- Tôn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, nước, mưa, gió, sấm, chớp…), các loại cây trồng (bầu bí, lúa, ngô, đậu…), vật nuôi (trâu, bò, lợn…).
- Tôn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây, trâu…), tôn sùng tổ tiên (quốc tổ, thành hoàng, tổ tiên, ông bà).
- Tôn sùng sự sinh sản: sinh thực khí và các hoạt động tính giao.
- Tôn sùng Mẫu: các Nữ thần, tứ Mẫu (thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ (thượng ngàn), thủy phủ (mẫu thoải), Bà chúa xứ và Thiên Yana…
- Tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương, người có công lớn với dân với nước: Thánh Gióng, đức Thánh Trần, Tản Viên Sơn Thánh, Bà Trưng, Lý Ông Trọng…
Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng hình thành các phong tục tập quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực. Đó là những nghi lễ và phong tục rất quen thuộc đối với người Việt khắp nơi trong cả nước. Mỗi loại tín ngưỡng này đều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ giữa con người với các đối tượng siêu nhiên kia. Chẳng hạn, tại sao con người lại sùng bái tự nhiên? Là bởi trong sinh hoạt và lao động, hàng ngày hàng giờ tự nhiên gắn bó mật thiết và chi phối sự thành - bại, tốt - xấu, hay - dở trong hoạt động của con người. Nó nảy sinh sự sợ hãi hay e ngại, tâm lí ngưỡng mộ hay sùng bái, cũng từ đó con người nhìn nhận tự nhiên như những đấng linh thiêng, thần thánh. Con người đưa tự nhiên vào bàn thờ các gia đình hay trong miếu điện. Tự nhiên thành biểu tượng trong tín ngưỡng thờ cúng, trong văn hóa mỗi dân tộc, trong văn học và nghệ thuật nhiều thời đại. Đó cũng là con đường chung để các tín ngưỡng thẩm thấu vào văn hóa hay sinh hoạt cộng đồng nhiều dân tộc trên thế giới mà không phải chỉ riêng ở Việt Nam.
1.1.2. Khái quát về các hình thức tín ngưỡng
Tín ngưỡng Việt Nam được biểu hiện với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số hình thức tín ngưỡng phổ biến trong đời sống tâm linh người dân Việt:
Tín ngưỡng phồn thực bao hàm tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất - trời, non - nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con người vẫn có ước nguyện được tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong được sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu. Nhân gian xưa còn quan niệm qua trực giác, năng lượng thiêng liêng được tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi người có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng. Bởi vậy, tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển.
Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng bản địa của các nước nông nghiệp. Phồn nghĩa là nhiều; Thực là sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua sự tôn sùng sinh sản và hoạt động tính giao. Tín ngưỡng này ra đời từ rất cổ, khi con người từ chỗ không hiểu hoặc hiểu sai về nguyên nhân sinh sản đến chỗ bắt đầu hiểu được nguồn gốc sinh sản của muôn vật và loài người là sự kết hợp đực - cái, nam - nữ, âm - dương… Sự sinh sản ấy của vạn vật khiến cuộc sống no đủ, con người dần lấp đầy mặt đất, đông đúc vui vẻ. Sự sinh sản vì vậy trở nên linh thiêng, và phát hiện ra nguyên nhân chính xác của sự sinh sản là một phát hiện mới mẻ tuyệt vời khiến con người sùng bái. Từ đó nó được thể hiện ra trong các hoạt động văn hóa theo hai phương thức: nghi lễ thờ cúng sinh thực khí nam nữ và tôn sùng hoạt động tính giao. Tín ngưỡng đó thể hiện trong tín hiệu, biểu tượng: âm - dương; trời - đất; tròn - vuông; chẵn - lẻ; quả phết - lỗ phết; bánh chưng (tét) - bánh giày; mo cau - cái dùi, cái cối - cái chày… Những biểu tượng này đã đi vào nghệ thuật bằng hình chạm khắc các ngẫu tượng bằng đá hay bằng gỗ; có mặt trong các trò
Có thể bạn quan tâm!
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 1
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 2
- Nguồn Gốc Hình Thành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
- Thực Trạng Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Ở Hưng Yên Hiện Nay Qua Khảo Cứu Một Số Cơ Sở Thờ Tự
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 6
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
chơi dân gian như trò trám, trò rước nò nường, đánh phết, ném còn; đi vào văn học dân gian với thần thoại về các cặp đôi Nam - Nữ thần như Nữ Oa - Tứ Tượng, Ông Đùng - Bà Đà, Ông Đực - Mụ Cái, Ông Thu Tha - Bà Thu Thiên mà các sinh thực khí được đặc tả và phóng đại.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của dân tộc ta. “Thờ tổ tiên của người Việt theo nghĩa rộng là thờ thần linh bốn cấp: Nước (Vua Hùng) - Làng (thần làng, đặc biệt là thần hoàng làng) - Dòng họ (tổ họ) - Gia đình tổ tiên (3 đời hoặc 5 đời). Hoặc ba cấp: Nước - Làng - Gia đình. Thờ thần linh bốn cấp thường thấy ở khu vực Miền Bắc, nhất là vùng Đồng bằng Bắc bộ, nơi người kinh có sự định cư lâu dài. Thờ thần linh ba cấp thường thấy ở những vùng người kinh mới khai khẩn và lập nghiệp như các vùng ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần nào đó ở Nam bộ” [21, tr. 39]. Tổ tiên theo nghĩa hẹp là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ… là người đã sinh ra mình: Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn.
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào còi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…
Tín ngưỡng này hình thành với vai trò to lớn của Nho giáo. Từ căn bản, quan niệm duy lý của Nho giáo về siêu hình là công nhận có linh hồn, có quỷ thần, nhưng không đặt nặng trọng tâm suy tư vào đấy, kính quỷ thần mà xa ra. Thế mà chuyển sang sinh hoạt thì lại thờ người chết như đối với người sống (sự tử như sự sinh) tức là coi người chết như vẫn còn hiện diện trước mặt với đầy đủ ý thức tâm tình của người sống và nhất là có khả năng làm được nhiều
điều mà người sống bị hạn chế. Hình thái biến đổi cao nhất của tục thờ cúng tổ tiên là những người đại biểu cho Nho Giáo, hay dùng Nho Giáo làm căn bản xây dựng hệ thống quyền lực cai trị, đã chủ trương việc tôn vinh những người có công, có đức lúc sống bằng việc ban tên thụy, tế lễ long trọng trong dịp tang ma, ban tiền bạc, ruộng tế để con cháu thờ phụng. Không thể nói đó là thủ đoạn chính trị để mua sự trung thành của bề tôi, mà phải nghĩ rằng chính triều đình cũng chia sẻ một đức tin vong hồn của những bề tôi vẫn luôn luôn ở cạnh để vẫn giúp vua như lúc sinh tiền.
Nói đến đạo Nho thì phải nói đến chữ Hiếu. Con thờ cha mẹ không những lúc đang sống, mà ngay khi một vị quan dù lớn trong triều đình mà gặp tang cha mẹ, cũng phải xin nghỉ để cư tang, có khi còn làm túp lều bên cạnh mộ để gần gũi vong hồn mới mất của cha mẹ. Ngày nay chúng ta coi là cổ hủ vì chỉ nhìn ở hiện tượng; nhưng thực ra đó cũng xem rất giống như đầu mối của tục thờ ma của một số bộ tộc còn sinh sống gần đây trên các vùng thượng du hay cao nguyên, là khi người thân chết, họ đặt vào áo quan làm bằng một thân cây đục rỗng, dựng ở góc nhà, như thế để sớm hôm ra vào vẫn như còn gần gũi như lúc còn sống. Một thời gian lâu sau mới đem chôn.
Quan niệm người chết đi sang một thế giới khác vẫn sinh hoạt như khi còn sinh tiền tuy có thể thay đổi vị thế, nên thân nhân phải lo cho người chết đầy đủ để cuộc sống ở thế giới mới không gặp khó khăn, thiếu thốn. Việc tùy táng do đấy có tính chất phổ quát không chỉ ở dân tộc Việt Nam, mà còn có ở nhiều dân tộc khác trên thế giới từ rất lâu đời vẫn còn tồn tại đến ngày nay, dù đã có vài thay đổi về chi tiết. Mang đặc tính của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong các gia đình người dân Việt thường thờ phụng nhiều vị thần. Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô, ông Mãnh là những người thân thích, chết trẻ, hoặc chết vào giờ linh thiêng.
Hầu hết các gia đình người Việt đều thờ cúng ông bà, tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan
niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. không chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin… hay trong các ngày lễ như Tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ… các ngày Sóc (ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ tiên còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng… Con cháu kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc. Có thể nói trong tâm thức những người sống, tổ tiên là bất tử. Người Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cũng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa còi dương và còi âm.
Hiện nay, đời sống nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể, đa phần các gia đình đều nâng cấp nhà cửa. Nhờ vậy, không gian thờ cúng tổ tiên cũng trở nên khang trang và đa dạng hơn. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Ở một số gia đình, vị trí bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờ Thánh sư ở góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên… Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với tổ tiên.
Nhìn chung bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả… Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có đồ thờ tự thường bằng đồng. Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng.
Bên cạnh đó, vì cuộc sống mưu sinh, nhiều gia đình phải di cư đi làm việc ở nơi khác nhưng họ vẫn thờ cúng tổ tiên mình và bàn thờ của họ người ta gọi là bàn thờ vọng. Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên. Ngày xưa, bàn thờ vọng chưa phải là phong tục chủ yếu bởi đa số người ta đều sống và sinh cơ lập nghiệp ngay tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt gọi là biệt quán, li hương. Hiện nay, hình thức bàn thờ vọng được sử dụng khá phổ biến vì tỉ lệ người dân sinh sống, làm việc xa quê tăng cao.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Đó cũng là sự nhắc nhở về cội nguồn: với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé: Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu/ Người ta nguồn gốc từ đâu?/ Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt nói chung và người dân Hưng Yên nói riêng đã có nhiều thay đổi, nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên: coi việc thờ cúng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người, là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Trong số các hình thức tín ngưỡng thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam thời Bắc thuộc. Nhưng vì quy mô và cơ cấu làng cổ Trung Quốc có nhiều điểm khác với làng cổ của Việt Nam, nên tín ngưỡng thờ Thành hoàng của các làng Việt cổ cũng không giống tín ngưỡng thờ Thành hoàng của làng cổ Trung Quốc. Khi nói
đến Thành hoàng, chúng ta có thể hiểu đó là tên gọi từ thời Trung Quốc, chỉ vị thần bảo hộ, nhưng bảo hộ nơi đô hội, thành trì, bởi “thành” là thành lũy và “hoàng” là hào sâu bao bọc thành lũy. Còn Thành hoàng ở Việt Nam là Thành hoàng làng, thần bảo hộ của làng xóm thường gắn với ngôi đình chung. Thành hoàng của các làng Việt cổ là người - theo truyền thuyết - có công với dân với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, hoặc là người có công lập ra làng, có công truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng, hoặc là một ông quan tốt (và một số vị tà thần - nhưng số này không nhiều).
Nhiều làng thờ Thành hoàng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mưa); một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm Thành hoàng làng mình là những vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho dân tộc, như các vị: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình Nghệ, Lê Văn Thịnh, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật… Có làng lại thờ những quan lại phương Bắc đã từng cai trị nước ta làm Thành hoàng như: Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, Cao Biền, Đào Hoàng…
Ở thời kỳ đầu, Thành hoàng được thờ ở đền (hay miếu). Sau này vị đó được thờ cả ở đền và hậu cung đình làng. Vì là nơi Thành hoàng ngự ở đó nên đền hay miếu và hậu cung đình làng, không phải ai cũng có thể tự do đến được; mặt khác, việc thờ tự Thành hoàng là việc tối hệ trọng của làng, cần phải được thực hiện hàng ngày. Vì vậy, làng phải có một người chuyên trách làm việc sự thần. Người đó là ông Đám (còn gọi là cai Đám, quan Đám). Ông Đám được hưởng một số quyền lợi do làng quy định (như được cấy một số diện tích ruộng để phục vụ việc thờ cúng thành hoàng…) nhưng ông cũng phải thực hiện một số điều kiêng kị hết sức chặt chẽ mà nếu vi phạm sẽ bị làng phạt rất nghiêm khắc (như trong suốt thời gian làm ông Đám, người đó không được gần gũi vợ, không được sờ mó vào vật uế tạp, ra ngoài trời không được đi chân đất, để đầu trần, không được đến các đám ma và ăn cỗ đám ma…).
Nghi lễ Tế Thành hoàng của làng là cả một chuỗi những quy định rất chặt chẽ của làng, từ khâu chọn người chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, cho đến các động tác, cử chỉ, y phục… của những người được tham gia cuộc tế và tuần tự các động tác của những người này trong cuộc tế. Làng cũng quy định trong cuộc tế, bắt đầu từ tiết mục “Khởi chinh cổ” cho đến “Tế tất” có bao nhiêu động tác, vị đông xướng xướng câu gì, vị chủ tế xướng câu gì, mỗi chức danh trong cuộc tế đứng ở đâu… Tất cả những điều này đều được ghi chép cẩn thận trong điển lễ của làng.
Sau nghi lễ Rước và Tế Thành hoàng là các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dân gian. Các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội bao giờ cũng có nội dung mô tả lại sự tích hay chiến tích của Thành hoàng. Địa điểm diễn ra các cuộc rước, tế và các trò diễn là đình và đền (hoặc miếu) của làng: Chuông làng nào làng ấy đánh/ Thánh làng nào làng ấy thờ.
Bên cạnh các hình thức tín ngưỡng nêu trên, tín ngưỡng thờ Mẫucũng góp vai trò to lớn trong việc hình thành hệ thống tín ngưỡng phong phú của dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo vệ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến hà khắc.
Thông qua các hình thức tín ngưỡng, người Việt đã thể hiện quan điểm của mình về con người, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội.Trong tín ngưỡng Phồn thực đã thể hiện triết lý âm dương hài hòa, đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Nó không phải là hiện tượng dâm tục mà là ước vọng cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân luôn phải “trông trời, trông nước, trông mây” để làm nông nghiệp; Tín