Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 28

Trả lời: Xã Thạnh Đức tổ chức ở Bia ghi danh Xóm Nghề, lúc đó chưa có máy che như bây giờ, ở xã có sân nghĩa trang liệt sĩ, năm đầu tiên chính quyền xã làm tạm ở đó, còn ngày giỗ thì lúc đầu tổ chức cùng ngày 28 - 8 Âl ở Rạch Giá. Trước năm 2009, chưa ai đặt vấn đề tổ chức giỗ Ông Trực sai ngày, trong hội thảo các nhà khoa học đặt vấn đề, trong đó có tôi. Rồi sau đó, bác mười mới gửi thư lên Sở Văn hóa thông tin Long An xin tổ chức giỗ đúng ngày. Sau một thời gian, mới năm rồi, chính quyền tổ chức giỗ Ông trúng ngày, xã Thạnh Đức thì tổ chức ở Bia ghi danh Xóm Nghề, còn Sở VHTTDL thì tổ chức ở Khu di tích Nhật Tảo.

Hỏi: Năm nay, giỗ Ông tiếp tục tổ chức ngày 12 - 9 không?

Trả lời: Năm nay, tôi mới hỏi bác mười sẽ tiếp tục tổ chức giỗ ngày 12 - 9 Âl. Theo tôi, vì nhiều lý do, Long An nên tổ chức vào ngày này, vì nó đúng ngày Ông hy sinh, với lại cho nó khác với ngày ở Rạch Giá, vì nếu tổ chức trùng ngày thì người dân sẽ đi dưới kia không hà. Ở Rạch Giá, mỗi lần giỗ Ông thì có khoảng nửa triệu người đi dự mà.

Hỏi: Ở Long An, ngoài Bia Ghi danh Xóm Nghề, Di tích vàm Nhật Tảo còn chỗ nào thờ Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Chuyện này chắc ít ai biết, có một công ty du lịch, không rò tên, hơn hai mươi năm rồi có xây một cái miếu thờ Nguyễn Trung Trực trong đó. Miếu do một anh làm trong công ty dựng lên, giờ anh này nghỉ rồi. Nhưng, đây là miếu ông Trực nên không ai dám phá.

Hỏi: Nghe nói, trong thân tộc Nguyễn Trung Trực, ngoài việc tổ chức cúng như đã nói, còn tổ chức cúng ngày 10 tháng 3 hàng năm?

Trả lời: Ông Nguyễn vốn là người đánh cá. Ngày mùng 10 tháng ba là ngày cúng cầu ngư hàng năm của cư dân trong vùng. Nhân dịp cúng cầu ngư, Ông làm lễ xuất quân ra đi đánh Pháp. Tôi có viết một bài Những ý nghĩa khác của ngày mùng mười tháng ba ở Nam Bộ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu phát triển. Về trận Nhật Tảo, xin nói thêm, năm 1861, Nguyễn Trung Trực đánh tàu Pháp trên sông Nhật Tảo, tàu chìm đến trăm năm sau mới trục vớt lên. Nó nằm đó, nước lớn thì không thấy, nước ròng thì cột buồm ló lên.

1.3. Bản ghi chép phỏng vấn số 3:

* Người trả lời: bác Trần Thanh An, sinh 1931, già yếu ở Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

- Thời gian: : 01 - 02 - 2018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

- Địa điểm phỏng vấn: phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

* Nội dung phỏng vấn:

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 28

Hỏi: Thưa ông, ông năm nay được bao nhiêu tuổi ạ?

Trả lời: Năm nay, qua 86 tuổi, sức khỏe giảm, nhưng còn minh mẫn.

Hỏi: Ông sống thọ, ở lâu nơi này chắc chắn hiểu nhiều về Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Rành chứ cháu, trước đây gia đình cũng làm nghề nông, có thời gian qua cũng đi biển với người anh rể. Ông Nguyễn quê ở Long An, đánh chìm tàu Pháp ở vàm sông Nhựt Tảo, chiến thắng này vang dội làm nức lòng người dân Nam Bộ và cả nước lúc đó. Tiếp theo, Ông đánh Pháp vài trận nữa rồi di chuyển về vùng An Giang rồi Kiên Giang hoạt động. Ở Kiên Giang, Ông hoạt động rất rộng. Cháu biết Tà Niên không?

- Dạ, cháu biết, bây giờ là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành phải không?

Trả lời: Nghe ông của qua kể lại, cuối thế kỷ XIX, dân cư ở vùng này còn thưa thớt. Nơi đây hình thành khu dân cư Rạch Giá - Tà Niên. Sau này, Pháp cho đào kinh chạy dài từ Rạch Giá đến sông Cái Bé, trước đó, hai bên rạch là bãi bùn chạy dài đến sông Cái Lớn, mọc nhiều lát. Cho nên, vùng Tà Niên nổi tiếng nghề dệt chiếu, cũng là nơi ông Nguyễn huấn luyện nghĩa binh, là nơi xuất phát của nghĩa quân đánh chiếm đồn

Kiên Giang. Trận đánh này quân ông Nguyễn giết gần hết quân Pháp, thu nhiều vũ khí, làm chủ Kiên Giang vài ngày trước khi Pháp phản công, chiếm lại.

Hỏi: Cháu nghe nói nhân dân tin tưởng ông Nguyễn lắm phải không ạ?

Trả lời: Ờ, cháu, mọi người rất tin Ông, nhất là dân ra khơi. Người nào đi biển cũng đều tin tưởng Ông lắm. Cháu biết trên biển có nhiều bất trắc, sóng to gió lớn nên trước biển con người rất nhỏ bé. Nghe nói, xưa kia có dân đi lưới gặp biển động, thuyền gặp nguy hiểm, cầu khấn Ông, thuyền tuy bị sóng đánh lật úp, nhưng người thì may mắn bám được vào mảnh ván, thoát nạn. Ông linh thiêng lắm. Mấy mươi năm trước, khi ra nước ngoài, người ta đến đây để khấn nguyện, nay trở về họ cũng đóng góp đền ơn. Ngư dân trước khi đi biển, người dân, du khách có dịp ra khơi, du ngoạn đều ghé đình để dâng hương, khấn nguyện để có mùa cá bội thu, hoặc bình an vô sự trên đại dương. Ngày diễn ra lễ hội, ngư dân neo thuyền, không ra khơi.

1.4. Bản ghi chép phỏng vấn số 4

* Người trả lời phỏng vấn: Đỗ Hoàng Thoại, quản lý đình Nguyễn Trung Trực, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

- Thời gian: 01 - 3 - 2018

- Địa điểm phỏng vấn: thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Xin anh cho biết đình Nguyễn Trung Trực ở đây thành lập được bao lâu?

Trả lời: Đình này có lâu rồi, cơ quan tỉnh ủy xưa có đóng ở đây, còn dấu tích bia kỷ niệm ghi nơi đây trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đóng ở đình này. Sau giải phóng đình xuống cấp trầm trọng, thấy xót ruột, tôi cố gắng vận động người dân khôi phục, chút xíu bị kỷ luật. Tôi phải giải trình, tôi làm đình Nguyễn Trung Trực thì không có gì sai. Lúc đó, quan niệm làm việc cho đình, chùa là mê tín dị đoan, nên cũng gian nan lắm. Giờ làm được cỡ này là do vận động bà con; đình được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cũng là ghi lại một phần công lao đóng góp của mình. Đình thành lập gần trăm năm rồi, hồi chống Pháp còn lùm bụi, mình đóng cơ quan nơi này. Tôi chạy vạy làm đơn từ, bằng khoán hợp pháp đến giờ. Hồi mới khôi phục mấy ông không tin tôi làm được. Mấy ổng nói: Cha để coi sao. Trước đây đình có mấy thước vuông. Tôi kêu thợ đến xây dựng, lúc đó chưa có tiền, vừa làm vừa vận động, nếu không đủ thì xuất tiền túi ra, miễn sao đình được làm lại.

Hỏi: Sao anh biết nơi đây là đình thờ Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Tôi sống ở đây lâu rồi, thấy đình xuống cấp chịu không nổi, lúc đó tôi phụ trách người cao tuổi. Một phần mến ông Trực, phần mến nơi đây là cơ sở cách mạng. Tôi về đây, lúc đó anh Tám Đực làm chủ tịch huyện, lúc 4 giờ chiều mới lội vô đây, anh nói: Thoại à, giấy tờ anh lo, còn mày vận động xây dựng lại đình. Từ đó, đình dựng lại khang trang như hôm nay.

Hỏi: Còn ai đúc tượng Nguyễn Trung Trực vậy anh tám?

Trả lời: Tượng Ông đứng ngoài sân là do mười Đẩu đúc tượng này, nhưng không chính xác, sau tôi thỉnh tượng thờ hiện giờ từ Sài Gòn về, còn tượng do ông Mười đúc thì ở ngoài sân.

Hỏi: Lý do sao ông Nguyễn cầm gươm tay trái?

Trả lời: Tôi nghĩ xưa ông Nguyễn giỏi lắm, tay nào cũng chém được hết.

Hỏi: Xin phép anh cho hỏi, mỗi năm đình cúng tế mấy kỳ, còn giỗ ông Nguyễn cúng vào ngày nào?

Trả lời: Một năm cúng hai lễ, Thượng điền tổ chức ngày 16 tháng 12 Âl; Cúng hạ điền ngày 19 tháng tư Âl hàng năm. Tôi đi Kiên Giang thì mấy ông nói cúng thêm

ngày giỗ ông Nguyễn nữa đi. Từ đó, tôi tổ chức cúng ông Nguyễn ngày 28 - 8. Nhưng, cúng Thượng điền, giỗ Ông tổ chức bình thường, chủ yếu tập trung lễ hạ điền.

Hỏi: Vì sao đình Nguyễn Trung Trực bà con lại không tập trung tổ chức ngày giỗ của Ông hàng năm?

Trả lời: Người xưa xem trọng lễ Kỳ yên nên chúng tôi tập trung cho lễ này, mà tiêu biểu là kỳ Hạ điền.

Hỏi: Vì sao tượng Nguyễn Trung Trực ngoài sân đình cầm gươm bằng tay trái, không giống như ở Rạch Giá?

Trả lời: Như trên đã nói, sau giải phóng việc đi lại khó khăn, nhưng tôi cố gắng đến đình Ông ở Rạch Giá để học tập, rồi về xây đình này. Về tượng Nguyễn Trung Trực thì tôi diễn tả lại, người đúc tượng là ông Mười Đẩu, đúc không giống lắm.

Anh Tư, người Khmer cũng phụ họa thêm: Nhưng Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng, giỏi vò, nghe người lớn kể lại, ông Trực vò nghệ siêu phàm lắm, tay trái, tay phải gì cũng giết giặc được hết.

Anh Tám Thoại nói thêm: Trong trận đánh nổi tiếng khắp nước là trận Nhựt Tảo, ông Nguyễn dẫn đầu, Ông phi thân từ ghe nhỏ lên tàu, dùng tay không bẻ cổ chết hai tên giặc Pháp mở đường cho nghĩa quân tràn lên giết giặc, đốt tàu.

1.5. Bản ghi chép phỏng vấn số 5:

* Người trả lời: Từ Lệ Thúy, sinh 1974, buôn bán ở Tp. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

- Thời gian: : 08 - 6 - 2018

- Địa điểm phỏng vấn: xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Chị ở địa phương này đến viếng đình Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Tôi ở trên tỉnh, buôn bán tạp hóa, biết đình từ lâu. Lúc nhỏ, tôi thường theo má đến đây cúng đình. Nay nghe đình được nhà nước công nhận là di tích nên xuống đây để viếng.

Hỏi: Đến đình, thường thì chị cầu nguyện những gì?

Trả lời: Tôi là dân buôn bán nên đến đây ngoài việc cầu mong sức khỏe, gia đạo bình yên thì cầu mong sao mua may bán đắt, có thêm chút đỉnh tiền dành dụm để lo ốm đau sau này.

Hỏi: Người buôn bán thường đến chùa Ông, sao chị lại đến đình để cầu nguyện?

Trả lời: Đình ở Long Đức có từ xưa rồi, thời ông bà mình mới đến lập nghiệp. Lúc nhỏ, tôi theo má đến đây nguyện cầu, quen rồi, mỗi năm đều cúng, nguyện cầu thấy mình làm ăn thuận lợi.

1.6. Bản ghi chép phỏng vấn số 6:

* Người trả lời: cô Nguyễn Thị Bích, sinh năm 1972, giáo viên ở Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang,

- Thời gian: 16 - 6 - 2018

- Địa điểm phỏng vấn: đình Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Cô ở tại Kiên Giang hay từ nơi khác đến?

Trả lời: Em ở tại nơi đây, thuộc phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá.

Hỏi: Cô thường viếng đình Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Em đến viếng Ông thường xuyên lắm, từ nhỏ, em đã đi theo bà đến nơi

này.

Hỏi: Cô có tham gia lễ hội của Ông không?

Trả lời: Trừ trường hợp đi công tác, hầu như em không vắng kỳ lễ nào hết. Gần đến lễ hội Ông, ở Rạch Giá nhộn nhịp lắm anh. Em nôn nao như ngày tết vậy. Ngày diễn ra lễ hội, người dân các nơi đổ về, khách sạn, nhà nghỉ không đủ để phục vụ. người ta ở cả nhà dân.

Hỏi: Theo cô, thường thì mọi người đến với lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực nhằm mục đích gì?

Trả lời: Người dân đến đình có mục đích khác nhau, nhưng thường thì đến đây để cầu sức khỏe, làm ăn thuận lợi, nhất là những người đi biển tin tưởng Ông lắm. Gần như ai đi biển đều ghé đình để đốt nhang, cầu nguyện đi biển được bình an. Nhiều người làm ăn khấm khá đến đình để làm công đức. Hiện nay, anh cũng thấy đình được xây dựng khang trang lắm, nhiều người lui tới, vì đặt chân đến đình tâm hồn cảm thấy ấm áp, thanh thản. Từ nhỏ, em đã sinh sống nơi này. Hồi đi học cũng vậy, đến giờ cũng vậy, khi có những muộn phiền em thường đến đây vừa mát mẻ vừa tìm sự yên tĩnh. Khi đốt nhang xong cho Ông, đi dạo quanh đình, lòng em cảm thấy yên ổn, thư thái trở lại.

Hỏi: Lễ hội Ông hàng năm nhiều người ở các nơi đến dự, năm nay kỷ niệm 150 năm khả năng sẽ đông lắm?

Trả lời: Lễ hội Ông đông lắm anh ơi, trước một tháng là phải chuẩn bị, trang hoàng, vài tháng nữa anh xuống dự nghen. Hàng năm, đình phải vận động hàng trăm người phụ giúp mới đủ phục vụ hàng trăm ngàn người. Có thể nói mọi tầng lớp ở Rạch Giá, cả người Việt, người Khmer, người Hoa đều tham gia với tinh thần tình nguyện, mọi nhà đều mở lòng đón du khách, các hàng quán, khách sạn phục vụ hết công suất, nhiều trường hợp du khách đến trể, hết phòng nghỉ, nhà dân sẵn sàng đón khách. Còn đãi ăn, một lượt cả trăm bàn, xung quanh đình cả bên ngoài đường đều cất rạp, để bàn phục vụ miễn phí đồ ăn chay. Năm nay kỷ niệm năm tròn, chắc chắn sẽ đông hơn nhiều. Sở dĩ như vậy, vì với dân tộc, Ông là người anh hùng, đối với tâm linh Ông linh thiêng phò hộ cho dân vùng này yên ổn làm ăn, sinh sống. Anh thấy mười năm trở lại đây Rạch Giá phát triển mạnh mẽ không, lâu lâu sang anh nhìn thấy lạ phải không, nhất là nơi mình đang ngồi (khu lấn biển).

1.7. Bản ghi chép phỏng vấn số 7:

* Người trả lời: bà Nguyễn Thị Năm, sinh năm 1940, làm ruộng, quê ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

- Thời gian: 16 - 6 - 2018

- Địa điểm phỏng vấn: đình Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Cô Bích quê ở nơi đây, còn bà từ đâu đến viếng đình ạ? Trả lời: Tôi quê ở bên Thạnh Phước, huyện Giồng Riềng Hỏi: Bà có thường đến viếng đình Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Con của tôi gả về miệt này, mỗi khi thăm con, tôi đều đến viếng Ông. Mỗi năm lễ hội tưởng niệm Ông, tôi đều đến đây dâng hương. Ở đây vài ngày, trước viếng Ông, sau thăm con cháu.

Hỏi: Vậy mỗi năm, bà đến đình cũng đôi ba lần phải không?

Trả lời: Đúng rồi

Hỏi: Lý do bà viếng đình thường xuyên?

Trả lời: Như hồi nảy cô kia có nói, Ông linh thiêng lắm. Người dân đi biển, nhất là ngư dân tin tưởng Ông lắm chú ơi. Những lần ra khơi, trước khi lên tàu, mọi đều ghé đình để đốt nhang, khấn nguyện cầu sóng yên gió lặng, bình an. Linh nghiệm lắm nghen. Tôi còn nghe nói, người đi vượt biển ngày trước đều đến đây Ông ban cho phước lành.

Ông luôn phò hộ cho dân, không chỉ người đi biển không đâu. Người buôn bán, học sinh, thầy cô giáo, mấy chú đi làm việc, đủ hết.

1.8. Bản ghi chép phỏng vấn số 8:

* Người trả lời: bác Ngô Văn Hoàng, sinh 1934, làm ruộng, ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

- Thời gian: : 19 - 01 - 2017

- Địa điểm: Khu di tích vàm Nhật Tảo, huyện Tân Trụ, Long An

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Thưa bác, bác quê ở đây hay từ nơi khác đến?

Trả lời: Bác ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hôm nay cùng với người trong bổn đạo, bác đến viếng ông Nguyễn. Lần đầu đến đây, thấy nhà nước xây lớn lắm, rộng rãi.

Hỏi: Vậy bác đi theo đoàn, đông không bác?

Trả lời: Đi hai chiếc xe 15 chỗ, từ sáng mà giờ này mới đây. Ở đây đêm nay, ngày mai cúng xong rồi về. Năm nào cũng vậy, bổn đạo đều tổ chức viếng Ông, đi từ An Giang đến đây, còn tháng trước thì đến Rạch Giá.

Hỏi: Vì sao trong đạo lại yêu mến AHDT Nguyễn Trung Trực vậy bác?

Trả lời: Bác cũng như nhiều người dân đến đình để tưởng nhớ Ông có công với nước, bảo vệ dân mình trước đây, qua đó cũng cầu mong cho bản thân mình có nhiều sức khỏe để con cháu đỡ cực, gia đình bình an, hạnh phúc, các cháu học hành tấn tới. Từ xưa, mọi người xem Ông là người của bổn đạo, rất kính trọng, tôn thờ, rồi truyền đến ngày nay.

1.9. Bản ghi chép phỏng vấn số 9

* Người trả lời: Ông Nguyễn An Thọ, 77 tuổi, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

- Thời gian phỏng vấn: ngày 03 - 4 - 2019

- Địa điểm: Bia ghi danh, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Hỏi: Thưa bác mười, năm trước cháu có gặp bác mười có trả lời phỏng vấn, nhưng còn một vài điều chưa rò, nay xin bác mười nói thêm về cách thức cúng tế ngày giỗ Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Trong lễ cúng, học trò lễ mang thức ăn lên. Thức ăn thì cúng cơm chay, có nhiều món như canh, xào, đồ kho; học trò lễ mang rượu tới dâng lên chủ tế. Chủ tế quì xuống, đọc bài tế, tiếp theo dâng trà. Phải dâng ba lần rượu ba lần trà. Đó là ở đình, còn ở trong gia đình thì có phần thêm.

Cúng ở gia đình, vật cúng thì cũng cúng chay như ở đình, ngoài ra còn có đầu đầu heo hoặc cúng gà nguyên con để cúng binh gia. Trước tiên, gia chủ dâng hương, khấn nguyện trước bàn thờ, nói rò ý nghĩa việc tổ chức cúng Ông. Sau đó, con cháu trong gia đình lần lượt dâng hương. Tiếp theo, gia chủ dâng rượu dâng trà. Mỗi lần cúng đều có mời thầy để tụng niệm, có lúc thầy pháp, có khi thầy chùa (sư). Cuối cùng thì thầy chùa tụng kinh, còn thầy pháp thì vẽ gì trên giấy không rò. Sau khi cúng xong, mọi người để đồ cúng vào trong tàu, khiêng ra sông thả trôi. Hồi xưa thì đã làm vậy rồi. Đến thời Pháp, gia đình tổ chức nhỏ thôi, cúng khao trong gia đình thôi, dấu diếm. Khi cách mạng thành công, ở nhà mới làm công khai, cúng đủ bài bản. Pháp trở lại, thân tộc thống nhất người bác cúng tất cả. Đến năm 1960, người bác kêu con cháu lại, cánh nào thì cúng cánh đó, phân ra người cúng ông cố, người cúng ông nội...

Năm 1960, bác của tôi nhận cúng ngày Ông xuất quân 10 - 3. Sau đó, con người bác, tức anh chú bác ruột với tôi là ba Ký tiếp tục thờ cúng. Vì miếng đất đó từ thời ông cố tôi để lại, ai sống trên phần đất hương hỏa đó phải có trách nhiệm thờ cúng. Sau này,

con ông ba Ký là Nguyễn Văn Thùng, tức tư Thùng tiếp tục thờ cúng. Khi ông tư Thùng qua đời, chị dâu tôi là Ngô Thị Quyên tiếp tục cúng, chị dâu tôi qua đời, cháu tôi là Nguyễn Văn Giỏi cúng đàng hoàng. Khi nó chết thì chị của nó cúng, nhưng năm trước cháu này bán đất, bán nhà theo con ở chỗ khác, không thể cúng ngày Ông xuất quân. Tôi mới tập hợp bà con trong thân tộc lại trao đổi xem con cháu ai có thể đảm trách, vì việc cúng mùng 10 - 3 là di sản của dòng họ đã thực hiện một trăm năm mươi mấy năm rồi. Con cháu tôi bàn, không đứa nào dám lãnh. Tôi bàn trong thân tộc, nếu không ai lãnh thì thội. Bây giờ, nhà nước có lập Bia ghi danh Ông tại Xóm Nghề, vậy tới ngày mình đem lại bia mình cúng. Năm rồi, bác mười cúng 10 - 3 tại bia. Đài Vĩnh Long muốn tới ghi hình nhưng bác nói thôi. Vì đúng ra, đứa cháu trên phần đất hương hỏa cúng vả lại, mới năm đầu cúng tại bia, còn trước đây Đài Long An đã tới quay hình rồi. Còn sắp tới, bác bàn với con cháu, mình tổ chức cúng mùng 10 tháng ba như trong gia đình, nhưng thay vì cúng ở nhà, giờ mình tổ chức cúng tại bia. Từ đó, bác mười đã làm đơn xin phép xã, huyện. Giờ bác đang chờ, nghe nói nay mai huyện sẽ họp giải quyết ý nguyện của gia đình.

Hỏi: Bác mười nhắc nhiều đến ngày mùng 10 tháng 3 (âl), xin bác cho biết, vì sao bác lại tổ chức cúng ngày mùng 10 tháng ba, đó là ngày gì ạ?

Trả lời: Ngày mùng 10 tháng ba là ngày kỷ niệm ông làm lễ xuất quân. Đó là ngày mùng 10 tháng 3 năm Canh Thân (1860), trước đông đảo người trong thân tộc và nhân dân địa phương, Ông tuyên bố: Tôi ra đi đánh Sài lang cứu quốc, bao giờ thành công mới trở về. Anh em ai có lòng thì theo tôi. Nếu việc lớn không thành thì hàng năm gia đình cứ lấy ngày này làm mâm cơm để anh em sum họp.

Hỏi : Khi cúng, bên cạnh lễ vật, lời khấn nguyện ông Nguyễn như thế nào, thưa

ông?

Trả lời: Sau khi dâng lễ vật, dâng hương thì chủ tế khấn, lạy, sau đó lần lượt con

cháu trong nhà dâng hương. Lời khấn của chủ tế là, Hôm nay, ngày mùng 10 tháng 3, con cháu cúng việc lề, có heo, gà, trà rượu, hoa quả, dâng cúng Cửu Huyền và cụ Nguyễn Trung Trực. Kính mong cụ Nguyễn và bề trên phò hộ cho con cháu trong kiến họ Nguyễn tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, bình yên, làm ăn tấn tới.

Hỏi: Xin ông cho biết rò hơn về ngày Nguyễn Trung Trực xuất quân?

Trả lời: Ngày 10 tháng 12 năm 1861, thứ ba, ngày 09 tháng 11 năm Tân Dậu trong chiến trận Nhật Tảo. Ngày ông xuất quân đánh giặc là ngày mùng 10 tháng 3 năm Canh Thân, dương lịch là năm 1860. Hiện nay gia đình đang gửi thư lên xã, huyện để tổ chức kỷ niệm ngày ông Nguyễn xuất quân đánh giặc, gia đình đang chờ chính quyền hồi âm. Bây giờ có như thế này cũng báo cho chú hay, nếu được phép thì chúng tôi tổ chức khá khá, còn nếu chưa được thì con cháu cũng tập hợp lại cúng như trước kia.

Hỏi: Thưa, nếu được phép thì gia đình cũng cúng vào ngày mùng 10 hả ông?

Trả lời: Ờ, con cháu, bà con ai cũng biết ngày mùng 10 cúng thì tập trung về ở bia. Vì vậy, từ đây về sau, dự tính bà con tập trung về bia để cúng, không tập trung ở gia đình nữa. Tôi bây giờ đã lớn tuổi rồi, sợ con cháu sau này tụi nó lo không xong, mình có lỗi với tiền nhân.

Hỏi: Nếu cúng như vậy chắc thu hút được người dân trong vùng nhiều hơn?

Trả lời: Ờ, chắc vậy. Đó là ý nguyện của gia đình.

1.10. Bản ghi chép phỏng vấn số 10:

* Người trả lời: ông Nguyễn Văn Út, sinh năm 1942, ông Lê Văn Lai, sinh năm 1944, Ban lễ tân Dinh thờ Quan Thượng đẳng Nguyễn Trung Trực.

- Thời gian: 02 - 6 - 2019

- Địa điểm: xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Hỏi: Xin chú cho biết đình thành lập lâu chưa?

Trả lời: Dinh thờ đã có từ lâu, không nhớ rò lúc nào, đến năm 1953 được xây dựng kiên cố cho đến ngày nay.

Hỏi: Từ thành lập đến nay đình thờ Nguyễn Trung Trực và có tên là Ngôi thờ Thượng đẳng thần hả chú?

Trả lời: Ông Nguyễn được nhân dân kính trọng, nhiều người bỏ công đến để lau chùi, vệ sinh, cơm nước hàng ngày, vì trước đây, Ông là người trung can nghĩa đảm đánh giặc, cứu nước, là Quan Thượng đẳng đại thần nay dân thờ phụng để đền đáp. Đặt tên thì có từ lâu rồi.

Hỏi: Xin chú cho biết lễ vật cúng ở đình gồm có những gì ạ?

Trả lời: Cúng ông Nguyễn chỉ cúng chay, còn bà con đến nguyện cầu thì dâng lên lễ vật tùy hỉ, thường thì người dân cúng heo quay, khấn nguyện xong thì họ mang về. Ngày hội thì vật cúng phong phú, cũng các món canh, xào đồ mặn, luộc, còn ngày thường thì dâng lên Ông tương, chao, rau luộc.

Hỏi: Cúng tế do Ban quản lý đình thực hiện, chính quyền có tham gia?

Trả lời: Chính quyền xã tham gia Ban tổ chức để giữ gìn an ninh trật tự, đề phòng trộm cắp. Vấn đề tài chánh hả? Chính quyền không có tham gia, nhưng qua việc cúng hàng ngày cũng có biết. Người trong đạo trực tiếp thực hiện các nghi thức cúng tế, cơm nước, hội hè. Bà con đến đông lắm.

Hỏi: Ở Đồng Tháp, các vùng lân cận có đến viếng không chú?

Trả lời: Không chỉ Đồng Tháp mà tất cả các nơi. Đông lắm đến mấy ngàn người. Bánh tét phải gói 50 giạ nếp, qua lễ hết trơn. Bàn nào cũng có một dĩa để người ta dùng.

Hỏi: Bà con thờ Quan Thượng đẳng từ lúc nào? Nghi thức cúng như thế nào?

Trả lời: ( Ông Lê Văn Lai) Bà con thờ Ông lâu lắm rồi. Tôi năm nay hơn 70 tuổi, mà từ nhỏ đã có Ngôi thờ này rồi. Hồi trước, bằng tre lá đơn sơ, phạm vi nhỏ. Đến năm 1953, nhân dân đóng góp xây dựng khang trang cho đến ngày hôm nay. Cái gốc ở đây là từ Phật thầy Tây An mà chuyển biến ra, như Quan Thượng đẳng đại thần Nguyễn Trung Trực, Đức cố quản Trần Văn Thành, ông Trần Văn Nhu.... trong số mười hai ông đạo của Thầy Tây An, chủ yếu để độ đời thôi. Việc cúng tế do Ban quản lý thực hiện cúng giống như lễ Kỳ yên. Lễ vật cúng chay, đãi bà con cũng toàn đồ chay. Trong nghi lễ, Ban tổ chức thỉnh Ông lên thuyền di chuyển một vòng cù lao, dòng người đông đảo theo sau, có đánh trống, đờn, có mướn cả kèn Tây; việc cúng Ông được tổ chức trang trọng, dâng ba tuần rượu, ba tuần trà, đọc bài văn ca ngợi công đức của Ông.

Hỏi: Ngày 27, 28/8 âl thành phần nào tham dự nhiều?

Trả lời: Có thể nói là khối cộng đồng, ai cũng có thể tham gia, người đóng góp nhiều ít, người có người không thì cũng tự nhiên. Nhiều thành phần, nhưng đa số là nông dân.

Hỏi: Người đến viếng đình đa phần vì mục đích gì vậy chú?

Trả lời: Người dân đến cũng có nhiều ý khác nhau, chủ yếu là để tưởng nhớ Ông, thứ nữa là để cầu nguyện gia đạo bình an, đất nước thái bình. Sở dĩ, người dân tin tưởng, bởi vì Ông linh thiêng lắm nghe chú, trong dân chúng lưu truyền, chính quyền định dời tượng Ông đi nơi khác, khi xe máy xúc đến, nhưng máy xe không nổ, tài xế bị bệnh luôn; còn dây cáp buộc tượng để nâng Ông lên thì buộc sợi nào đứt sợi đó, không thể di chuyển Ông được. Ở dinh, khi muốn sửa sang lại đều phải xin phép Ông.

Hỏi: Ở đây có xin xăm không chú?

Trả lời: Ở đây không có xin xăm. Chủ trương của Đức thầy là không có mê tín dị đoan.

Hỏi: Ngoài cúng giỗ Nguyễn Trung Trực, hàng năm đình còn cúng lễ khác hay không?

Trả lời: Ngoài việc cúng Ông, các cúng ông phó tướng Lâm Quang Ky, phó cơ Điều ( Nguyễn Hiền Điều), thân mẫu của Ông.

1.11. Bản ghi chép phỏng vấn số 11:

* Người trả lời: ông Trần Văn Công, sinh năm 1943, Ban quản lý đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Trạch A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

- Thời gian: : 05- 7- 2019

- Địa điểm phỏng vấn: tại nhà ông ba Công, xã An Trạch A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Chào chú, cháu nghe nói đình Nguyễn Trung Trực ở đây thành lập từ lâu phải không chú?

Trả lời: Lâu lắm rồi, hồi tôi chưa sanh, người đời trước lập, cháu hỏi đột ngột quên mất, để chút tôi nhớ lại.

Hỏi: Qua tìm hiểu, cháu nghe nói đình ông Nguyễn ở Đông Hải, Giá Rai là do nghĩa quân ông Nguyễn di dân đến đây lập đình để tưởng nhớ Ông phải không chú?

Trả lời: Ông Nguyễn không phải người ở đây, là dân chài ở Rạch Giá, sống với ba mẹ của Ông ở đó. Ông lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp được nhân dân tôn sùng. Ông chết còn trẻ, mới 31 tuổi. Ờ, đình thờ Ông lập năm 1915 nhe cháu, lâu lắm rồi, vậy là hơn 100 năm.

Hỏi: Vậy giỗ Ông cúng cùng lễ Kỳ yên hay ngày nào khác hả chú?

Trả lời: Đình tổ chức cúng Kỳ yên hàng năm là ngày 20, 21 tháng 2 âl, còn giỗ Ông cúng riêng 27, 28 tháng 8 tới nè.

Hỏi: Thường thì lễ vật cúng Nguyễn Trung Trực gồm những gì vậy chú?

Trả lời: Có học trò lễ, tổ chức ba ngày ba đêm, công an xuống năm bảy chục người để giữ trật tự, người ta hàng mấy ngàn người, đông dữ lắm. Theo lệ mấy ông hồi xưa tới giờ, lễ vật thì ba năm có tống heo, còn bình thường vật cúng thì cũng có heo, gà với rượu. Ông là người đánh giặc mà đâu có cúng chay.

Hỏi: Vậy là lễ cũng giữ như truyền thống cúng đình ở Nam Bộ, còn phần hội thì sao chú, có tổ chức trò chơi, văn nghệ không?

Trả lời: Hàng năm, đình ở đây cúng sau Rạch Giá, Kiên Giang một ngày. Trước một tháng, các đoàn hát đăng ký với ban tổ chức để phục vụ bà con. Tối hôm trước lễ, văn nghệ diễn ra, hát ba ngày ba đêm. Ai cũng được dự tự do, hàng ngàn người tham gia, thu hút các tỉnh đến xem, ở Cần Thơ thì xuống nhiều hơn. Mấy hôm tổ chức lễ hội, phà đưa người qua lại liên tục, dưới sông thì xuồng ghe tấp nập. Ban ngày đoàn hát cúng Ông, phục vụ lễ, ban đêm hát phục vụ bà con, giữa cải lương với hát bội xen kẽ nhau. Việc chi trả các đoàn hát được trích từ tiền đóng góp của bà con.

Hỏi: Phần văn nghệ có tổ chức hát bội không chú?

Anh Năm chạy xe ngồi bên nói xen vào: - Có chứ, hát xen kẽ với cải lương, năm nào cũng hát.

Trả lời: Tháng 8 này, các đoàn xuống đăng ký, mình thuê cho bà con xem, hát ba đêm.

Hỏi: Có tổ chức trò chơi dân gian không chú?

Trả lời: Không tổ chức trò chơi dân gian mà cho đăng ký chỗ buôn bán như hội chợ. Mỗi năm có bảy mươi mấy bến để buôn bán.

1.12. Bản ghi chép phỏng vấn số 12:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022