Về mặt đường lối, chúng ta đã có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng được ban bố công khai và ngày càng cụ thể hóa. Chính sách tôn giáo, tín ngưỡng đó đều xuất phát từ nhận thức khoa học, cơ sở lý luận khách quan và căn cứ vào từng nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn… nên sát và đúng đắn hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc thấm nhuần nội dung và ý nghĩa của chính sách đó lại không được lưu tâm đầy đủ đúng mức.
Thực tế tín ngưỡng ở vùng Hưng Yên là đa dạng và phong phú, bên cạnh đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện. Vì thế, người dân quan tâm đến đời sống tinh thần hơn trong đó có đời sống tâm linh được thể hiện dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau. Không ít người cho rằng, nếu có trình độ kinh tế và văn hóa cao sẽ không còn vấn đề tín ngưỡng. Điều này dễ dẫn đến sự vi phạm tự do tín ngưỡng của người khác hoặc không ngăn chặn ảnh hưởng của mê tín dị đoan.
Một vấn đề cần quan tâm nữa là, chúng ta phải làm cho cán bộ và nhân dân hiểu và nhận thức đúng, đầy đủ thế nào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; tầm quan trọng của việc bài trừ mê tín dị đoan là việc làm cần thiết như thế nào.
Ngoài việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, chúng ta cũng cần làm cho mọi người thấy rò những nguy hại của việc lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng để hoạt động chia rẽ dân tộc, tổn hại đến tính mạng… Đảng và Nhà nước ta còn quy định và hướng dẫn các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng theo đúng quy định của pháp luật. Chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục người dân để họ hiểu rằng:
Nhà nước Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, gây rối trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đại hội IV của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1976 chỉ rò: “…chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [17, tr.161].
Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX (2003) nêu: “Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [19, tr.49].
Ngày nay, trong lĩnh vực tín ngưỡng, nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu, các hiện tượng mê tín dị đoan đang có xu hướng phát triển và lan tràn, đan xen vào các hoạt động tín ngưỡng và các lễ hội dân gian. Vì vậy, cần phải đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan. Vấn đề bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan đã được đề cập rất nhiều trong các nghị quyết, thông tư (nhất là ngành văn hóa). Nghị quyết số 25 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu rò: “Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan…” [19, tr. 49].
Hai là, tăng cường nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để phát huy được những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu, việc nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân là hết sức cần thiết. Đây là điều kiện tốt để phát triển con người một cách toàn diện trên các mặt đức - trí - thể - mỹ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ra đã xác định đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế với sự gắn liền giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần phong phú, trong đó quan trọng nhất là trình độ dân trí được nâng cao. Với những điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, tỉnh Hưng Yên cần có những chính sách phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện của tỉnh để phát huy nội lực, xây dựng để trở thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn liền nâng cao đời sống nhân dân và công bằng xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 8
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 9
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Ở Hưng Yên Hiện Nay Và Một Số Giải Pháp
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 12
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 13
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Mục đích của biện pháp này là nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Từ đó phân biệt được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở, để
rồi tự giác loại những hiện tượng tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay.
Con người luôn theo đuổi những hoạt động có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Con người luôn không tự hài lòng và thỏa mãn với những gì mình đang có và trong cuộc sống họ luôn vươn tới những gì tốt đẹp. Khi những mong muốn, những nhu cầu của con người không được thỏa mãn trong đời sống vật chất và cả trong đời sống tinh thần thì họ nảy sinh nhu cầu cứu giúp, sự phù hộ độ trì của các bậc thần thánh. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc lễ bái ở mức thái quá sẽ dẫn tới những hành vi tiêu cực.
Để khắc phục những tồn tại trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta phải từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, phải bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc, ở, việc làm cho nhân dân. Đồng thời phải khai thác triệt để những thế mạnh ở Hưng Yên như: Các làng nghề truyền thống, đất đai đồng ruộng phì nhiêu, có đội ngũ lao động đông đảo vừa có kinh nghiệm vừa có tri thức, phát huy hết công suất ở các khu công nghiệp thuộc Hưng Yên… Từ đó người dân có điều kiện nâng cao văn hóa, hiểu biết khoa học, thoát khỏi những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng mê tín dị đoan.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao đời sống vật chất, còn phải đồng thời nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Chăm lo, xây dựng đời sống tinh thần cho nhân dân, dựa trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, hòa đồng nhưng không hòa tan…
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân nhưng có sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của nhân dân… Khôi phục những lễ hội truyền thống nhằm phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên như: Tính hướng thiện của con người. Khi con nhang, đệ tử đi vào đền phủ, chùa đều thành tâm và sự thành tâm này chính là tấm lòng chân thành của con người kính mộ các vị thánh thần. Trong khi hát
chầu văn sự hướng thiện hay tính giáo dục con người phải sống có nghĩa, trọng nghĩa hơn tiền bạc, có lòng vị tha, ở hiền gặp lành…
Ngoài ra, cần phải nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân về mọi mặt như: Nâng cao trình độ văn hóa, sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo và đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân. Đồng thời giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước, bản sắc văn hóa… của dân tộc ta.
Ba là, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh. Cụ thể là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tại các công trình tín ngưỡng thờ Mẫu.
Mục đích của biện pháp thứ ba này là tạo ra một môi trường của tín ngưỡng thờ Mẫu lành mạnh trong lễ hội và những nghi thức thờ cúng trong tín ngưỡng. Từ đó, giảm mạnh những yếu tố tiêu cực, mê tín dị đoan trong xã hội.
Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh trong cơ sở tín ngưỡng đã được đặt ra thành các chương trình hành động quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin đảm nhận. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn, phức tạp nên cần dứt điểm từng giai đoạn, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan từ trung ương tới địa phương.
Chúng ta không quên bồi dưỡng kiến thức khoa học, bồi dưỡng về chủ nghĩa vô thần để hướng các hoạt động tín ngưỡng vào việc xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại đền, phủ, miếu… những nơi thờ Mẫu là nơi thu hút nhiều người tham gia sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Muốn có một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh thì ngay từ những nơi này phải có những quy hoạch sắp xếp, hướng dẫn và quản lý của các cấp chính quyền.
Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh và lưu giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng với lễ hội truyền thống của dân tộc ta.
Chúng ta phải biết kết hợp ba yếu tố: Tính tín ngưỡng, tính văn hóa và tính dân tộc. Lễ là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến việc hình thành hội trong các lễ hội. Muốn phát triển nhiều hơn yếu tố hội, nhưng nếu mất đi những yếu tố truyền thống dân tộc và tính tín ngưỡng hay tính “thiêng” của lễ, thì hội cũng khó mà tồn tại được lâu dài.
Trong những lễ hội dân gian, bao giờ cũng đan xen yếu tố mê tín dị đoan. Để nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng và phân biệt nó với mê tín dị đoan là một vấn đề không đơn giản. Vì thế, chúng ta phải khéo léo, mềm dẻo nhưng không mất đi tính nghiêm minh của pháp luật.
Bốn là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với kế thừa và phát triển văn hóa.
Kinh tế là nền tảng cơ sở để văn hóa đi lên. Ngược lại, khi những vấn đề về văn hóa có điều kiện phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi để kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Hưng Yên, đặc biệt là thờ Mẫu (ở đền Mẫu) đã và đang góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Từ đó tạo đà cho sự phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân bản địa.
Tuy nhiên, ở Hưng Yên cũng không tránh khỏi thực trạng mục đích chuộc lợi về kinh tế đã len lỏi vào cả các điện Mẫu, có khi còn lấn lướt cả mục đích tín ngưỡng. Nếu quá tập trung vào mục đích lợi nhuận mà không chú trọng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa thì sẽ tạo ra sự lai căng, làm tổn thương dân, làm mất đi nhiều giá trị văn hóa đặc thù. Phát triển kinh tế, du lịch gắn liền với bảo tồn, phát duy giá trị văn hóa bản địa luôn là bài toán đặt ra khi đề ra những chủ trương, chính sách phát triển các khu du lịch tâm linh ở Hưng Yên hiện nay.
Năm là, kết hợp giữa biện pháp tuyên truyền và giáo dục với biện pháp tổ chức, quản lý hành chính.
Mục đích của giải pháp này: Kết hợp tăng cường giáo dục nhận thức với biện pháp tổ chức quản lý hành chính thì mới đạt hiệu quả cao.
Để có hiệu quả cao trong biện pháp này chúng ta cần kết hợp với công tác phổ biến thế giới quan khoa học trong quần chúng, trước hết là đội ngũ thanh thiếu niên, thông qua đoàn thể, nhà trường… để chúng ta chủ động và nghiên cứu chính diện những tư tưởng nhân sinh quan trong lĩnh vực tín ngưỡng.
Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân nhận thức được hai mặt trong hoạt động tín ngưỡng, từ đó họ có thái độ đối xử đúng đắn và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Chúng ta đã biết, tín ngưỡng là sản phẩm của con người,vì vậy bản thân tín ngưỡng không có yếu tố tiêu cực hay tích cực mà chỉ do con người sử dụng và đối xử với nó như thế nào.
Trong biện pháp này, chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu được vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu với văn hóa - xã hội, tinh thần… đồng thời phải tôn trọng đời sống tâm linh trong con người.
Giải quyết những vấn đề tín ngưỡng, tâm linh phải thực khéo léo và linh hoạt. Tuy nhiên, chúng ta giải quyết không vượt qua giới hạn của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những quy chế, quy định về lễ hội, việc cúng lễ ở các đền chùa….
Các cấp chính quyền cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, thường xuyên, có hệ thống các chính sách của Nhà nước về tự do tín ngưỡng và lợi dụng tự do tín ngưỡng.
Tăng cường công tác quản lý hành chính còn là việc tăng cường hơn nữa chất lượng công tác của cán bộ văn hóa, đặc biệt là cán bộ văn hóa cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng.
Sáu là, tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo.
Mục đích của giải pháp này là: Thứ nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ các ban ngành từ trung ương xuống địa phương về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề đặt ra về tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và đưa ra hướng giải quyết. Từ đó, giúp các cơ quan quản lý, các cơ sở thờ tự và các địa phương có hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu đưa ra những nhận định, những chủ trương, chính sách… sát với thực tế hiện tại của loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu này.
Để giải pháp này được thực hiện, trước tiên chúng ta phải nghiên cứu tiếp và đầu tư cả kiến thức lẫn vật chất vào những vấn đề đang đặt ra về mặt lý luận của tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay, sau đó cần đưa ra những quan điểm rò ràng thống nhất trong một số hiện tượng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Cần mở nhiều lớp học ngắn hạn hơn nữa để cập nhật thông tin, cung cấp kiến thức về tín ngưỡng cho người làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể xây dựng thêm các trung tâm, các học viện, các viện đào tạo và nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo; viết những tài liệu có tính chất tham khảo về loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu. Đưa sách và tài liệu xuống các địa phương cơ sở tham khảo, để có biện pháp quản lý tốt hơn, tránh sự tùy tiện gây khó khăn phức tạp cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Hiện nay, đã có một số cơ quan khoa học nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng: Khoa Tôn giáo học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian; Viện nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...
Chúng ta nên mở rộng hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các nước khác, nhất là với các nước trong khu vực như Trung Quốc về vấn đề tín ngưỡng, mê tín dị đoan nhưng vẫn giữ được nét đẹp trong văn hóa tâm linh. Nhưng khi vận dụng những kinh nghiệm đó phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Ví dụ, Trung Quốc đã phát động phong trào như chống khoa học giả hiệu, đây là một trong những kinh nghiệm mà chúng ta nên nghiên cứu và tìm hiểu để áp dụng ở Việt Nam…
Vì tín ngưỡng và tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc. Cho nên, cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ phục vụ cho yêu cầu hiện tại mà còn phải đáp ứng cho tương lai. Muốn đạt được điều này cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng và nghiệp vụ công tác tín ngưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác này.
Tóm lại, có thể có rất nhiều giải pháp, nhưng có thể xem sáu giải pháp trên là cơ bản. Để hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hoạt động theo hướng tiến bộ, hạn chế những tiêu cực cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những giải pháp trên, phụ thuộc vào từng đặc thù riêng của từng địa phương, cũng cần phải có những biện pháp cụ thể hoặc có thể tập trung ở biện pháp này hay biện pháp khác nhiều hơn.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
- Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Sở Văn hóa Thông tin
+ Quan tâm đầu tư nghiên cứu, tuyên truyền về tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh
Tín ngưỡng thờ Mẫu có lịch sử lâu đời ở Hưng Yên, nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân. Hiện nay tín ngưỡng này ngày càng phát triển rộng rãi, tuy nhiên các tín đồ hiểu biết về vấn đề này còn rất mơ hồ, ngay cả những người làm công tác có liên quan. Vì vậy, tỉnh cần đầu tư về vật chất và nguồn nhân lực để tìm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu, những địa điểm thờ Mẫu, từ đó phát hiện ra những nét độc đáo mới mang màu sắc của tỉnh.
Tập trung phục dựng lại những truyền thuyết, thần thoại bằng những mô hình cụ thể ở những nơi thờ cúng để người hành hương đến không phải tìm hiểu nhiều cũng có thể hiểu sơ qua về đối tượng thờ cúng trong các đền, phủ.
Tuyên truyền phổ biến đối với người dân nói chung, đặc biệt với các tín đồ đạo Mẫu, để họ hiểu được bản chất của tín ngưỡng này qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo chí, đài phát thanh của tỉnh, loa phát thanh ở các xã, phường… Thậm chí có thể đưa vào làm các đề tài ngoại