Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô Và Tình Hình Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Trong Nước.

phương Tây ủng hộ Isarel trong cuộc chiến tranh Isarel- Ả rập, tổ chức OPEC 16đã lập tức trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng, khiến giá dầu thế giới tăng gấp 4 lần, gây là cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 1. Cho tới cuộc khủng hoảng 1982, nguyên nhân chính là do cuộc xung đột giữa Iran và Irac nổ ra, Iran đã đột ngột ngừng xuất khẩu 2 triệu thùng/ngày khiến giá xuất khẩu dầu tăng khoảng 3 lần17. Ở Việt Nam, trước đây Mỹ thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước ta gây không ít trở ngại cho việc nhập khẩu xăng dầu vào trong nước.

Như vậy có thể thấy những chính sách thương mại quốc tế và những vấn đề về chính trị luôn có tác động theo 2 hướng tới giá cả hàng hóa. Chúng có thể khuyến khích hoặc cản trở khiến hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi hoặc khó khăn, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới yếu tố giá của mặt hàng này.

3.2. Chính sách kinh tế vĩ mô và tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong nước.

3.2.1. Các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu .

Các chủ trương, chính sách quản lý của nhà nước có tác dụng điều chỉnh, định hướng giá cả hàng tiêu dùng nói chung và giá cả mặt hàng xăng dầu nói riêng. Trước đây, khi Nhà nước chưa trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp, một trong những chính sách quan trọng đối với mặt hàng xăng dầu là các nghị định, quyết định về định hướng giá xăng dầu. Thông thường, hàng năm Bộ tài chính sẽ ban hành quyết định về giá bán định hướng mặt hàng xăng dầu. Sau đó sẽ điều chỉnh phù hợp nếu thị trường thế giới có những biến động mạnh về giá cả. Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành Pháp lệnh giá và các các quyết định có liên quan về xử phạt những vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Những chính sách mà Nhà nước ban hành đều có chung mục tiêu xây dựng một thị trường xăng dầu phát triển ổn định và hiệu quả.


16 OPEC: tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó Ả Rập là thành viên chính thức.

17 Thị trường dầu thô thế giới 4 thập niên qua, Tạp chí thị trường giá cả(8/2005),.

Ngoài ra, Nhà nước có thể khuyến khích, ưu đãi đối với ngành hàng thông qua các chính sách đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật, miễn giảm thuế các loại, áp dụng các biện pháp bảo hộ ngành hàng…Ở các nước phát triển, giá cả mặt hàng trên thị trường chủ yếu do quan hệ cung- cầu điều chỉnh, Nhà nước chỉ can thiệp một phần. Ở Việt Nam, cho tới tháng 05/2007, Nhà nước mới ra quyết định không trực tiếp tham gia vào việc điều chỉnh giá xăng dầu như trước mà để doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định mức giá phù hợp. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ ảnh hưởng với giá xăng dầu khi cần thiết bằng cách can thiệp gián tiếp thông qua các chính sách thuế và các chính sách quản lý chung. Đây có thể coi là một bước ngoặt về hoạt động quản lý thị trường xăng dầu trong nước của Nhà nước từ sau đổi mới.

3.2.2. Tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tình hình kinh tế-xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả hàng hóa trong nước. Khi kinh tế ổn định và phát triển, mức sống trung bình cao hơn, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên. Đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, do tính thiết yếu của nó trong mọi lĩnh vực xã hội nên nhu cầu về mặt hàng này ngày càng lớn hơn. Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng cao thì giá cả cũng càng cao là một tất yếu. Ngược lại, nếu nền kinh tế không ổn định, ví dụ xảy ra hiện tượng lạm phát cũng sẽ đẩy giá tất cả các mặt hàng lên cao. Hoặc khi nền kinh tế bị khủng hoảng sẽ tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống, sản xuất đình trệ, hàng hóa khó tiêu thụ dẫn tới giá cả giảm mạnh…Do đó, tình hình phát triển kinh tế xã hội và thị trường có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Kinh tế phát triển bền vững, thì giá cả hàng hóa nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng được duy trì ổn định và ngược lại.

3.2.3. Chính sách giá cả của các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu trong nước.

Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 4

Trước đây, giá bán xăng dầu là do nhà nước chỉ đạo và đưa ra mức giá định hướng theo thời điểm. Các doanh nghiệp căn cứ theo đó để áp dụng với thị trường, đồng thời, bất cứ sự thay đổi nào về giá đều phải được Nhà nước thông qua. Chính vì vậy, chính sách giá cả của doanh nghiệp hầu như không có liên quan và ảnh hưởng đối với thị trường. Doanh nghiệp không được tự đưa ra giá nên không có quyền chủ động đối với mức giá của mặt hàng này.

Tuy nhiên, sau khi Nhà nước áp dụng chính sách giá “thả nổi”18 cho toàn bộ mặt hàng xăng và dầu thì thị trường sẽ có nhiều thay đổi. Bởi vì đối với thị trường mà giá cả do doanh nghiệp hoàn toàn quyết định thì chính sách giá với mặt hàng của doanh nghiệp là khá quan trọng. Khác với các mặt hàng khác, xăng dầu hiện nay là mặt hàng chưa có mặt hàng khác có thể thay thế tuyệt đối. Tiếp nữa là nhu cầu tiêu dùng theo xu hướng tăng trong khi khả năng tiết kiệm năng lượng là có hạn, nên có thể coi thị trường xăng dầu là thị trường thuộc về người bán. Hơn nữa, số doanh nghiệp tham gia thị trường không nhiều, không tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ nên các doanh nghiệp kinh doanh có ưu thế thị trường.

Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chiếm thị phần lớn, tiêu biểu như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Với 60% thị phần, Petrolimex có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành. Với những doanh nghiệp như vậy, họ sẽ có ưu thế về quyền quyết định giá. Giả sử doanh nghiệp này quyết định tăng giá thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn cũng buộc tăng giá theo nếu không sẽ bị thua lỗ. Ngay cả trong trường hợp các doanh nghiệp còn lại không tăng giá thì người tiêu dùng cũng không thể chỉ tiêu thụ sản phẩm của họ vì nguồn cung từ các doanh nghiệp này không đủ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Chính vì vậy, dù muốn hay không người tiêu dùng vẫn phải tiêu thụ mặt hàng của hãng. Nhiều người còn lo ngại khả


18 Chính sách giá “thả nổi”: cơ chế giá tự do, giá cả hàng hóa do quy luật cung-cầu của thị trường quyết định.

năng các doanh nghiệp sẽ liên minh “ngầm” để tăng giá thu lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, Nhà nước vẫn gián tiếp quản lý thị trường xăng, trực tiếp quản lý thị trường dầu nên hoạt động của các doanh nghiệp vẫn trong quyền kiểm soát của Nhà nước. Hơn nữa, khi tăng giá mặt hàng này sẽ dẫn đến giá cả các ngành hàng khác cũng tăng theo, gây hại đến nền kinh tế và có thể tác động ngược trở lại đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đó. Vì vậy, lập ra một chính sách giá hợp lý, vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động với người tiêu dùng là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, đó còn là cơ sở xây dựng và đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định, bền vững.

***


Tiểu kết chương I.


Tóm lại, chương I đã đưa ra những vấn đề cơ bản nhất về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây. Trước hết cần nhấn mạnh xăng dầu có một vai trò to lớn đối với nền kinh tế: là nhiên liệu không thể thiếu trong giao thông vận tải, trong công nghiệp, thương mại…Đồng thời nó mang lại lợi ích vô cùng lớn với nước xuất khẩu và nước nhập khẩu dầu. Đối với thị trường xăng nước ta, đặc điểm cơ bản nhất đó là nguồn xăng dầu hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài. Chính yếu tố này khiến thị trường xăng dầu Việt Nam luôn phải chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới và gây nên biến động giá liên tục trong những năm trở lại đây. Ngoài ra còn một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới giá xăng dầu như: chính sách thương mại quốc tế, chủ trương của Nhà nước, chính sách của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu…Thông qua chương I ta có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường xăng

dầu trong nước, theo đó biến động giá cả trên thị trường đó là một nội dung quan trọng đang được tìm hiểu và nghiên cứu.


CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC.‌‌


I. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY.

Khi đánh giá những biến động giá cả trên thị trường xăng dầu cần phải xét nó dưới góc độ là một nhân tố cấu thành của nền kinh tế. Đồng thời phải xét giá cả mặt hàng xăng dầu nói riêng trong mối quan hệ với giá cả hàng hóa nói chung. Thị trường xăng dầu do nằm trong tổng thể của thị trường hàng hóa và nền kinh tế chung, do đó nó sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Trước hết ta đánh giá tổng thể tình hình kinh tế và thị trường giá cả hàng hóa trong 5 năm trở lại đây.

1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước và những biến động trên thị trường giá cả hàng hóa nói chung trong giai đoạn 2003-2007.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua luôn tăng ổn định và vượt mức kế hoạch ở mức vừa phải, nền kinh tế chưa bị rơi

vào tình trạng phát triển quá “nóng”. Tuy nhiên, song song với tốc độ tăng trưởng GDP là tốc độ tăng giá cả hàng tiêu dùng trong nước (CPI) không ổn định, có năm vượt quá mức tăng GDP (2004). Việc kiềm chế mức tăng CPI thấp hơn tăng GDP luôn là mục tiêu của Chính phủ để xây dựng 1 nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, lạm phát ở mức vừa phải. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, trong 2 năm 2003-2004 chỉ số CPI cao hơn và bằng GDP cho thấy việc kiểm soát giá cả hàng hóa trong đó có mặt hàng xăng dầu là một trong những mặt hàng quan trọng của rổ hàng hóa không phải là 1 vấn đề đơn giản. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng CPI trong thời gian qua như sau:

BIỂU ĐỒ 2.1. SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ CPI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007

GDP CPI

%

9.5

7.3

7.7

8.4

8.17

7.9

6.6

5.2

3.0

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

2003 2004 2005 2006 6 tháng

đầu năm 2007


Năm


Biểu đồ: Nguồn: 19

Năm 2003, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7,3%, cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á với nhiều thành tựu nổi bật. Xuất



19 Biểu đồ do người viết xây dựng dựa trên số liệu của Tạp chí thương mại số 26/2006 và trang web Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=228&ItemID=1915)

khẩu được đánh giá là thành công với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm đạt 19,843 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2002, với các mặt hàng chủ lực là dầu thô, dệt may, da giày, thủy sản…Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm và cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn 5 năm (2003-2007).20

Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2004 có nhiều điểm sáng do hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,6%, là mức cao nhất kể từ năm 1997. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước tính 26 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2003, bình quân 1 tháng đạt 2,16 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng 53% so với năm trước. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tăng do: nền kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng làm tăng cầu hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó sản xuất mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp tăng cao so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt 30 tỷ USD, tăng 23,2% so với 2003. Song nguyên nhân tăng chủ yếu là do yếu tố giá. Nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào tăng giá mạnh đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất nhiều loại mặt hàng khác, nhất là mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng còn lại hầu hết có mức tăng từ 2-9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước tính đạt 372,48 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm trước. Đặc biệt, giá tiêu dùng trong năm tăng cao hơn mức tăng giá tiêu dùng của

những năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 9,5% so với tháng 12, đây cũng là mức tăng CPI cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.21

Bước sang năm 2005, tăng trưởng GDP ước đạt 8,4%( chỉ tiêu 8,5%) cao nhất trong 9 năm qua. Tốc độ tăng xuất khẩu tăng nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, gạo, một số nông sản


20 Kinh tế Việt Nam, 9 sự kiện năm 2003 – Tin nhanh Việt Nam.

21 Tổng quan kinh tế xã hội năm 2004 ,(2005), Thị trường giá cả (01/2005) và website Tổng cục Thống kê:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2004

khác…đều giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch tăng so với năm trước do được lợi về giá xuất khẩu (do giá trên thị trường thế giới tăng). Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt 32,23 tỷ USD, nhìn chung ổn định và tăng so với năm trước. Trị giá nhập khẩu hàng hóa ước đạt 36,88 tỷ USD, tăng 15,4% so với 2004. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cho cả nước đạt 475,38 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm trước và tăng khoảng 12% nếu loại trừ yếu tố tăng giá. Giá tiêu dùng so với tháng trước của tất cả các tháng trong năm đều tăng tuy mức độ có chênh lệch, tăng thấp nhất là 0,4% và tăng cao nhất là 2,5%. Tính trên cả năm, mặc dù giá xăng dầu tăng vọt trên thị trường thế giới nhưng chỉ số giá cả (CPI) trong nước duy trì ở mức thấp hơn năm 2004, đạt 8,4%.22

Năm 2006 là năm Việt Nam có nhiều sự kiện kinh tế- xã hội lớn, tiêu biểu là 3 sự kiện lớn: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và tổ chức thành công hội nghị APEC tháng 11/2006. Ba sự kiện lớn đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu và kinh tế thế giới so với những năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, nền kinh tế nước ta cũng phải đương đầu với nhiều thử thách như: thiên tai (đặc biệt là 3 cơn bão thế kỷ: Chanchu, Xangsane và cơn bão số 9), dịch bệnh gia súc, nông nghiệp, thị trường giá cả chịu ảnh hưởng của những biến động giá một số mặt hàng tiêu biểu như xăng dầu, phân bón, thuốc sâu…của thị trường thế giới. Song vượt qua khó khăn, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và hầu hết vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng gần 8,2% ( kế hoạch 8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ sau tăng cao hơn kỳ trước: quý 1

22 Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2005

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022