Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 4


trong thơ ca truyền thống. Bởi thơ ca truyền thống chịu sự quy định của hệ thống thi pháp trung đại - coi trọng hệ thống ngôn ngữ có tính công thức, ước lệ, tượng trưng, tính sùng cổ và nệ cổ, nghiêng về uyên bác và có tính cách điệu hóa. Bên cạnh đó là đối tượng sáng tạo và tiếp nhận chủ yếu là ở tầng lớp trên của xã hội. Cho nên về cơ bản văn học trung đại ít sử dụng ngôn ngữ bình dân. Ngôn ngữ bình dân đặc biệt là khẩu ngữ tuy có xuất hiện nhưng do chưa được chú ý sử dụng nên hiệu quả nghệ thuật không cao. Tuy nhiên có thể nói chỉ từ thế kỉ XV trở đi, khẩu ngữ mới được sử dụng phổ biến hơn với những sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... Đưa khẩu ngữ giúp cho tác phẩm văn học trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn và đối tượng thưởng thức và tiếp nhận không còn hạn chế ở tầng lớp có học nữa mà mở rộng đến công chúng bình dân. Việc đưa khẩu ngữ vào thơ (đặc biệt là trong giai đoạn trung đại khi mà hệ thống thi pháp chịu rất nhiều quy định chặt chẽ về ngôn ngữ) mà tạo ra được giá trị thẩm mĩ mới mẻ là điều không dễ. Thậm chí có thể coi đây là một thách thức - một bước ngoặt lớn của thơ ca tiếng Việt.

Khẩu ngữ khi được đưa vào tác phẩm văn học đã giúp tác giả tái hiện cuộc sống ở nhiều chiều cạnh, nhiều sắc vẻ và góp phần biểu đạt tư tưởng và thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác giả. Cho nên tác phẩm văn học sẽ mang tính hiện thực, sinh động và hấp dẫn hơn. Chính vì lẽ đó, khi nghiên cứu văn học cần phải đặt nó trong thế tương quan với thời đại mà tác phẩm hình thành để thấy được những nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ và những cách tân của người nghệ sĩ.

Trong văn học trung đại việc đưa khẩu ngữ vào tác phẩm không phải là hiện tượng phổ biến. Tiếng thơ Nguyễn Trãi đã tạo ra được dự khác biệt với thời đại cũng chính nhờ khả năng sử dụng vốn khẩu ngữ đặc biệt ấy của dân tộc. "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là một trong những đỉnh cao của thơ Nôm viết theo thể đoản thiên và xứng đáng là tác phẩm có tính chất mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam.


Chương 2:

KHẢO SÁT TÍNH KHẨU NGỮ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI

Thơ ca truyền thống chịu sự chi phối mạnh mẽ của hệ thống thi pháp nên luôn coi trọng hệ thống ngôn ngữ có tính công thức, ước lệ, mang tính uyên bác và có tính cách điệu hóa cao. Chính vì điều này cho nên thơ ca trung đại chối từ việc sử dụng những ngôn ngữ có tính “bình dân” – ngôn ngữ đời thường vào những trang thơ. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng bất kì một tác phẩm thành công nào đều bắt rễ từ đời thường và phản ánh đời thường bằng chính những ngôn từ của nó. Qua đó hồn cốt dân tộc mới được biểu hiện một cách cụ thể và sinh động nhất. Vì thế có thể nói khẩu ngữ là loại ngôn từ sinh động và có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần biểu đạt những nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Nhận thức được vấn đề đó, Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc đưa khẩu ngữ vào sáng tác nghệ thuật của mình một cách có ý thức.

Với thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người đầu tiên phá bỏ những quy tắc sáng tạo nghệ thuật của thi ca trung đại và khẳng định vị trí của khẩu ngữ trong sáng tạo nghệ thuật – trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc tác phẩm.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tìm hiểu tính khẩu ngữ trong thơ Nôm - Nguyễn Trãi với mong muốn chỉ ra được đặc điểm – hệ lời riêng (mã) về phương diện ngôn ngữ mà cụ thể ở đây là khẩu ngữ trong thơ. Từ đó góp phần hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi và cống hiến lớn lao của ông với nền văn học dân tộc. Ở luận văn này chúng tôi khảo sát tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi thể hiện ở các phương diện sau: phương diện từ vựng, phương diện cú pháp và biện pháp tu từ.

2.1 Về phương diện từ vựng

Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, từ vựng là phương diện biểu hiện phong phú, phức tạp và có vai trò tương đối quan trọng nhất. Trong sáng tạo thơ ca thì từ vựng chính là chất liệu quan trọng bậc nhất để tạo nên tác phẩm. Dựa vào phong cách ngôn ngữ, từ vựng được chia thành các lớp: từ khẩu ngữ, từ trung tính và từ trang trọng. Do mục tiêu của đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát Quốc âm thi tập về mặt


từ vựng trên phương diện sự có mặt của từ khẩu ngữ ở tất cả các bài thơ. Sự xuất hiện của từ khẩu ngữ có mặt ở hai lớp từ lớn là thực từ và hư từ.

2.1.1. Thực từ

Trong đời sống hàng ngày thực từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng; các hoạt động, trạng thái…; các tính chất, mức độ… mà con người gán tên cho nó phù hợp với một hoặc nhiều nét nghĩa mà nó mang trong mình. Có thể nói đây là lớp từ số lượng lớn nhất trong bất kì ngôn ngữ nào. Khi những thực từ được đưa vào trong thơ thì tùy theo mục đích và ý thức sử dụng chúng có thể được giữ nguyên hoặc được tác giả gia công, trau dồi, gọt giũa. Điều này sẽ góp phần tác động trực tiếp đến cảm nhận của người đọc cũng như khẳng định cá tính, phẩm chất và phong cách nhà thơ.

Trong giao tiếp để hiểu nhau người ta phải sử dụng thực từ để biểu đạt. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu sự không hiểu giữa những người giao tiếp. Thơ xưa luôn sử dụng những thực từ để biểu đạt, gọi tên chính xác điều mà nhà thơ muốn nói. Tuy nhiên những thực từ được sử dụng trong thơ xưa phần lớn đã được các tác giả dụng công nhào nặn nên. Nhưng đến với thơ Nôm Nguyễn Trãi, thực từ xuất hiện một cách tự nhiên, giản dị như những gì vốn có.

Qua việc khảo sát 254 bài thơ Nôm trong Quốc âm thi tập, chúng tôi thấy số lượng thực từ - khẩu ngữ được sử dụng rất nhiều ( 2471 lượt từ/ 254 bài thơ) và ở nhiều tiểu loại từ khác nhau (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ). Trong đó phong phú nhất là hệ thống tính từ chiếm khoảng 33,7%.

Thực từ

Danh từ

Động từ

Tính từ

Số từ

Đại từ

Số lượng

286

980

885

255

65

Tỉ lệ (%)

11.6

39.7

35.8

10.3

2.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 4

Sử dụng thực từ trên diện rộng, số lượng lớn, Nguyễn Trãi đã tạo ra những câu thơ mới lạ, gần gũi, đời thường nhưng hết sức đẹp đẽ so với những câu thơ cùng thời. Trong việc sử dụng thực từ mang tính khẩu ngữ thì trong từng tiểu loại đều có những đặc trưng riêng góp phần làm nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho Quốc âm thi tập.


2.1.1.1. Danh từ

Trong đời sống hàng ngày, danh từ được dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng. Nên có thể nói ngôn ngữ của dân tộc nào càng có nhiều từ gốc (gọi tên sự vật, hiện tượng) bao nhiêu thì chứng tỏ sự hình thành tồn tại và phát triển của cộng đồng dân tộc đó bấy nhiêu. Và điều đó chỉ có thể tìm thấy nhiều nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất trong dân gian. Trên cơ sở này khi khảo sát Quốc âm thi tập, chúng tôi tập trung khảo sát những danh từ mang tính khẩu ngữ. Qua khảo sát 254 bài thơ, chúng tôi thống kê được một số loại danh từ chỉ loại (định danh) như, danh từ chỉ con vật, danh từ chỉ cây cỏ.

Số lượng danh từ được sử dụng khá nhiều trong đó danh từ chỉ cây cỏ chiếm số lượng lớn nhất 201 lần xuất hiện với 44 loại cây được nhắc tới. Sau đó danh từ chỉ con vật được sử dụng với số lượng 85 lần xuất hiện với 25 con vật được nhắc tới.

Những con vật, có tính khuôn mẫu, điển hình mà thơ cổ hay dùng như, viên, hạc, rồng, nhạn… Hay đó là những cây cỏ được coi là biểu hiện của khí phách hiên ngang, cốt cách thanh cao mà mỗi khi nhắc đến ai cũng hiểu như, trúc, thông, hồng liên trì (sen), cúc, mai.. Chẳng hạn:

- Thề cùng viên hạc trong hai ấy. (23/ 7)

- Trúc Tưởng Hủ nên tiết cứng.

Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (81/ 3 – 4)

Bên cạnh đó là những con vật gần gũi với cách gọi và đời sống của người dân như: tằm, hùm, mèo, ong, dế, ve, sâu, chó, … Hay những cây cỏ quen thuộc với đời sống của người lao động cần cù một nắng hai sương trên đồng ruộng như, bèo, rêu, đậu, kê, niềng niễng, núc nác, muống, mùng tơi, ổi, cỏ….Chẳng hạn:

- Trường thiên định hùm nằm chực

Trái thì trai, vượn nhọc đam. (64/ 3 -4)

- Tả lòng thanh vị núc nác

Vun đất ải, luống mùng tơi(10/ 4 – 5)

Như vậy, có thể thấy trong cách định danh các sự vật, Nguyễn Trãi đã đưa vào thơ một hệ thống những danh từ định danh xuất phát từ đời thường và gần gũi


với đời sống của nhân dân. Điều này khác hẳn với cách định danh của các tác giả cùng thời - lấy những con vật, cây cỏ có tính khuôn mẫu, mang vẻ đẹp hoàn hảo và có giá trị biểu tượng cao như rồng, hạc... mai, cúc... làm thi liệu. Đây là bước cách tân lớn của Nguyễn Trãi khi đưa hệ thống thi liệu này vào trong thơ Nôm. Và điều đó còn cho thấy tác giả phải là người có điều kiện sống cùng nhân dân, hiểu nhân dân và muốn làm tất cả cho dân mới có thể viết lên những câu thơ như vậy. Đọc những câu thơ này của Nguyễn Trãi bạn đọc dường như cảm nhận được lời văn của Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú: “Mình ngồi thành thị, nết tại thâm tâm. Muôn nghiệp lắng, an nhàn thế tính. Nửa ngày rồi, tự tại thâm tâm. Tham, ái, nguồn đình chẳng còn châu yêu, ngọc quý. Thị, phi, tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt, oanh ngâm. Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có người đắc ý. Biết đào hồng hay liễu lục, thiên hạ năng mỗ chủ tri âm” (Đệ nhất hội).

Cách sử dụng thi liệu từ ngôn từ dân gian và cách viết của Trần Nhân Tông mang tính tự nhiên và giống như lời nói thường ngày của người dân. Phải chăng Nguyễn Trãi đã tiếp thu, kế thừa cách sử dụng ngôn từ và diễn đạt của Trần Nhân Tông để viết nên những câu thơ Nôm mang tính khẩu ngữ.

Như vậy, với việc sử dụng những danh từ có sự xen lẫn của tính khuôn mẫu và đời thường thì Nguyễn Trãi đã làm tăng số lượng từ vựng cho kho từ vựng Việt và câu thơ trơn tuột như lời nói thường ngày. Bên cạnh đó tác giả diễn tả thành công những trạng huống, những cung bậc tình cảm cũng như những ý đồ sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử văn học ngôn từ dân gian được đi vào trang thơ một cách tự nhiên, giản dị, gần gũi nhất nhưng đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.

2.1.1.2. Động từ

Trong giao tiếp hàng ngày, động từ là những từ biểu thị hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình. Nguyễn Trãi viết văn, làm thơ nhằm mục đích chiến đấu. Tuy nhiên đến với thơ Nguyễn Trãi nói chung và thơ Nôm nói riêng thì ngoài tính chiến đầu thì thơ ông còn nhằm mục đích bộc lộ tâm trạng của mình. Trong Quốc âm thi tập những suy tư, trăn trở, những cung bậc tinh thần Nguyễn Trãi được gửi gắm vào những câu thơ viết về thiên nhiên, về cuộc sống đời thường.


Khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Trãi sử dụng rất nhiều những động từ miêu tả hoạt động và những động từ miêu tả trạng thái. Những động từ miêu tả hoạt động của người lao động (chủ yếu là người nông dân) xuất hiện với số lượng, 39,7 %. Đó là những động từ như: cuốc, cày, vun, vãi, ương, hái, phát, cấy, chăn, thả …Chẳng hạn:

- Vun đất ải, luống mồng tơi. (10/ 5)

- Tằm ươm lúc nhúc, thuyền đậu bãi. (9/ 5)

Ngoài các động từ miêu tả hoạt động của người lao động, Nguyễn Trãi còn sử dụng những động từ miêu tả hoạt động, trạng thái của con vật, cây cỏ chiếm 51,3% trong số lượng từ được khảo sát. Đó là những động từ như: kêu, chen, trỗi, nẩy, xạ, đưa, bén, nẩy nẩy, giương, đùn đùn, nở, xòe, …. Chẳng hạn:

- Giữa mùa đông, trỗi thức xuân

Nam chi nở, cực thanh tân. (214/ 1 – 2)

- Hơn chó được ngồi khi giỡn bếp

Tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây. (251/ 3 - 4)

Ngoài các động từ trên thì trong Quốc âm thi tập còn có một số lượng các động từ miêu tả quan hệ. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các động từ miêu tả hành động, trạng thái phần lớn được sử dụng là các động từ đơn âm. Tuy nhiên một trong những đóng góp hết sức quan trọng trong việc sử dụng các động từ có tính khẩu ngữ là tạo ra các tổ hợp động từ thể hiện đa dạng, nhiều chiều vẻ. Đó là những tổ hợp động từ kết hợp với danh từ như, vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen, cày ruộng, cuốc vườn, đạp bóng trăng..

Càyruộng, cuốc vườn dầu hết khỏe, (43/ 5) (ĐT + DT) (ĐT + DT)

Ao cạn vớtbèocấymuống (ĐT + DT) (ĐT + DT)

Việc tạo ra các tổ hợp động từ và danh từ đa dạng, Nguyễn Trãi đã có thể diễn tả thành công những ý đồ nghệ thuật. Và với việc tạo ra những tổ hợp đó tác giả cũng đã khẳng định ngôn từ dân tộc hoàn toàn có khả năng biểu đạt và hơn trên


hết nó còn có giá trị thẩm mĩ cao. Với Quốc âm thi tập lần đầu tiên trong lịch sử văn học những hoạt động mang tính chất đời thường, dân dã gắn với cuộc sống của người lao động lại được đi vào trang thơ một cách phong phú và đa dạng. Những hoạt động như cuốc, cày, vun, tưới, phát, ương,...miêu tả chân thực, sinh động cuốc sống của người nông dân. Và ngoài ra những hoạt động mang tính chất của sinh hoạt đời thường cũng được Nguyễn Trãi miêu tả trong Quốc âm thi tập. Sự mới lạ này trong thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi khác hẳn so với các tác giả cùng thời và phải đến vài thế kỉ sau thì những hoạt động mang tính chất đời thường đó mới được đi vào trang thơ một cách tự nhiên như vậy. Trong bài thơ Chốn quê, Nguyễn Khuyến miêu tả cuộc sống làng quê Việt sinh động với những trạng thái cảm xúc cụ thể và đâu đó dáng dấp của những câu thơ Quốc âm ẩn hiện sau những vần thơ này:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Tằn tiện thế mà không khá nhỉ?

Nhờ trời rồi cũng mất gian kho!. (Chốn quê)

Có thể nói miêu tả cuộc sống thường ngày lại gắn với những trạng huống tâm lí của cá nhân nên những động từ mang tính chất đời thường xuất hiện như một hiện tượng bình thường. Tuy vậy do sự chi phối của hệ thống thi pháp trung đại cho nên thơ Nôm Nguyễn Trãi đã đem đến sự cách tân lớn trong việc miêu tả cuộc sống đời thường. Điều này khác hẳn với các tác giả cùng thời với Nguyễn Trãi đồng thời đem đến cho thơ Nôm Nguyễn Trãi cái dung dị, giản dị và tự nhiên. Khẳng định định vị thế của ngôn từ dân tộc.

2.1.1.3. Tính từ

Thơ Nôm Nguyễn Trãi sử dụng rất nhiều tính từ. Yếu tố này một mặt góp phần biểu thị nội dung một cách chính xác, mặt khác nó đã tạo ra được những sắc


thái biểu cảm rõ nét. Trong đời sống hàng ngày, tính từ là những từ diễn đạt những đặc điểm về chất lượng, về tính chất, về màu sắc, mùi vị, trạng thái … Trên cơ sở này chúng tôi khảo sát 245 bài thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và xác định được, 885 tính từ/ 254 bài, như vậy trung bình, hơn 3 từ/ bài. Và các tính từ đó được chúng tôi phân loại vào một số loại lớn: tính từ chỉ chất lượng, tính từ chỉ số lượng, tính từ chỉ quan hệ.

Những tính từ chỉ chất lượng chủ yếu diễn đạt những ý nghĩa về phẩm chất, về tính chất của sự vật, hiện tượng như: trung hiếu, lo lắng, cứng, mềm, canh cánh, khen, chê, khó, khéo, gầy, xỉ, lù khù, hiểm hóc, xênh xang, lúc nhúc... Chẳng hạn:

- Non cao, non thấp, mây thuộc

Cây cứng, cây mềm, gió hay. (26/ 3 - 4)

- Tôi người hết tấc lòng trung hiếu. (100/ 7)

Phần lớn những tính từ chỉ chất lượng trong Quốc âm thi tập không tồn tại độc lập mà luôn kết hợp cùng với các động từ hoặc danh từ để tạo nên các tổ hợp định ngữ hoặc bổ ngữ. Với việc tạo ra các tổ hợp từ như, lòng trung hiếu, chân non khỏe, lòng canh cánh, hùm oai, muông mạnh, nằm nghĩ ngợi, đeo âu, lưng gầy, da xỉ, tướng lù khù... Nguyễn Trãi đã làm cho chính những danh từ, động từ, tính từ trong tổ hợp trở nên sống động, mang đậm ngôn ngữ đời thường hơn.

Những tính từ được sử dụng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nhiều khi được sử dụng với tính chất cực tả, cụ thể mang ý nghĩa tuyệt đối mang hơi thở ngôn ngữ đời thường như: - Ở ngọt thì nhiều kẻ chuộng

Quá chua liền ủng có ai màng. (147/ 3 - 4)

- Mùi thế đắng cay cùng mặn chát. (46/ 7)

Bên cạnh việc sử dụng những tính từ chỉ chất lượng, Nguyễn Trãi còn sử dụng rất nhiều những tính từ chỉ số lượng và tính từ quan hệ. Những tính từ chỉ số lượng như, ít, nhiều, cao, thấp, dài, ngắn (vắn), sâu, thiếu, dư, đầy, vơi... được sử dụng trong việc miêu tả đối tượng một cách cụ thể. Những tính từ này là những tính từ khái quát chung, miêu tả đối tượng về mặt định lượng một cách tự nhiên nhưng ẩn sau nó tràn đầy sức sống, sức gợi. Điều này khác hẳn với quan niệm thẩm mĩ của

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí