phòng đã phối hợp bắt giữ 63.000 lít xăng dầu vận chuyển trái phép qua biên giới.45
Bên cạnh các vụ buôn lậu nhỏ lẻ, trong vài năm trở lại đây các lực lượng chức năng đã phát hiện rất nhiều vụ buôn lậu xăng dầu với quy mô lớn. Tiêu biểu có vụ của công ty TNHH Thành Phát-Tiền Giang, trong vòng 4 năm (1998-2002) đã thực hiện trót lọt vận chuyển trái phép 30.000 tấn dầu sang Campuchia, tổng trị giá 5,2 triệu USD. Năm 2005, một vụ buôn lậu xăng dầu bằng đường biển từ Việt Nam qua Trung Quốc đã bị phát hiện, băng nhóm này đã buôn lậu khoảng 55.000 tấn xăng dầu, thu lợi 14,8 triệu USD trong khoảng thời gian 2002-2004. Tại các cửa khẩu biên giới Lào, mỗi ngày Biên phòng bắt giữ khoảng 300 lít xăng dầu xuất lậu. Theo báo cáo, con số
này chỉ bằng khoảng 20% so với số lượng thực tế.46
Như vậy, việc Nhà nước quản lý và hỗ trợ cho mặt hàng xăng dầu nhằm bình ổn giá cả trong nước song vô hình chung lại tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển. Nguồn ngân sách quốc gia lẽ ra để trợ cấp cho người tiêu dùng trong nước thì cũng đồng thời trợ giá cho hoạt động buôn lậu. Do đó, chỉ khi Nhà nước xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp cho mặt hàng xăng dầu, quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, thì Ngân sách nhà nước mới không phải chịu lỗ từ buôn lậu. Khi đó nếu giá xăng dầu trong nước vẫn thấp hơn giá khu vực thì sẽ trở thành cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xăng dầu lớn trong nước.
4. Nguy cơ lạm phát.
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Với người tiêu dùng, lạm phát gần như một loại thuế vô hình đánh vào họ, và những người chịu hậu quả nặng nề nhất của thứ thuế này là những người có
45 Tổng hợp thông tin từ www.rfa.org và www.tienphongonline.com ,tra cứu 03/10/2007.
46 http://www.vass.gov.vn/vien_triethoc/tintuc, tra cứu 03.10/2007.
thu nhập cố định, không được điều chỉnh theo mức tăng giá như công nhân viên chức hưởng lương cố định theo ngạch của nhà nước, người nghỉ hưu, sinh viên v.v. Đối với ngân hàng, lạm phát cũng gây nên áp lực tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh tín dụng. Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất, lạm phát khiến giá cả đầu vào tăng, khiến giảm lượng tiêu thụ và áp lực tăng lương từ người lao động. Nói tóm lại, khi giá cả trung bình của các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng của nó có tính chất lan tỏa, tác động toàn diện tới các lĩnh vực của sản xuất, tiêu dùng khác. Ảnh hưởng của lạm phát sẽ giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập, có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Cpi Của Việt Nam Giai Đoạn 2003-2007.
- Sự Cần Thiết Của Việc Điều Chỉnh Giá Xăng Dầu Theo Cơ Chế Thị Trường.
- Chính Sách Quản Lý Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu .
- Sử Dụng Tiết Kiệm Xăng Dầu Hiện Có Đồng Thời Khai Thác Những Nguồn Năng Lượng Mới Thay Thế.
- Hoàn Thiện Hệ Thống Chính Sách Quản Lý Vĩ Mô Của Nhà Nước.
- Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
trưởng. Hơn nữa, khi lạm phát vượt qua ngưỡng nhất định thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế.47
Lạm phát được đo bằng 2 chỉ số cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). Do xăng dầu là một trong những mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng để tính chỉ số CPI nên sự gia tăng liên tục của mặt hàng này sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên, tức là đẩy chỉ số lạm phát lên cao. Theo thống kê của tạp chí thị trường giá cả (số tháng 6-2006) trong 4 tháng đầu năm 2004: sau đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào tháng 2 tăng 5,6%- 9% đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,4%, 4 tháng đầu năm 2005: điều chỉnh giá xăng dầu tháng 3 tăng 6%-12% đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,3%, 4 tháng đầu năm 2006 chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 3% thấp hơn cùng kỳ trước đó. Trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2007 của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết lạm phát ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% và 7,3% tại thời điểm tháng 8 năm 2007. Điều đáng chú ý là mức lạm phát trung bình của Việt nam cao hơn
47 Nguyễn Trọng Hoài, Ổn định lạm phát-cái giá phải trả,(2005),www.business.hotline.com.vn
các nước trong khu vực. Cụ thể, mức trung bình các nước đang phát triển là thành viên của ADB là 3,4% năm 2005 và 3,3% năm 2006. 48
Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, nên khi giá đầu vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng tới sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát, đây chính là lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Phản ứng dây chuyền tăng giá sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn: nếu giữ nguyên mức giá cũ thì sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc phá sản, hoặc tăng giá nếu muốn giữ nguyên sản lượng. Nếu nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất sẽ tạo ra cung không đủ so với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế và lạm phát xảy ra. Ngược lại, nếu nhiều doanh nghiệp cùng tăng giá thì sẽ làm tăng giá diện rộng cũng sẽ làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế.
Như đã biết, trong vòng 5 năm trở lại đây, giá dầu thô trên thế giới tăng gấp đôi, từ 31,5 $/thùng (2003) lên tới 65 $/thùng (2007) dẫn đến giá cả xăng dầu thế giới cũng tăng nhanh. Nếu lấy theo mức giá xăng dầu của mặt bằng chung của thị trường thế giới áp dụng vào giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, thì tốc độ lạm phát ở nước ta cho đến nay còn cao hơn nhiều so với những con số thống kê ở trên. Song do mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hàng năm nhà nước phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng từ bù lỗ xăng dầu hoặc thất thu từ việc giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, theo chính sách hội nhập kinh tế, từ năm 2008 tới 2009 sẽ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường, nghĩa là khả năng tiệm cận với giá thế giới, thì việc kiểm soát lạm phát không phải là một bài toán đơn giản.
48 Tổng hợp từ trang Thông tin thương mại (http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID=1979&ID=56746),tra cứu 03/10/2007.
Tiểu kết chương II
Như đã phân tích ở trên, diễn biến giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong 5 năm trở lại đây tương đối phức tạp. Mặc dù đã có sự điều chỉnh của Nhà nước nhưng giá cả vẫn lên xuống tương đối thất thường. Một điều đáng lo ngại là giá xăng dầu ngày càng có xu hướng tăng nhanh giảm chậm. Với diễn biến như hiện nay, cùng với chính sách mới trao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp, chắc chắn giá xăng dầu trong nước còn tiếp tục tăng cao. Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu là nước ta là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn, do đó hoàn toàn bị động trước những biến động về giá xăng dầu thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng vượt quá nguồn cung cũng là một trong những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới giá. Những bất ổn về giá của thị trường xăng dầu trong thời gian qua hầu như có tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chương II tập trung đi sâu phân tích diễn biến giá cả trong giai đoạn 2003-2007, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu và nghiên cứu ảnh hưởng của nó. Từ đó đặt ra yêu cầu cần tìm ra giải pháp thích hợp và hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề trên. Do đó, những giải pháp bình ổn giá cả sẽ tiếp tục được đề cập và phân tích trong chương III của đề tài nghiên cứu này.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI.
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC.
Giá cả xăng dầu biến động trong thời gian qua là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới sự ổn định của nền kinh tế và đời sống xã hội. Việc giá cả lên xuống thường xuyên gây khó khăn cho việc dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung. Đối với Nhà nước, áp lực từ nguy cơ lạm phát gia tăng, ngân sách phải chịu gánh nặng quá lớn, khó khăn trong kiểm soát và phát triển kinh tế…Những bất ổn về giá cả đồng thời trở thành cơ hội tốt cho những kẻ đầu cơ và buôn lậu mặt hàng này. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, biến động giá cả làm cản trở hoạt động kinh doanh. Thông thường là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào tăng giảm thất thường khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc điều chỉnh giá sản phẩm, làm cho lợi nhuận giảm sút. Người tiêu dùng cũng chịu áp lực từ việc giá cả các mặt hàng khác tăng theo, trong khi thu nhập thường cố định hoặc tăng chậm, do đó tiêu dùng phải co hẹp lại, đời sống khó khăn hơn.
Do đó, một vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là cần thiết phải ổn định giá cả xăng dầu và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do nó gây ra. Như vậy mới giảm bớt gánh nặng với Nhà nước, giảm thiểu tâm lý bất an của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong xã hội. Bình ổn giá cả nói chung và giá cả xăng dầu nói riêng nhằm mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Có rất nhiều các giải pháp lớn đã và đang được áp dụng như xây dựng mới các nhà máy lọc dầu, chủ trương tiết kiệm xăng dầu hiện có và đưa ra các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước…Ngoài ra, còn có một số biện pháp có tính khả thi mà nhiều nước trên thế giới từng áp dụng như: tích cực tìm nguồn năng lượng thay thế, quản lý
thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường tự do cạnh tranh…Như vậy, để ổn định giá cả trên thị trường xăng dầu nội địa hiện nay, chúng ta cần áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp mới đạt được hiệu quả cao nhất.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC.
1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu.
Hiện nay lượng cung ứng xăng dầu trên thị trường nước ta đều là nguồn nhập khẩu nên giá xăng dầu nội địa bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới và của nước xuất khẩu xăng dầu. Thêm vào đó, mức tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng cao, trong khi các nước lại tăng cường dự trữ, nguồn cung thế giới có xu hướng giảm dần. Hơn nữa Việt Nam có ưu thế về nguồn dầu thô, nếu chỉ dành cho xuất khẩu sẽ là một thiệt thòi cho nền kinh tế trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng từ biến động giá xăng dầu thế giới, việc xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu là thực sự cần thiết và cần được chú trọng.
Theo tính toán, với tốc độ tăng cầu xăng dầu như hiện nay, thì tới năm 2010 nhu cầu sử dụng các sản phẩm xăng dầu của nước ta được dự báo sẽ vào khoảng 18-19 triệu tấn. Nếu như vậy, nước ta phải cần ít nhất 3 nhà máy lọc dầu, công suất mỗi nhà máy 6 triệu tấn/ năm49. Nhờ đó có thể giảm sự phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu khoảng 50%. Một số quốc gia châu Á như
Singapore, Philippines, Thái Lan đều có từ 5 nhà máy lọc dầu trở lên với công suất không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là vấn đề cho chúng ta nghiên cứu và học tập.
Năm 2005, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công tại Dung Quất với tổng đầu tư 2,5 tỷ USD. Dự kiến công trình sẽ đi vào vận hành vào đầu năm 2009, với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm. Nhà máy Dung Quất sẽ cung cấp ra thị trường các sản phẩm gồm xăng 90, 92, khí hóa
49 http://vietnamnet.vn/tinnoibat/2005/05/439603/ , tra cứu 04/10/2007.
lỏng (LPG), dầu hỏa, diesel, mazut và một số chế phẩm khác, đáp ứng khoảng 33% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước 50.
Năm 2006, Chính phủ duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu tại Long Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, công suất thiết kế tối thiểu 7 triệu tấn/năm, chủ yếu sử dụng nguyên liệu dầu thô nhập khẩu, kết hợp sử dụng một phần nguyên liệu trong nước. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trước năm 2015 với tiêu chuẩn tương đương tiêu chuẩn Euro 4.
Năm 2007, dự án nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn – Thanh Hóa vừa được phê duyệt, ước tính công suất 7 triệu tấn dầu thô/năm. Sản phẩm chính là nhiên liệu (LPG, xăng 90,92,95), dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel, FO và hóa dầu.
Theo tin của BBC, tập đoàn China National Overseas Engineering Corporation của Trung Quốc đã lên kế hoạch liên doanh với một công ty Việt Nam để xây một nhà máy lọc dầu có quy mô vừa ở Cần Thơ. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2013, với công suất 2 triệu tấn/năm và 40.000 thùng dầu mỗi ngày. 51
Ngoài ra còn có dự án nhỏ như của công ty Hapaco, đang xúc tiến xây dựng dự án khả thi và thiết kế nhà máy lọc dầu với công suất ban đầu 1 triệu tấn/năm ở khu công nghiệp Đình Vũ- Hải Phòng.
Như vậy, nếu không có thay đổi gì từ phía Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư, thì từ nay tới năm 2005, Việt Nam sẽ có từ 3-5 nhà máy lọc dầu. Với tổng công suất 20-22 triệu tấn dầu thô được đưa vào hoạt động sản xuất cung cấp 15-16 triệu tấn xăng, diesel trong tổng nhu cầu khoảng 27 -28 triệu tấn (đáp ứng khoảng 56% nhu cầu).
Tuy nhiên, các nhà máy mới xây dựng cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới, cụ thể là:
50 Tổng hợp từ Thời báo Kinh tế Việt Nam 2007 và báo điện tử www.vnn.vn
51 Báo Tuổi trẻ.www.tuoitre.com.vn ,tra cứu 04/10/2007.
-Sản phẩm nhẹ ngày càng tăng cao (xăng cao cấp, nhiên liệu máy bay, diesel, naptha, LPG) do đây là nhiên liệu cần thiết và khó thay thế.
-Nhiên liệu FO, dầu hỏa giảm mạnh vì khí đốt và các nhiên liệu thay thế khác sẽ đáp ứng nhu cầu.
-Nguyên liệu cho hóa dầu tăng cả về số lượng và chất lượng.
-Đảm bảo yêu cầu về môi trường: Các tiêu chuẩn về hàm lượng S, các chất thải độc hại của Việt nam hiện nay không còn phù hợp nữa mà phải dựa vào các tiêu chuẩn của Mỹ, EU trong thiết kế sản phẩm.
-Phải kết hợp chế biến sâu với hóa dầu, tức là phải xây dựng các đề án liên hợp lọc hóa dầu chứ không chỉ có lọc dầu hoặc hóa dầu riêng lẻ. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí khai thác vừa mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sau khi gia nhập WTO và mở cửa thị trường xăng dầu, cạnh tranh quốc tế về phân phối sản phẩm ngay trong thị trường nội địa sẽ trở nên gay gắt. Đặc biệt là, khi đó các nhà máy lọc dầu của các nước phần lớn đã gần hết thời kỳ khấu hao cơ bản nên giá thành rẻ, trong khi đó các nhà máy xăng dầu ở nước ta đều hoàn toàn mới, lợi nhuận cận biên sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, không nên xây dựng các nhà máy có công suất quá nhỏ (dưới 3 triệu tấn/năm) do dễ bị thua lỗ, lãng phí. Thêm vào đó, nguồn dầu thô cung cấp cũng không nên quá dựa vào sản lượng trong nước vì sau vài chục năm nữa, sản lượng dầu thô nước ta chưa có gì đảm bảo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như kế hoạch. Đồng thời, cần tích cực huy động vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cần đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho người đầu tư như tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cho phép họ cùng tham gia phân phối sản phẩm, áp dụng biện pháp miễn giảm thuế…Sau khi các nhà máy lọc hóa dầu đi vào hoạt động, cần cổ phần hóa ngay từ đầu để có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhà nước chỉ cần giữ cổ phần tới mức cần thiết để chi phối quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa chiến lược.