đáp ứng nhu cầu trên. Nguyễn Trãi không chỉ sáng tác bằng chữ Nôm của dân tộc mà ông còn sử dụng chất liệu quen thuộc của văn học dân gian - những hình ảnh bình dị dân dã của cuộc sống vào trong những trang viết của mình tạo ra ý thức dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa và văn học. Bên cạnh đó, tác giả vừa tiếp thu những thành tựu của thơ văn Nôm thời Trần vừa cải biến và sáng tạo ra những từ mới dựa trên sơ sở nguồn ngữ liệu Hán học. Tuy nhiên về căn bản cái làm nên thành công nhất chính là việc Nguyễn Trãi dựa vào nguồn ngôn ngữ dân gian - cái nôi của nền văn học dân tộc để sáng tạo nên Quốc âm thi tập. Điều này cho thấy nguồn gốc sâu xa của văn hóa - văn học luôn luôn bắt nguồn từ nền văn học dân gian. Những nhân tố khách quan này một mặt là nguồn tư liệu phong phú cho Nguyễn Trãi có điều kiện thể hiện, sáng tạo nên tác phẩm mặt khác chính bản thân những nhân tố này cũng được khẳng định và nâng lên một bước mới nhờ sự thành công của tác phẩm.

Bên cạnh những nhân tố khách quan có tính chất chi phối, bổ trợ cho quá trình hình thành và tạo nên sự thành công của tác phẩm thì những nhân tố chủ quan như hoàn cảnh xuất thân, tư tưởng nhân dân và ý thức xây dựng nền văn hóa Đại


Việt cùng góp phần mang tính chất nội lực thúc đẩy làm nên sự thành công cho tác phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

3.2.2. Nhân tố chủ quan

Sau kháng chiến chống Minh thắng lợi, quân và dân nhà Lê bắt tay xây dựng quốc gia độc lập. Với tư cách là một nhà lãnh đạo, một nhà văn hóa, nhà tư tưởng có tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Trãi đã nhận ra điều này và ý thức được sự cần thiết phải xây dựng ngôn ngữ văn hóa. Nhiệm vụ chiến lược này được Nguyễn Trãi thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao.

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 11

3.2.2.1. Tư tưởng nhân dân

Nguyễn Trãi ra đời và lớn lên trong những ngày tháng đen tối nhất khi tổ quốc xây dựng ngàn đời đang rên xiết dưới gót giầy của quân xâm lược. Nhân dân trên khắp mọi miền đang oằn lưng dưới sự bạo tàn của quân cướp nước. Xuất thân trong gia đình Nho học, có tinh thần yêu nước nồng nàn và trải qua những thăng trầm của lịch sử, Nguyễn Trãi luôn nêu cao tinh thần trung quân, ái quốc, hết lòng vì xã tắc, non sông. Tinh thần yêu nước của ông luôn bỏng cháy. Với ông, yêu nước chính là yêu những người lao động, những người đem hết mồ hôi, xương máu để xây dựng non sông đất nước Việt Nam. Tư tưởng quan niệm về nhân dân trong văn học trước Nguyễn Trãi thường chỉ những đối tượng chung. Nhưng đến với Nguyễn Trãi tư tưởng nhân dân của ông có sự thay đổi. Nhân dân không tồn tại như một tượng đài chung mà họ là những con người cụ thể, rõ ràng. Họ là những "dân đen", "con đỏ", "thằng chài", "đứa ngư tiều"...Và đặc biệt khác với các tư tưởng khác cùng thời, Nguyễn Trãi rất chú ý miêu tả, coi nhân dân - những người thấp cổ bé họng là trung tâm, là đối tượng để thương xót, để ngợi ca.

Khác với các trí thức khác cùng thời, Nguyễn Trãi là một trí thức có điều kiện được sống trong lòng nhân dân. Gắn bó với nhân dân trong suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ mà oai hùng, Nguyễn Trãi hiểu được sức mạnh tiềm tàng của nhân dân bùng cháy dữ dội trong giờ phút đất nước gian nguy. Sống vì lí tưởng xây dựng một đất nước hòa bình, giàu mạnh, Nguyễn Trãi luôn mong ước:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng


Dân giàu đủ khắp đòi phương. (170/ 3 - 4)

Có thể thấy trong Quốc âm thi tập, tư tưởng nhân dân dường như luôn câu thúc Nguyễn Trãi. Tư tưởng vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà đập tan cường quyền bạo ngược luôn canh cánh trong lòng tác giả Quốc âm. Có lẽ vì thế nhân dân trở thành nơi đặt niềm tin, sức mạnh khiến trong ông luôn "Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Tư tưởng nhân nghĩa của ông thể hiện rõ nét ở thái độ ứng xử của ông với nhân dân. Ông luôn coi nhân dân là gốc và đặt ra vấn đề "Đem dân mựa nỡ mất lòng dân" ( Bảo kính cảnh giới - 57). Suốt một đời lo cho dân cho nước cho nên Nguyễn Trãi luôn muốn đem tâm huyết, tài năng làm cho đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no. Nhưng "con tạo" khéo xoay vần, không chiều lòng người. Xã hội phong kiến Việt Nam khi đã ổn định đã bộc lộ những mâu thuẫn, tiêu cực mà không giải quyết được. Con người từng một thời oai danh muôn phương giờ đây "bất đắc chí", chức cao mà không có thực quyền. Những kế sách giúp dân, giúp nước của ông này không được xem xét. Ông muốn triều đình bớt sưu cao thuế nặng, bớt lo chuyện trừng phạt mà nên chăn dân, dưỡng dân "Nên thợ nên thầy vì có học, No ăn no mặc bởi hay làm". Điều này cũng chính là thể hiện tấm lòng biết ơn, nhớ ơn công lao của nhân dân đã nuôi dưỡng và ủng hộ cho cuộc kháng chiến thành công cũng như xây dựng nền hòa bình, no ấm cho nhân dân. Cho nên ông ao ước:

Vua Nghiêu, Thuấn, dân Nghiêu, Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền. (74/ 7 - 8) Tuy nhiên những mơ ước cao đẹp đó của ông chẳng bao giờ thành hiện thực.

Suốt cuộc đời và sự nghiệp ông luôn là một tấm gương sáng ngời cho quá trình đấu tranh không mệt mỏi vì dân tộc, vì nhân dân. Tư tưởng lấy dân là cội nguồn của đất nước; giữ được nước là giưa được gốc là giữ được nước, trị được nước; mất gốc là mất nước luôn canh cánh trong ông. Việc phản ánh mọi mặt đời sống của nhân dân, mang lại những điều tốt đẹp cho nhân dân là điều Nguyễn Trãi muốn thực hiện. Và điều này đã thực sự được thực hiện qua sự thành công của Quốc âm thi tập - Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, những con người bé nhỏ được bước vào trang văn thơ với tư cách là chính mình và rõ nét chứ không phải là tượng đài chung.


Đúng như Phạm Văn Đồng từng nhận xét: Nguyễn Trãi "suốt đời mang một hoài bão lớn, làm gì cho dân, người dân lầm than khổ cực". Nguyễn Trãi thật xứng đáng là nhân vật lịch sử đầu tiên nêu cao lý tưởng vì dân, quý trọng và tin theo dân. Và chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, tư tưởng nhân dân trong con người Nguyễn Trãi là một động lực thúc đẩy việc đưa lời ăn tiếng nói trong đời sống hàng ngày của nhân dân vào trong tác phẩm văn học.

3.2.2.2. Ý thức xây dựng nền văn hóa Việt.

Nguyễn Trãi là hiện thân của ý thức dân tộc mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà ngay cả trên trường văn - Ông là ngôi sao sáng của văn học yêu nước đầu thế kỉ XV. Ông đã để lại cho chúng ta những tác phẩm văn thơ vô cùng quý giá, phản ánh những quan điểm tiến bộ về văn học, nghệ thuật đương thời. Trên cơ sở kể thừa những truyền thống tốt đẹp của hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, đặc biệt là những thành tựu thơ văn Lý - Trần, Nguyễn Trãi đã có những cống hiến lớn lao và thể hiện rõ ý thức xây dựng nền văn hóa Đại Việt lên một bước mới.

Tập thơ Quốc âm thi tập thể hiện khá cụ thể tính dân tộc và quan điểm nghệ thuật của ông. Tuy dấu hiệu Hán học vẫn hiện hữu trong thơ Quốc âm nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định Nguyễn Trãi đã rất cố gắng trong việc dân tộc hóa hình thức nghệ thuật văn chương của ông. Cống hiến của Nguyễn Trãi trong tập thơ này chính là thành tựu xây dựng thể thơ Đường luật dân tộc viết bằng ngôn ngữ văn học dân tộc mà dựa trên cơ sở ngôn ngữ nhân dân và ngôn ngữ văn học dân gian.

Từ ý thức xây dựng nền văn hóa Đại Việt - đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta có thể lí giải được tại sao Nguyễn Trãi lại rất coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Minh chứng lớn nhất cho điều này chính là sự xuất hiện 254 bài thơ viết bằng chữ Nôm. Với khối lượng đồ sộ như vậy, Nguyễn Trãi trở thành một trong những tác giả sáng tác nhiều thơ Nôm nhất trong lịch sử văn học dân tộc.

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi biểu hiện rõ nét tính dân tộc ở ngay thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, thậm chí là ngũ ngôn mà Nguyễn Trãi đã sử dụng. Ý thức xây dựng nền văn hóa Đại Việt cũng thể hiện khá rõ trong việc Nguyễn Trãi phá cách những luật thơ có sẵn. Nguyễn Trãi đã cố gắng Việt hóa không chỉ trên phương diện


nội dung mà trên cả phương diện hình thức. Cho nên trong Quốc âm thi tập ta có thể bắt gặp lối ngắt nhịp thuần Việt của thể thơ song thất lục bát như:

Người ảo hóa / khoe thân ảo hóa

Thuở chiêm bao / thốt sự chiêm bao. (47/ 3 - 4) Hay đó là cách phối hợp bằng trắc trong một bài thơ có sự phá cách tạo nên sư khác biệt trong cách dùng vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Đường luật như:

Dễ hay ruột bể sâu cạn,

Khôn biết lòng người vắn dài.

Sự thế dữ lành ai hỏi đến, (6/ 5 -6- 7)

Là nhà thơ có điều kiện gần gũi với đời sống của nhân dân ở một mức độ nhất định và có tấm lòng tận tụy vì dân, luôn hướng về nhân dân nên Nguyễn Trãi có được vốn sống rộng rãi và am hiểu sâu sắc ngôn ngữ nhân dân. Đặc biệt ông đã vận dụng vốn ngôn ngữ quý báu đó vào trong thơ ca của mình. Những thi liệu dân gian phon phú đã được Nguyễn Trãi sử dụng một cách khéo léo vào việc biểu hiện dụng ý nghệ thuật của mình.

Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định, Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên đưa tiếng Việt dân gian, tiếng Việt từ đời thường vào trang thơ một cách có ý thức, có hệ thống và đặc biệt giàu tính sáng tạo. Điều này đã thể hiện rất rõ trong Quốc âm thi tập có những câu thơ mang tính chất tự nhiên, dân dã như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân:

Ngủ thì nằm đói thì ăn

Việc vàn ai hỏi áo bô cằn. (110/ 1 -2)

Những khẩu ngữ quen thuộc cũng được Nguyễn Trãi sử dụng một cách ý thức cao.

Tiếng nói đời thường của nhân dân đã được Nguyễn Trãi gọt dũa và cách điệu hóa từ những nguồn thi liệu là ngôn ngữ văn học dân gian. Sự tiếp thu một cách sáng tạo những thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã đem đến cho tác phẩm của Nguyễn Trãi một sắc thái mới.


Như vậy, có thể nói trong việc sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ của Nguyễn Trãi cũng đã bắt nguồn từ ý thức xây dựng nền văn hóa Đại Việt. Đây chính là lí do cho sự xuất hiện những từ mới, cách diễn đạt mới phù hợp với cách cảm, cách nghĩ, cách nói năng của người Việt.

* Tiểu kết

Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá giá trị, hiệu quả và nguồn gốc của việc sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ không chỉ làm tăng vốn từ ngữ cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc, tăng giá trị và phương tiện biểu đạt tình ý theo cách cảm và nhận của người Việt mà còn góp phần thể hiện rõ nét con người các nhân của Nguyễn Trãi. Đồng thời với việc tiếp thu, vận dụng và phát triển vốn ngôn từ đã tạo nên sức sống lâu bền cho thơ Nôm Nguyễn Trãi. Lý giải nguyên nhân có được những thành công trên chúng tôi đã chỉ ra hai nhân tố lớn chi phối đó là các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Các nhân tố khách quan là những nhân tố tác động từ bên ngoài như sự tiếp thu nguồn dân gian, tiếp thu những thành tựu của nền văn học Lý - Trần và sự tiếp thu, cải biến và sáng tạo từ ngữ liệu Hán học. Và các nhân tố chủ quan tồn tại trong nội tại tác giả như hoàn cảnh xuất thân, tư tưởng nhân dân và ý thức xây dựng nền văn hóa Đại Việt. Các nhân tố này là nguồn gốc nảy sinh cách sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Và Quốc âm thi tập thực sự thành công cũng nhờ một phần lớn của việc sử dụng ngôn từ mang tính khẩu ngữ này.


KẾT LUẬN

Tìm hiểu tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, chúng tôi khảo sát sự vận dụng những ngôn từ và những cách diễn đạt trong giao tiếp thường ngày vào trong thơ Nôm. Chúng tôi nhận thấy rằng những biểu hiện của tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi xuất hiện trên những phương diện ngôn từ cấu tạo nên tác phẩm. Đặc biệt là việc sử dụng nhiều từ ngữ mang tính khẩu ngữ. Qua khảo sát và thẩm định, có thể nói ngôn ngữ đời thường đã được Nguyễn Trãi vận dụng và tiếp thu một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Trong khuôn khổ luận văn này do thời gian và năng lực bản thân có hạn, chúng tôi chưa có đủ thời gian để tìm hiểu thấu đáo toàn diện tính khẩu ngữ thơ Nôm. Vấn đề tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi không chỉ giới hạn ở việc vận dụng những lời nói khẩu ngữ như chúng tôi đã trình bày mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa văn học chữ Nôm với nền văn học dân tộc. Tuy vậy qua tìm hiểu tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, bước đầu chúng tôi có một số nhận xét sau:

1. Nguyễn Trãi tiếp thu và vận dụng ngôn từ dân tộc vào trong thơ Nôm một cách xuất sắc. Những ngôn ngữ dân tộc đi vào trong thơ Nôm Nguyễn Trãi rất tự nhiên, giản dị những có "tính kỉ luật cao". Những lời ăn tiếng nói thường ngày của nhân dân được Nguyễn Trãi lựa chọn kĩ lưỡng tạo thành một hệ thống, một chỉnh thể toàn diện mang đậm dấu ấn dân tộc. Có thể nói trí tuệ thi hào và trí tuệ nhân dân trong thơ Nôm đã có một sự đồng điệu nhất định. Và cũng chính nhờ sự đức kết nhuần nhuyễn tri thức khai thác từ đời sống dân gian, Nguyễn Trãi đã đem đến cho thơ Nôm giá trị ngôn từ sâu sắc và giá trị tinh thần cao cả. Những ngôn từ dân tộc trong Quốc âm thi tập vừa thể hiện nội lực mạnh mẽ của nó đồng thời vừa khắc họa được chân dung Nguyễn Trãi rất thật, rất dung dị.

2. Việc khai thác vốn ngôn từ dân gian từ phương diện từ vựng, phương diện cú pháp cho đến biện pháp tu từ cho thấy,Nguyễn Trãi đã có đóng góp lớn lao đối với việc khẳng định vị thế của ngôn từ dân tộc. Những từ ngữ, cách nói mang đậm tính khẩu ngữ đi vào thơ Nôm Nguyễn Trãi không chỉ giữ nguyên được đặc tính trong sáng vốn có mà còn được phú thêm những nét đẹp mới, tính sinh động trong


sự kết hợp đa dạng nhiều chiều với các ngôn từ mang tính bác học. Ngôn từ dân gian được sử dụng trong Quốc âm thi tập là một hệ thống hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất. Từ việc sử dụng những từ ngữ mang đậm dấu ấn đời thường như, cuốc, cày, núc nác, muống, thằng mặc, thằng chài, ông... cho đến những kết cấu mang đậm dấu ấn của người lao động như," Ngại ở nhân gian lưới trần,Thì nằm thôn dã miễn yên thân", cho đến việc sử dụng những lối nói ưa so sánh ví von nhiều hình ảnh của nhân dân như, "Thời nghèo sự biến nhiều bằng tóc"... Với việc vận dụng lớp từ ngữ dân gian vào thơ Nôm thành công, Nguyễn Trãi đã là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử dân tộc mở đường cho văn thơ viết bằng ngôn từ dân tộc. Thơ Nôm Nguyễn Trãi là một minh chứng sống động về vẻ đẹp, tiềm năng mạnh mẽ của ngôn từ dân tộc trong văn học trung đại.

3. Cuối cùng phải kể đến những giá trị đem lại trong việc sử dụng ngôn từ dân tộc trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Bằng phương tiện ngôn từ dân tộc, Nguyễn Trãi đã là người đầu dám bộc bạch những tâm sự cá nhân mình mạnh mẽ, chân thành nhất. Con người cá nhân Nguyễn Trãi hiện lên với những trạng huống tâm lí giằng xé giữa nợ nước, nợ dân với thất vọng muốn lánh đời luôn trở đi trở lại trong các bài thơ. Việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, Nguyễn Trãi đã hiện lên với tư cách là một con người bình dị với những khát khao đời thường nhất. Cùng với việc thể hiện con người cá nhân Nguyễn Trãi thành công, việc vận dụng ngôn ngữ đời thường còn tạo nên sức sống lâu bền cho thơ Nôm. Với Quốc âm thi tập, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, ngôn từ dân tộc chính thức được bước lên vũ đài văn chương trên cơ sở kế thừa, tiếp tiếp thu truyền thống văn học dân gian, tiếp thu thơ văn Nôm thời Trần và tiếp thu cải biến những cứ liệu Hán học. Cũng chính thơ Quốc âm đặt nền móng vững chắc cho thơ Nôm phát triển ở giai đoạn sau với các tác giả nổi tiếng như, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...

4. Việc nghiên cứu tìm hiểu tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi không chỉ là minh chứng cho sức sống, tiềm năng mạnh mẽ của ngôn từ dân tộc trong giai đoạn văn học chữ Hán đang chiếm địa vị độc tôn trong nền văn học dân tộc, không

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí