Sử Dụng Biện Pháp Ẩn Dụ, Hoán Dụ


khuyên bảo hay dãi bày tâm sự... Ngữ điệu nói trở nên rõ ràng nhờ một phấn ở kết cấu này. Các kết cấu này tạo ra sự phân tách, điểm ngừng và nhấn mạnh vào một nội dung nào đó tùy vào ý nhà thơ. Cho nên có thể khẳng định, cách nói này giống với cách "vừa nói vừa nghĩ" của nhân dân và Nguyễn Trãi đã xóa dần đi khoảng cách giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ hàng ngày.

b. Sử dụng cấu trúc: những + vị từ và hãy + động từ

Bên cạnh những cấu trúc thường thấy trong sinh hoạt hàng ngày thì trong Quốc âm thi tập cũng có rất nhiều những câu được tạo ra do sự kết hợp giữa hư từ với động từ theo lối khẩu ngữ. Cấu trúc, những + vị từ nhằm hàm ý nhấn mạnh một hành động, trạng thái, đặc điểm, tình cảm... ; hãy + động từ chỉ hành động tiếp diễn:

- Phượng những tiếc cao diều hãy liệng. (120/ 3)

(Những + Vị từ)

- Tơ hào chưa báo hãy còn âu(30/ 8)

(hãy + động từ)

Các kết cấu này tạo ra những nét nghĩa mới biểu đạt những dụng ý mà Nguyễn Trãi muốn dãi bày. Đó là tâm trạng nuối tiếc, băn khoăn... vẫn đang xâm chiếm trong tâm thức của nhà thơ. Đồng thời qua đó tạo ra hàm nghĩa ẩn, thể hiện sự tự ý thức, chủ động của Nguyễn Trãi khi viết lên những vần thơ đó. Và còn có không ít những câu thơ được viết theo ngôn ngữ nói thường ngày. Nhiều khi được đến những câu thơ như thế tưởng như đó là lời thốt ra từ miệng của quần chúng nhân dân mà Nguyễn Trãi mượn để nói. Đó là những câu như:

- Nghe - lượm lấy - lọ chi đòn (192/ 8)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

- Thiếu một hai mà lo chín tuần (195/ 8)

Như vậy, có thể nói những kiểu kết cấu vừa trình bày ở trên đã mang lại giá trị biểu đạt rất cao. Mỗi một kết cấu với chức năng, giá trị đặc thù đã giúp Nguyễn Trãi diễn tả đầy đủ những trạng huống, tâm tình, suy nghĩ và đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Không cầu kì, kiểu cách, những câu thơ hết sức dân dã, như lời ăn tiếng nói của nhân dân đã đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách tự nhiên, dễ hiểu, dễ gần.

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 7


Tóm lại, việc tạo ra những kết cấu cân đối, hài hòa, sử dụng những kiểu câu nghi vấn và sử dụng những kiểu cấu trúc của lời nói thường, Nguyễn Trãi đã diễn tả những trạng huống tâm lí, những hình tượng nghệ thuật một cách chính xác, rõ ràng nhưng hết sức gần gũi, dễ hiểu. Theo lý thuyết thì mỗi một từ, mỗi một kết cấu đều mang ý nghĩa riêng của mình. Việc Nguyễn Trãi sử dụng nhiều kết cấu khác nhau đã cho thấy Nguyễn Trãi không chỉ tạo ra những hiệu quả nghệ thuật cao mà còn cho thấy ông rất am hiểu ngôn và thông thạo việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Điều này cho thấy ý thức sử dụng ngôn từ dân tộc ở Nguyễn Trãi là rất cao, tự giác.

2.3. Một số biện pháp tu từ

Bên cạnh việc sử dụng những từ ngữ xa lạ với thơ bác học nhưng lại quen thuộc với nhân dân như: quả núc nác, luống mùng tơi, hạt kê, dưa muối, ngáy pho pho, đủng đỉnh, thú thứa, lẽo đẽo, xênh xang... và những cấu trúc cú pháp theo cách nói khẩu ngữ như: những + vị từ hàm ý nhấn mạnh một hành động trạng thái, đặc điểm tính chất, hãy + động từ chỉ hành động tiếp diễn... hay cách hành văn theo lối của ngôn ngữ nói, Nguyễn Trãi còn sử dụng một số biện pháp tu từ như, biện pháp so sánh, ví von giàu hình ảnh, biện pháp nói quá khoa trương... để diễn tả dụng ý nghệ thuật của mình.

2.3.1. Cách so sánh ví von giàu hình ảnh

Để miêu tả sự vật, đời sống hàng ngày một cách sinh động, Nguyễn Trãi đã sử dụng cách nói hình ảnh, lối ví von so sánh cụ thể, sinh động và giản dị. Qua khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập, chúng tôi thống kê được 177 thơ được xây dựng nhờ cách ví von so sánh. Trong số 177 câu thơ thống kê được có 21 câu thơ có cấu trúc: B trong A như B. Chẳng hạn:

- Ngày tháng bằng thoi một phút cười. (22/2)

- Quan thanh bằng nước nhà bằng khách. (117/5)

Với cách so sánh hai sự vật có mối tương liên với nhau, Nguyễn Trãi đã tạo ra những hình ảnh sinh động, hết sức dễ hiểu. Những sự vật được sử dụng để so sánh rất gần gũi với nhân dân. Hay nói cách khác, Nguyễn Trãi đã sử dụng những sự vật gần gũi và được nhân dân sử dụng trong giao tiếp đời sống hàng ngày như


đá, là con thoi, nước...đã được đem ra so sánh, ngày tháng được ví như con thoi, sự nghèo ví nhiều bằng tóc, khí tiết được ví bằng đá... để đưa vào Quốc âm. Chính điều này đã làm cho lời thơ của Nguyễn Trãi có màu sắc riêng giảm bớt tính chất quan phương và phù hợp với cách cảm và nghĩ của người Việt.

Khi miêu tả thế giới thiên nhiên bao la, muôn vàn cảnh vật Nguyễn Trãi dành rất nhiều câu thơ nói về các loài hoa. Đó là hoa mai, một loài hoa trượng trưng cho cốt cách thanh khiết, có vẻ đẹp yêu kiều:

Trên cây khác ngỡ hồn Cô Dịch

Đáy nước ngờ là mặt Thái Phi. (214/3-4)

Để nói lên cốt cách thanh khiết của hoa mai, Nguyễn Trãi đã ví hoa mai với thần nhân ở núi Cô Dịch - một vị thần da trắng như tuyết, yểu điệu như người con gái chưa chồng, không ăn năm loài thóc (ngũ cốc), chỉ hớp gió uống sương. Vả vẻ đẹp của hoa mai được ví với nét mặt yêu kiều đầy đặn của nàng Dương Quý Phi - vợ lẽ vua Đường Minh Hoàng nổi tiếng về nhan sắc. Nói về vẻ đẹp của hoa mai trong bài 215 Nguyễn Trãi còn ví vẻ đẹp của hoa mai với khuôn mặt của nàng Thọ Dương được hoa mai điểm sắc.

Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch

Quảng bóng in nên mặt Thọ Dương. (215/ 3-4)

Vẻ đẹp của Dương Quý Phi không chỉ được dùng để so sánh nói lên vẻ đẹp của hoa mai mà khi nói về hoa Trường An - một loài hoa chưa rõ thuộc loại hoa nào Nguyễn Trãi cũng sánh vẻ đẹp của loài hoa này với Dương Quý Phi:

Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân. (246/ 1)

Và những giọt sương đêm vương trên những cánh hoa khiến cho những bông hoa trở nên lung linh, huyền ảo và đẹp lạ lùng. Giọt sương như nước mắt của những bông hoa đang nhỏ lệ khi nhớ về nàng Thái Chân.

Vườn hoa khóc tiếc nàng Phi tử. (195/5) Câu thơ nhắc đến mối duyên tình sâu đậm của Đường Minh Hoàng và

Dương Quý Phi. Vì thương nhớ người phi tử yêu mà Đường Minh Hoàng rơi lệ khi nhìn hoa phù dung.


Hoa được nhắc đến trong Quốc âm thi tập không phải chỉ kiêu xa, lộng lẫy mà những bông hoa còn mang nặng nghĩa tình, mang nặng những tình cảm thiết tha. Những bông hoa như những cô gái mang vẻ đẹp bề ngoài và cả nội tâm. Có thể khẳng định, bằng thủ pháp so sánh ví von giàu cảm xúc, Nguyễn Trãi đã tạo ra thế tương liên giữa vẻ đẹp của các loài hoa và vẻ đẹp của con người. Đây là một quan điểm rất mới trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XV. Bởi vì văn học Việt Nam thế kỉ XV luôn lấy đề cao vẻ đẹp của tự nhiên, luôn lấy tự nhiên làm chuẩn mực, thước đo cho cái đẹp. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã bộc lộ quan điểm thẩm mĩ khác với các tác giả cùng thời. Nguyễn Trãi không lấy vẻ đẹp của tự nhiên làm chuẩn mực của con người mà lấy con người là trung tâm, làm chuẩn mực và là thước đo cho cái đẹp. Quan niệm thẩm mĩ này đã vượt lên thời đại của ông. Và phải sau mấy thế kỉ, quan niệm thẩm mĩ này mới được xem xét một cách ý thức và tìm được vị trí của mình. Sau gần 3 thế kỉ, Nguyễn Du với tác phẩm "Truyện Kiều" là người đánh dấu đậm nét quan niệm thẩm mĩ lấy con người là trung tâm là chuẩn mực của cái đẹp.Khi miêu tả vẻ đẹp của hai nàng Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:

"Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Có thể thấy cách ví von, so sánh trong Quốc âm thi tập rất hay, rất có hình ảnh và rất thấm thía. Lý giải điều này là do Nguyễn Trãi sử dụng những thi liệu là thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân gian. Dân gian thường dùng biện pháp tu từ so sánh một cách sáng tạo trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao như, mượn ý câu tục ngữ:


"Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".

Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên hình ảnh:

"Ở bầu thì dáng ắt nên tròn". (148/1)

Để nói tùy theo từng cảnh huống mà tiến thoái, xuất xử cho phù hợp. Hay mượn những câu tục ngữ, ca dao nói về tính chất nham hiểm của lòng người dưới chế độ phong kiến như:

- Sông sâu còn có kẻ dò

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.

- Khẩu phật, tâm xà.

Nguyễn Trãi đã tạo ra những hình ảnh so sánh mà bất cứ lòng sông, lòng biển nào cũng không sánh kịp, không sâu bằng lòng người như:

- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

Lòng người quanh nữa nước non quanh. (136/ 3-4)

Như vậy, việc sử dụng biện pháp so sánh ví von giàu hình ảnh trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã tạo ra bức tranh sinh động, sống động, nhiều chiều vẻ. Những hình ảnh sinh động được tạo ra trên cơ sở thi liệu là những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ đã thể hiện rõ ý thức trân trọng tiếng nói của tổ tiên và ý thức dân tộc và của bản thân tác giả.

2.3.2. Sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ

Trong Quốc âm thi tập, những bức tranh sinh động, sống động, nhiều chiều vẻ và những trạng huống tình cảm, những nỗi niềm riêng tư được bộc lộ một phần nhờ vào hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ sử dụng khá nhiều nhằm giúp biểu đạt hình tượng, ý tứ thơ một cách sâu xa và đẹp đẽ hơn.

Trong tác phẩm, biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm tạo ra những hình tượng và biểu đạt cảm xúc đa chiều. Bởi ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiệu thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hình tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dành cho


A. Một số hình tượng thơ, cảm xúc ẩn trong thơ trong Quốc âm thi tập được tạo ra nhờ biện pháp ẩn dụ như:

- Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi. (120/ 5- 6)

Ở câu thơ trên "hoa" được dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp, đối lập với "cỏ" ví hạng người thấp hèn trong cuộc đời éo le đầy nghịch cảnh. Và biểu tượng "hoa" thường được dùng để ví với vẻ đẹp của người con gái trong thơ nói chung và trong Quốc âm thi tập nói riêng. Trong Quốc âm thi tập có những câu thơ như:

- Vườn hoa khóc tiếc mặt phi tử

Đìa cỏ tươi nhưng lòng tiểu nhân. (195/5- 6)

- Đông phong từ hẹn tin xuân đến

Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi. (196/ 3- 4)

Nguyễn Trãi nhắc đến hoa nhưng không phải nói về hoa, nhắc đển cỏ nhưng không nói về cỏ. Hình ảnh những bông hoa mang vẻ đẹp lung linh, khoe sắc cũng chính là hình ảnh những cô gái đẹp đẽ, xinh tươi. Và trong mối tương quan khách quan của hiện thực hoa luôn héo và cỏ thường xanh, Nguyễn Trãi muốn nói đến cái đẹp, cái thanh tao thì thường hay bị vùi dập. Cho nên nhiều khi Nguyễn Trãi cũng dùng hình tượng "hoa" để nhắn giùm lời thủ thỉ:

Chớ phụ xuân này chớ phụ hoa

Hoa có ý thì xuân có ý. (229/2- 3) Hay để diễn tả cảnh ngộ và số phận của những người con gái đẹp, Nguyễn Trãi ẩn mình trong những câu thơ viết về hoa Trường An :

Ấy chẳng Tây Thi thời Thái Chân, Trời cho tốt lạ mười phân.

Ngày chày điểm đã phong quần đỏ,

Giữa từ mùa một thức xuân . (34/ 5- 6)

Với phép tu từ ẩn dụ, Nguyễn Trãi không chỉ thành công trong việc xây dựng hình tượng và biểu đạt tâm tư, tình cảm mà còn hàm chứa trong đó sức mạnh biểu cảm sâu sắc. Và thành công hơn hết là việc Nguyễn Trãi đưa vào những thi liệu lấy


từ đời thường mà ai cũng biết qua đó đã tạo ra những hình ảnh thơ dễ hiểu, dễ cảm cho bạn đọc. Đây cũng là một trong những đóng góp không nhỏ của Nguyễn Trãi trong việc đưa điệu hồn dân tộc vào trong thơ.

Bên cạnh biện pháp tu từ ẩn dụ, Nguyễn Trãi còn sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Với việc sử dụng biện pháp này không chỉ góp phần giúp cho Nguyễn Trãi có thêm "công cụ" để tạo ra những hình tượng thơ đa dạng, mới mẻ, tươi đẹp mà cũng rất đa thanh.

Hoán dụ là một phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó. Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, hoán dụ xuất hiện khá nhiều và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Và trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là một phương thức phục vụ đắc lực cho sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt trong ca dao hoán dụ được sử dụng rất nhiều. Trên cơ sở này, chúng tôi nhận thấy rất nhiều câu thơ trong Quốc âm thi tập có hình ảnh được chuyển tải dựa trên phương thức hoán dụ. Chẳng hạn chỉ riêng cách gọi tên một đối tượng nào đó mà Nguyễn Trãi có những cách gọi khác nhau như: người tri âm, kẻ công danh, kẻ chê, kẻ khen, người quân tử, kẻ tiểu nhân, thằng hề, kẻ cấy cày, người khốn, đứa ngư tiều, nhi tôn, kẻ công danh, người cố cựu, kẻ say, người ngay.... Chẳng hạn như trong một số câu thơ:

- Mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân. (102/ 4)

- Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày. (146/ 4)

Những từ này xuất hiện trong Quốc âm rất nhiều và xuất hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể những từ này đem lại những giá trị biểu đạt lâm thời trong lời nói. Mỗi một từ xuất hiện đều gợi ra những phương diện cảm nhận khác nhau. Những cảm nhận đó nhiều chiều hơn, cảm xúc hơn. Nhiều cách gọi khác nhau với nhiều đối tượng được khu biệt bởi những đặc điểm riêng biệt. Chẳng hạn: với những người láng giềng ở bên cạnh nhà là nông dân, Nguyễn Trãi không gọi trực tiếp là người nông dân mà có khi gọi là bạn cấy cày, có khi gọi là kẻ nhọc chân tay... Hay khi gọi tên những con người khác nhau trong xã hội mà có thể gặp thì Nguyễn Trãi có rất nhiều cách gọi khác nhau như: đứa dại, người khôn, người ngay, quân tử, tiểu nhân,....


Bên cạnh việc sử dụng hoán dụ để gọi tên định danh người thì Nguyễn Trãi còn sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để diễn tả tâm tư tình cảm của mình bằng cách lấy một bộ phận để chỉ cái toàn thể như, đầu xanh để chỉ người trẻ, đầu bạc để chỉ người già, lòng thanh để nói lên một tấm lòng trong sáng, thân nhàn nói lên cảnh sống ẩn dật, nhàn cư... hay bằng cách liên hệ giữa số ít và số nhiều, Nguyễn Trãi đã tạo nên những câu thơ thể hiện rất rõ nét và đặc thù dấu ấn cá nhân như:

- Một thân lẩn quất đường khoa mục

Hai chữ mơ màng việc quốc gia. (8/ 3- 4)

Như vậy, với biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, Nguyễn Trãi có khả năng diễn tả nhiều đối tượng hơn và thông qua đó thế giới trong thơ Nguyễn Trãi sinh động hơn, nhiều sắc vẻ hơn. Những đối tượng trong thơ Nguyễn Trãi hiện ra với nhiều sắc vẻ khác nhau và ngay cả những trạng huống, cung bậc tình cảm của riêng cá nhân tác giả cũng được thể hiện dưới nhiều chiều vẻ khác nhau. Phần lớn những đối tượng được ẩn đi hoặc gọi tên bằng một đặc trưng đặc thù là những đối tượng gần gũi với nhà thơ ở ẩn. Đó là những người nông dân, những người vợ hiền, những người cùng nghiệp văn chương... hay đó là những sự vật, đối tượng gần gũi với chính cuộc sống của Nguyễn Trãi. Điều này một mặt đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cao mặt khác đã cho thấy ý thức sử dụng ngôn từ dân gian, từ cuộc sống hàng ngày vào trong tác phẩm. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy ở trong Quốc âm nói đến người phụ nữ đẹp rất nhiều và đặc biệt là hình ảnh người vợ lần đầu tiên cũng được nhắc tới trong một tác phẩm có tầm vóc cao và của một tác giả có tầm ảnh hưởng lớn.

Tiểu kết

Qua khảo sát những đặc điểm mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm - Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận thấy: Nguyễn Trãi đã vận dụng những lời ăn tiếng nói hàng ngày (khẩu ngữ) vào trong sáng tác của mình phong phú, đa dạng, tạo nên một hệ thống, một chỉnh thể đa dạng. Từ việc lựa chọn những từ ngữ (phương diện từ vựng) cho đến những cách kết hợp (phương diện cú pháp) và biện pháp tu từ, Nguyễn Trãi đã cho thấy một sự dụng công lớn trong việc đưa khẩu ngữ vào trong thơ. Tất cả những phương diện được đưa vào trong Quốc âm đều có mối quan hệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023