Tốc Độ Tăng Trưởng Cpi Của Việt Nam Giai Đoạn 2003-2007.

tăng 7,2 %, 6 tháng tăng 7,4 %, 9 tháng tăng 7,8 % và quý IV tăng 8,4. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40 tỷ USD, tăng 24% so với 2005 trong đó có các mặt hàng giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD: gạo, cao su, dầu thô, dệt may…Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 44 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 6,6% so với tháng 12 năm 2005, đạt mục tiêu đề ra, thấp hơn tốc độ tăng GDP 23. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, nền kinh tế 2006 vẫn có nhiều yếu kém và bất cập. Trước hết là tốc

độ tăng GDP chưa vững, còn thấp so với tiềm năng. Chất lượng của tăng trưởng kinh tế nhất là sức cạnh tranh còn thấp. Ngoài ra, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế vừa mang lại cơ hội song trong đó cũng còn những thách thức rất lớn với một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển mình như nền kinh tế nước ta.

Năm 2007 mới đi được 3/4 chặng đường nhưng những kết quả đạt được rất khả quan. Trong 8 tháng đầu năm 2007 theo đánh giá chung, tình hình kinh tế cả nước vẫn phát triển toàn diện, công nghiệp tăng trưởng khá, xuất khẩu tăng cao, thu hút FDI đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên phát triển công nghiệp giữa các vùng miền, khu vực và các ngành không đồng đều. Nguyên nhân là do thị trường giá cả vật tư, nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu không ổn định, một số mặt hàng tăng giá như xăng dầu, sắt thép. Tổng mức giá cả 7 tháng đầu năm 2007 đạt 394,49 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1 % so với cùng kỳ năm trước. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp tăng 22,4%, du lịch tăng 44,7%, dịch vụ tăng 35,7%. Việc CPI trong năm nay tăng cao hơn nhiều so với dự báo là vấn đề toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta ngày càng gắn bó chặt chẽ với nền kinh


23 10 sự kiện kinh tế Việt Nam năm 2006- http://www19.dantri.com.vn/kinhdoanh/2006/12/159706.vip

và website Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2006)

tế thế giới, cho nên những tác nhân nằm bên ngoài nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế nước ta. Thứ nhất, trong nhiều năm nay, về ngoại thương, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu. Nền kinh tế trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó khi giá các nguyên liệu này tăng kéo giá cả hàng nhập khẩu và các mặt hàng có liên quan tăng: ví dụ giá dầu thô tăng 27,7% so với đầu năm, nguyên liệu phi dầu mỏ tăng 57,45%...Thứ hai, do giá cả thế giới cao tạo điều kiện cho giá cả mặt hàng xuất khẩu của nước ta cũng tăng cao (ví dụ : giá gạo, giá dầu thô…). Thứ ba,

do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay tăng cao cũng chính là một trong những yếu tố khiến CPI tăng đột ngột như vậy.24

Tốc độ tăng của giá cả hàng hóa được thể hiện trong biểu đồ dưới đây theo từng giai đoạn: 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm và cả năm từ năm 2003 tới 2007, cụ thể:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

24 Kinh tế 7 tháng đầu năm,(2007),Thị trường giá cả (8./2007) và tổng hợp từ web Tổng cục thống kê:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=07/2007).

Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 5


6 tháng đầu năm

6 tháng cuối năm

Cả năm

BIỂU ĐỒ 2.2. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CPI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007.

%

3.0

2.1

2.3

3.2

2.6

9.5

8.4

7.2

6.6

5.2

4.0

5.2

0.9

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

2003 2004 2005 2006 2007 Năm


Biểu đồ: Nguồn: 25

Qua biểu đồ trên có thể thấy tốc độ tăng CPI của nước ta tăng rất mạnh trong những năm qua. Mặc dù Nhà nước luôn có những chính sách kìm hãm tốc độ tăng CPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy nhiên với xu hướng giá cả ở nhóm mặt hàng chính như lương thực thực phẩm, vật tư, nông sản, xăng dầu…vẫn liên tục tăng như hiện nay thì khả năng CPI năm 2007 sẽ tăng từ 8,5%-9%. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.



25 Tổng hợp từ tạp chí Thương mại số 26/2007 và website Tổng cục thống kê

(http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=06/2007)

2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007.

2.1. Tình hình biến động giá xăng dầu trong nước trong giai đoạn 2003-2007.


Biểu đồ 2.3. BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007

Đồng

14.000

12.000

Xăng 90

Xăng 92 Dầu diesel Dầu mazut

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0

2003 2004 2005 2006 2007 Năm


Biểu đồ: Nguồn 26

Trong giai đoạn 2003-2007, giá xăng dầu trong nước được quản lý trực tiếp bởi Nhà nước. Bằng cách áp dụng các biện pháp về giá như trợ giá hàng nhập khẩu, linh hoạt tăng giảm thuế, Nhà nước đã điều chỉnh tăng giảm giá ở mức hợp lý nhất, giảm thiểu những tác động với thị trường chung. Mặc dù như vậy, giá cả xăng dầu vẫn biến động không ngừng và ngày càng có khuynh hướng tăng nhanh. Từ tháng 5/2007, Nhà nước tuyên bố trao quyền định giá cho doanh nghiệp song trên thực tế là giá xăng dầu đến nay vẫn có sự quản lý chứ chưa hoàn toàn “thả nổi”.



26 Biểu đồ do người viết xây dựng dựa trên số liệu trong bảng tổng hợp giá cả xăng dầu-Bộ Tài chính.

Năm 2003 có thể coi là một năm ổn định về phát triển kinh tế- giá cả và thị trường giá cả. Như đã đề cập, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm duy trì ở mức thấp 3%, là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Mặc dù giá dầu thế giới có dao động, song trong nước, Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh giá xăng dầu cho phù hợp. Trong năm có duy nhất một lần điều chỉnh giá xăng dầu như sau: xăng 95: 5.900đ/lít, xăng 92: 5.600đ/lít, xăng 90: 5.400 đ/lít, diesel: 4.400đ/lít, dầu hỏa: 4.300đ/lít. Để giữ được mức giá ổn định như vậy, Nhà nước đã liên tục 05 lần tăng giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu với tiêu chí: giá nhập khẩu tăng, giảm thuế và ngược lại. Việc điều chỉnh mức thuế, thấp nhất là 10% (vào các tháng 1, tháng 7 và tháng 12), và tăng lên 20% (tháng 4), 30% (tháng 5), vừa đảm bảo nguồn thu thuế cho Nhà nước, vừa bình ổn giá trên thị trường, không gây nên hiện tượng tăng giảm giá đột ngột. Có thể nói, trong năm 2003, giá xăng dầu nội địa tương đối ổn định và hợp lý.

Năm 2004 mở ra một giai đoạn đầy sóng gió đối với thị trường xăng dầu trong nước. Mặc dù mức thuế nhập khẩu xăng dầu đã giảm tới mức thấp nhất từ trước tới nay: 5% (tháng 1) và cho tới tháng 5 chỉ còn 0% song giá xăng dầu bán lẻ không ngừng tăng. Trong năm, Nhà nước đã 03 lần có quyết định tăng giá bán lẻ, mỗi lần tăng từ 500-1000 đồng/lít (đối với xăng) và 200 đồng/lít (các loại dầu), sau đó có điều chỉnh giảm giá dầu. Cho tới tháng 06/2004, do áp lực bù lỗ xăng dầu quá lớn, Nhà nước chỉ tiếp tục bù lỗ dầu, không bù lỗ cho mặt hàng xăng. Xét chung cả năm, xăng các loại tăng 1500đ/lít, dầu tăng 130đ/lít. Do giá xăng dầu tăng liên tục khiến chi phí đầu vào của các ngành sản xuất tăng mạnh, đẩy tốc độ giá tiêu dùng trong năm lên tới 9.5%, vượt quá mức tăng GDP và là mức cao nhất từ trước tới nay.

Nhìn lại cả năm 2005 có thể nói thị trường xăng dầu nội địa vẫn giữ được tương đối ổn định cả về nguồn hàng. Mặc dù nguồn cung gặp rất nhiều khó khăn về giá cả, nguồn hàng và vận chuyển nhưng lượng nhập khẩu vẫn

đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Trong năm, Nhà nước đã 03 lần điều chỉnh tăng giá định hướng các mặt hàng xăng dầu, 01 lần điều chỉnh giảm giá bán lẻ mặt hàng xăng. Tính trên cả năm, mặt hàng xăng (RON83, RON90, RON92, RON95) sau 04 lần tăng giảm đã tăng 1.500 đồng/lít, các loại dầu tăng từ 1.200 – 2.600 đồng/lít (trừ diesel 1%S giá không thay đổi so với năm trước). Trong năm, giá xăng 90 dao động trong khoảng 7.800- 9.800đ/lít, xăng 92: 8000-10.000đ/lít, diesel: 5.500- 7.500đ/lít và dầu hỏa: 4.900- 7.500đ/lít. Với mức tăng giá tương đối cao như

vậy khiến chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm đạt mức 8,4%, tương đương với tốc độ tăng GDP của cả nước.27

Bước sang năm 2006, thị trường xăng dầu thế giới nói chung cũng như thị trường xăng dầu nội địa nói riêng diễn biến phức tạp. Cả năm có 04 lần điều chỉnh giá, trong đó 01 lần tăng và 03 lần giảm. Đợt tăng đầu tiên vào tháng 04/2006, các mặt hàng xăng tăng 500-700đ/lít, dầu tăng 300-400đ/lít so với mức giá cũ của tháng 11/2005. Thuế nhập khẩu xăng dầu 0% vẫn được duy trì trong hơn 1 năm (từ tháng 03/2005 tới 04/2006). Do đó, tới tháng 08/2006, Nhà nước đã nâng mức thuế nhập khẩu từ 0%-5% để đảm bảo nguồn thu thuế. Ngay lập tức, giá xăng tăng 1000đ/lít, dầu diesel và dầu hỏa tăng 700đ/lít, các loại dầu khác giá không đổi (do vẫn được nhà nước trợ giá). Đáng chú ý nhất là mặt hàng xăng 90 và 92 tăng ở mức kỷ lục, chạm ngưỡng 11.800đ/lít và 12.000đ/lít gây nên xáo trộn không nhỏ trong đời sống sản xuất. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2006, giá xăng dầu trên thế giới giảm nên tình hình giá xăng dầu trong nước bớt căng thẳng. Giá xăng giảm từ 500- 1000đ/lít, giá dầu giữ nguyên. Cho tới lần giảm giá cuối cùng vào tháng 10/2006, giá các mặt hàng xăng đã thấp hơn mức giá đầu năm (tháng 4/2006)

27 Bảng tổng hợp diễn biến giá bán lẻ xăng dầu- Cục giá cả-Bộ Tài chính.

mỗi lít xăng 500 đồng. Tuy nhiên, song song với các đợt giảm giá xăng, thuế nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng từ 10% lên 15% (tháng 9/2006) tới 20% (tháng 10/2006) và cho tới tháng 12 mới trở lại mức trung bình (10%). Tính trên cả năm, giá các mặt hàng xăng dao động từ 10.100-12.000đ/lít, dầu diesel và dầu hỏa: 7.900-8.600đ/lít, dầu mazut ổn định từ 5.500-5.650đ/lít. Nhờ có những đợt giảm giá liên tục giúp tốc độ tăng CPI trong năm giảm so với 2 năm trước, ở mức tương đối vừa phải, chỉ còn 6,6%.

Năm 2007 là năm có nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý giá xăng dầu. Từ đầu năm tới nay đã có 03 lần giảm giá và 02 lần tăng giá. Tháng 01/2007, giá xăng đã giảm 400đ/lít so với tháng 10/2006, giá dầu không đổi, đồng thời thuế xăng dầu tăng từ 10% lên 15%. Song chỉ sau 2 tháng, giá xăng dầu tiếp tục biến động, tăng 500đ trên mỗi lít xăng. Bắt đầu từ 1/5/2007, Nhà nước chính thức có quyết định số 55/2007/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự định giá, Nhà nước chỉ có nhiệm vụ quản lý gián tiếp. Ngay sau đó, tới ngày 07/05/2007, giá xăng đã tăng 1.200đ/lít so với trước, thuế giảm xuống còn 0%. Đến quý III/2007, giá cả xăng dầu thế giới đã có dấu hiệu ổn định trở lại, do đó, giá xăng trong nước giảm từ 300-500đ/lít, giá dầu không thay đổi. Theo tính toán, giá xăng dầu trong năm 2007 không thể vượt quá 12.000đ/lít. Hiện Nhà nước vẫn quản lý gián tiếp giá xăng thông qua áp dụng biểu thuế (mức thấp nhất là 0%, cao nhất là 20%). Theo kế hoạch, Nhà nước sẽ tiếp tục chuyển quyền quản lý giá mặt hàng dầu cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Như vậy thị trường xăng dầu sẽ hoàn toàn chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, giá cả tuân theo quy luật cung-cầu của thị trường. Với những điều chỉnh mới trong chính sách quản lý giá cả xăng dầu như vậy, giá cả mặt hàng này trên thị trường nội địa trong thời gian tới chắc chắn còn nhiều thay đổi.


BẢNG 2.1

DIỄN BIẾN GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU TỐI ĐA

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí