Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 5


văn học trung đại ưa viết về những gì tao nhã, trang trọng. Cùng với việc sử dụng những tính từ chuyên dụng, Nguyễn Trãi còn tạo ra những tính từ có tính chất lâm thời bằng cách chuyển nghĩa danh từ đi sau trong tổ hợp danh từ + danh từ thành tính từ. Đây chính là những tính từ quan hệ như, lều cỏ, hiên trúc, lều ta, cảnh lạ, thuốc tiên... Chẳng hạn:

- Căn lều cỏ đối đức Đường Ngu. (15/ 6)

- Thuốc tiên thường phục tử hà sa. (118/ 1)

Với việc chuyển nghĩa này một mặt Nguyễn Trãi đã tạo ra được những nét nghĩa mới đáp ứng nhu cầu biểu đạt đối tượng sinh động, cụ thể hơn. Mặt khác những nét nghĩa mới này bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt cách biểu đạt mới.

Cách sử dụng tính từ của Nguyễn Trãi "Nằm có chiếu chăn cho ấm áp, Ăn thì canh cá chớ khô khăn" (134/ 5 - 6) có điểm chung với cách dùng của Lý Đạo Tái trong Vịnh Hoa Yên tự phú: "Nương am vắng, bụt hiện từ bi; gió hiu hiu, mây nhẹ

nhẹ.Kề song thưa, thấy ngồi thiền định; trăng vằng vặc, núi xanh xanh". Những tính từ mà Lý Đạo Tái sử dụng như "hiu hiu", "nhẹ nhẹ", "vằng vặc", "xanh xanh" mang đậm cách nói của lời nói thường dùng nhưng nó lại gợi tả rõ nét, sâu sắc, gần gũi nhưng cùng hết sức đẹp đẽ. Cách miêu tả của Lý Đạo Tái và Nguyễn Trãi đều sử dụng những tính từ biểu thị tính chất, đặc điểm,... của đối tượng từ những từ ngữ thông thường. Và việc sử dụng những tính từ gần gũi với đời sống hàng ngày các tác giả đã khẳng định ngôn từ dân tộc hoàn toàn có khả năng trở thành ngôn từ nghệ thuật, ngôn từ văn hóa.

Như vậy với việc sử dụng những tính từ chân chính và những tính từ lâm thời, Nguyễn Trãi đã làm tăng khả năng biểu đạt hình ảnh thơ và giúp nhà thơ diễn tả những trạng huống tâm lí, tâm tư, tình cảm một cách dễ hiểu, chân thực và cụ thể. Điều này đã làm cho lời thơ mang tính hàm súc cao nhưng lại hết hết sức gần gũi, dễ hiểu giống như cách cảm và cách nhận của lớp người bình dân. Việc sử dụng những tính từ có nguồn gốc từ lời nói thường Nguyễn Trãi đã tạo ra điểm nhấn trong cách diễn đạt lời thơ so với các tác giả đi trước và tác giả cùng thời. Đây cũng chính là một trong những đóng góp quan trọng cho sự thành công của Quốc âm thi


tập nói riêng và của việc khẳng định đưa ngôn từ dân tộc vào trong sáng tác thơ ca nói chung.

2.1.1.4. Số từ

Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành ngôn từ riêng đều có những hệ thống kí mã đặc trưng. Một trong những đặc trưng được xem là khởi nguyên và thông dụng trong ngôn ngữ đó chính là hệ thống con số kí hiệu . Nếu như người Trung Hoa sử dụng hệ thống con số mang cách đọc riêng như, nhất, nhị, tam, tứ... thì người Việt cũng sáng tạo ra hệ thống con số của riêng mình với đặc thù riêng. Cho nên cho dù nền văn hóa có chịu sự chi phối nặng nề đến bao nhiêu thì dấu ấn ngôn từ gốc vẫn không hề mất đi. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi lưu lại những dấu ấn sử dụng ngôn từ dân gian một cách khác rõ nét.

Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. Qua khảo sát và thống kê Quốc âm có 255 lần số từ xuất hiện. Trong đó: 218 lượt là các số từ xác định, Một (122 lần), Hai (22 lần), Ba (25 lần), Bốn (5 lần)... Chẳng hạn:

- Góc thành nam, lều một căn. (1/1)

- Lan còn chín khúc, cúc ba đường. (127/ 1)

Ngoài các số từ trên còn có rất nhiều các số từ xác định khác được sử dụng như: năm (4 lần), chín, mười (5 lần).... Những số từ xác định này được sử dụng để nhằm thể hiện xác định chính xác của tác giả Quốc âm. Điều này khác hẳn với cách xác định của thơ ca trung đại thường mang tính chất ước lệ, tượng trưng, không cụ thể. Bên cạnh các số từ xác định, Nguyễn Trãi còn sử dụng rất nhiều các đại từ bất định (không xác định) như: Mấy (18 lần), Ngàn (nghìn) (9 lần), Vạn (4 lần):

-Mấy người ngày nọ thi đỗ.

(3/ 7)

- Mựa để ngàn đời tiếng hổ hang.

(93/ 8)

-Vạn diệp thiên chi bởi một cây.

(145/ 2)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 5

Ngoài ra còn phải kể đến các đại từ bất định khác như: mọi, nhiều... Đại từ bất định trong Quốc âm thi tập chủ yếu được dùng để ước lượng. Những số từ này tạo ra những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Có khi là mỉa mai, châm biếm như khi tác


giả viết: "Mấy kẻ văn sinh đất Việt" nhưng đôi khi diễn tả trạng thái tâm lí nhớ nhung đau đáu quê nhà "Nghìn dặm xem mây nhớ quê"...

Cách sử dụng số từ của Nguyễn Trãi mang tính khẩu ngữ cụ thể. Bởi lẽ chỉ trong đời sống, người ta rất ưa thích cách nói sử dụng số từ nhằm mục đích cụ thể hóa điều được nói tới. Trước Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú cũng sử dụng số từ để cụ thể hóa như: "Miễn cộc một lòng, thuớ rồi mọi hoặc. Chuyển tam độc mới chứng tam thân" (Đệ tứ hội).

Bằng cách sử dụng các số từ với số lượng nhiều và số lần sử dụng cao, Nguyễn Trãi không chỉ tạo nên những hình ảnh thơ sống động, rõ ràng mà còn tạo nên sắc thái riêng cho thơ của ông. Một sự gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân chứ không mang tính chất sang trọng, cầu kì kiểu cách như thơ văn cùng thời.

2.1.1.5. Đại từ

Thơ ca Việt Nam trung đại chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của nền Hán học. Các tác phẩm luôn chịu sự chi phối của hệ thống thi pháp trung đại. Vì thế các tác phẩm chủ yếu ngợi ca và đề cao cái ta chung. Cái tôi cá nhân thường bị hòa tan trong cái tôi chung. Cho nên điều này đã lí giải trong các tác phẩm thơ luật Đường rất hiếm gặp cái tôi được thể hiện qua các đại từ nhân xưng.

Khác với các tác giả khác cùng thời, trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng thể hiện cái tôi cá nhân. Theo khảo sát và thống kê trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi sử dụng đại từ nhân xưng với số lượng nhiều và tần số xuất hiện khá cao. Chẳng hạn như sử dụng 65 lần đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, đại từ ta (49 lần), đại từ mình (5 lần), đại từ ông (5 lần), đại từ tôi (18 lần)...

Ví dụ như: - Trong nhà cam quýt ấy tôimình. (83/6)

- Ông này đã có thú ông này.(28/8)

Như vậy, đại từ nhân xưng trong Quốc âm thi tập rất đa dạng. Tuy nhiên các đại từ này không phải là những đại từ tồn tại độc lập với nhau trong gọi tên đối tượng mà chúng là những đại từ có sự phân công trong hệ thống. Chúng đều là những đại từ quen thuộc với lời ăn tiếng nói hàng ngày và là cách xưng hô khác nhau của một chủ thể. Trước Nguyễn Trãi, cũng đã có một số tác giả sử dụng đại từ


nhân xưng trong tác phẩm của mình. Chẳng hạn trong Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông sử dụng đại từ "mình" như, "Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm, Muôn nghiệp lắng, an nhàn thể tính; Nửa ngày rồi, tự tại thân nhân" (Đệ nhất hội).

Tuy nhiên nếu văn học trung đại luôn lấy thiên nhiên là trung tâm, là chủ thể, là thước đo vẻ đẹp con người thì đến với thơ Nôm, của Nguyễn Trãi con người được khẳng định và trở thành thước đo cho mọi chuẩn mực của cái đẹp. Con người không còn "núp" dưới những "lớp vỏ" thể hiện mình mà trực tiếp bộc lộ tâm tình:

- Ta được thanh nhàn ta xá yêu. (18/2)

- Non nước cùng ta đã có duyên. (74/ 1)

Hiện thực không như mong muốn nên trong Nguyễn Trãi luôn có những niềm u uẩn khôn nguôi. Những niềm u uẩn khôn nguôi và muốn giải tỏa trong ông không tìm được lối thoát cho nên nhiều khi Nguyễn Trãi tỏ ra khinh mạn, giận dỗi. Điều này được thể hiện khá rõ qua việc sử dụng đại từ "tôi" hay tổ hợp định danh gồm đại từ và danh từ xác định vị trí: "ông này":

- Năng một ông này đẹp thú này. (11/ 8)

- Ông này đã có thú ông này. (28/8)

Tuy vậy, bên cạnh những câu thơ thể hiện khí phách ngang tàng của một cá nhân đầy bản lĩnh còn có không ít những câu thơ rất hóm hỉnh, giản dị, dân dã giống như một ông già thôn quê:

- Văn đạt chẳng cầu,yên mỗ phận, (157/ 7)

- Thân nhàn lục cục mỗ già. (94/ 4)

Như vậy, với việc sử dụng hệ thống đại từ nhân xưng đa dạng và phong phú như: ta, mình, tôi, ông...Nguyễn Trãi thể hiện được những trạng huống tâm lí khác nhau của cá nhân mình. Có khi thân mặt, vui vẻ với việc sử dụng đại từ "mình" nhưng cũng có khi khinh mạn, kiêu kì pha chút giận dỗi với việc dùng tổ hợp "ông này". Và hệ thống đại từ nhân xưng này được Nguyễn Trãi sử dụng chính ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày. Chúng tôi nhận thấy việc dùng đại từ nhân xưng "ông này" đã tạo dấu ấn khẩu ngữ đậm nét trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Từ việc sử dụng thành công các đại từ trong việc góp phần thể hiện con người cá nhân mình, Nguyễn Trãi còn thể hiện ý thức sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tạo thơ ca.


2.1.2. Hư từ

Tiếng Việt trung đại không được sử dụng trong các hoạt động mang tính chất quốc gia mà chủ yếu được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Bởi lẽ hệ tư tưởng chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị- văn hóa - xã hội của nước ta giai đoạn đó là hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Cho nên trong đời sống văn học, thơ trung đại Việt Nam tuân thủ và chịu sự ràng buộc của hệ thống thi pháp Trung Quốc rất chặt chẽ. Điều này là một trong những nguyên nhân lí giải lí do thơ trung đại Việt Nam hạn chế việc sử dụng hư từ. Bên cạnh lí do khách quan trên thì ngay bản thân hệ thống hư từ cũng chưa có được cấu trúc ổn định . Bởi hư từ tiếng Việt trung đại chưa có sự khu biệt rõ nét giữa nội hàm chức năng cụ thể. Hay nói cách khác đây là hiện tượng đa chức năng - một từ vừa là thực từ lại vừa là hư từ.

Cả hai lí do chủ quan và khách quan nêu ở trên đã là những "rào cản" cản trở việc đưa khẩu ngữ vào trong tác phẩm văn học mà đặc biệt thơ trung đại. Tuy nhiên hư từ lại là lớp từ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Một mặt vì các hư từ có chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái cụ thể, rõ ràng và biểu cảm nhất. Mặt khác có thể nói nhờ có các hư từ mà câu trở nên sinh động và rõ ràng hơn.

Đứng trên lập trường ý thức dân tộc và nhận thấy giá trị biểu đạt của hư từ, Nguyễn Trãi đã đưa hư từ vào thơ Nôm một cách có hệ thống, phong phú và đa dạng. Điều này đi ngược với quan niệm của các tác giả cùng thời, tránh sử dụng hoặc nếu sử dụng thì hạn chế tối đa. Việc sử dụng hư từ trong tác phẩm văn chương ở Nguyễn Trãi có sự bứt phá rõ nét từ "Ức Trai thi tập" đến "Quốc âm thi tập". Với Quốc âm thi tập số lượng hư từ tăng lên đột biến. Việc đưa hư từ thành công vào trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi tạo ra một hướng đi riêng, một giọng điệu riêng.

Qua khảo sát 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận thấy số lượng hư từ được sử dụng với tỉ lệ rất cao. Có khoảng 130 hư từ với 2090 lượt, chiếm 19,2% lượt từ của toàn bộ tác phẩm, tức là cứ gần năm từ thì có một hư từ. Những hư từ khảo sát được chúng tôi phân ra thành một số tiểu loại như, phụ từ, kết


từ, tiểu từ. Trong số đó chiếm số lượng lớn nhất là hệ thống kết từ khoảng 47%. Tiểu từ là những từ có số lượng chiếm vị trí thứ hai trong số các hư từ được sử dụng. Những tiểu từ này góp phần bộc lộ thái độ một cách cụ thể và phong phú . Và cuối cùng là tiểu loại phụ từ khoảng 30%.

Từ loại

Phụ từ

Kết từ

Tiểu từ

Lượt xuất hiện

480

982

627

Tỉ lệ (%)

22.5

47.8

30.3

Đặc biệt, nhiều hư từ có tần số lặp lai cao như: những (18 lần), lại (39 lần), chớ (41 lần), chi (47 lần), (49 lần), qua (50 lần), nào (56 lần), ấy (57 lần), thì (66 lần), cũng (79 lần), đã (100 lần), chăng (chẳng) (176 lần).....Chẳng hạn như:

- Chẳng dại, chẳng hòa lại chẳng thương. (157/2)

- Danh chăng chác lộc chăng cầu

Được ắt c hẳng mừng mất chẳng âu. (121/1- 2)

Trong Quốc âm thi tập có nhiều câu hư từ có mặt gần như một nửa, một nửa hoặc nhiều hơn thế như:

-Chẳng dại người hòa lại chẳng thương. (157/ 2)

- Càngcòn đi ấy thác vay.(112/ 2)

- Ấycòn lãng đãng làmchi nữa. (29/ 7)

Nguyễn Trãi không chỉ sử dụng hư từ với số lượng nhiều mà quan trọng hơn tác giả đã tạo ra được đặc trưng riêng. Việc đưa hư từ vào trong thơ đã khiến cho câu thơ có ý nghĩa biểu thái rõ rệt và biểu thị quan hệ cụ thể. Điều này đã tác động trực tiếp vào cảm quan của người đọc, tạo nên ấn tượng riêng về cá tính cũng như phong cánh của tác giả. Đây là một đặc điểm quan trọng tạo nên tính khẩu ngữ trong Quốc âm thi tập. Bởi lẽ hư từ là những từ được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày.

Thơ Nôm thời Trần cũng sử dụng những hư từ trong tác phẩm văn chương. Chẳng hạn trong Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông có sử dụng các hư từ "rồi" ," chẳng", "còn", "chẳng" để biểu thị thái độ và liên kết câu: "Miễn được lòng


rồi; chẳng còn pháp khác. Gìn tính sáng, tính mới hầu an. Nét niềm võng, niềm đành chẳng thác, Dứt trừ nhân ngã, thời ra tướng thực kim cương" (Đệ nhị hội).

Tuy nhiên chỉ đến với thơ Nôm Nguyễn Trãi, hư từ mới được coi là một hiện tượng độc đáo của cách nói khẩu ngữ đưa vào trong thơ. Bởi vì hư từ trong thơ Quốc âm được sử dụng với số lượng nhiều và quan trọng là những hư từ đó được sắp xếp theo trật tự xác định, tạo nên cách nói riêng, đặc biệt.

Những hư từ xuất hiện đúng chỗ góp phần tạo cho câu thơ trở nên nôm na, giản dị, dễ hiểu và gần gũi đi vào tâm hồn người Việt - những câu thơ "hoàn toàn Nôm thực sự". - Đã biết của quyền nhiều hiểm hóc

Cho hay đường lợi cực quanh co. (20/5 - 6)

- Hoa càng khoe tốt, tốt thời rữa

Nước chớ cho đầy, đầy ắt vơi. (85/5 -6)

Tóm lại,sử dụng những hư từ khẩu ngữ, Nguyễn Trãi đã tạo ra những câu thơ gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Điều này đã cho thấy tài năng, ý thức và công lao to lớn của Nguyễn Trãi khi đưa phong cách khẩu ngữ vào văn học viết như một việc làm tự nhiên. Đồng thời góp phần thể hiện ý thức sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách rõ rệt.

Qua tìm hiểu những đặc điểm trong việc sử dụng từ vựng của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy, biểu hiện của từ khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi rất phong phú, đa dạng. Sự xuất hiện của các từ mang tính khẩu ngữ ở tất cả các lớp từ như, thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) và hư từ (phụ từ, kết từ, tiểu từ). Những từ này xuất hiện không phải một cách ngẫu nhiên, vô tình mà ngược lại sự xuất hiện này mang tính hệ thống hóa cao. Điều đó mang lại giá trị thẩm mĩ cho thơ Nôm Nguyễn Trãi. Thứ nhất, nó góp phần đưa ngôn từ dân tộc vào trong sáng tạo văn chương từ đó khẳng định vị thế của ngôn từ dân tộc và chính thức "ghi tên" vào kho từ vựng tiếng Việt. Thứ hai, những từ khẩu ngữ này đã đưa những câu thơ trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, dễ cảm, dễ hiểu hơn chứ không cầu kì, kiểu cách, khó hiểu đối với người dân Việt. Thứ ba, từ khẩu ngữ đã thực sự phát huy tác dụng trong việc giúp tác giả Quốc âm diễn tả những trạng huống, tâm


lí, tình cảm. Với việc đưa khẩu ngữ vào trong thơ và khẳng định giá trị thẩm mĩ mà nó đem lại, Nguyễn Trãi đã khẳng định bản lĩnh, tài năng, ý thức sâu sắc mình.

2.2. Về phương diện cú pháp.

Quốc âm thi tập tuy xuất hiện ở chặng đầu của thơ tiếng Việt song ngôn ngữ thơ Nôm đã hình thành dấu ấn riêng. Sử dụng một vốn từ Việt phong phú nhất là các từ khẩu ngữ trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã làm cho ngôn ngữ thơ Nôm phong phú, uyển chuyển, tế nhị, linh hoạt trong việc tả tình ý và "mọi khía cạnh của cuộc sống". Bên cạnh sự thành công khi đưa ngôn từ dân tộc vào trong tác phẩm không thể không nói tới việc sử dụng cách kết hợp các từ ngữ đặc sắc để tạo thành lời thơ riêng. Hay nói cách khác một trong những điểm làm nên dấu ấn ngôn ngữ riêng trong Quốc âm thi tập chính là phương diện cú pháp. Phương diện cú pháp trong Quốc âm thể hiện ở rất nhiều mặt. Tuy nhiên ở luận văn này chúng tôi tập trung tìm hiểu những cấu trúc cú pháp bởi cú pháp là toàn bộ các phương tiện và quy tắc cấu tạo nên các đơn vị lời nói trong ngôn ngữ. Dựa trên lí thuyết của ngôn ngữ học thì cú pháp có cấu trúc phức tạp bao gồm một loạt các đơn vị như: Một cú đoạn, một cú hoặc một câu. Và các chức năng của cú pháp là làm chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ,…và câu – có nội dung thông báo hoàn chỉnh Theo đó thì cú pháp trong thơ Nôm được thể hiện ở, sự kết hợp từ ngữ trong sự cân đối hài hòa, sử dụng các kiểu câu cảm thán và nghi vấn, sử dụng các kết cấu riêng của lời nói thường. Khảo sát 254 bài thơ Nôm trong Quốc âm thi tập, chúng tôi thu được kết quả như sau:


Cú pháp

Cụm từ cân đăng

đối hài hòa

Câu cảm thán và

câu nghi vấn

Kết cấu theo lối nói khẩu

ngữ

Câu cảm thán

Câu nghi vấn

Kết cấu "thì", "là"

Kết cấu

những + vị từ, hãy + động từ.

Số lượng

157

28

96

103

53

Tỉ lệ (%)

35.9

6.4

22

23.6

12.1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023