2. Sử dụng tiết kiệm xăng dầu hiện có đồng thời khai thác những nguồn năng lượng mới thay thế.
Với điều kiện giá cả xăng dầu tăng nhanh như hiện nay, nước ta cần tổ chức thực hiện ngay chiến lược sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hợp lý trong cả sản xuất và tiêu dùng như nhiều nước đang áp dụng, như : thứ nhất, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế thông qua việc xây dựng những ngành sản xuất có hàm lượng các bon thấp (tức là những ngành kinh tế sử dụng ít nhiên liệu). Thứ hai, cần thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng nhiên liệu thông qua việc đa dạng hóa cung ứng và sử dụng các nguồn năng lượng khác, không để nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ như: khí đốt, sức gió, điện mặt trời, thủy điện, điện nguyên tử, nhiên liệu sinh học…
2.1. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có.
Tiết kiệm nguồn năng lượng không chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra với nước ta mà còn là vấn đề được toàn cầu quan tâm. Trong hoàn cảnh hiện nay bên cạnh việc tích cực tìm ra nguồn năng lượng thay thế, chúng ta vẫn cần tiết kiệm tối đa lượng xăng dầu hiện có. Việc tiết kiệm này cần xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, tập thể, các hộ gia đình cũng như ở các cơ quan, xí nghiệp…
Tiết kiệm xăng dầu trong sản xuất kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung, một trong những điều cần thiết là phải cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc. Bên cạnh đó, phải biết tiết kiệm chi phí đầu vào, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu nhằm tiết kiệm một cách hiệu quả nhất. Cụ thể với từng ngành như sau:
Đối với ngành vận tải: cần giảm định mức tiêu hao nhiên liệu, tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý, kéo dài thời gian khấu hao cho phương tiện, hợp lý hóa quy trình vận tải, tăng khả năng vận chuyển 2 chiều để giảm tỷ lệ xe chạy rỗng…Nghiên cứu hoàn thiện quy định về quản lý, tổ chức các loại hình vận tải nhằm phát huy tính ưu việt của từng loại
phương tiện, phát triển hài hòa các loại hình vận tải…tránh tình trạng có nhiều doanh nghiệp vận tải nhưng manh mún, quy mô nhỏ lẻ lại hoạt động chồng chéo…dẫn đến tỷ lệ phương tiện chạy rỗng khá cao, gây lãng phí và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của xã hội52.
Đối với sản xuất, kinh doanh xi măng: nâng cao chất lượng clinker53,
triệt để tiết kiệm các định mức tiêu hao vật tư chủ yếu như than, điện, xăng dầu, gạch chịu lửa…cải tiến công nghệ sử dụng than thay cho dầu. Nâng cao công suất máy móc thiết bị, kéo dài thời gian chạy máy: hợp lý hóa quá trình mua bán vật tư, lưu thông xi măng nhằm giảm các khoản chi phí trung chuyển, bốc xếp qua kho.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Của Việc Điều Chỉnh Giá Xăng Dầu Theo Cơ Chế Thị Trường.
- Chính Sách Quản Lý Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu .
- Tổng Hợp Thông Tin Từ Www.rfa.org Và Www.tienphongonline.com , Tra Cứu 03/10/2007.
- Hoàn Thiện Hệ Thống Chính Sách Quản Lý Vĩ Mô Của Nhà Nước.
- Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 11
- Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Đối với sản xuất, kinh doanh thép: cũng giống như xi măng, cần quản lý chặt chẽ chất lượng của nguyên liệu đầu vào nhằm giảm tiêu hao vật tư, xây dựng định mức nguyên vật liệu, hàng tồn kho hợp lý.
Ngành than: sản xuất theo hướng tập trung nâng cao công suất các mỏ, giảm đầu mối quản lý. Tăng thời gian hữu ích, giảm giờ máy ngừng, hợp lý hóa khâu cung ứng vật tư đồng thời sử dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí thông qua đầu tư đối với từng loại hình khai thác than.
Ngành điện: vận hành tối ưu các nguồn điện có giá thành thấp (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí, đuôi hơi), đồng thời hạn chế tối đa việc huy động các nguồn điện chạy dầu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiếp tục phấn đấu giảm suất tiêu hao nhiên liệu và điện tiêu dùng trong sản xuất so với kế hoạch được giao; hạn chế vật tư tồn kho, nhất là các loại xăng, dầu, mỡ máy, các loại dây cáp điện, sắt thép và một số loại vật liệu xây dựng. Xu hướng mới hiện nay vẫn đang tiến hành nghiên cứu và áp dụng là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế cho điện thông thường. Như vậy sẽ giảm bớt vai trò của xăng dầu đối với ngành này so với hiện nay.
52 Báo thị trường giá cả, số tháng 09/2006.
53 Clinker: sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá vôi, đất sét và 1 số phụ gia điều chỉnh hệ số như bô xít, quặng sắt, cát…Chất lượng clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng.
Lĩnh vực đánh bắt xa bờ: Nhà nước đã đưa ra các giải pháp về tín dụng như xử lý nợ vay tín dụng đóng tầu khai thác xa bờ, giao cho ngân hàng thực hiện giãn nợ cho ngư dân khai thác hải sản. Bộ tài chính đang hướng dẫn giảm thuế cho ngư dân. Về lâu dài, cần hướng dẫn lại tổ chức sản xuất theo hướng phối hợp giữa khai thác hải sản với dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tiết kiệm nhiên liệu và bảo quản sau khai thác. Tăng cường công tác điều tra nguồn lợi hải sản, nâng cao năng lực dự báo ngư trường khai thác để giúp ngư dân giảm chi phí nhiên liệu cho việc tìm kiếm ngư trường. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, hỗ trợ đào tạo cho nghề cá nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, nghề nghiệp và quản lý của cán bộ, thuyền viên và chủ tàu. ngoài các giải pháp từ Nhà nước, bản thân ngư dân cũng cần nỗ lực hơn nữa trong nhận thức để chuyển đổi nghề nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết sản xuất
và dịch vụ nhằm nâng cao giá trị hải sản khai thác, hiệu quả đánh bắt và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng thu nhập, lợi nhuận.54
Tiết kiệm xăng dầu trong tiêu dùng.
Trong tiêu dùng, việc tiết kiệm xăng dầu là ý thức chung của mỗi cá nhân, mỗi tập thể nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước. Đối với các cơ quan, cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ số lượng ô tô, xe máy được Nhà nước trang bị đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng của đơn vị. Ngoài ra kiên quyết không để xảy ra tình trạng sử dụng xe công cho việc riêng. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách của Nhà nước chi cho việc sử dụng xe công thông qua việc quy định mức giới hạn sử dụng Ngân sách hằng năm cho mỗi đơn vị. Đối với cá nhân và hộ gia đình, cần tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm xăng dầu, vì lợi ích của cá nhân và cho toàn xã hội. Mặc dù phương tiện giao thông là không thể thiếu đối với nhu cầu đi lại của mỗi người song người tiêu dùng vẫn có thể tiết kiệm xăng dầu bằng cách lựa chọn loại phương tiện
54 Tổng hợp từ tạp chí Thương mại và Thị trường giá cả từ năm 2004-2007.
tiêu hao ít nhiên liệu, kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ, sử dụng phương tiện hợp lý…Ngoài ra, có thể lựa chọn một loại phương tiện giao thông thay thế phù hợp như: sử dụng xe buýt thay thế cho xe máy (đặc biệt phù hợp với công nhân viên chức, sinh viên…), hoặc xe đưa đón nhân viên (với những công ty, nhà máy ở xa đô thị)…cũng là một trong những giải pháp tiết kiệm xăng dầu có tính khả thi.
2.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước.
Cần thiết phải có dự trữ của Nhà nước và của doanh nghiệp để bảo đảm an ninh năng lượng, tham gia điều hòa cung cầu khi thị trường có những biến động bất thường. Các nước trên thế giới hiện nay tích cực tăng cường dự trữ xăng dầu. Ở Mỹ, dự trữ khối lượng xăng dầu bằng 100 ngày tiêu thụ bình quân. Nhật coi trọng việc dự trữ dầu để ổn định nguồn cung cấp năng lượng và để bình ổn thị trường khi thị trường thế giới có những đột biến giá hoặc giá trong nước tăng cao bất hợp lý. Hiện dự trữ của Nhật tương đương 173 ngày tiêu dùng (92,08 triệu KL dầu mỏ…). Ở Việt Nam dự trữ xăng dầu mới có 35 ngày.55
Theo thông tin từ Bộ Công nghiệp, Việt Nam mới có kho dầu dự trữ thương mại của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu với tổng dung tích trên 1 triệu m3 tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. Theo quy chế kinh doanh xăng dầu quy định, doanh nghiệp phải có dự trữ bằng 15 ngày tiêu thụ bình quân, vì thế lượng xăng dầu liên tục được đổ vào và rút đi nên không có ý nghĩa chiến lược.
Ngoài kho dự trữ thương mại của doanh nghiệp , các kho dự trữ chiến lược được hình thành theo quyết định 93/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống kho tiếp nhận đầu mối, kho trung chuyển, kho phân phối xăng, dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2010”. Tuy nhiên, kho dự trữ quốc gia nêu trên chỉ sử dụng trong các trường hợp bão
55 Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=24839,tra cứu 04/10/2007
lụt, thiên tai, những trường hợp bất khả kháng và chưa đáp ứng được mục tiêu bình ổn thị trường giá nhiên liệu xăng dầu trong nước trong thời gian dài. Vì vậy, về lâu dài theo các chuyên gia, Việt Nam phải tính đến việc lập kế hoạch, quy hoạch, xác định mục tiêu, quy mô dự trữ xăng dầu quốc gia theo các giai đoạn khác nhau (cân đối với dự trữ trong lưu thông); xác định khu vực dự trữ; tổng vốn và nguồn vốn; phân công công việc giữa các bộ, ngành…Tiếp theo là hoàn thiện Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia56 cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước, theo đó, cần chú ý đến kế hoạch tăng, giảm dự trữ, luân phiên đổi xăng dầu trong kho; kế hoạch phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng…
Bộ Công nghiệp cho biết trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), các nước công nghiệp phát triển đều cho rằng cần xây dựng hệ thống dự trữ xăng dầu để đảm bảo an ninh năng lượng của các quốc gia, đối phó với những biến động xấu bởi khủng hoảng xăng dầu trên thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên 1 chương trình trợ giúp các nước khác (trong đó có Việt Nam) về xây dựng kho dự trữ
xăng dầu chiến lược57. Việt Nam cũng đang xem xét chủ trương kêu gọi đầu
tư nước ngoài để đầu tư vốn và công nghệ xây dựng kho dự trữ xăng dầu, bởi đến nay lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.
2.3. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế.
Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), từ nay tới đến năm 2030 tỷ trọng tiêu thụ dầu lửa trong tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ giảm xuống còn 33% (so với mức 38% hiện nay), trong cùng thời gian trên, tiêu thụ than đá sẽ tăng từ 24% hiện nay lên tới 27%, các dạng nhiên liệu tái tạo có thể lên tới 8-9%. Mặt khác, cũng theo đánh giá của IEA trong trường hợp không có sự thay đổi lớn nào về chính sách năng lượng hiện nay thì nhu
56 Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia, ban hành kèm theo NĐ 10/CP-TTg.
57 Thời báo Kinh tế Việt Nam, tháng 02/2007.
cầu dầu của thế giới sẽ tăng từ mức 85 triệu thùng/ngày hiện nay lên 118 triệu thùng/ngày vào năm 2030, trong đó riêng Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% toàn bộ tiêu thụ thế giới. Do đó, đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu thô, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Trong đó, một số loại nhiên liệu như nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tế bào nhiên liệu…đang là những nguồn năng lượng tiềm năng nhất.
2.3.1. Nhiên liệu sinh học
Hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới khai thác và sử dụng nhiên liệu sinh học ở các mức độ khác nhau. Đó là những nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật sạch, ethanol (chiết xuất ngô, mía đường, sắn), diesel sinh học… Ethanol là loại nhiên liệu được chiết xuất từ nguồn gốc thực vật, đã được sử dụng cho ô tô vào đầu thế kỷ XX. Cũng vào thời điểm đó, ngành công nghiệp lọc dầu phát triển nhanh chóng, đưa xăng dầu lên vị trí hàng đầu. Nhờ giá rẻ, khối lượng cung cấp lớn và nhiều tiện lợi khác của xăng dầu đẫ đẩy cồn ra khỏi thị trường nhiên liệu ô tô. Giờ đây dó giá nhiên liệu cao nên ở nhiều nước vị trí của cồn đang được phục hồi và dạng nhiên liệu này đang được xem là một hướng ưu tiên trong chính sách phát triển nhiên liệu tái tạo.Việc sản xuất và đưa nhiên liệu sinh học vào sử dụng giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu xăng dầu, hơn nữa, chất thải từ nhiên liệu sinh học sạch hơn nhiều so với chất thải từ các loại nhiên liệu truyền thống như xăng dầu, than. 58
Xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học của thế giới ngày càng tăng. Năm 2006 toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng làm nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 tỷ lít, dự kiến năm 2012 là 80 tỷ lít. Năm 2005 sản xuất 4 triệu tấn diesel sinh học và năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 20 triệu tấn diesel sinh học, đến 2010 tăng lên 20 triệu tấn. Brazil là nước đầu tiên
58 Phát triển nhiên liệu sinh học, Tạp chí Thương mại, số 14/2007.
sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp từ năm 1970. Tất cả các loại xăng của nước này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm tiết kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, nước này có khoảng 3 triệu ô tô sử dụng hoàn toàn ethanol và trên 17 triệu ô tô sử dụng E25.
Nhiên liệu sinh học là một trong những giải pháp ưu tiên trong chính sách năng lượng của nhiều nước trên thế giới. Giải pháp này không những giúp giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu mà còn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng việc làm, tăng thêm sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhiên liệu sinh học, Bộ Công nghiệp đang triển khai xây dựng “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học” đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 (xăng pha cồn với hàm lượng cồn tối đa 10%) và dầu sinh học nhằm thay thế một phần nhiên liệu truyền thống hiện nay.59
Mặc dù hiện nước ta có khá nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất nhiên liệu sinh học thành công như sản xuất biodiesel từ đậu nành, mè, dầu phế thải; sản xuất cồn 96% ethanol từ mía, bắp, lúa, sắn…thậm chí chất lượng gasohol sản xuất từ cồn công nghiệp của trường ĐH Bách Khoa-TP Hồ Chí Minh đã thử nghiệm thành công trên ô tô, xe máy, đạt tiêu chuẩn của Mỹ. Bên cạnh đó, hiện đã có nhiều nhà máy ở miền Tây Nam Bộ tự xây dựng hoặc liên kết để chế biến mỡ cá basa thành biodiesel. Tuy nhiên Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học, còn chờ chính sách, cơ chế của Nhà nước tạo được động lực cho lĩnh vực này phát triển. Như vậy tiềm năng phát triển nguồn sinh học ở nước ta là khá lớn, song điều quan trọng là cần có chính sách khuyến khích của Nhà nước nhằm phát triển trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất, hệ thống phân phối. Có như vậy sẽ giải quyết được 3 vấn đề đang tồn tại:
59 Nguyễn Mạnh, Phát triển nhiên liệu sinh học, Thời báo Kinh tế Việt Nam,(31/7/2007)
giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hơn nữa là phát triển kinh tế nông thôn.
2.3.2. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Theo ước tính, dòng năng lượng này sẽ còn duy trì trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Đây là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu của loài người. 60
Trong khi các dạng năng lượng truyền thống đặc biệt là dầu thô đang ngày một cạn kiệt, thì ánh sáng mặt trời được coi là một trong những kho năng lượng quý giá có thể thay thế được. So với các dạng năng lượng khác, năng lượng mặt trời có ưu thế hơn là vừa sạch, vừa rẻ, lại gần như vô tận. Bởi thế, nó đã sớm được con người nghĩ đến và tìm cách khai thác. Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang ngày càng bùng nổ và có thể cung cấp 2,5% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2025 thay cho nguồn nhiên liệu hóa thạch- theo báo cáo của tổ chức hòa bình xanh và hiệp hội công nghiệp sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời châu Âu (EPIA).Theo 2 tổ chức này, vào năm 2025, nguồn năng lượng mặt trời sẽ thay cho sản lượng điện hàng năm của khoảng 150 nhà máy điện chạy bằng than đá. Báo cáo cho biết các hệ thống sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời hiện đang cung cấp 0,5% nhu cầu điện của thế giới và có thể tăng lên 2,5% vào năm 2025, sau đó tăng vọt lên 16% vào năm 2040.
Trên thế giới, khi giá dầu ngày càng có xu hướng tăng cao thì một số quốc gia đã đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu năng lượng mặt trời như là một giải pháp khả quan và hữu hiệu. Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp điện tử lớn ở Nhật đã vô cùng thành công trong sản xuất pin năng lượng mặt trời. Đồng thời Chính phủ nước này cũng trợ cấp khuyến khích việc áp dụng
60 Bách khoa toàn thư Việt Nam www.vi.wikipedia.org