công việc, sinh hoạt nói chung. Khi mức sống được nâng cao, người ta nảy sinh những nhu cầu mới như đi du lịch, mua sắm và sử dụng các sản phẩm hiện đại…Đơn giản như trước kia xe đạp là một trong những phương tiện chủ yếu của mỗi cá nhân, gia đình. Khi kinh tế phát triển, đời sống cao hơn, người ta chuyển sang dùng xe máy thay thế cho xe đạp cho tính tiện dụng và hiện đại của nó. Với những cá nhân có thu nhập cao hơn nữa, họ sử dụng xe ga (loại xe tiêu hao nhiều xăng dầu hơn xe số thông thường) và ô tô. Theo thống kê, lượng tiêu thụ các loại phương tiện giao thông này cũng không ngừng tăng trong những năm qua. Theo Bộ Công an thì năm 2005, tổng số xe máy trên cả nước khoảng 16 triệu chiếc, cho tới năm 2007 đã đạt khoảng 20 triệu chiếc, ước tính 2010 cả nước sẽ có khoảng 25 triệu chiếc. Trong khi đó, lượng ô tô hiện nay vào khoảng 800 nghìn chiếc và ước tính tăng tới 1,3 triệu chiếc vào năm 2010 37. Ngoài ra, các phương tiện khác như tàu hỏa, tàu thủy và đặc biệt máy bay ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Như vậy, có thể thấy cầu về xăng dầu trong hầu hết lĩnh vực
đều tăng cao song nguồn cung không tăng nhiều. Trong khi đó, nước ta vẫn đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng xăng dầu nhập khẩu khiến việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước ngày càng khó khăn hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản có ảnh hưởng tới giá xăng dầu trong nước không chỉ trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai, khi xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng khó có thể thay thế.
3. Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .
Ngoài nguyên nhân khách quan phụ thuộc vào mặt bằng giá xăng dầu thế giới, giá nhập khẩu xăng dầu còn phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố như: Kinh nghiệm chọn lựa, đàm phán với người bán hàng nước ngoài. Xăng dầu nước ta nhập khẩu
37 Tổng hợp từ trang www.vnmedia.vn (2007) và www.vnn.vn ,tra cứu 01/10/2007.
chủ yếu từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (80%), còn lại là Malaisia, Thái Lan và Hàn Quốc. Giá xăng dầu trên các thị trường này có sự chênh lệch tương đối. Nói chung, giá nhập khẩu từ thị trường Singapore thường thấp hơn nhập từ Đài Loan hoặc Thái Lan. Do đó, phụ thuộc vào đối tác làm ăn của doanh nghiệp mà lợi nhuận chênh lệch giữa các doanh nghiệp cũng khác nhau. Ngoài ra, giá nhập còn phụ thuộc vào mối quan hệ mua bán thường xuyên hay không thường xuyên; số lượng hàng mua bán giữa hai bên; hình thức thanh toán; địa điểm giao, nhận hàng…Thực tế trong thời gian qua, giá nhập khẩu cùng một loại hàng xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước tại cùng một thời điểm là khác nhau.
Hiện nay giá xăng dầu trong nước vẫn theo mặt bằng chung, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều đưa ra một mức giá thống nhất. Tuy nhiên, theo Nghị định 55 mới được ban hành, từ ngày 01/05/2007 Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự định giá bán chứ không quản lý cố định như trước. Ngay sau đó các doanh nghiệp đã đồng loạt tăng giá bán lẻ xăng mặc dù vẫn thống nhất một mức giá. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ, giá cả giữa các doanh nghiệp sẽ dần dần có sự chênh lệch. Hiện nay, thị trường xăng dầu Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thực sự có tính cạnh tranh. Do vậy các doanh nghiệp nắm thị phần lớn vẫn có khả năng liên kết với nhau để tăng giá. Bởi như vậy các bên tham gia đều có lợi hơn là cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá. Hơn nữa, xăng dầu là mặt hàng cầu ít co dãn, cho dù giá tăng thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận do không có sự lựa chọn khác. Do đó chính sách giá cả của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả của mặt hàng này. Nếu không có sự quản lý gián tiếp của Nhà nước cùng với việc xây dựng môi trường tự do cạnh tranh nhằm giữ giá ở mức hợp lý thì trong giai đoạn tới, giá cả xăng dầu ở nước ta sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế- xã hội.
Sức ép tăng giá xăng dầu với nền kinh tế chung của đất nước.
Trên thực tế, mỗi lần xăng dầu trên thị trường tăng giá đều kéo theo hàng loạt biến động giá cả của các hàng hóa, dịch vụ khác, không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất mà còn tạo áp lực lớn đối với đời sống của người dân. Tuy thực hiện chủ trương tăng giá có kiềm chế, chưa để giá xăng dầu tiệm cận với giá thị trường thế giới, nhưng vẫn có tác động mạnh đến nền kinh tế. Giá tăng tác động đến nhiều ngành sản xuất, xăng dầu tăng giá sẽ làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận sẽ giảm, do đó, tới một ngưỡng nào đó, doanh nghiệp sẽ phải tăng giá. Chi phí của hàng loạt lĩnh vực biến động nhiều nhất như: chi phí phương tiện vận tải, chi phí khai thác than, chi phí xây dựng công trình giao thông, cước phí vận tải biển và hàng không, chi phí nhiều ngành sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu… từ đó gây sức ép tăng giá thành các mặt hàng và dịch vụ có liên quan, đẩy mặt bằng giá chung tăng lên.
Điểm khác biệt là, khi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, lập tức các lĩnh vực có liên quan có phản ứng dây chuyền tăng giá theo. Trái lại, khi giá xăng có xu hướng giảm thì hầu như mặt bằng giá cả vẫn giữ nguyên chứ hầu như không giảm xuống. Do đó, việc giá cả xăng dầu không ổn định trong thời gian qua có ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành sản xuất và đời sống xã hội nói chung. Tuy nhiên, với mỗi đợt tăng giá thì ảnh hưởng của nó tới các ngành ở các mức độ khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ thống kê về tác động của việc tăng giá xăng dầu tới các ngành sản xuất trong các giai đoạn khác nhau:
Trong năm 2003 chỉ có một lần điều chỉnh tăng giá 300đ/lít đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước song đã khiến giá thành vận tải đường sông tăng 7%, vận tải đường biển tăng 1,2%, sản xuất điện tăng 0,2 %, sản
xuất xi măng tăng 0,73-1,1%, sản xuất thép tăng 0,35%, sản xuất giấy tăng 2,4%, đánh bắt xa bờ tăng 1000đ/kg.38
Tháng 02-2004, giá xăng dầu tăng từ 200đ-400đ/lít, tác động tới giá thành không nhiều. Giá điện tăng 0.38%, giá xi măng tăng từ 0.04- 0.16%, giá thành lúa tăng 3,9 đ/kg, cà phê tăng 0,4%, vận tải đường bộ tăng trên 2%...39
Sang tới năm 2005, theo công bố của Bộ Tài chính và Bộ thương mại, đợt tăng giá tháng 07/2005 khiến đầu vào của sản xuất xi măng đội thêm 10% chi phí. Ngành đánh bắt thủy sản thêm 9%, chi phí vận tải tăng từ 2,82% đến 5,72%. Trong đó, chi phí đầu vào với việc kinh doanh vận tải đường bộ tăng 5,72%, đường sắt 2,82% và đường sông 3,44%. Với ngành điện, chi phí đầu vào tăng khoảng 1,3%, các ngành nông nghiệp nông thôn tăng 0,1% đến 1%, sản xuất cà phê tăng 1% chi phí.
Ngay sau đợt tăng giá tháng 07, đợt tăng giá tháng 08/2005 đã khiến lĩnh vực đánh bắt xa bờ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, chi phí tăng 8%-9%; ngành vận tải tăng từ 3-10% (đường bộ 10%, đường sắt 6%, đường sông trên 3%). Ngành than tăng chi phí 1,76%, điện tăng 1,08%, thép tăng 0,3%40.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, qua 03 lần điều chỉnh giá xăng dầu tăng năm 2005 chi phí ngành than tăng thêm khoảng 300 tỷ đồng, xi măng 300 tỷ đồng, điện 536 tỷ đồng, cước vận tải hàng hóa bằng ô tô: giá thành tăng thêm khoảng 9,38%, vận tải đường sắt tăng 6%, vận tải đường sông tăng 5,8%, đánh bắt hải sản xa bờ tăng 8%...Giá xăng dầu tăng cũng đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 0,8-1% nếu điều chỉnh giá xăng dầu tăng bình quân khoảng 10%.41
38 Thị trường xăng dầu biến động, (2003), Thị trường giá cả và dự báo (03/2003)
39 Tổng hợp từ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam www.dddn.com.vn
40 Tổng hợp từ www.vietnamnet.vn
41 Giá xăng dầu thế giới và những đối sách của Việt Nam,(2006),Thị trường giá cả (06/2006).
Sau đợt tăng giá 09/08/2006 của các mặt hàng xăng dầu từ 500-1000 đồng/lít, các ngành sản xuất chịu tác động từ 0,05%-4,9%, vận tải 1,7%- 4%. Riêng lĩnh vực đánh bắt xa bờ, chi phí mỗi chuyến đi biển tăng từ 17-20 triệu đồng làm hàng loạt tàu đi biển đánh bắt hải sản tạm dừng hoạt động. Các ngành luyện cán thép, xi măng, khai thác than, sản xuất điện theo ước tính sẽ lỗ từ vài chục đến hàng ngàn tỉ đồng do giá xăng dầu tăng mà không được tăng giá bán sản phẩm.
Tóm lại, việc tăng giá xăng dầu có ảnh hưởng lớn nhất tới lĩnh vực đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải và một số ngành công nghiệp như điện, thép, than…Đây cũng là một trong số những ngành chủ chốt trong nền kinh tế.
Đời sống của cá nhân, hộ gia đình cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Việc giá xăng tăng giảm thất thường tạo sức ép không nhỏ tới đời sống xã hội của người dân. Nguyên nhân do giá xăng dầu tăng, lượng tiền dành cho xăng dầu nhiều lên khiến khối lượng tiền dành cho các hàng hóa khác giảm, do đó cầu về các hàng hóa giảm xuống. Trong khi đó, lương cơ bản của công nhân viên chức tăng chậm, hơn nữa, mức tăng cũng không đủ để bù cho giá cả hàng hóa dịch vụ đội lên. Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông là rất cần thiết đối với một xã hội hiện đại, do đó, mặc dù giá xăng dầu tăng, người dân cho dù tiết kiệm tối đa thì vẫn phải sử dụng chúng nhằm phục vụ các hoạt động trong công việc, du lịch, học hành…Với mỗi hộ gia đình ở thành phố, với 3-4 lần tăng giá trong 1 năm (từ 300đ-1000đ/lần), trung bình một hộ 2 xe máy sẽ phải trả thêm 50.000-70.000 đồng/tháng tiền xăng xe. Ngoài ra, giá các mặt hàng khác như giá gas, giá thực phẩm, hàng gia dụng…tăng theo cũng khiến đời sống của những người dân có mức thu nhập thấp và trung bình thêm nhiều khó khăn. Trong khi đó, theo chỉ đạo của Chính phủ trong một số đợt tăng giá xăng dầu không cho phép ngành điện, ngành than tăng giá đã giảm một phần
gánh nặng rất lớn cho đời sống của người dân song lại trở thành một khó khăn đối với doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng trên.
2. Giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước.
Để ổn định kinh tế trong nước, hằng năm Nhà nước phải bỏ ra một khoản bù lỗ cho các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (hiện nay chỉ còn bù lỗ cho mặt hàng dầu). Tuy vậy, số tiền bù lỗ cho các mặt hàng này là tương đối lớn, khiến nguồn thu ngân sách Nhà nước bị giảm theo.
Dưới đây là công thức 42xác định số tiền ngân sách cấp bù lỗ cho doanh nghiệp:
Giá vốn + | Chi phí + | Chi phí - | Doanh thu | |
cấp bù | hàng bán ra | quản lý DN | bán hàng | hàng bán ra |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô Và Tình Hình Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Trong Nước.
- Tốc Độ Tăng Trưởng Cpi Của Việt Nam Giai Đoạn 2003-2007.
- Sự Cần Thiết Của Việc Điều Chỉnh Giá Xăng Dầu Theo Cơ Chế Thị Trường.
- Tổng Hợp Thông Tin Từ Www.rfa.org Và Www.tienphongonline.com , Tra Cứu 03/10/2007.
- Sử Dụng Tiết Kiệm Xăng Dầu Hiện Có Đồng Thời Khai Thác Những Nguồn Năng Lượng Mới Thay Thế.
- Hoàn Thiện Hệ Thống Chính Sách Quản Lý Vĩ Mô Của Nhà Nước.
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Theo công thức trên, số tiền ngân sách cấp bù lỗ cao hay thấp cho từng doanh nghiệp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào 4 chỉ tiêu tài chính phát sinh cho từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, trừ chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp ra, 3 chỉ tiêu tài chính còn lại Bộ tài chính không có bất cứ quy định nào quản lý một cách chặt chẽ, từ đó dẫn đến sơ hở trong công tác quản lý cấp bù lỗ hiện nay. Cụ thể, đối với doanh thu hàng bán ra, do Nhà nước chỉ quản lý giá bán lẻ, còn giá bán buôn hầu như không thể quản lý được. Từ đó dẫn tới việc để cạnh tranh với nhau, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tìm cách tăng chiết khấu, bán với giá cạnh tranh, bởi phần lỗ đã được Nhà nước bù. Do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng ngân sách của Nhà nước, kinh doanh kém hiệu quả, gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. Bởi vì, cho dù giá xăng dầu nhập khẩu tăng bao nhiêu thì toàn bộ khoản bù lỗ vẫn do Nhà nước gánh chịu, doanh nghiệp không phải chịu áp lực kinh doanh thua lỗ.
42 Báo cáo về sửa đổi cơ chế cấp bù lỗ kinh doanh xăng dầu, (2006), Bộ Tài chính.
Ngoài ra, việc giảm thuế nhập khẩu các chủng loại xăng dầu cũng làm giảm ngân sách khoảng 800-900 tỷ đồng/tháng. Khi giá xăng dầu nhập khẩu tăng quá cao, Bộ Tài chính phải lập tức điều chỉnh giảm thuế. Có nhiều giai đoạn mức thuế chỉ còn 0%-5%, duy trì trong thời gian khá dài. Theo thống kê, năm 2004, với mức thuế nhập khẩu xăng dầu 0%, ngân sách nhà nước (NSNN) giảm thu từ nguồn này 4.500 tỷ đồng, bù lỗ cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu 6000 tỷ đồng. Năm 2005, mặc dù đã điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu lên 10%, song NSNN vẫn giảm thu 7.300 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu xăng dầu, bù lỗ cho đầu mối nhập khẩu 10.000 tỷ đồng.43
Từ năm 2006, Nhà nước xóa bỏ bù lỗ giá xăng nhằm giảm bớt áp lực bù lỗ cho ngân sách quốc gia. Tuy vậy, cho đến nay, do mặt hàng dầu có ảnh hưởng rất lớn tới các lĩnh vực sản xuất nên trước mắt, Nhà nước vẫn duy trì chính sách trợ giá cho mặt hàng này. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc bù lỗ mặt hàng xăng dầu nói riêng và các mặt hàng khác nói chung chắc chắn bị xóa bỏ. Đó là yêu cầu khách quan nhằm tạo ra một môi trường tự do cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ sự lệ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước cho thị trường xăng dầu nước ta hiện nay.
3. Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu .
Tình trạng đầu cơ xăng dầu.
Khi nhận thấy giá dầu thế giới tăng, dự đoán khả năng giá xăng dầu trong nước chắc chắn cũng tăng trong thời gian gần, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu cố ý nhập hàng với số lượng lớn song không bán ra ngay, chờ giá
43 Giá xăng dầu thế giới và những đối sách của Việt Nam, (2006), Thị trường giá cả và dự báo (07/2006)
trên thị trường chính thức tăng để thu lời. Đồng thời, các cơ sở này thường thông báo “hết hàng”, “nghỉ bán”, “mất điện”, cố tình ghìm hàng trục lợi, gây hiện tượng khan hàng “ảo” trong xã hội. Thực tế cho thấy hiện tượng này diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các trạm xăng dầu nhỏ hoặc ở các vùng, địa phương mang lại lợi nhuận không nhỏ cho một bộ phận nào đó song lại gây thiệt hại lớn cho xã hội. Do đó, cho tới những đợt tăng giá gần đây, Liên Bộ Tài chính và Bộ Thương mại đã kịp thời chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các chi nhánh kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn tình trạng đầu cơ trục lợi.
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp.
Thứ hai, mặc dù những năm gần đây, giá xăng dầu trên thị trường nội địa liên tục tăng giảm song vẫn thấp hơn nhiều so với giá xăng của nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là chênh lớn so với những nước có cùng đường biên giới như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Theo thống kê tới tháng 03/2007, giá xăng Việt Nam thấp hơn giá tại Campuchia tới 4.800 đồng/lít, một chênh lệch lớn để tình trạng xuất lậu xăng xảy ra. Chênh lệch giá như trên ngoài nguyên nhân Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn Campuchia về hệ thống cảng biển, giao thông, kho bãi nên chi phí vận chuyển thấp hơn, còn do giá xăng vẫn được hỗ trợ từ phía Chính phủ 44.
Tình hình buôn lậu xăng dầu ở biên giới trong những năm trở lại đây vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Cục quản lý thị trường cho biết, hiện nay nhiều cây xăng trên tuyến biên giới lượng bán ra đến mức 500.000-600.000 lít/tháng, gấp 10 lần lượng bán của những cây xăng trong nội thị. Ước tính lượng xăng dầu xuất lậu tại một số tỉnh biên giới có ngày lên tới hàng trăm ngàn lít. Tính đến hết 2005, trong vòng 3 năm, Hải quan và Bộ đội Biên
44 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam. ( 04/2007)