Giới Thuyết Về Vấn Đề Nghiên Cứu


Vĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác chữ Nôm có Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn (sáu chữ).

Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất. Ông đã để lại một khối lượng khá lớn văn chính luận, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu dưới thời Lê... Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã có ý thức dùng văn chính luận như một vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi nhân dân, vì lý tưởng nhân nghĩa. Văn chính luận Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận dân tộc.

Ngoài ra về văn chính luận của Nguyễn Trãi phải kể đến những tác phẩm, Chí Linh sơn phú, Băng hồ di sự lục, Truyện Nguyễn Phi Khanh, Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí....

Trên lĩnh vực thơ ca, cống hiến của Nguyễn Trãi vào lịch sử văn học cũng lớn lao không kém văn xuôi; có khi qua thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm chúng ta mới thật sự hiểu hết ông - một tâm hồn phong phú và tế nhị, phóng khoáng và sáng tạo.

Về sáng tác thơ chữ Hán, người ta luôn nhắc tới Ức Trai thi tập. Tác phẩm gồm 105 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn và do Trần Khắc Kiệm sưu tập, đề tựa năm 1480. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi giàu tính chất trữ tình tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh di tích lịch sử, tả tâm tình,... và đặc biệt người đọc dường như hiểu nhiều điều về thân thế, cảnh ngộ và niềm tâm sự sâu lắng trong hồn thơ Nguyễn Trãi. Có thể nói, trong văn học Việt Nam, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một tác phẩm đặc sắc và cũng là tập thơ hay bậc nhất của dòng thơ chữ Hán Việt Nam.

Tuy nhiên những đóng góp lớn lao của Nguyễn Trãi với nền văn học dân tộc là tập thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc – Quốc âm thi tập. Đó cũng là lí do quan trọng xuất hiện tập thơ Nôm đầu tiên của nước ta - Quốc âm thi tập. Tác phẩm gồm 254 bài thơ Nôm bộc lộ tâm sự, tình cảm, khí tiết của cá nhân con người Nguyễn Trãi đối với giang sơn đất nước, cỏ cây, cầm thú. Và với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi được xem là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên với số lượng nhiều nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc.


Xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi đã trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí - Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn văn học mới. Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi kết hợp hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi đóng góp lớn ở cả hai bình diện thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc. Ông đem đến cho văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho ngôn ngữ văn học của người Việt thêm giàu và đẹp.

1.1.3. Quốc âm thi tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Quốc âm thi tập được viết vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời nhiều thăng trầm của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên phần lớn thơ Nôm Nguyễn Trãi được sáng tác vào những năm cuối đời. Tập thơ gồm 254 bài, không còn cái hào hùng tráng lệ như Bình Ngô đại cáo,không phải là những vần thơ chất nặng suy tư của con người đang tìm đường, người cô đơn, thất vọng đối với vương triều mới như trong Ức Trai thi tập mà ở đó chất chứa bao tâm sự u uất, ngậm ngùi của một tấm lòng suốt đời vì dân vì nước.

Về nội dung : Quốc âm thi tập là tập thơ bộc lộ những tâm sự, tình cảm, khí tiết của cá nhân con người Nguyễn Trãi. Tập thơ Quốc âm thi tập thể hiện tình yêu thiên nhiên thiết tha, ca ngợi cảnh đời an lạc thái bình, tự băn khoăn đến nền đạo đức luân lí ...và đặc biệt chứa đựng những tâm sự sâu kín của con người cá nhân Nguyễn Trãi. Chẳng hạn Nguyễn Trãi không chỉ sống với khát vọng, đòi hỏi của riêng mình mà còn đòi hỏi cho người khác. Ông ao ước có một xã hội mà :

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 3

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương. ( Bài 170)

Về nghệ thuật : Quốc âm thi tập là tài liệu văn học cổ nhất hiện nay còn lưu giữ được của nền văn học quốc âm. Tác phẩm là kho chất liệu về những lời nói của ông cha ta thời trung đại và Nguyễn Trãi được mệnh danh là ông tổ của nền văn học cổ điển, ông tổ của nền nghệ thuật dân tộc. Thành tựu lớn nhất tập thơ Quốc âm là xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân, ngôn ngữ


văn học dân gian và sự vay mượn sáng tạo thi liệu Hán học. Có thể nói với 254 bài thơ, Nguyễn Trãi được xem là nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã đem đến một cách nghĩ Việt, một tâm hồn thơ Việt Nam. Quốc âm thi tập là sự thể hiện một bước trong quá trình xây dựng "thi pháp Việt Nam” và đặt nền móng cho thơ ca dân tộc ở giai đoạn tiếp theo.

1.2. Giới thuyết về vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm về khẩu ngữ

Không một nền văn học nào trên thế giới có thể tồn tại và phát triển mà không phản ánh con người dân tộc mình bằng chính thứ ngôn ngữ mà dân tộc đó đang sử dụng và lưu giữ. Hay nói cách khác, văn chương nghệ thuật muốn phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống thì phải dùng chính lời ăn tiếng nói hàng ngày - khẩu ngữ của nhân dân làm chất liệu. Khi đi vào văn học viết, tiếng nói ấy mang cả điệu hồn dân tộc vào trong đó. Có lẽ vì thế nên các nhà văn, nhà thơ lớn ở bất kì thời đại nào cũng đều ý thức sâu sắc việc đưa khẩu ngữ vào trong tác phẩm của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa khẩu ngữ vào trong sáng tác văn học, các nhà nghiên cứu đã quan tâm và chú ý nghiên cứu về khẩu ngữ.

Hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm khẩu ngữ. Có thể điểm qua những công trình như, Hoàng Phê với Từ điển tiếng Việt; Nguyễn Như Ý với Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học; Đinh Trọng Lạc với Phong cách học tiếng Việt, Mai Ngọc Trừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Ngọc Phiến với Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Cù Đình Tú với Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Ngữ văn 10 (tập 1) sách nâng cao... Nhìn chung các tác giả đều đưa ra những khái niệm về khẩu ngữ, mặc dù có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng,khẩu ngữ là lời nói thường dùng trong cuộc sống của người dân. Với việc dựa vào đặc trưng, phạm vi sử dụng của khẩu ngữ, Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt cho rằng, "khẩu ngữ là dạng lời nói thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày, có phong cách đối lập với phong cách viết" [33, tr.196].


Tiếp nhận đối tượng ở khía cạnh tính chất của khẩu ngữ, chỉ ra sự khu biệt giữa ngôn ngữ cầu kì kiểu cách trong văn chương với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, các tác giả Quang Hùng và Minh Nguyệt nêu định nghĩa khẩu ngữ như sau, "Khẩu ngữ là lời nói thường, bạch thoại (lời nói thông thường không kiểu cách, xa hoa) khác với văn chương cầu kì kiểu cách" (9, tr.574).

Hay Nguyễn Như Ý khi nói về khẩu ngữ thì lại cho rằng khẩu ngữ giống như ngôn ngữ nói và định nghĩa ngôn ngữ nói như sau:

"1. Ngôn ngữ nói chỉ tồn tại dưới dạng nói, không có chữ viết.

2. Biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói; còn gọi là khẩu ngữ. (Đó là một hệ thống kí hiệu có thể được thể hiện bằng âm thanh và có chức năng đáp lại một kích thích tố hữu quan (thường đòi hỏi phản ứng ngay lúc ấy) một cách năng động, tức là sự phản ứng phải hoàn chỉnh và nêu rõ mặt cảm xúc cũng như nội dung của các sự kiện hữu quan)[49, tr.170]. Như vậy, tác giả cho rằng khẩu ngữ chỉ là một biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói. Cho nên biến thể này có thể có rất nhiều. Nó mang đặc điểm của người nói, của môi trường giao tiếp, năng lực ngôn ngữ của người giao tiếp...và nó chỉ tồn tại ở dạng nói.

Khác với các quan niệm trên, các tác giả trong các công trình, Phong cách học tiếng Việt, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Phong cách học và đặc điểm tu từ trong tiếng, Ngữ văn 10 (tập 1) sách nâng cao... cũng đưa ra khái niệm khẩu ngữ nhưng với tư cách là phong cách sinh hoạt hàng ngày. Có thể dẫn ra quan niệm của Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt như sau, "Phong cách sinh hoạt hàng ngày (SHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày"(16, tr.122). Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày có thể là "vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ, con, cháu, anh, em, bạn, đồng nghiệp, đồng hành .... tất cả những ai với tư cách cá nhân trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác"(16, tr.122). Vì thế phong cách sinh hoạt được chia ra hai biến thể, Sinh hoạt hằng ngày tự nhiên (thông tục) và sinh hoạt hằng ngày văn hóa (thông dụng).


Sau khi tham khảo trong các cuốn sách trên các khái niệm về khẩu ngữ, chúng tôi hiểu khẩu ngữ là ngôn ngữ cửa miệng của người dân. Xét về phạm vi khẩu ngữ không phụ thuộc vào lãnh thổ hay tổ chức xã hội. Bởi là ngôn ngữ cửa miệng của người dân cho nên khẩu ngữ là kiểu diễn đạt trong giao tiếp hàng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít chau chuốt khác với kiểu diễn đạt theo quy cách.

1.2.2. Đặc điểm của khẩu ngữ

1.2.2.1. Đặc điểm về từ ngữ

Muốn nhận diện và phân biệt các đối tượng người ta thường dựa vào những đặc điểm riêng của từng đổi tượng để nhận diện và phân biệt. Vì vậy, khi tiến hành chỉ ra đặc điểm của từ khẩu ngữ đồng nghĩa với việc chỉ ra các nét riêng biệt của lớp từ này so với các ngôn ngữ khác.

Do đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ là những từ được dùng trong giao tiếp hàng ngày, cho nên đặc điểm nổi bật của những từ này là những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc.

Trước hết về mặt cấu trúc hình thức, lớp từ khẩu ngữ có cấu trúc khá lỏng lẻo (có thể tách từ hoặc thêm các yếu tố khác) dẫn tới khả năng biến đổi cấu trúc vốn có tính bền vững. Ví dụ: chồng con: chồng với chả con; học hành: học với chả hành, tíu tít: tíu ta tíu tít, vớ vẩn: vớ va vớ vẩn....

Từ khẩu ngữ thường là những từ có nội dung biểu cảm phong phú. Ví dụ:

Nói về mức độ tột cùng của cảm xúc,khẩu ngữ dùng, hết chê, hết xẩy, nhất trần đời, chưa từng có, mê hồn ....

Bắt nguồn từ tính chất tự nhiên của từ khẩu ngữ, cho nên khi nói người ta thường sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ những màu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung lời nói mang lại cho khẩu ngữ cái ý nhị duyên dáng sâu xa, hấp dẫn: ôi, ôi chao, a ha, cha mẹ ơi... Các ngữ khí từ như: à, ư, nhỉ nhé, mà lại, ấy chứ... Các từ ngữ đưa đẩy: nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, nói dại mồm, nói khí không phải, bỏ quá cho... Các phó từ nhấn mạnh: ngay, cả, chính, ...nào...nào, ngay cả, ...đến cả...


Từ khẩu ngữ chấp nhận lối xưng hô thân mật đậm màu sắc bày tỏ thái độ. Ví dụ: cậu, tớ, mình, chúng mình, hai đứa mình... Bên cạnh đó là những từ có sắc thái thông tục , thô thiển. Ví dụ: ra cái chó gì, chẳng nước mẹ gì, ngu như lợn, khốn nạn, tồi, khốn khiếp, mất dạy...

Như vậy, những đặc điểm nổi bật trên của từ khẩu ngữ tạo nên giá trị khu biệt của từ khẩu ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ gọt giũa, gia công trong văn chương. Và cũng chính vì thế trong kinh nghiệm trau dồi vốn ngôn ngữ để sáng tác các nhà văn đều cho rằng nguồn từ ngữ quý báu nhất đối với mình cần phải thường xuyên ghi chép lượm lặt là những từ ngữ dùng trong lời nói thường ngày của quần chúng.

1.2.2.2. Đặc điểm về cú pháp

Một đặc điểm nổi bật của khẩu ngữ về mặt ngữ pháp là hay dùng những câu hỏi, những câu cảm thán, những câu nói trực tiếp, những câu đưa đẩy... với tính sinh động cụ thể của nó. Ví dụ: xem xét đoạn hội thoại sau:

"- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho.

- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi thế à.

- Tao không đến đây xin 5 hào.

- Thôi cầm lấy vậy. Tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?

- Tao muốn làm người lương thiện!

- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không ! Chỉ còn một cách... biết không ! Chỉ còn một cách là ... cái này, biết không!".

(Nam Cao - Chí Phèo)

Trong đoạn hội thoại trên có các kiểu câu sau: Câu cầu khiến, " Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho", " Cầm lấy mà cút đi cho rảnh", " Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ". Câu nghi vấn, " Thế anh cần gì?", " Ai cho tao


lương thiện?", " Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này?". Câu trần thuật, "Tao không đến đây xin 5 hào", " Tao đã bảo tao không đòi tiền", " Tao không thể là người lương thiện nữa".

Khẩu ngữ sử dụng những cấu trúc cú pháp riêng mà các ngôn ngữ khác ít dùng như:

+ Dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen như: thì, là, rất là, coi như, ấy là.... Với cách nói chêm xen này khiến câu văn trở nên dài dòng phù hợp với kiểu "vừa nói vừa nghĩ" của nhân vật giao tiếp. Ví dụ:

"Xảy mẹ ra một cái là khổ ngay, con ạ. Ấy là mới rời tao ra hơn một tháng... Chúng mày đã gầy dơ xương, mình mẩy chân tay thì ghẻ gúm. Ngộ tao chết thì có lẽ chúng mày rã xương ra được. Này cái cổ tay... có khác gì cái cẳng gà không?".

(Nam Cao - Từ ngày mẹ chết).

+ Dùng kết cầu thì, là ở đầu câu. Ví dụ:

"Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hối".

(Đình Hiểu - Giận hờn)

+Dùng kết cấu theo nghĩa phủ định theo mẫu: động từ + gì mà + động từ.

Ví dụ: "Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết mang tiếng". (Nam Cao - Chí Phèo)

+ Dùng "" làm chủ ngữ giả. Ví dụ:

"Trời hôm nay, người tôi mệt thế nào ấy".

1.2.2.3. Đặc điểm về biện pháp tu từ

Do tính chất trực tiếp, ít được chuẩn bị mà trong khẩu ngữ có những đoạn, những câu, những từ ngữ trùng lặp hoặc cố ý hoặc vô ý. Ví dụ:

"Đã thế thì thôi, thôi mặc kệ". (Hồ Xuân Hương - Quan thị)

- Khẩu ngữ ưa dùng lối ví von, so sánh để có thể miêu tả sự vật một cách sinh động. Ví dụ: "Thân em như quả mít trên cây"

(Hồ Xuân Hương - Quả mít)

Từ hình ảnh quả mít Hồ Xuân Hương đã nói lên thân phận của người phụ nữ


trong xã hội phong kiến. Trong xã hội ấy, họ chỉ là những con người nhỏ bé, không làm chủ được cuộc đời mình. Và cuộc sống cơ cực, bị động ấy cũng chính là ngọn nguồn thương cảm của Bà chúa thơ Nôm.

- Biện pháp nói quá, cách diễn tả khoa trương trong khẩu ngữ để tô đậm hình ảnh khiến người nghe chú ý như: run như cầy sấy, chậm như rùa, đen như cột nhà cháy, đẹp mê hồn, đẹp tuyệt trần, nắng như thiêu như đốt....

Ví dụ: Trong thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ có những cảnh nhợt nhạt màu sắc hay chỉ dừng lại ở mức độ trung tính, không có những sự vật bình thường, tĩnh tại mà lúc nào cũng hàm chứa cái góc cạnh, khác thường. Trong thơ Hồ Xuân Hương màu sắc lúc nào cũng được đẩy tới tối đa: trắng phau phau, xanh rì, chín mõm mòm, đỏ lòm lòm:

"Một trái trăng thu chín mõm mòm

Nảy vừng quế nguyệt đỏ lòm lòm". (Hồ Xuân Hương - Hỏi trăng) Biện pháp nói quá đã góp phần tạo cho câu văn thêm sinh động giàu sức biểu cảm.

Tóm lại, đặc điểm ngôn ngữ của khẩu ngữ được thể hiện qua, đặc điểm về từ vựng, đặc điểm về cú pháp, đặc điểm về sử dụng biện pháp tu từ.

1.2.3. Vai trò của khẩu ngữ trong tác phẩm văn học.

Trước hết để hiểu vài trò của khẩu ngữ trong tác phẩm văn học, ta phải đi từ vai trò của ngôn ngữ nói chung đối với tác phẩm.

Trong cuốn "Bàn về văn học", Nxb Văn học, 1965, tập 2. trang 206, Maxim Gorki đã khẳng định, "Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng các sự kiện, các hiện tượng của đời sống - là chất liệu văn học". Ngôn ngữ là công cụ, là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong quá trình nhà văn sáng tạo ra tác phẩm.

Trong tác phẩm văn học có thể có nhiều loại ngôn ngữ - trang trọng, đài các hay giản dị, bình dân. Người nghệ sĩ tùy theo cái "tạng" và tùy từng trường hợp mà lựa chọn hệ thống ngôn từ cho phù hợp. Có thể nói khẩu ngữ là máu thịt của thể loại văn xuôi. Văn xuôi sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngôn ngữ sinh động đúng như nó đang diễn tiến để làm chất liệu xây dựng tác phẩm. Điều này không thể thấy

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí