Các Bài Thơ Của Các Nhân Sĩ, Nhân Dân Tưởng Nhớ Nguyễn Trung Trực

2.3. Hỏa Hồng Nhật Tảo

Trong khi ông Nguyễn tung hoành ở Tân An thì Trương Định hoạt động mạnh tại Gò Công. Vì thế, đề đốc Bonard sai tàu chiến Garonne tuần tiễu trên sông Vàm Cỏ Đông để kiếm soát các đường giao thông bằng đường thủy, hòng ngăn sự liên lạc của các toán nghĩa quân. Bọn chỉ huy tàu Gamnne phái chiếc Espérance đi tuần trên rạch Ông Hồng và hay đậu ngang làng Nhật Tảo. Trên chiếc Espérance, ngoài lính Pháp còn có lính Ma Ní. Viên chỉ huy là trung úy Parfait. Trên bờ sông, cạnh chiếc Espérance có một toán lính mã tà, gồm 20 tên, làm thế ỷ giốc với chiếc Espẻrance.

Trước khi đốt tàu Espérance, ông Nguyễn nghĩ ra một kế để làm quân sĩ vững lòng tin và hăng hái hành động bằng cách cho quân sĩ hay rằng, đêm ông nằm mộng, thấy quan Tả quân Lê Văn Duyệt hiện về cho ông 8 chữ Thiết luyện lam giang, ngư đình Hoàng Công (nghĩa là muốn đánh chiếc tàu của giặc Pháp thì phải học theo các chước hỏa công của Hoàng Cái, tướng Ngô ngày xưa, khi đánh với quân Tào Tháo trên sông Xích Bích). Khi quân sĩ đã tin tưởng và hăng hái cả rồi, ông liền tổ chức cho một số nghĩa quân giả làm những ghe bán chuối, cứ mỗi trưa, thừa lúc quân Pháp nghỉ mệt, thì đi 1ại chèo qua chỗ khúc sông tàu đậu. Lần thứ nhất, quân Pháp ở trên tàu còn kêu lại xét. Nhưng qua mấy ngày sau, cứ mỗi lần có ghe bán chuối đi ngang thì chúng kêu mua, không nghi ngờ gì nữa. Luôn mấy ngày như thể, rồi ông mới bố trí kế hoạch, một mặt cho người lặn xuống đáy, lấy dây lòi tói giăng ngang lòng sông dưới lườn tàu. Một mặt, ông cho những ghe nhỏ giả làm ghe chài cá, đi lại thả lưới giăng câu ở hai bên bờ sông. Ở dưới những ghe này đều có giấu đồ phát hỏa. Rạng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông Nguyễn tập trung 50 nghĩa quân ở Thủ Thừa đi trên 5 chiếc ghe, giả làm đám cưới.Công việc đánh bọn mã tà trên bờ thì giao cho hai phó quân Huỳnh Khắc Nhượng và Nguyễn Văn Quang, còn quân của Nguyễn Học và hương thân Hồ Quang giúp ông Nguyễn tấn công tàu. Ngoài ra, để phân tán lực lượng của giặc Pháp, ông Nguyễn cho trên 30 nghĩa quân khuấy rối một đồn binh, cách Nhật Tảo vài dặm. Vì thể, trung úy Parfait phái một số quân đến xua đuổi đạo nghĩa quân này. Đến trưa, bọn lính trên tàu quay ra ngủ chỉ còn tên hạ sĩ quan Pháp đứng gác. Đoàn ghe cưới có chú rể mặc áo thụng xanh che lọng, chính là ông Nguyễn, còn cô dâu là bà bóng Lê Thị Kiệt. Tên Pháp thích chí nhìn xem. Đoàn ghe tới, chú rể bưng mâm chuối, hột gà dâng lên cho tên Pháp. Thình lình, với thanh kiếm giấu trong tay áo thụng, chú rể đâm xuyên ngực, kết liễu đời tên Pháp rồi hô xáp chiến. Nghĩa quân tràn qua tàu, mặc tình tàn sát giặc Pháp đang say ngủ. Chỉ có hai lính Pháp và ba linh Ma Ní là phóng xuống chiếc ghe nhỏ buộc cạnh tàu, trốn thoát. Sau tiếng pháo nổ, Nguyễn Văn Hổ từ hai bên bờ sông huy động nghĩa quân ra giúp sức. Nghĩa quân dùng đèn chai, dầu rái, con cúi, hỏa mai, ném lên đốt tàu. Dân chúng cư ngụ hai bên bờ sông lấy củi khô, lá lợp nhà của nhà lồng chợ Nhật Tảo dùng ghe nhỏ chở ném lên tàu. Khoang tàu đậy lại làm cho giặc thoát không được. Lửa cháy càng cao và tàu nổ. mảnh văng ra hai bên bờ sông. Tàu chìm nghỉm xuống dòng sông, dìm luôn 11 giặc Pháp và Ma Ní. Hai mươi tên mã tà trên bờ sông bị tiêu diệt. Thiếu úy Pháp lai Tây Ban Nha Francois de Roberto tử trận trên bờ. Ba tên lính Ma Ní bị bắt giữ, sau nhờ lộn xộn lúc tàu nổ nên trốn thoát dưới nước. Về phần hai tên Pháp thoát được, chúng đi tìm Parfait. Tên trung úy này tìm chiến hạm Garonm xin tăng viện. Chiều đến, Parfait trở lại làng Nhật Tảo, hơn ba trăm nhà bị hắn đốt phá.

Kết quả trận đánh. bên nghĩa quân có bốn người tử trận. Triều đình Huế đưa Nguyễn Văn Quang lên Quản cơ, 20 cai đội dưới quyền của Quang đều được thưởng ngân tiền. Một ngàn quan tiền cấp phát cho binh lính có dự chiến. Gia quyến của bốn nghĩa quân tử trận được cấp tuất rất hậu, Đỗ Quang và Đỗ Thúc Tịnh được lên lương vì có công góp vào việc đốt tàu. Làng Nhật Tảo bị tàn phá cũng được triều đình trợ cấp.

Nhờ trận này, về sau, ông Nguyễn được phong Quản cơ. Danh tiếng ông Nguyễn vang lừng khắp nơi. Phạm vi hoạt động lan sang miền Đông Nam Kỳ như Long Thành, Phước Lý, Tân Uyên, Biên Hòa.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.358- 361).

2.4. Nghĩa binh đánh tàu giặc ở Vàm Răng

Nguy cơ giặc Pháp tiến đánh ba tỉnh miền Tây ngày càng lộ rò. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực lui về miền núi An Giang lập được nhiều căn cứ vững chãi, luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thảo, chờ tônp xuất quân. Nguyễn Trung Trực cam kết với các quan trấn An Giang và Hà Tiên rằng quân ông lo đối phó với giặc ở mặt biển, các vùng từ mũi Cà Mau, An Xuyên lên vịnh Xiêm La. Đầu tiên, ông Nguyễn chú trọng vùng Vàm Răng, là nơi mà giặc có thể cặp tàu, đổ bộ lên hai tỉnh An Giang, Hà Tiên hoặc thả tàu nhỏ, chạy vào đường Bảy Núi. Lực lượng chính của ông gồm toán nghĩa binh hơn năm ngàn quân, nòng cốt là dân chài lưới từ Binh Định Gò Công về sống ở Vàm Răng, cũng với dân chài lưới tại chỗ, lấy phương tiện đóng đáy làm kế sinh nhai. Ông Nguyễn cho người dò la, biết được rằng có hai chiếc tàu giặc là Mitraille và Fauconneau luôn luôn thả đi tuần thám ngoài khơi vịnh Xiêm La. Đoán biết chẳng chóng thì chầy, thế nào lũ giặc nước cũng mưu toan đổ bộ vào đất liền hoặc bất ngờ công kích hai thành Kiên Giang và Hà Tiên, nên ông Nguyễn cấp báo cho hai vị trấn thủ yếu điểm này để phòng nghiêm ngặt. Quả vậy, khi thấy ở Vàm Răng, dân cư tập trung đông đảo, tàu giặc lần hồi tiến vào để thị oai. Chúng muốn tác động tinh thần, gây hoang mang cho dân chúng trước khi tiến đánh toàn bộ. Rồi một buổi sáng, chiếc Fauconneau, nhân lúc nước lớn, vô tận đáy Vàm Răng do thám dân chúng. Được tin, ông Nguyễn mừng thầm, chờ dịp tái diễn chiến công Nhật Tảo. Nhưng chẳng rò sao, chiếc Mitraille còn lại cứ neo ngoài khơi. Vì vậy, nghĩa quân chưa quyết định được trận đánh. Theo kế hoạch định sẵn của ông Nguyễn, nghĩa quân phải hạ một lúc hai tàu, bằng không, cử giả vờ thả lỏng, chờ dịp khác. Tuy nhiên, nghĩa quân quá ư hăng hái, nên khi chợt thấy tàu Fauconncau vừa toan kéo neo ra đi, không kịp nghĩ đến việc thỉnh kiến ông Nguyễn, một toán hơn 20 nghĩa binh tức tốc đem đoản kiếm giấu dưới thuyền chài, chở tôm cá theo tàu để dâng cho “quan lớn”. Quân Pháp tưởng rằng họ không mấy lúc đã thu phục được nhân tâm, nên reo cuời mừng rỡ, tiếp đón “dân chài” vui vẻ. Nghĩa quân, nhân đó, nhảy lên tàu giặc, tả xung hữu dột, vung kiếm chém giết thẳng tay quân giặc. Tên chỉ huy tàu này là Béhie hốt hoảng la lên một tiếng, rồi đâm đầu phóng tuốt xuống nước. Lính tráng chưa bị giết cũng nhảy theo ầm ầm. Lính gác hầm máy cho rú còi cầu cứu. Tàu Mitraille ngoài xa biết việc chẳng lành, xả súng bắn vãi vào bờ không ngớt. Nghĩa quân bỏ thuyền, lội vào bờ vô sự. Vừa gặp lúc nước lớn, tàu Mitraille lần tiến vào bờ để tiếp ứng, cứu được chiếc tàu Fauconneau thoát nguy. Thế là cuộc tuần thám của Gengrad, Béhie và hai tàu trên đưa đến kết quả: phát giác dọc theo ven biển có quân Việt phòng thủ. Tuy nhiên, chúng đã trả giá rất đắt là hơn chục tên lính thủy vừa Pháp vừa Việt đã rụng đầu dưới làn gươm bén của nghĩa quân ta tại cửa Vàm Răng.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.361- 363).

2.5. Chiến thuật “Ngưu mã công” của nghĩa binh

Ngày 11 tháng 12 năm 1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đại thắng giặc Pháp trên vàm sông Nhật Tảo. Cũng ngày này, ba năm sau, Nguyễn Trung Trực làm chủ lễ cho buổi tế nghĩa quân tại Tam Bình. Sau buổi lễ tế, lòng dân càng sục sôi căm hờn quân giặc. Từ già chí trẻ, ai ai cũng định bỏ cả mùa màng, vác giáo đầu quân ra trận mạc. Theo kế hoạch đã vạch sẵn, quân triều đình, sau khi bỏ Gia Định thành sẽ đồn binh

lực xuống Bến Tre, đóng giữ cửa Đại, cửa Tiểu là hai nơi mà Pháp hăm he tiến đánh. Thời gian này có Trương Tuệ, con đầu lòng của Trương Công Định bày mưu cho quân triều đình khởi đánh đồn Hưng Đông của địch ở Gò Công. Sau mấy ngày luận bàn kỹ lưỡng, Trương Tuệ đưa năm trăm quân tinh nhuệ len lỏi vào tận Gò Công tiêu diệt đồn Hưng Long bằng chiến thuật dùng trâu đốt giặc (ngưu hóa công). Trương Tuệ xin những nhà phú hộ hơn mười đôi trâu cổ, được tập trung về vùng Rạch Lá. Trương Tuệ sử dụng chiến thuật “ngưu hóa công” là một lối đánh mau lẹ, dùng trâu dẫn lửa để thiêu đốt đến trại, áp đảo tinh thần lính địch và nhân đó, bên ta nằm phục sẵn, chờ giặc tháo chạy là tha hồ chém giết. Tới giờ công trận, mấy chục con trên từ Rạch Lá được lùa lên cánh đồng Hưng Đông. Khi gần tới đến nghĩa quân cho dùng lại để buộc vào đuôi Chúng nhiều con củi đã nhúng đầu chai. Mỗi cậu bé mục đồng, tay nắm vàm, dắt từng con đưa vào vòng rào tre trong đồn, chờ Trương Tuệ hạ lệnh phát hỏa. Tức thời, mồi lửa bật lên, châm vào các con củi ở đuôi trâu cháy rực. Bầy trâu bị đốt đít, kinh hoàng rống lên, chạy tuôn vào đồn trại, chém quật tứ tung. Lửa chảy lan tứ phía. Lính tráng hốt hoảng, chưa kịp câm súng đã bị trâu lớp quật ngã, lên lòi ruột, gãy xương. Đồn Hưng Đông rền vang tiếng khóc. Tên lính nào nhanh chân thoát ra thì lãnh một nhát gươm bén của dân binh, đầu rơi khỏi cổ. Trong phút chốc, đồn Hưng Đông bị hạ xong. Trận đánh bất ngờ và thần tốc đến nổi đồn Vàm Láng của giặc ở cách đó chưa đầy 6 cây số cũng không hay biết. Trận này, Trương Tuệ cướp được 8 khẩu súng trường, tăng cường cho các nghĩa binh chống Pháp. (Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.363- 365).

2.6. Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang

Thờỉ gian ở Hà Tiên, ông Nguyễn lên kế hoạch chiếm thành Kiên Giang.

Đồn Kiên Giang lúc đó nằm ở phía sau tòa hành chính ngày nay, vách đất, xây cất cẩu thả. Ở giữa có nhà ngói vách ván, dành cho tên thanh tra Pháp ở, xung quanh là nhà lá dành cho lính mã tà. Tên thanh tra Pháp lúc đó là một trung úy hải quân, râu đỏ hoe như lòng chó phèn, nên dân chúng gọi là “lão Chánh Phèn”. Còn tên trưởng đồn coi việc quân sự tên là Sauterme. Việc chuẩn bị của nghĩa quân ở Hà Tiên lúc ấy đều bị một viên xã ở Tân Hội là Nguyễn Văn Ngươn hay được. Liên tiếp trong hai ngày 14 và 15 tháng 6 năm 1868, hắn vào báo cáo với lão Chánh Phèn. Nhưng lão cho rằng viên xã này khùng. Tên Ngươn lo sợ, cùng gia đình lẩn trốn (đến khi Pháp tái chiếm đồn, hắn mới dám ra trình diện với Pháp). Ngoàì ra, còn một tên cai tổng người Khmer ở An Hòa hay tin, vào báo với lão Chánh Phèn. Lần này lão lo ngại. nên phải tên này về Tà Niên do thám. Thế nhưng hắn đã bị nghĩa quân giết chết khi vừa đến Tà Niên. Đêm l6 tháng 6 năm l868, ông Nguyễn huy động 100 nghĩa quân, vũ khi hầu hết là giáo gươm, từ Tà Niên dùng ghe biển đến đến bộ lên bờ vào lúc nửa đêm. Nghĩa quân mặc quần ngắn, mình bôi bùn để Pháp không nhận thấy. Ông Nguyễn ra lệnh nghĩa quân phục quanh đồn, chờ cơ hội. Có một số lấy thuốc ra hút, gây nên nhiều đốm lửa đỏ. Tên lính canh vào báo cho tên cai của hắn. Nhưng tên cai này cho là đom dỏm nên không để ý. Vào khoảng 4 giờ sáng, bỗng có mây kéo đến che phủ bầu trời, tiếp theo là đám mưa rào. Trời tối đen như mực, ngửa tay không thấy. Ông Nguyễn mỉm cười, quay qua nói với các bộ hạ thân tín:

- Trời giúp ta thành công đêm nay đó!

Trên chòi canh, hai tên lính thu mình, ngủ bên cạnh súng. Ông Nguyễn nhảy lên chòi canh, giết hai tên lính rồi mở cửa thành. Nghĩa quân một số tràn vào cửa, một số tràn lên bờ đất bằng thang. Hầu hết lính mã tà đầu tiếp tay với nghĩa quân. Bị đột kích, bao vây bất thình lình, cả mươi tên lính Lang Sa trong đồn không kịp nạp đạn chống cự.

Tên trưởng đồn Sauteme bị giết ngay lúc đầu. Đang ngủ, lão Chánh Phèn choàng tỉnh dậy. Tên bồi thân tín của lão, đã theo nghĩa quân, chạy lại báo tin:

- Ông Chánh ơi! Quan lớn Chánh ơi! Có giặc! Có giặc! Chánh Phèn mở cửa, hỏi lia lịa:

- Giặc đâu? Cướp đâu?

Hắn liền bị tên bồi đâm một dao vào bụng.

Trong khi đó, dân chúng kéo đến bao vây nhà viên tào cáo. Đó là căn nhà lá sơ sài ở ngoài đồn. Hắn tên Francois Denot, có vợ người Việt. Tên này cùng vợ và hai con lên nhà trên cầm súng chống lại. Bên nghĩa quân bị bắn chết ba, bốn người nên không ai dám lại gần. Khoảng 5 giờ sáng, sau khi chiếm xong đồn, ông Nguyễn kéo quân tiếp viện. Ông ra lệnh phóng hỏa đốt ngôi nhà. Hai vợ chồng tên tào cáo chạy ra ngoài, bị dân chúng giết chết cả, xác ném xuống sông. Sau này, khi tái chiếm đồn, giặc Pháp cho xây ngôi mộ bằng xi măng cao khoảng 3 thước, ngay tại nền nhà tên tào cáo. Đây là ngôi mộ “u hồn” vì không có xác chết. Tương truyền, trong trận này, chỉ có một tên cai người Pháp coi việc thổi kèn là thoát được. Tối đó, hắn qua chợ, ngủ ở nhà tình nhân. Khi nghe có biến, hẳn chạy bộ theo kinh Cái Sắn về miệt Long Xuyên. Dân có đến báo với ông Nguyễn, nhưng ông không ra lệnh đuổi theo. Hẳn trốn dưới ao hai ngày. Sau vì đói quá nên hắn tìm đến một chòi canh, xin một ông lão và một phụ nữ cho ăn. Sáng hôm sau, dân chúng làm tiệc thết đãi nghĩa quân. Mười ba chiếc đầu Pháp được cắm dọc theo bờ sông để răn đe những tên hợp tác với giặc. Những người của nghĩa quân bị Pháp bắt trước đó như Xã Lý, Quản Cầu, Bà Điều, Bà Đỏ được giải thoát. Lập tức hai bà mở cuộc diễn thuyết trước dân chúng.

(Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang (2018) Huyền thoại anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, tài liệu lưu hành nội bộ, tr.99 – 103)

2.7. Ông Nguyễn diệt giặc ở Phú Quốc

Rời Hòn Chông, ông Nguyễn đưa khoảng bốn chục ghe chở đầy nghĩa quân, thẳng ra Phú Quốc. Lực lượng ghé vào bãi biển Hàm Ninh.

Khi ông đến nơi, cai tổng Nguyễn Văn Điền và xã trưởng Nguyễn Văn Ngài đã đầu quân và đem tiền kho giao nộp, thay vì cho chính quyền Hà Tiên. Ông Nguyễn Văn Điền liền được phong làm Chánh lãnh binh. Giặc Pháp biết tin, đưa tên Việt gian Đội Tấn và hơn trăm lính mã tà ra tấn công Hàm Ninh. Lúc này, nghĩa quân có khoảng ba trăm người. Ông Nguyễn dùng kế “đa binh”, phô trương thanh thế bằng cách cho nghĩa quân đi vòng vào rừng, rồi đi ra bờ biển và cứ đi như thế mãi. Một phần vì bãi biển ở Hàm Ninh cạn khiến tàu Pháp không đến gần bờ được, một phần vì tưởng nghĩa quân đông nên chúng không dám lên bờ ngay. Từ ngoài khơi tàu giặc bắn vào bờ. Mỗi phát đạn gồm hai quả cầu rộng bằng sắt nối với nhau bằng một đoạn xích đây lòi tói. Trên bờ, nghĩa quân cũng dùng súng gỗ bắn trả lại. Súng này làm bằng cây mù u, một loại cây rất dai. Ngũ quân lấy một khúc cây đẽo sạch những mắt xung quanh cho láng, cưa thành hai, khoét rỗng bên trong rồi dùng mây niền lại. Sau đó, lấy miếng gỗ thật chắc, bịt lấy một đầu, rồi khoét lỗ nhỏ ở gần đầu có mấy miếng gỗ. Lỗ nhỏ này dùng để ngòi súng, ở phía trong có đổ thuốc súng. Kế đó là lớp giấy hay vải làm mồi lửa. Trên cũng là viên đạn. Đạn làm bằng đất sét vò viên đem phơi khô rồi nhào với dầu rái. Ngày nay ở Dương Đông và Hàm Ninh còn có một nơi gọi là Trại Súng. Theo các bô lão, đó là vị trí ngày xưa nghĩa binh đã làm nơi chế tạo loại súng gỗ này.

(Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ 1858-1918, Nxb Thời Đại, tr.368- 369).

3. CÁC BÀI THƠ CỦA CÁC NHÂN SĨ, NHÂN DÂN TƯỞNG NHỚ NGUYỄN TRUNG TRỰC

(Do NCS sưu tầm tại ấp Long Thạnh 2, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh

An Giang)

3.1 Lịch Sử Vị Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực vị anh hùng thuở truớc Đem chiếc thân bảy thước chống sơn hà Kiếm lòe vung bao máu giặc chan hòa Từng lớp lớp đầu sa trong lửa đỏ

Vừng trán rộng thâu gồm muôn chí cả Mặt ngời sao sáng tỏ chí bình sinh

Tiếng người vang chuyển động máy kinh thành Chơn người bước gập ghình khi vũ trụ

Quân người tiến giặc thành không cố thủ Quân người đi phong vũ lạnh lùng lên Đức người thanh như trăng rọi rừng đêm Oai người rộng như trùng dương đại hải Thao lược đủ phá tan thành đoạt ải

Chí tài dư canh cải vận nam hà Nhưng than ôi !

Đứng cao dày không tựa khách tài ba Đời ngang dọc dòm nhòa trang sử lệ Tướng giặc thấy người tài nên rất nể Đem quan sang uy lực dụ người hàng Hừ mi lầm rồi ! dù dưng cả ngai vàng Không chuyển động lòng ta thờ tổ quốc Đừng tưởng chữ vinh hoa mà mua được Lòng trung quân ái quốc của ta đâu Đầu ta đây bây chớ nói gì lâu

Cứ chặt lấy để vinh thăng quờn tước Ta còn sống cũng làm dân đất Việt Khi chết rồi Thần Việt cũng là ta Hồn chiêu diêu trở lại bến Nam hà Nơi ghi dấu muôn ngàn năm văn hiến Thác như thế hơn sống mà nhơ tiếng Liếm gót giày quân địch để cầu vinh Ai nhẫn tâm mong thủ lợi một mình

Quên Tổ-Quốc quên lời nguyền đồng chúng Thế là hết nơi pháp trường đẩm máu

Một đầu rơi ! trời hởi ! một đầu rơi ! Nhưng danh thơm còn ghi tạc muôn đời Và hung khí của người ôi bất diệt !

Thanh Vân

3.2. Lịch Sử Vị Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực

Hởi bá gia gương cổ đừng quên Miền lục tỉnh vang rền Trung Trực Số côi cúc cha già sớm khuất

Một cành huyên còn chút náo nương Mẹ Ngài hằng bói quẻ âm dương Được lịch lãm văn chương nho học Nơi Nhựt Tảo Tân An, căn gốc Thạo lưới chài gia thất đơn sơ

Lòng trung can dũng mãnh ai ngờ Thuở Tự Đức còi bờ chinh lở Nguyễn Trung Trực xuất thân trả nợ Giết quân thù tan vỡ mấy phen Nghe danh Ngài địch thủ rung lên

Lòng kiên cố nhúm nhen quyết thắng Đốt tàu chiến quân thù hỏng cẳng

Sau thầy tăng bắt mẹ bó tay đền mạng Đám quân Pháp dụ Ngài quá đáng Nếu qui đầu phong đặng tước quyền Ngài cho rằng cái chức giết Phiên Chớ chẳng muốn tước quyền chi khác Dụ không đặng quân thù giết thác Tuy chết rồi mang mác hồn thiêng Nay vẫn còn lịch sử ghi biên

Danh Trung Trực vang miền Nam Việt Tuổi thơ ấu đủ đầy khí tiết

Lòng trung quân ái quốc tràn trề Hởi thanh niên ngước mắt ngó về Miền Rạch Giá tấm bia còn đó

Phải cương quyết soi gương hùng vò Đầy thanh liêm chớ có ô danh

Luân việc đời cho rò ngọn ngành Nhắc sơ tích hơn sanh tường lãm Đặng nhờ đó đem lòng hoài cảm Cố tu hành nhàm chán lợi danh

Thanh Sĩ

PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHỤC VỤ THÔNG TIN LUẬN ÁN

1/ Ông (bà) có biết đến những đình/đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở những địa phương dưới đây không?

TT

Địa điểm

Biết

Không biết

Có đi

Không đi

1

Bia ghi danh ở xóm Nghề, xã Thạnh Đức, huyện Bến

Lức, tỉnh Long An




2

Khu Tưởng niệm ở Vàm Nhật Tảo, An Nhật Tân,

huyện Tân Trụ, tỉnh Long An




3

Đình Nguyễn Trung Trực ở Vĩnh Thanh Vân, Thành

phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang




4

Đình Nguyễn Trung Trực ở Vĩnh Hòa Hiệp, huyện

Châu Thành, tỉnh Kiên Giang




5

Đình Nguyễn Trung Trực ở Thị trấn Sóc Xoài, huyện

Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang




6

Đình Nguyễn Trung Trực ở Cửa Cạn, huyện Phú

Quốc, tỉnh Kiên Giang




7

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Gành Dầu, huyện Phú

Quốc, Kiên Giang




8

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, Kiên Giang




9

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn

Đất, Kiên Giang




10

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Long Giang, huyện

Chợ Mới, An Giang




11

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Vĩnh Trạch, huyện

Thoại Sơn, An Giang




12

Đình Nguyễn Trung Trực, Vĩnh Tường, huyện Long

Mỹ, Hậu Giang




13

Đình thần Phụng Hiệp thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang




14

Đình Nguyễn Trung Trực, An Thạnh Đông, huyện Cù

Lao Dung, Sóc Trăng




15

Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng




16

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Lạc Thôn, huyện

Kế Sách, Sóc Trăng




17

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Phú Lộc, huyện Thạnh

Trị, Sóc Trăng




18

Đình Nguyễn Trung Trực ở thị xã Ngã Năm, Sóc

Trăng




15

Đình An Hòa, huyện Giá Rai, Bạc Klêu




16

Đình Nguyễn Trung Trực, ấp Thành thưởng B, Xã An

trạch A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu




19

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Phước long, huyện

Phước Long, Bạc Liêu




17

Đình Nguyễn Trung Trực, thị trấn Ngang Dừa, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 26

Địa điểm

Biết

Không biết

Có đi

Không đi

18

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh,

huyện Trà Cú, Trà Vinh




19

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu, huyện

Trà Cú, Trà Vinh




20

Khác: Vui lòng ghi tên đình, địa chỉ:..…………………………………………

TT

2/ Vì sao ông (bà) đến với lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang?

1. Nơi vị anh hùng hy sinh 3. Nhiều người đến

2. Nơi đây linh thiêng 4.Khác......................................

3/ Ông (bà) đến lễ hội đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá lần thứ mấy?

1.Một lần 2. Hai lần 3. Ba lần 4. Bốn lần 5. Khác................

4/ Ông (bà) thường đi lễ đình Nguyễn Trung Trực với ai?

1. Đi một mình 4. Đi cùng đồng nghiệp

2. Đi cùng gia đình 5. Đi theo tour du lịch

3. Đi theo đoàn 6.Khác .........................

5/ Mục đích của ông (bà) khi tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực?

1. Sức khỏe 4. Mua may bán đắt

2. Bình an 5. Thuận buồm xuôi gió

3. Được mùa bội thu 6. Khác......................................

6/ Khi đi lễ đình, ông (bà) thường chuẩn bị những đồ lễ gì?

1. Hương, hoa 4. Thực phẩm

2. Trái cây 5. Vàng mã

3. Tiền cúng 6. Khác (ghi rò) 7/ Khi đi lễ, ông (bà) góp công đức vào đình bằng hình thức nào?

1. Tiền 2. Hiện vật 3. Công sức 8/ Ông (bà) đóng góp công đức với mục đích gì?

1. Tu bổ, tôn tạo đình 3. Làm theo người khác

2. Tích Phúc cho con cháu 4.Khác....................................

9/ Đánh giá của ông/ bà về đình Nguyễn Trung Trực hiện nay?

TT

Nội dung

Rất đúng

Đúng

Chưa đúng

1

Cơ sở vật chất khang trang hơn




2

Tình hình an ninh trật tự tốt




3

Vệ sinh môi trường sach sẽ




4

Dịch vụ phục vụ lễ hội đông hơn




5

Số lượng người đến lễ hội đông hơn




6

Đối tượng đến lễ hội đình đa dạng hơn




7

Nghi lễ cúng tế khác so với trước




8

Đồ lễ cúng đa dạng hơn




9

Thời gian tổ chức lễ hội dài hơn trước




10

Trò chơi dân gian khác trước




10/ Sau khi đi lễ, ông/bà có giới thiệu cho ai biết đình thờ Nguyễn Trung Trực không?

1. Người thân 4. Đồng nghiệp

2. Bạn bè 5. Không giới thiệu

3. Hàng xóm 6. Khác( ghi rò).............................

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí