Sự Cần Thiết Phải Điều Chỉnh Giá Xăng Dầu Theo Cơ Chế Thị Trường

chủ yếu từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (80%), còn lại là Malaisia, Thái Lan và Hàn Quốc. Giá xăng dầu trên các thị trường này có sự chênh lệch tương đối. Nói chung, giá nhập khẩu từ thị trường Singapore thường thấp hơn nhập từ Đài Loan hoặc Thái Lan. Do đó, phụ thuộc vào đối tác làm ăn của doanh nghiệp mà lợi nhuận chênh lệch giữa các doanh nghiệp cũng khác nhau. Ngoài ra, giá nhập còn phụ thuộc vào mối quan hệ mua bán thường xuyên hay không thường xuyên; số lượng hàng mua bán giữa 2 bên; hình thức thanh toán; địa điểm giao, nhận hàng… Thực tế trong thời gian qua, giá nhập khẩu cùng một loại hàng xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước tại cùng một thời điểm là khác nhau.

Hiện nay giá xăng dầu trong nước vẫn theo mặt bằng chung, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều đưa ra một mức giá thống nhất. Tuy nhiên, theo nghị định 55 được ban hành ngày 01/05/2007 Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự định giá bán chứ không quản lý cố định như trước. Ngay sau đó các doanh nghiệp đã đồng loạt tăng giá bán lẻ xăng mặc dù vẫn thống nhất một mức giá. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ, giá cả giữa các doanh nghiệp sẽ dần dần có sự chênh lệch. Hiện nay, thị trường xăng dầu Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thực sự có tính cạnh tranh. Do vậy các doanh nghiệp nắm thị phần lớn vẫn có khả năng liên kết với nhau để tăng giá. Bởi như vậy các bên tham gia đều có lợi hơn là cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá. Hơn nữa, xăng dầu là mặt hàng cầu ít co giãn, cho dù giá tăng thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận do không có lựa chọn khác. Do đó chính sách giá cả của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả của mặt hàng này. Nếu không có sự quản lý gián tiếp của nhà nước cùng với việc xây dựng môi trường tự do cạnh tranh nhằm giữ giá ở mức hợp lý thì trong giai đoạn tới, giá cả xăng dầu ở nước ta sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp.

2. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường

Từ những phân tích về diễn biến giá xăng dầu từ năm 2004 đến nay có thể thấy giá xăng dầu trong nước thường xuyên biến động theo xu hướng tăng nhanh nhưng giảm chậm. Trên thực tế đây là giai đoạn giá xăng dầu vẫn trong tầm kiểm soát và quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo sự bình ổn giá đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước, trong đó có xăng dầu, Nhà nước thực hiện việc quản lý giá bán các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp hàng năm, nếu phát sinh lỗ thì được nhà nước cấp bù. Như vậy, Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua việc quy định giá bán lẻ và hỗ trợ tài chính bằng con đường bù giá. Do đó, trong khi giá cả xăng dầu thế giới biến động rất mạnh song giá xăng dầu trong nước do có sự bảo trợ của Nhà nước vẫn được kiềm chế ở mức độ nào đó. Mặc dù theo quy định mới từ tháng 05/2007, các doanh nghiệp kinh doanh xăng được phép tự định giá song trên thực tế quy định này chưa được thực hiện triệt để. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những bất cập từ cơ chế đền bù giá đã cho thấy việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường là một sự cần thiết do những nguyên nhân sau:

Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong cam kết với WTO Việt Nam không mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đọan, đến năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn. Cùng với lộ trình thực hiện cam kết của WTO, ngày 16/09, Bộ Tài chính cùng lúc đã có 2 quyết định về xăng dầu. Bên cạnh quyết định số 78/2008/QĐ - BTC về việc giảm giá bán dầu diezen và cơ chế điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã có thêm một quyết định số 79/2008/ QĐ- BTC về cơ chế quản lý điều hành giá xăng dầu. Theo đó, kể từ ngày 16/09, Nhà nước chấm dứt bù lỗ, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều tuân theo cơ chế thị trường. Theo đó, kể từ 11 giờ ngày

16/09 giá bán dầu diezen do thương nhân sản xuất và kinh doanh xăng dầu

quyết định thực hiện theo cơ chế thị trường đã được quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ - CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa, mazut sẽ tiếp tục thực hiện cơ chế thị trường như đã hiện nay và tuân theo các quy định hiện hành. Như vậy, mặt hàng cuối cùng trong danh sách trợ giá xăng dầu của Chính phủ là diezen đã chấm dứt trợ giá. Lộ trình thực hiện giá thị trường đối với xăng dầu về cơ bản đã hoàn tất. Kể từ đây, diễn biến giá xăng dầu trong nước sẽ tuân theo diễn biến chung của thế giới, chấm dứt bù lỗ. Việc can thiệp của Nhà nước sẽ hạn chế trong một số trường hợp cụ thể, cấp bách.

Khi đó, Nhà nước sẽ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự định giá, đồng thời xóa bỏ cơ chế bù lỗ mặt hàng này. Điều đó sẽ giúp đảm bảo ổn định các cân đối vĩ mô như xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, thu chi ngân sách, không tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát. Qua đó được sự thích ứng chung của nền kinh tế, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bởi vì, khi đã hội nhập sẽ

hình thành đồng bộ yếu tố thị trường và xóa bỏ bao cấp. Giá đúng thì hạch toán của doanh nghiệp, người dân và cả nền kinh tế mới đúng62. Khi Nhà nước không bù lỗ thì tiêu dùng mới tiết kiệm, doanh nghiệp giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách bù lỗ của Nhà nước, chủ động trong kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh khi thực hiện mở cửa thị trường. Hơn nữa,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

qua một số năm thực hiện đã cho thấy áp lực bù lỗ xăng dầu của ngân sách Nhà nước quá lớn, gây ra nguy cơ phá vỡ thu chi ngân sách Nhà nước. Ngoài việc Nhà nước bị mất hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ còn phải chịu thiệt hại do nguồn thu giảm từ việc giảm nguồn thuế nhập khẩu xăng dầu. Thêm vào đó, giá xăng dầu được bảo hộ sẽ thấp hơn giá xăng dầu các nước trong khu vực, từ đó dẫn đến hiện tượng buôn lậu xăng dầu qua biên giới, gây


Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 9

62 Họp báo và đối thoại trực tuyến về cơ chế kinh doanh xăng dầu với nguyên bộ trưởng TM Trương Đình Tuyển 20/04/2007 (www.vietnamnet.vn).

thất thoát ngân sách cho Nhà nước, hơn nữa như vậy nhà nước đương nhiên phải bù lỗ cho cả nạn “buôn lậu”. Chưa kể do lợi nhuận nhờ chênh lệch, nhiều doanh nghiệp cũng tích cực đầu cơ xăng dầu và mang bán cho các nước khu vực dưới hình thức tạm nhập, tái xuất.

Cùng với việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng được tự định giá, Nhà nước chỉ quản lý gián tiếp thông qua chính sách thuế và một số quy định quản lý khác. Đó là điều tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó hệ thống giá cả trong nước trong đó có giá xăng dầu cũng cần phải hội nhập, nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế thích ứng mặt bằng giá chung trên thị trường thế giới.

CHƯƠNG III‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI


I. DỰ BÁO CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Nguồn cung

Thị trường dầu mỏ 2009 dự báo sẽ vẫn bị tác động bởi những diễn biến bất lợi trên thị trường tài chính cũng như tình hình kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái nặng. Bản báo cáo mới nhất của Tổ chức Nghiên cứu Năng lượng Cambridge cho biết, sự suy giảm vốn đầu tư vào sản xuất dầu khí sẽ khiến nguồn cung mặt hàng này giảm khoảng 8 triệu thùng mỗi ngày. Tình hình tài chính khó khăn đã buộc nhiều công ty phải cắt giảm chi tiêu và trì hoãn việc triển khai một số dự án có giá trị. Giá dầu đã giảm 63% kể từ khi chạm đỉnh 147 USD/thùng vào giữa năm ngoái. Hiện giá dầu đang được giao dịch hơn mức 50 USD/thùng sau khi OPEC giảm sản lượng với mục đích ngăn giá dầu giảm. Nhưng ngay cả khi vẫn hơn 50 USD/thùng, nhiều nhà sản xuất vẫn cảnh báo giá dầu vẫn quá thấp để tiếp tục duy trì đầu tư vào ngành dầu. Trong tháng này, cuộc họp của các nhà sản xuất dầu thuộc OPEC tại Vienna cũng cảnh báo khả năng về một cú sốc giá dầu khi nhu cầu tăng trở lại trong năm tới. Nguyên nhân do 35 dự án mới tại những quốc gia thuộc OPEC có thể bị hoãn đến năm 2013. Trong cuộc họp của OPEC tại Vienna diễn ra ngày 15/03/2009, phó giám đốc của IMF, ông John Lipsky đã phát biểu rằng, giá dầu càng giảm xuống mức thấp trong lâu dài, sẽ càng có nhiều tác động

tiêu cực đến cung dầu sau này. Mặt khác, giá dầu hạ có thể là bước đệm tạo đà tăng giá trong tương lai.63

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cảnh báo: những nước tiêu thụ và các kho dự trữ không ngừng tăng lên có thể khiến cho thị trường dầu mỏ tiếp tục bị chấn động trong thời gian tới. Trong một báo cáo gần đây của OPEC, tổ chức này dự tính năm nay nhu cầu về dầu mỏ thế giới sẽ giảm

580.000 thùng/ngày, gấp 3 lần so với mức dự đoán 180.000 thùng/ngày trước đó. Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, từ cuối năm ngoái khi tổ chức này quyết định cắt giảm sản lượng là 4,2 triệu thùng/ngày, dường như xu hướng giá dầu giảm mạnh đã chững lại. Nhưng OPEC khẳng định, cùng với việc nhu cầu về dầu mỏ giảm sút và các nhà máy lọc dầu bắt đầu bước vào thời kỳ tu sửa đều để lại những tác động rất rõ ràng với thị trường dầu mỏ thế giới.

Các cuộc khảo sát thị trường của OPEC cho thấy, các nước (điển hình là Trung Quốc và Mỹ) đã tận dụng những lúc giá dầu dao động mà mở rộng các chiến lược trữ tích trữ dầu mỏ, nhằm tận dụng việc sinh lời khi giá dầu sẽ bật cao trở lại, cũng là nguyên nhân khiến thị trường dầu mỏ biến động. Bộ Năng lượng Mỹ đã khẳng định việc tích cực khôi phục chiến lược tích trữ dầu mỏ, trong khi đó các quan chức của Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng họ đã lợi dụng thời điểm giá dầu xuống thấp để tăng cường tích trữ.

Về phương diện cung ứng, năm 2009 OPEC dự đoán về sản lượng dầu mỏ của các nước không ngoài OPEC giảm xuống 50,890 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức dự đoán trước đó 26 triệu thùng/ngày. Do vậy mà sự cung ứng về dầu mỏ của các nước không thuộc OPEC sẽ tăng lên 550 nghìn thùng/ngày64. Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA dự kiến nguồn cung cấp dầu

thô của thế giới bắt đầu khan hiếm từ năm 2010 và sẽ tăng chậm hơn dự kiến


63 Tổng hợp từ website của Tổ chức Nghiên cứu Năng Lượng Cambridge: www.cera.comtra cứu ngày 28/03/2009

64 Tổng hợp từ website của Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa OPEC: www.opec.orgtra cứu ngày 29/03/2009

kể từ năm 2013. Sản lượng khai thác dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ đạt 95,33 triệu thùng/ngày vào năm 2012, giảm 2,7 triệu thùng/ngày so với dự đoán cách đây một năm. Mức tăng nguồn cung cấp hàng năm sẽ tương đương hoặc vượt mức tiêu thụ cho đến năm 2010, nhưng sau đó giảm xuống còn chưa đầy 1 triệu thùng/ngày từ năm 2010-2013. Tốc độ tăng nguồn cung của các nước ngoài OPEC trong mấy năm gần đây đều không ấn tượng cho dù giá dầu hồi tháng 07/2008 đã leo lên mức đỉnh điểm gần 150 USD/thùng. Trong khi cũng đã đến lúc cần phải thay thế sản lượng bị sụt giảm ở các mỏ lớn đã khai thác từ lâu, nơi mà các nhà phân tích ước tính sản xuất đang co lại khoảng 4- 5%/năm. Giới phân tích lập luận rằng tốc độ sụt giảm này đang có xu hướng gia tăng do giá dầu hiện đã giảm còn khoảng 40 USD/thùng và các điều kiện tín dụng thắt chặt, làm cắt giảm đầu tư để duy trì sản xuất. Trong khi đó các mỏ mới và nhỏ hơn cũng bắt đầu sụt giảm chất lượng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng đối với các nước ngoài OPEC, sản xuất đã lên đến đỉnh điểm ở hầu hết các nước và sẽ lên ở một số nước khác trước thời điểm năm 2030. Sản lượng của Nga, nước sản xuất dầu thô đứng thứ hai thế giới sau Arập Xêút thuộc OPEC, đã giảm trong năm 2008 và là lần giảm đầu tiên trong 10 năm qua. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng sản xuất của Nga tiếp tục dậm chân tại chỗ hoặc thấp hơn trong năm 2009.

Sự cạn kiệt nhanh chóng của các mỏ dầu, nhất là ở Biển Bắc và Mêhicô

- nơi sản lượng đang giảm tới hơn 20%/năm - có nghĩa 14,8 triệu thùng trong tổng số 16 triệu thùng cung cấp mới từ các nước ngoài OPEC trong 5 năm tới sẽ bù đắp sự thiếu hụt từ hoạt động khai thác ngày càng kém ở các mỏ dầu cũ. Trong khi đó, OPEC cũng đang cố trì hoãn các dự án ảnh hưởng tới khả năng tăng thêm công suất của tổ chức này. IEA đã giảm mạnh dự đoán về khả năng cung ứng dầu thô của OPEC trong giai đoạn năm 2008-2013 thấp hơn 1,2 triệu thùng/ngày so với dự kiến trước đó.

2. Nhu cầu

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu nhu cầu dầu mỏ thế giới có xu hướng giảm mạnh trong những tháng gần đây. Theo Viện Dầu mỏ Mỹ (API), trong cả năm 2008, lượng dầu được phân phối mỗi ngày đã giảm 6% xuống còn 19,4 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Nhu cầu của tất cả các loại sản phẩm từ dầu thô đều giảm. Tổ chức OPEC dự đoán, năm 2009, nhu cầu về dầu mỏ của Thế giới có thể là 85,13 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với con số 85,66 triệu thùng/ngày của dự đoán trước đây, và cũng thấp hơn nhu cầu của thế giới năm2008 là 85,70 triệu thùng/ngày.

Mặc dù hiện tại, nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc đang giảm nhưng OPEC vẫn dự đoán về nhu cầu của đất nước này, năm 2009 sẽ tăng thêm 8,16 triệu thùng/ngày, tăng so với năm 2008 là 2,25% (180.000thùng). Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu mỏ đứng thứ hai sau Mỹ. Trong báo cáo hàng tháng về dầu mỏ công bố tại Pari (Pháp) ngày 10/04/2009, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA một lần nữa hạ mức dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2009 xuống còn 83,4 triệu thùng/ngày, giảm 2,4 triệu thùng so với năm 2008 và là mức thấp nhất kể từ năm 2004.

Đây là lần thứ tư kể từ tháng 10/2008, IEA hạ mức dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới, theo đó mức giảm tổng cộng qua các lần điều chỉnh dự báo từ đầu năm đến nay là 3 triệu thùng/ngày.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng dự đoán kinh tế thế giới sẽ suy giảm 1,4% thay vì phục hồi như dự báo trước đó, trong đó kinh tế của 30 nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cũng không tránh khỏi tác động. Các số liệu thống kê trong quý I/2009 cho thấy nhu cầu dầu mỏ thế giới thấp hơn rất nhiều so với dự đoán trước đó, giảm tới 700.000 thùng/ngày.

Kể từ tháng 09 năm 2008, OPEC đã cắt giảm tổng sản lượng tới 3,36 triệu thùng/ngày xuống dưới mức 28 triệu thùng/ngày. Đây là con số thấp

nhất kể từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tại Iraq năm 2003. Sản lượng dầu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022