Lòng Hiếu Thảo Và Khí Phách Lẫm Liệt Của Nguyễn Trung Trực

Pháp đem ra mua chuộc, ông hiên ngang chấp nhận cái chết. Đồng bào Tà Niên kéo đến chợ, trải chiếu bông đặc sản của quê hương dọn sẵn bữa cơm ngon kính dâng Ngài, coi như tế sống, tạ ơn lần cuối. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, giặc lập pháp trường (tại Bưu điện Rạch Giá ngày nay). Nguyễn Trung Trực được đồng bào may cho chiếc áo mới, kiểu vạt hò cổ truyền. Vì không có gan cầm gươm chém ông nên Pháp phải mướn một tên lưu manh say rượu thi hành bản án. Khi mang gươm đến gần ông, hắn sợ, quỳ sụp xuống tạ lỗi trước. Ông vẫn bình tỉnh, bảo hắn cứ làm phận sự và phải chém ngang cổ cho ngọt. Tương truyền, trước giờ bị hành quyết, ông còn làm một bài thơ tứ tuyệt. Tương truyền, tuy bị chém nhưng đầu ông chưa dứt hẳn, máu từ cổ phun ra như cầu vồng. Mắt ông mở to, nhìn thẳng vào kẻ chém mình, khiến nó ngã ra… tắt thở. Mắt ông nghiêng về bên phải, một loạt tên Pháp và tay sai gục xuống. Mắt ông nghiêng về bên trái, một loạt khác lìa đời. Bọn Pháp hốt hoảng, vội cắt rời đầu ông, đem chôn kín một nơi. Nhân dân tìm mãi mới lấy được cái xác không đầu, đem về mai táng (ở khu vực Khám lớn bây giờ). Nhiều người kín đáo lập bàn thờ ông, để tang và làm giỗ ông. Một số lính mã tà đã trồng trên đầu mộ ông một cây đa. Chúng thường lén giặc Pháp đến trước phần mộ ông lạy lục, vái van xin tạ tội. Mười năm sau, có người tìm được đầu ông, rửa sạch, kính cẩn đặt lên khay phủ vải đỏ, mang đi lãnh sắc thần vua ban, rồi về lập đền Vĩnh Huê để thờ. Về sau, nhân dân rước sắc thần ông về đình Cá Ông ở Vĩnh Thanh Vân. Từ đó, đình Cá Ông trở thành đình thờ ông cho đến ngày nay. Hàng năm, nhân dân đều cử hành tế lễ theo nghi thức lễ thần Thành hoàng bổn kiểng. Nhân dân còn kể rằng, ở chỗ ông tuẫn tiết, đêm đêm vẫn vang lên tiếng kèn thúc quân, tiêng binh sĩ hò reo, tiếng cọ xát của vũ khí bằng sắt. Bọn Pháp ở đây không bao giờ có được một giấc ngủ yên lành. Mãi đến khi tên chủ tỉnh ngưòi Pháp không còn chịu nổi, bị lo sợ ám ảnh thường xuyên, phải rào khu vực lại, mới tạm yên.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.332- 337).

1.2. Sức khỏe và vò nghệ của Ông Nguyễn

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực là người có sức khỏe siêu quần, vò nghệ tuyệt luân. Thuở còn là anh chài Lịch ở Nhật Tảo (Long An), Nguyễn Trung Trực đã nổi tiếng bơi lặn giỏi như rái cá, chài lưới bao giờ cá tôm cũng được nhiều hơn mọi người, có lần bắt được những con cá rất to chưa ai từng bắt được. Làm ăn sông nước rảnh rang, anh lại tụ hợp bạn bè, tập luyện. Mười tám môn vò nghệ, không môn nào anh không tinh thông. Khi trở thành lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp ở Hà Tiên, anh chưa tới ba mươi tuổi. Nhưng nghĩa quân rất kính phục, gọi anh là ông Soái. Hồi ấy, Rạch Giá Hà Tiên còn hoang vu, rắn độc rất nhiều. Một lần, nghĩa quân đang nằm phục chờ giặc thì một cơn rắn hổ mây chúa mình dài ba thước, to như bắp chân người, da sần sùi, mắt xanh lè, lưỡi đỏ rực, không biết từ hướng nào bất thần xuất hiện. Theo sau nó có cả một bầy rắn hổ mây. Cả vùng bỗng dưng như có khí lạnh tràn tới. Ai ấy đều nín thở, con rắn chúa cứ điềm nhiên bò thẳng tới chỗ ông Soái núp. Nó leo tuôn tới cổ ông. Mọi người run lên, vã hết mồ hôi mà không dám kêu vì lệnh quân rất nghiêm. Bất ngờ, ông Soái đã lấy tay tóm cổ rắn độc, vặn mạnh một cái, làm nó lăn ra mềm nhũn. Bầy rắn theo sau cũng không còn con nào thoát khỏi tay ông. Bấy giờ nghĩa quân mới thở phào.

Ông Soái có một biệt tài phi thân. Người ta kể rằng có một lần ở Tà Niên, ông Nguyễn lấy cây gậy chống xuống mép kinh, phốc một cái, ông đã tung người nhảy qua bờ kinh cách đó mấy mươi thước. Lần khác, ông cùng nghĩa quân tập luyện ở bên Rạch Lấp (đường Phó Cơ Điều, Rạch Giá bấy giờ). Nhà dân hai bên Rạch Lấp lúc đó còn thưa thớt. Mọi người khi làm heo thường vứt một heo xuống rạch. Quạ đói thấy một heo nổi lềnh bềnh trên mặt nước, kéo nhau bu lại ăn. Ông Nguyễn biểu diễn tài nghệ của mình

cho nghĩa quân coi mà học. Ông núp ở bờ rạch, chờ khi dân quạ bay tới, tung người phi thân qua bờ rạch bên kia, hai tay giơ lên hai con quạ. Nghĩa quân ai cũng lắc đầu bái phục.

Để dò xét tình hình quân Pháp chiếm đóng và vận động binh lính địch làm nội ứng, ông Soái dùng kế mỹ nhân, phái cô Ba Đỏ (gọi cô là Đỏ vì cô có mái tóc hung hung) là người cũng tham gia nghĩa quân, tìm cách lân la đến gần giặc. Còn ông cũng rời căn cứ Hòn Chông, giả làm ông lão về Rạch Giá để nắm thêm tình hình. Chủ tỉnh Rạch Giá khi ấy là một tên vò quan, trung úy hải quân Pháp, nhân dân khinh miệt gọi hẳn là Chánh Phèn, vì hắn có bộ râu giống màu lông chó phèn. Một hôm, ông Nguyễn đột nhập vô đồn giặc, bắt gặp đúng lúc tên Chánh Phèn định giở trò bỉ ổi làm nhục cô Ba Đỏ. Ông dùng vò thuật đánh gục Chánh Phèn, giải thoát cho cô Ba rồi hai người lẹ làng rút khỏi đồn. Sau khi hoàn hồn, Chánh Phèn xua quân đuổi theo. Hai người đã đến bờ sông Rạch Giá. Chỗ khúc sông ấy không có cầu. Ông xốc cô Ba lên người, nháy mắt đã nhảy qua sông. Bọn giặc không tài nào đuổi kịp.

Khi đánh đồn Rạch Giá, được Quản Cầu làm nội ứng, nghĩa quân của ông Nguyễn leo qua rào vào đồn, dùng giáo mác giết giặc. Còn ông Nguyễn thì nhảy qua hàng rào vào giữa đồn. Hai tay ông nắm cổ hai thằng Lang Sa, đập đầu chúng vào nhau. Cứ như thể, ông giết hết cặp này đến cặp khác và chỉ huy trận đánh cho đến lúc kết thúc. Khi quân Pháp đến tiếp viện thì nghĩa quân đã rút lui. Bọn giặc nhìn thấy ông Nguyễn một mình một ngựa lướt như bay về hướng Hòn Tre. Chúng bắn đuổi theo. Nhưng đạn vừa bay khỏi nòng súng liền lập tức hay ngược lại, xuyên thẳng vào ngực chúng. Quân Pháp bạt vía kinh hồn, phải co lại một thời gian.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.337- 339

1.3. Tài trí của Nguyễn Trung Trực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tương truyền, khi thực dân Pháp đánh ba tỉnh miền Tây Nam Kì, Tự Đức đã cử Nguyễn Trung Trực giữ chức Thành thủ úy Hà Tiên. Ông chưa kịp về tới nơi thì Hà Tiên (đất Kiên Giang hiện nay) đã rơi vào tay giặc. Không hề thất vọng, ông cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông xây dựng căn cứ chống giặc, tiếp tục tập hợp lực lượng, lập đồn trại luyện quân. Nay tại ấp Ba Trại, xã Bình An, huyện Hà Tiên vẫn còn di tích nền trại cũ.

Hằng ngày luyện tập, nghĩa quân nóng lòng muốn đánh ngay Rạch Giá. Nguyễn Trung Trực thấy chưa được vị thế của nghĩa quân chưa đủ, lại chưa nắm chắc được tình hình giặc, nếu ra quân thì dễ bại. Cô Ba Đỏ không hiểu được suy tính ấy. Tuy thâm tâm không bao giờ nghi ngờ lòng dũng cảm và chỉ khí của Nguyễn Trung Trực, nhưng chuyện trò trong nghĩa quân, cô vẫn nói khích:

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 25

- Ông Soái không có... trứng dái, nhát hơn cả đàn bà nên không dám đánh.

Nguyễn Trung Trực nghe biết nhưng không giận. Ông cho gọi cô Ba Đỏ và nhiều cận vệ khác đến. Ngồi giữa trại, ông nói:

- Ta xuất thân chài lưới, vì nước xả thân. Nay quan quân lại mở cửa thành đón giặc, khiến chúng không tốn viên đạn nào mà chiếm được đất Hà Tiên này. Nghĩ tới điều đó, lòng ta như xát muối, lửa giận như cháy tâm can. Nhưng ta xét tình hình này, căn cứ Hòn Chông địa thể hiểm, binh lực không ít, tất cả đã sẵn sàng nhưng chưa hùng hậu. Quân giặc ở Rạch Giá thế đang rất vững. Ta có các cận vệ vừa giàu sức lực, vừa cao mưu trí. Nay ta mời các người đến cho ta biết đã ra quân đánh Rạch Giá được chưa? Tất cả không chần chừ, đồng thanh:

- Thưa ông Soái, được!

Nguyễn Trung Trực hiểu tâm trạng nghĩa quân đang náo nức muốn đánh, bèn nghĩ kể làm họ yên lòng:

Bữa trước ta nằm mơ, thấy giấc mơ lạ lắm.

Cô Ba Đỏ hỏi:

- Thưa, ông Soái nằm mơ thấy gì? Ta thua trận, bị giặc đuổi ư ?

Không! Ta nằm mộng thấy thần hiện về mách bảo rằng lúc này chưa đánh được, phải chờ thời cơ.

Mọi người nhìn nhau. Xưa nay, ông Soái chưa bao giờ nói sai và làm những điều không suy xét. Một cận vệ thưa:

- Ý thần là ý trời. Thần đã giúp chúng ta, lẽ nào ta lại làm trái lời thần dạy.

Nghĩa quân lúc ấy mới an lòng và thấy càng vui vì nghĩ rằng mình được thần phù trợ.. Nhờ có thêm thời gian luyện tập, chuẩn bị thêm khí giới, lương thực, dò la quân giặc kỹ càng mà sau đó, nghĩa quân đánh úp được đón Kiên Giang, diệt được 5 tên vò quan Pháp, trong đó có tên chủ tỉnh Chánh Phèn, 67 tên lính khác, làm quân giặc vô cùng kinh sợ.

Hay tin đồn Kiên Giang thất thủ, Pháp đưa một lực lượng rất mạnh cùng với những tên tay sai khét tiếng gian ác, xảo quyệt như Huỳnh Văn Tấn (Đội Tấn), Đỗ Hữu Phương (tổng đốc Phương), Trần Bá Lộc (Phủ Lộc) đến đàn áp nghĩa quân. Nguyễn Trung Trực lui về Hòn Chông, sau đó rút ra Phú Quốc cố thủ. Là hải đảo, Phú Quốc gây khó khăn cho các cuộc càn của giặc, nhưng lại dễ bị chiến thuyền giặc phong tỏa, dễ bị cô lập. Nghĩa quân không có tiếp viện, lương thực ngày càng cạn dần. Họ phải thay nhau hàng ngày săn trâu rừng, kiếm trái rừng. Sức khỏe mọi người sa sút. Nhiều người không may ngộ độc. Giặc dùng tàu bao vây Phú Quốc. Tình thế ngày một hiểm nghèo. Nguyễn Trung Trực phải dùng kế nghi binh. Ông cho quân di chuyển nhiều lần, khi ẩn khi hiện, lúc chỗ này lúc chỗ kia, khiến giặc từ ngoài khơi nhìn qua ống nhòm ngỡ rằng nghĩa quân còn rất đông và mạnh lắm. Chúng bàn nhau: Nguyễn Trung Trực là một bậc anh tài, nghĩa quân của nó còn thịnh lắm. Hàng đêm lại có nhiều thuyền không biết từ hướng nào đến tiếp viện. Phú Quốc nhiều đảo, quân nó và người tiếp viện cho nó ở khắp nơi. Suốt một thời gian dài, tàu giặc chỉ rập rình mà không dám tấn công. Nhờ thế mà nghĩa quân bảo toàn được lực lượng.

(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang (2018) Huyền thoại anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, tài liệu lưu hành nội bộ, tr.90 – 95)

1.4. Ông Nguyễn

Tương truyền, khi bắt được Nguyễn Trung Trực, bọn Pháp rất hí hửng. Chúng cho là hổ đã sa cơ. Phen này hãy xem người anh hùng “xứ An Nam” hành động ra sao? Chúng khuyến dụ rồi hăm dọa:

- Nếu ông chịu hàng rồi làm việc cho chúng tôi thì ông sẽ được sống, lại còn được quyền cao chức trọng. Bằng không, ông sẽ rơi đầu.

Biết là ngay một lúc không thể lung lạc được người như Nguyễn Trung Trực, bọn Pháp cho ông bảy ngày suy nghĩ. Ngày nào chúng cũng tiếp đãi ông tử tế.

Đúng ngày hẹn, ông Nguyễn mình mặc vò phục, lưng đeo kiếm, ung dung bước dân trước mặt quân thù:

- Chúng tao thà rơi đầu chứ không bao giờ đầu hàng!

Bọn Pháp chưng hửng và vô cùng căm tức, đưa ông đi hành quyết. Chúng giải ông ra pháp trường. Đồng bào Tà Niên, nơi có nghề dệt chiếu cổ truyền cũng là nơi có nhiều người mộ nghĩa, khóc thương trải chiếu bông kín con đường ông Nguyễn đi. Giặc cấm ngặt, không cho ai đi tiễn đưa ông Nguyễn. Nhưng bữa đó, ngay từ sáng sớm, bà con đã tụ tập rất đông, kín hai bên đường và quanh trường án. Ai nấy mắt đỏ hoe. Một bàn thờ khói nhang nghi ngút có bày những đĩa trái cây to đẹp và một mâm cơm rượu chu tất đã được đồng bào đặt sẵn tại trường án. Lại có cả chiếc áo may kiểu vạt hò cổ

truyền cũng được kính cần đặt trên bản thờ. Mọi người quỳ xuống lạy ba lạy làm lễ tạ ơn, kính dâng và tế sống ông.

Ông Nguyễn trìu mến nhìn mọi người rồi ung dung bước tới nơi hành án. Đột nhiên, ông cảm thấy dưới chân mình nghe sao mát tượi và êm như bông. Ông liên ngó xuống thì thấy mình đang đặt chân lên chiếc chiếu bông mới tinh, dệt rất công phu, màu sắc rực rỡ, chính giữa nổi lên đỏ rực một chữ “Thọ”lớn. Đồng bào đã trải sẵn chiếc chiếu ấy để tiễn đưa và liệm cho ông. Mấy tên đao phủ không đứa nào dám cầm dao chém. Bọn Pháp phải mướn tên Bòn Tưa, vốn là kẻ lấy việc chém người làm kế sinh nhai. Cứ một đầu người, hắn đòi giặc Pháp phải trả đến một quan tiền. Bòn Tưa thấy ông Nguyễn oai phong lẫm liệt, cặp mắt sáng như hai ngọn đuốc, liền bún rủn cả chân tay, xách đao quỳ xuống lạy ông Nguyễn hai lạy mà rằng: Bòn Tưa này là hàng con cháu cụ, không bao giờ dám chạm đến người cụ, nhưng đã làm bổn phận tay sai, quyền người bảo sao, Bòn Tưa này phải làm vậy, nên buộc lòng phải lãnh việc khốn khổ này. Xin cụ nghĩ tình tha tội. Ông Nguyễn nhếch mép cười nói:

- Người đã chịu lệnh người ta thì cứ việc làm, có điều nhát dao phải cho ngọt nghe chưa? Tên đao phủ kính cẩn rót một ly rượu mời ông Nguyễn. Ông gạt đi. Rồi Ông vụt quay nhìn bọn Pháp, dựng mắt quắc mặt, cất tiếng dòng dạc:

- Chúng bay là quân cướp nước. Tao chết nhưng chúng bay phải biết nước Nam này bao giờ hết cỏ thì mới hết người giết chúng bay! Ông Nguyễn vừa dứt lời thì một trận gió lốc bất ngờ ập tới và một tiếng vang vọng, không biết từ dưới đất nổi lên hay từ trên trời dội xuống làm rung động cả trường án.

- Nước Nam giết hết chúng bay!

Quân giặc mặt tái mét, mồ hôi toát ra như tắm. Tên Bòn Tưa phải chụp lấy chai rượu, tu một hơi dài. Trước mắt hắn, ông Nguyễn bỗng hiện lên to lớn, như một vị thần khổng lồ. Hắn liều mạng vung dao. Khi đầu vừa rời khỏi cổ, ông Nguyễn đã lập tức đưa hai tay nâng lấy đầu mình, không cho rơi xuống. Máu từ cổ ông phun ra như cầu vồng tươi thắm. Lát sau, thủ cấp ông nằm trên đất nhưng mắt vẫn trợn trừng, tròng mắt liên tục đảo qua đảo lại. Tròng mắt ông chiếu thẳng vào tên Bòn Tưa, hắn kêu thất thanh, hộc máu chết tại chỗ. Đảo qua bên mặt thì một loạt tên giặc ngã nhào. Đảo qua bên trái thì một loạt tên khác lăn quay.

Bọn Pháp vô cùng kinh sợ, vội vàng bắt đem chôn đầu ông một nơi, thân một chỗ, giấu không cho ai biết.

Dạo ấy, trời Rạch Giá mưa tuôn tầm tã suốt ba ngày đêm. Đồng bào cũng không ngưng nước mắt khóc thương Ông. Đồng bào tôn Nguyễn Trung Trực là ông Soái và bí mật chia nhau ngày đêm đi khắp nơi tim xác ông. Tìm mãi mới thấy thân, dành đem về mai táng ở khu vực gần Khám lớn, tại Rạch Giá bây giờ. Đến khoảng l0 năm sau mới có người tìm thấy đầu ông. kính cần đặt lên khay phủ vải đỏ, đem về thờ ở đền thờ Vĩnh Huề. Về sau, nhân dân rước ông về thờ tại đình Cá Ông cho đến ngày nay. Nhân dân còn kể rằng ở chỗ ông Nguyễn tử tiết, đêm đêm vẫn vang lên tiếng kèn ông Nguyễn thúc quân, tiếng binh sĩ hò reo, tiếng binh khí va vào nhau loảng xoảng. Bọn Pháp ở quanh đó không bao giờ có được giấc ngủ yên lành.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.343- 346).

1.5. Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực

Bọn Việt gian biết chỗ yếu của ông Nguyễn là chí hiếu với mẹ già, nên thường săn lùng, do thám, coi bà lão đang trú ẩn nơi đâu. Chúng cho rằng hễ bắt được bà thì ắt gọi hàng được ông Nguyễn. Vậy là chúng tìm mọi cách bủa lưới săn tin. Nghe đâu có người tham tiền đã tố giác rằng ông ta có biết bà thân mẫu của Nguyễn Trung Trực, vì

trước đây bà có vào thành Kiên Giang điều trị thuốc men, mà dân chúng đều biết mặt. Lập tức người lang y Hoa kiều bị giặc Pháp tại thành Kiên Giang bắt hỏi và tra tấn. Chịu đau không nổi, ông khai thiệt rằng trước đây có biết bà mẹ của Nguyễn Trung Trực. Ông ta đi theo các cuộc hành quân của giặc để nhận mặt bà. Suốt một tháng trời như vậy, tại thành Kiên Giang, các bà lão đều bị bắt về. Nhưng tên lang y khách trú vẫn chưa nhìn được bà mẹ ông Nguyễn. Giặc Pháp biết Nguyễn Trung Trực đóng tại đảo Phú Quốc nên có thể bà mẹ đang tịnh dưỡng đâu đó bên cạnh ông Nguyễn. Vì vậy, chúng mở cuộc tấn công ồ ạt vào Phú Quốc, hòng bắt cho được mẹ ông Nguyễn đem về. Đêm 18 tháng 9 năm 1868, trên năm chiếc tàu chiến, quân Pháp vượt biển, ập đến bao vây đảo Phú Quốc. Trời vừa rạng sáng, tiếng súng bắt đầu nổ vang. Giặc Pháp đổ bộ lên đảo mà không gặp sức chống cự nào. Binh sĩ giặc được lệnh lục lọi khắp nơi, tìm bắt hết các ông già bà lão đem trói, xếp hàng dưới mé biển, đoạn cho tên thầy lang khách trú đi qua đi lại, nhìn mặt từng người. Bà mẹ ông Nguyễn, đầu đã cải trang như những bà lão ở xóm lưới vẫn không qua mắt được tên thầy lang chỉ điểm. Quân Pháp không nộ nạt bà, còn làm càng, khiêng bà xuống tàu, giả bộ tử tế, khuyên bà kêu gọi ông Nguyễn về hợp tác với Tây. Cùng lúc đó, chúng tung tin mẹ ông Nguyễn bị bắt rồi. Nếu ông Nguyễn không sớm về đầu thú thì Pháp sẽ thắt họng bà, làm gương cho dân chúng. Lúc này, sau trận đánh thành Kiên Giang thắng lợi, ông Nguyễn tính kế đánh thành Hà Tiên. Nhưng mới đi binh ba bữa sang đất liền, bỗng xảy ra trận tấn công của Pháp lên Phú Quốc. Lại thêm tin mẹ ông bị bắt làm cho ông rủn chí. Ông ôm mặt khóc ròng: Chữ trung chưa trả hết, chữ hiểu xử sao đây? Thế rồi, ông xách kiếm chạy thẳng xuống thuyền, gọi thủy thủ mau kéo buồm về Phú Quốc. Bao nhiêu nghĩa quân chạy theo ngăn cản đều không được. Thuyền căng buồm biệt tăm nơi bể cá. Về tới Phú Quốc. kịp lúc giặc Pháp còn đóng binh tại đây, Nguyễn Trung Trực dòng dạc đứng trên thuyền la lớn: “Nguyễn Trung Trực đã về, Pháp quân mau mau giao trả mẹ già rồi mới cùng nhau thương lượng!”. Một tên đội từng thoát chết tại thành Kiên Giang ghìm súng trong tay, toan bắn ngay ông Nguyễn, nhưng có tên lính Phi Luật Tân thấy được, vội giật súng và báo ngay cho chỉ huy. Tên này tuy bị khiển trách vẫn nằng nặc xin giết ông Nguyễn để báo thù cho đồng đội. Giặc Pháp hí hửng vì gặp Nguyễn Trung Trực trong tình thế cô thân độc mã. Tên đề đốc đến bắt tay ông Nguyễn nhưng bị ông từ chối. Hắn hạ lệnh trói ngay ông, đưa xuống tàu. Từ đây Nguyễn Trung Trực đã thành một chiến phạm và tên đề đốc ỷ thế kẻ chiến thắng mà thêm hống hách. Tuy vậy, ông Nguyễn không hề nao núng, cố đòi cho gặp mặt mẫu thân rồi mới định đoạt thái độ. Tên đề đốc đưa bà lão đến giáp mặt ông Nguyễn. Hắn buộc ông Nguyễn tự tay làm tờ đầu hàng và xin lãnh một chức vụ của Pháp. Ông Nguyễn cương quyết nói rằng có thể hiến đầu mình để chuộc mẹ già, chứ không bán rẻ uy danh một người cầm binh đánh giặc để làm tôi mọi cho lũ ngoại xâm. Tên đề đốc ra lệnh cho tàu chiến nhổ neo, chở cả mẹ con ông Nguyễn về thành Kiên Giang. Bà mẹ ông đau buồn vì con mình một phút đem chôn chí lớn nên sinh bệnh mấy hôm rồi thổ huyết chết. Còn ông, hơn tháng trời ròng rã, dù bọn giặc đem danh lợi ra dụ dỗ nhưng không thể lay chuyển được lòng ông. Trong khi đó, nghĩa quân bên ngoài mất chủ tướng, kéo nhau hoạt động ráo riết khắp nơi, từ An Giang sang Hà Tiên. Bọn chó săn hoảng kinh hồn vía, dắt díu vợ con chạy quanh thành lính Pháp đồn trú, nhờ che chở. Giặc Pháp nhân đó ra sức bắt bớ những ai từng tham gia hoặc giúp đỡ nghĩa quân, đem về hành hạ tàn nhẫn. Nghe được hành động bỉ ổi ấy, Nguyễn Trung Trực lên tiếng nguyện từ quân xâm lược. Biết không còn mua chuộc được ông, giặc Pháp kết án tử hình ông.

Tin tức được lan truyền trong dân chúng: “Ngày 27 mảng 10 xử tử Nguyễn Trung Trực để làm gương”. Ai ai cũng ôm mặt khóc ròng, tiếc thương người anh hùng sắp bị

lên đoạn đầu đài hành quyết. Mọi người xôn xao bàn tán, rủ nhau mang cơm nước, chèo ghe đến tận thành Kiên Giang chứng kiến cảnh tang tóc, đau thương. Sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868 (tức 28 tháng 8 Âm lịch), người dân khắp nơi kéo về chật cả vùng biển. Mọi người bẻ cây, trải lá, nằm ngồi lao nhao. Ai cũng trầm ngâm ứa lệ. Mấy ngày ấy, mây mù vần vũ che khắp cả trời cao. Giặc Pháp chọn nơi chém đầu ông Nguyễn là vách thành Kiên Giang, bên cạnh mồ mả lũ quân bạo tàn đã rụng đầu vì nghĩa quân ông Nguyễn. Sau hồi kèn giục, lính Pháp đứng hai hàng, chúng đưa ông ra, cột ông vào nọc cây cắm sẵn trên gò đất. Do mấy ngày không ăn uống nên tướng mạo ông Nguyễn sút kém đi nhiều. Nhưng chợt nhìn thấy người dân nhìn mình chăm chăm, lòng sục sôi phẫn uất, ông Nguyễn lại thét cùng lũ giặc:

- Cho ta được thông thả giờ phút lâm chung! Giặc liền cởi trói ông.

Nguyễn Trung Trực yêu cầu tên đao phủ phải dùng lát gươm thật bén để ông giữ tròn khí tiết. Tên đội Phấn trước kia là bộ hạ của tên Việt gian Huỳnh Công Tấn, bản chất vốn hung hăng, nay được cử ra chém đầu ông. Đứng trước người tử tù, y van lơn, cất giọng thì thầm:

- Xin ông Nguyễn linh thiêng để con vì phận sự, đưa ông xuống tuyền đài!

Ông Nguyễn liền quát:

- Quân ác phò Tây, không được giở giọng điêu ngoa, cứ lấy đầu ta một cách ngon

lành!

Một vị cố đạo đến làm phép lành cho người tử tội, theo tục lệ thông thường. Tiếng

chuông thứ nhất vang lên, làm tan nát lòng dân. Một tên đội Pháp bước tới, kéo Nguyễn Trung Trực ngồi xuống. Dân chúng chưa kịp nghe hồi chuông báo hiệu thứ ba phát lên thì tên đội Phấn đã múa tít đao, chém phập vào cổ vị anh hùng. Tương truyền, thủ cấp ông Nguyễn đang khi lìa khỏi cổ đã không rụng xuống đất mà lại rơi vào hai bàn tay của cái xác không đầu. Thủ cấp trừng trừng giương đôi mắt sáng long lanh về phía giặc, trong khi từng tia máu hồng vẫn tuôn ra xối xả. Phải chăng, ngay giờ phút chót, ông Nguyễn vẫn không chịu để đầu mình rơi vào chốn bùn nhơ?

(Nguyễn Văn Khoa, 2001, Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, Nxb Trẻ)

1.6. Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình

Tục truyền, vào đêm nọ, Nguyễn Trung Trực một mình một ngựa đột nhập thành Kiên Giang, hạ sát bảy tám chục tên giặc. Bọn Pháp sống sót tỉnh dậy, đuổi theo. Ra tới bờ biển, chúng đã thấy ông ngồi trên mình ngựa, lướt trên biển như bay về phía Hòn Tre. Bọn giặc bắn theo, nhưng đạn vừa ra khỏi súng liền quay ngược lại, xuyên thẳng vào ngực chúng. Khi ông Nguyễn ở Hòn Tre đồn sức xây dựng lực lượng thì tại Rạch Giá, một tên xã trưởng dâng kế cho giặc bắt giam mẹ ông cùng một số dân lành vô tội. Thương dân, thương mẹ, lại biết vận nước đang suy, một mình khó bề cứu nổi cơ đồ, ông Nguyễn đành chọn cái chết để cứu bao người. Bắt được ông, giặc khuyến dụ, nếu ông chịu thần phục thì sẽ được cử làm công sứ miền Tây. Chúng hẹn trong bảy ngày để ông suy nghĩ. Đến hẹn, Nguyễn Trung Trực mặc vò phục, đeo kiếm đến trước mặt kẻ thù. Ông rút kiếm chém xuống đất, thà chịu rơi đầu chứ không chịu hàng. Bọn giặc đưa ông Nguyễn xuống một thông báo hạm để chở ông về Sài Gòn. Suốt chăng đường dài một ngày đêm, tên Việt gian Huỳnh Công Tấn cố khuyên ông Nguyễn nên theo Pháp để được an toàn và được hưởng lợi lộc. Ông Nguyễn không thèm nghe. Khi Tấn dụ ông nhận một chức lớn gì đó, ông khẳng khải đáp:

- Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức gì mà tôi có quyền chặt đầu tất cả bọn

Tây!

Lại có lời truyền rằng, khi một sĩ quan Pháp bảo rằng, dù ông có theo chúng hay không, chúng cũng sẽ diệt hết phong trào kháng Pháp. Ông Nguyễn bảo:

- Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh

Tây!

Bọn giặc biết không tài nào thuyết phục ông Nguyễn theo Tây như Huỳnh Công

Tấn nên chúng tuyên án tử hình ông và đưa ông về Rạch Giá.

Được tin dữ, đồng bào Tà Niên một làng có nghề chiếu nổi tiếng và là nơi có nhiều người tham gia nghĩa quân của ông Nguyễn - đã dệt gấp một số chiếu bông. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, giặc Pháp chọn chỗ đất (nay là bưu điện Rạch Giá) làm pháp trường xử tử ông Nguyễn. Sáng sớm, chỗ đất ấy đã được trải kín chiếu bông Tà Niên để cho ông Nguyễn đi. Nơi ông đứng thọ án, người dân trải một chiếc chiếu bông cực đẹp, chính giữa có dệt hồi văn chữ THỌ lớn.

Bọn Pháp mướn một người Khmer tên Tưa làm đao phủ. Tưa đã từng lấy việc này làm kế sinh nhai, nhưng hôm ấy, hắn thấy không yên tâm. Hắn bỏ đao, qui xuống đất lạy và xin ông Nguyễn tha lỗi. Ông Nguyễn bảo:

- Mày có tội gì mà xin lỗi? Mày làm theo lệnh của Lang Sa mà.. .Nhưng nhớ chém ta một nhát cho ngọt, nếu không, ta vặn họng mày!

Tục truyền, ông Nguyễn bị chém, nhưng ông không để đầu rơi xuống đất. Hai tay ông nâng lấy đầu mình. Đôi mắt ông trợn ngược, tròng mắt đảo qua đảo lại, chiếu thẳng vào tên đao phủ. Hắn hốt hoảng, rủ lên thất thanh và hộc máu chết ngay tại chỗ. Bọn lính Pháp bồng sủng đứng sắp hàng ở pháp trường hãi hùng, nhìn tránh đi nơi khác… Người dân Cẩn Đưởc xác nhận rằng, đôi mắt vẽ trên mũi ghe Cần Đước là đôi mắt đầy khi phách của người anh hùng dân chài trong giờ phút cuối cùng ấy. Xử tử xong, giặc Pháp vội vã đem chôn ông Nguyễn, đầu một nơi, thân một nơi, giấu không cho ai biết. Chúng sợ ngay cả đến thi hài ông Nguyễn. Dân chúng tìm mãi mới được cái xác không đấu. Họ đem về mai táng ở chỗ khu vực khảm lớn sau này. Mười năm sau, có người tìm được cái đầu của ông, đem về rửa sạch, đặt kính cẩn lên khay, phủ vải đỏ, đem về Vĩnh Huê lập đền thờ. Sau đó lại lập bài vị ông, thờ ở miếu thờ cá Ông ở Vĩnh Thanh Vân và mặc nhiên coi đó là đền thờ ông Nguyễn. Hàng năm cử hành lễ tế theo nghi thức lễ thần thành hoàng bổn kiểng.

(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang 2018, Huyền thoại anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, tài liệu lưu hành nội bộ, tr.118 – 120)

2. NHÓM TRUYỆN VỀ NHÂN VÂT, SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC

2.1. Lâm Quang Ky liều thân cứu bạn

Theo truyền khẩu của các vị kỷ lão địa phương, Lâm Quang Ky là bạn của Nguyễn Trung Trực, người vùng Tà Niên (Rạch Giá). Ông Nguyễn, sau khi đánh Pháp một trận tơi bời ở vàm sông Nhật Tảo, liền xuôi xuống Rạch Giá và bí mật vào ở nhà cụ Lâm. Hai người rất tương đắc trong mưu đồ đánh Pháp. Tại đây, Lâm Quang Ky đã giới thiệu cho ông Nguyễn thêm bốn đồng chí của mình là Ngô Văn Bút, Hồng Vân Ngàn, Nguyễn Văn Miên và Trịnh Văn Tư. Trong trận đánh chiếm đồn Kiên Giang đêm 16 tháng 6 năm 1868, Lâm Quang Ky là người có công lớn. Sau khi chiếm được thành, ông Nguyễn đích thân lên miệt Núi Sập để xây càn đắp chắn ngang sông. Việc giữ thành, ông giao lại cho Lâm Quang Ky. Giặc Pháp vội vã huy động quân theo kinh Núi Sập hòng chiếm lại thành Kiên Giang. Cụ Lâm Quang Ky kiên cường giữ thành từ sáng ngày 16 đến chiều ngày 21 tháng 6 năm 1868. Biết không đương cự được lâu dài, cụ rút một toán quân về kinh thứ 10, rồi Đầm Cùng, Bãi Háp. Khi ông Nguyễn rút ra ẩn ở Phú Quốc, Pháp nghe lời tên Việt gian Huỳnh Công Tấn bắt mẹ ông và truyền rao gọi ông

về qui hàng. Cụ Lâm Quang Ky quyết tâm đứng ra chết thay cho ông Nguyễn để ông tiếp tục sống mà lập chi lớn đánh Pháp. Cụ lập kế, giả dạng làm ông Nguyễn ra hàng. Trước khi nạp mình, cụ đem khay trầu rượu, vành khăn tang và rót ly rượu, đến quý trước mặt thân sinh cụ là Cai tổng Lâm Quang Diêu để xin tha tội bất hiếu. Cụ Diêu nâng ly rượu uống và ca ngợi hành động của con. Quân Pháp tưởng vớ được địch thủ lợi hại, liền đem ra xử chém. Nhưng khi chém xong, tên Việt gian đội Lượm, nguyên là bộ hạ của Lâm Quang Ky, nhận diện ra cụ. Giặc mới biết đây không phải là Nguyễn Trung Trực mà chi là cụ Lâm giả dạng. Tuy nhiên, thấy cụ là người tiết nghĩa nên chúng cho thân nhân cụ đem xác về chôn. Mộ của cụ hiện ở ấp Vĩnh Thanh A, ngang đình thần, xéo về hướng Đông Đông Nam, được con cháu trùng tu, kiến thiết rất thẩm mỹ.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.354- 356).

2.2. Bà Điều-Bà Đỏ

Trong nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, ngoài thanh niên trai tráng, còn có phụ nữ tham gia. Trong số các nữ quân này, phải kể đến hai chị em bà Điều, bà Đỏ. Hai người tuổi trên ba mươi, nhưng bà Đỏ nhan sắc trội hơn, hoạt động hăng say hơn và có công hơn trong việc nắm tình hình dịch. Tương truyền, mọi người gọi bà là Đỏ do bà là người Khmer lai Pháp, có mớ tóc lai hung đỏ. Hai bà khuyến khích dân chúng chống Pháp và lôi kéo được Quản Cầu là người chỉ huy lính mã tà về phe kháng chiến. Hai bà nhờ người giới thiệu với ông Nguyễn. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Hà Tiên vào ban đêm. Hai bà xách đèn lồng đến gặp ông và khuyên ông nên đánh gấp thành Kiên Giang. Ông Nguyễn do dự. Hai bà phẫn chí bỏ ra đi và nói to:

- Ông là đàn ông không có trứng dái!

Sau đó, hai bà trở lại xin lỗi ông Nguyễn. Ông khuyên hai bà nên tổ chức lính mã tà làm nội ứng rồi ông sẽ chiếm thành. Hai bà liên lạc vơi Quản Cầu. Viên quân này lôi kéo hầu hết lính mã tà dưới quyền ông ta. Pháp hay tin có âm mưu chiếm thành nên cho bắt ngay hai bà cũng với Quản Cầu, Xã Lý.

Ông Nguyễn chiếm được thành Kiên Giang. Hai bà được giải thoát và liền mở cuộc diễn thuyết trước dân chúng .

Sau, bà Điều trở thành vợ ông Nguyễn, gọi là “Bà Lớn tướng”. Còn bà Đỏ được gọi là “bà Nhỏ”. Thời gian kéo quân từ Rạch Giá ra Cửa Cạn (Phú Quốc), ông Nguyễn mang mẹ theo. Hai bà cũng đi theo kề cận. Không may, tại đây, Đội Tấn cho quân bố ráp, bắt giải mẹ ông về Rạch Giá. Hắn còn hành hạ tra tấn dân chúng của 20 nóc gia còn lại, cấm họ không được tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. Lúc này, bà Điều vừa sanh xong không có sữa cho con bú. Bà bồng con vào xóm, cốt tìm được người cho con bú. Nhưng dân chúng đi lánh giặc không còn một ai. Đuối sức, bà lả đi. Bà đặt đứa con trong cái bọng cây. Đứa con đói và chết. Bà cũng chết. Còn bà Đỏ, về sau đi lạc trên núi và mất tích luôn.

Ngôi mộ bà Điểu hiện còn ở Cửa Cạn. Mỗi năm, đến lễ Thanh Minh, dân chúng góp tiền, mua đồ đem cúng ở Phú Quốc. Họ tránh dùng chữ “điều”vì kỵ tên bà. Họ dùng chữ “đào” hay “đỏ” thay cho chữ “điều”. Tương truyền, khi xưa, bà linh hiển lắm. Bà đạp đồng về, trách dân chúng sao không cho sữa con bà. Bà hay bắt chết đàn bà mới sanh, nhất là ở Cửa Cạn. Sự xác tín này bắt nguồn từ nỗi ân hận của người địa phương thời ấy về việc họ không giúp đỡ được thân nhân của ông Nguyễn, không bao bọc chu toàn cho dòng máu của người anh hùng. Người dân kinh sợ bà, bèn đặt lính vị bà trong đình thần Cửa Cạn để thờ, còn ghi rò “Nguyễn Trung Trực phu nhân” trên bài vị.

( Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.356- 358).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022