Sự Cần Thiết Của Việc Điều Chỉnh Giá Xăng Dầu Theo Cơ Chế Thị Trường.


2.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.

Từ những phân tích về diễn biến giá xăng dầu từ năm 2003 đến nay có thể thấy giá xăng dầu trong nước thường xuyên biến động theo xu hướng tăng nhanh. Trên thực tế đây là giai đoạn giá xăng dầu vẫn trong tầm kiểm soát và quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo sự bình ổn giá đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước, trong đó có xăng dầu, Nhà nước thực hiện việc quản lý giá bán các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp hàng năm, nếu phát sinh lỗ thì được nhà nước cấp bù. Như vậy, Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua việc quy định giá bán lẻ và hỗ trợ tài chính bằng con đường bù giá. Do đó, trong khi giá cả xăng dầu thế giới biến động rất mạnh song giá xăng dầu trong nước nhờ có sự bảo hộ của Nhà nước vẫn được kiềm chế ở một mức nào đó. Mặc dù theo quy định mới từ tháng 05/2007 các doanh nghiệp kinh doanh xăng được phép tự định giá song trên thực tế quy định này chưa được thực hiện triệt để. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những bất cập từ cơ chế bù giá đã cho thấy việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường là một sự cần thiết do những nguyên nhân sau:

Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong cam kết với WTO Việt Nam không mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đoạn, đến năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn. Khi đó, Nhà nước sẽ cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự định giá, đồng thời xóa bỏ cơ chế bù lỗ mặt hàng này. Điều đó sẽ giúp đảm bảo ổn định các cân đối vĩ mô như xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, thu chi ngân sách, không tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát. Qua đó đạt

được sự thích ứng chung của nền kinh tế, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bởi vì, khi đã hội nhập sẽ hình thành đồng bộ yếu tố thị trường và xóa bỏ bao cấp. Giá đúng thì hạch toán của doanh nghiệp, người dân và cả nền kinh tế mới đúng28. Khi nhà nước không bù lỗ thì tiêu

dùng mới tiết kiệm, doanh nghiệp giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách bù lỗ của Nhà nước, chủ động trong kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh khi thực hiện mở cửa thị trường. Hơn nữa, qua một số năm thực hiện đã cho thấy áp lực bù lỗ xăng dầu của ngân sách nhà nước quá lớn, gây ra nguy cơ phá vỡ thu chi ngân sách nhà nước. Ngoài việc Nhà nước bị mất hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ còn phải chịu thiệt hại do giảm nguồn thu từ việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu.Thêm vào đó, giá xăng dầu được bảo hộ sẽ thấp hơn giá xăng dầu các nước trong khu vực. Từ đó dẫn đến hiện tượng buôn lậu xăng dầu qua biên giới, gây thất thoát ngân sách cho nhà nước, hơn nữa như vậy nhà nước đương nhiên phải bù lỗ cho cả nạn “buôn lậu”. Chưa kể do lợi nhuận nhờ chênh lệch, nhiều doanh nghiệp cũng tích cực đầu cơ xăng dầu và mang bán cho các nước khu vực dưới hình thức tạm nhập, tái xuất.

Từ năm 2000 đến ngày 19/06/2004, Ngân sách Nhà nước cấp bù toàn bộ số lỗ phát sinh. Từ sau 20/04/2004 đến nay, Nhà nước xóa bỏ bù lỗ với mặt hàng xăng. Trong khi đó, Nhà nước vẫn tiếp tục bù lỗ mặt hàng dầu. Do giá mazut và diesel tác động rất lớn tới sản xuất nên dễ bị sốc và làm đảo lộn mặt bằng giá vì vậy việc thả nổi phải có lộ trình. Tuy nhiên, Nhà nước bù lỗ cho cả dầu mazut và diesel như hiện nay là đang bao cấp cho cả doanh nghiệp nước ngoài, vì các doanh nghiệp nước ngoài tiêu dùng mazut rất lớn. Theo kế hoạch, cuối năm 2007 sẽ bỏ trợ cấp mazut và sang đầu năm 2008 bỏ trợ cấp diesel.


28 Họp báo và đối thoại trực tuyến về cơ chế kinh doanh xăng dầu với bộ trưởng TM Trương Đình Tuyển 20/ 04/2007(www.vietnamnet.vn).

Song song với xóa bỏ cơ chế bù lỗ xăng dầu, theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước sẽ dần dần điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Bắt đầu từ tháng 05 năm 2007, Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng được tự định giá, nhà nước chỉ quản lý gián tiếp thông qua chính sách thuế và một số quy định quản lý khác. Trong tương lai sẽ tiến tới thả nổi giá dầu theo cơ chế thị trường. Đó là một tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó hệ thống giá cả trong nước trong đó có giá xăng dầu cũng cần phải hội nhập, nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế thích ứng với mặt bằng giá chung trên thị trường thế giới.‌

II. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY NÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN 2003- 2007.

1. Tác động của biến động giá xăng dầu thế giới trong thời gian qua.

Giá xăng dầu trên thế giới chịu tác động lớn nhất từ giá dầu thô. Như đã biết, tất cả các sản phẩm xăng dầu đều được làm từ dầu thô thông qua quá trình lọc hóa dầu. Do đó, khi giá dầu thô biến động lập tức có ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu trên toàn thế giới. Có thể nói, biến động của giá dầu thô là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên sự bất ổn giá cả trên thị trường xăng dầu.


Biểu đồ 2.4. GIÁ DẦU THÔ GIAO NGAY TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.


USD/ thùng

70

60

50

31.08

40

28.85

30

20

10

0



41.51

n

WTI tại Newyork

Brent tại Luân Đô

56.64

66.05

65.16

65.8

64.45

4


54.57



38.26

2003 2004 2005 2006 8 tháng

đầu năm 2007

Biểu đồ: Nguồn 29

Theo dõi biểu đồ giá 2 loại dầu thô 30 giao ngay: WTI tại Newyork và Brent tại Luân Đôn có thể thấy trong vòng 5 năm trở lại đây, giá dầu thô trên thế giới liên tục leo thang với những mức cao kỷ lục. Tính tới thời điểm năm 2007, giá dầu thô đã tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2003. Tuy nhiên giá dầu thô trên các thị trường luôn diễn biến theo 2 xu thế rõ rệt: tăng liên tục trong những tháng đầu năm sau đó lại giảm đáng kể. Song nhìn chung, các đợt tăng nhiều hơn các đợt giảm, đồng thời mức tăng luôn cao hơn mức giảm nên tính chung cả năm, giá dầu thô luôn tăng cao hơn năm trước. Trong 2 năm gần đây, giá dầu thô trên thị trường thế giới dao động trong khoảng 60-65 USD/ thùng/năm, thậm chí có giai đoạn như tháng 8 vừa qua giá dầu tăng tới 79,91

29Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên số liệu của trang thông tin năng lượng thế giới EIA.

www.eia.doe.gov

30 WTI (West Texas Intermediate): Chỉ dầu mỏ ở Bắc Mỹ.

Brent: chỉ dầu mỏ ở châu Âu, châu Phi và một phần Trung Cận Đông.

USD/thùng. Với tốc độ tăng nhanh và giá cả cao như vậy nên đã trực tiếp ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường xăng dầu thế giới và khu vực. Lấy ví dụ giá xăng dầu giao ngay trên thị trường Singapore, một trong những thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn của nước ta, giá xăng dầu tăng mạnh theo các năm. Năm 2003, giá xăng dầu mới chỉ có 82.38 cent/gallon đột ngột tăng lên 112.78 cent/gallon (2004) và tới năm 2006 đã lên tới 174.97 cent/gallon. Về nguyên tắc khi giá dầu thô thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng tăng, nhưng không theo đúng biên độ mà có độ trễ nhờ lượng tồn kho. Có khi giá dầu thô giảm mà giá xăng chưa giảm ngay (do biến độ thường không cùng nhịp).

Những biến động trên thị trường xăng dầu thế giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trước hết là do cung không đủ đáp ứng cầu. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới phát triển rất khả quan, đạt tốc độ 4,3%-5%/năm. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới tăng nhanh và dường như vượt quá khả năng gia tăng nguồn cung. Theo số liệu của cơ quan Thông tin năng lượng thế giới EIA, mỗi năm nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên toàn cầu tăng lên khoảng 1 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tăng kỷ lục nhất vào giai đoạn 2003-2004, từ 79,6 triệu thùng/ngày tăng tới 82,33 triệu

thùng/ngày (tăng 2,7 triệu thùng/ngày). Trong khi đó nguồn cung dầu tăng vẫn thấp hơn 0,1 đến 0,25 triệu thùng/ngày so với nhu cầu tiêu thụ31. Nguồn cung thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu làm giá dầu tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong suốt giai đoạn 2003-2007. Ngoài ra, những bất ổn về chính trị ở các nước cung cấp dầu mỏ lớn như chiến tranh ở Irac, căng thẳng tại Trung Đông, Venezuela, Nigeria, những mâu thuẫn giữa Iran và Mỹ…cũng là những

nguyên nhân dễ thấy nhất làm giảm nguồn cung dầu.


Hơn nữa, giá sản phẩm xăng dầu tăng cao hơn giá dầu thô còn do trong 5 năm gần đây, có rất ít đầu tư vào việc xây mới các nhà máy lọc dầu,


31 Thị trường dầu thô thế giới bốn thập niên qua, (2005), Thị trường giá cả (8/2005).

dẫn đến việc dư dầu thô nhưng lại thiếu sản phẩm xăng dầu. Tình trạng các nhà máy cũ phải nâng cấp hoặc xây dựng mới, công nghệ phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như để lọc các loại dầu nặng, dầu chua, chi phí đầu tư xây dựng đường ống dẫn hoặc đóng mới các tàu chở dầu hiện đại cộng với các hoạt động đầu cơ và các tác động chính trị càng đẩy giá xăng dầu thế giới lên cao.

Vấn đề giá dầu thô tăng theo thời gian là một khuynh hướng không thể đảo ngược, nó liên quan đến tình trạng cạn kiệt nguồn khai thác vì dầu thô là nguồn tài nguyên không tái tạo. Trong những năm gần đây, các mỏ mới, lớn, phát hiện ngày càng ít dần, trong lúc các mỏ đang khai thác thì đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm hoặc đang chuyển sang giai đoạn kết thúc. Theo thông báo của Trung tâm phân tích tình trạng cạn kiệt dầu (ODAC) ở London thì năm 2000 có 13 mỏ mới được phát hiện với trữ lượng 500 triệu thùng trở lên, năm 2001 giảm xuống còn 6, năm 2002 phát hiện 2 mỏ và năm 2003 chỉ có 1 mỏ thuộc tầm cỡ nói trên. Các mỏ có trữ lượng trên 500 triệu thùng cung

cấp đến 80% sản lượng đầu tiêu thụ trên thị trường thế giới, do đó hiện tượng cạn kiệt dầu trở thành một nguy cơ đối với toàn cầu32. Ngày nay, người ta phải đi tìm các mỏ nhỏ, mỏ biên, mỏ ở các vùng nước sâu hoặc điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, công nghệ càng hiện đại, vận chuyển càng xa càng đắt tiền, nên giá thành thùng dầu mỗi ngày một tăng cao33. Những nhân tố cơ bản trên khiến giá dầu thế giới luôn trong tình trạng bất ổn, và trong tương lai nếu không nhanh chóng tìm ra nguồn năng lượng thay thế thì chắc chắn giá xăng dầu thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

2. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội.

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phát triển tương đối nhanh và ổn định, với tốc độ phát triển từ 8%-8,5% mỗi năm. Năng lượng

32 Trung tâm phân tích tình trạng cạn kiệt dầu: http://www.odac-info.org/

33 PGS.TS Trần Ngọc Toản, Giá dầu tăng cao (2004), Báo Công nghiệp (19/2004).

phục vụ cho tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng càng trở nên thiết yếu hơn đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước hoàn toàn là từ nhập khẩu. Trong giai đoạn 2003-2007, lượng xăng dầu nhập khẩu nước ta hầu hết có khuynh hướng tăng. Kim ngạch nhập khẩu lại tăng nhanh do giá cả xăng dầu thế giới tăng cao. Do nhu cầu vận tải đường bộ và đường thủy lớn nên lượng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào xăng và dầu diesel. Hằng năm nước ta tiêu thụ trung bình khoảng gần 3 triệu mét khối xăng 34, trung bình mỗi tháng tiêu thụ 300 ngàn mét khối, do đó lượng xăng nhập luôn ở mức cao nhất trong các sản phẩm xăng dầu chung. Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu còn lại có xu hướng giảm dần. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình nhập khẩu xăng dầu của nước ta trong giai đoạn 2003-2007:


Bảng 2.2: Tổng hợp lượng xăng dầu nhập khẩu giai đoạn 2003-2007.35

Đơn vị: nghìn tấn (*.ước tính)


Tên SP

2003

2004

2005

2006

2007*

Xăng dầu các loại

9.936,4

11.047,8

11.477,7

11.212,677

13.300

Xăng

2.180,3

2.604,4

2.630,1

2.849,315

4.000

Dầu diesel

4.650,3

5.479,6

5.891,1

5.662,927

6.900

Dầu mazut

2.376,5

2.117,9

2.199,5

2.013,240

1.870

Dầu hỏa

418,5

358,2

332,9

229,051

290

Nhiên liệu máy bay

310,9

425,8

424,2

458,145

240

Dầu nhờn

11,7

16,6

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 6


34 Báo Vietnamnet: http://www2.vietnamnet.vn/kinhte/2006/09/611138/, tra cứu 01/10/2007.

35 Nguồn : Website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn

Quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước đòi hỏi có nguồn năng lượng đủ lớn để phục vụ xây dựng đất nước. Mặc dù trên thực tế, nhu cầu về xăng dầu đối với sản xuất, sinh hoạt rất lớn và không hề giảm, song do giá cả xăng dầu tăng quá nhanh so với mức sống trung bình của người dân nên mức tăng có phần hạn chế. Ngoài ra, Nhà nước cũng chủ trương thực hiện tiết kiệm xăng dầu để đảm bảo ổn định kinh tế- xã hội. Trong giai đoạn 2003- 2007, lượng xăng dầu nhập khẩu tăng với tốc độ không đồng đều. Năm 2004, lượng nhập tăng 11%, tới năm 2005 chỉ tăng 4% và lại giảm 2% vào năm 2006. Dự báo năm nay (2007) nhu cầu xăng dầu sẽ tăng cao, do đó theo ước tính lượng xăng dầu cần nhập khẩu sẽ vào khoảng 13 triệu tấn. Như vậy, mức tiêu thụ xăng dầu trung bình ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 vào khoảng 0,95-1,3 thùng/người/năm, vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (5-6 thùng/người/năm). Trong vòng 15 năm nữa, khi nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, với dân số khoảng 100 triệu người, và giả sử mức tiêu thụ xăng dầu trong nước bằng mức trung bình của thế giới thì chúng ta cần tới

70 triệu tấn xăng dầu vào năm 2020 36. Tuy nhiên trên thực tế, tới năm 2020

thì nhu cầu xăng dầu nước ta theo ước tính cũng chỉ đạt bằng một nửa so với mức trung bình của thế giới.

Có thể thấy xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu được phân bổ trên lĩnh vực chủ yếu: sản xuất và tiêu dùng. Đối với hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, do kinh tế phát triển nhanh, các xí nghiệp, nhà máy càng có xu hướng mở rộng và phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và thu lợi nhuận. Đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải, nhu cầu vận chuyển và vận tải ngày càng cao, số phương tiện tham gia lưu thông ngày càng nhiều nên nhu cầu tăng là không thể tránh khỏi. Ở các thành phố lớn thì hoạt động giao thông diễn ra càng nhiều. Điều đó xuất phát từ nhu cầu từ


36 Tổng hợp từ báo điện tử Vietnamnet: www.vnn.vn và www.vietnamnet.vn,tra cứu 01/10/2007.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí