PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU MINH HỌA CÁC NỘI DUNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1: Giới tính
- Số phiếu phát ra: 330
- Số phiếu thu vào: 330
- Địa điểm : Rạch Giá (130 phiếu) các nơi khác : 200 phiếu
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Nam | 143 | 43.33 |
Nữ | 187 | 56.67 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Phân Bố Các Cơ Sở Thờ Phụng Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ
- Lòng Hiếu Thảo Và Khí Phách Lẫm Liệt Của Nguyễn Trung Trực
- Các Bài Thơ Của Các Nhân Sĩ, Nhân Dân Tưởng Nhớ Nguyễn Trung Trực
- Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 28
- Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 29
- Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 30
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Tỷ lệ: 43,3% Nam; 56,7% Nữ
Địa phương | Số lượng | Tỷ lệ % |
An Giang | 55 | 16.67 |
Bạc Liêu | 42 | 12.72 |
Cà Mau | 22 | 06.67 |
Hậu Giang | 16 | 04.85 |
Kiên Giang | 92 | 27.88 |
Long An | 41 | 12.42 |
Sóc Trăng | 39 | 11.82 |
Trà Vinh | 15 | 04.55 |
Khác | 8 | 02.42 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
Bảng 2: Ông (bà) đến từ địa phương nào để tham dự lễ hội Nguyễn Trung Trực ở nơi đây? (TP Rạch Giá, Kiên Giang)
Tỷ lệ: người dân ở Kiên Giang 27,9%; An Giang 16,7%,; Bạc Liêu 12,7%; Long An 12, 4% ; Sóc Trăng 11,8% ; Cà Mau 6,7% ; Hậu Giang 4,8% ; Trà Vinh 4,5% và 2,4% % là từ nơi khác Nam Bộ
Bảng 3: Các câu hỏi về Nguyễn Trung Trực và những vấn đề có liên quan.
3.1. Ông (bà) là người địa phương gốc, có nhiều đời cư trú ở địa phương hay từ nơi khác đến?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Người địa phương | 144 | 43.64 |
Người từ nơi khác đến | 186 | 56.36 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.2. Ông (bà) tham gia vào việc cúng tế, giỗ tại đình anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lần đầu hay lần thứ mấy ?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Lần đầu | 62 | 18.79 |
Lần thứ 2 | 124 | 37.57 |
Lần thứ 3 | 95 | 28.79 |
Hơn 3 lần | 49 | 14.85 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.3. Thưa ông (bà), người dân tại địa phương cũng như bản thân ông bà đi đến đình, miếu Nguyễn Trung Trực là có mục đích gì?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Cầu sức khỏe | 261 | 79,09 |
Cầu bình an | 195 | 59,09 |
Được mùa bội thu | 183 | 55,45 |
Mua may bán đắt | 150 | 45,45 |
Thuận bườm xuôi gió | 162 | 49,09 |
Khác | 39 | 11,82 |
3.4. Ông (Bà) có hiểu rò về cuộc đời và chiến công oanh liệt của anh hùng Nguyễn Trung Trực?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Hiểu rất rò | 153 | 46.36 |
Có biết | 165 | 50.00 |
Chỉ biết sơ lược | 12 | 3.64 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.5. Tại địa phương Ông (bà) sinh sống, việc cúng giỗ, tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực thường diễn ra có trùng ngày với lễ hội ở Rạch Giá (Kiên Giang) không?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Trùng thời gian ở Rạch Giá | 232 | 70,30 |
Không trùng thời gian ở Rạch Giá | 98 | 29,70 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.6. Theo quan sát của cá nhân, ông (bà) vui lòng cho biết số người tham gia vào cúng tế, lễ hội Nguyễn Trung Trực
Số lượng người dự | Số lượng | Tỉ lệ% | |
01 | Rất đông đảo | 330 | 100,00 |
02 | Chỉ có cư dân địa phương | 0 | 0 |
03 | Chỉ có Ban quý tế | 0 | 0 |
3.7. Quy mô đình Nguyễn Trung Trực tại địa phương của ông (bà) so với các cơ sở thờ tự khác?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Quy mô lớn hơn | 133 | 40.30 |
Như các cơ sở thờ tự khác | 137 | 41.52 |
Bình thường | 60 | 18.18 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.8. Xin ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến về quy mô tổ chức lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Quy mô hoành tráng | 298 | 90.30 |
Quy mô hơn so với các lễ hội khác | 21 | 6.37 |
Giống như các lễ hội khác | 11 | 3.33 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.9. Theo ông (bà), lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được Nhà nước và Ban Quản trị các đình tổ chức hàng năm có ý nghĩa gì?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Tưởng nhớ anh hùng dân tộc | 330 | 100,00 |
Giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ sau | 315 | 95,45 |
Theo truyền thống văn hóa Việt Nam | 87 | 26,36 |
Thiêng hóa người anh hùng | 30 | 9,09 |
Cố kết cộng đồng | 156 | 47,27 |
Giúp con người hướng thiện | 78 | 23,64 |
3.10. Theo ông (bà), Nguyễn Trung Trực có vai trò như thế nào đối với sống của người dân ở địa phương?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Phù hộ cho người dân có sức khỏe | 261 | 79,09 |
Phù hộ cho xóm làng yên vui | 159 | 48,18 |
Phù hộ cho người dân làm ăn thuận lợi | 156 | 47,27 |
Phù hộ cho mùa màng tươi tốt | 168 | 50,91 |
Phù hộ cho nhân dân thuận lợi khi đi biển | 177 | 53,64 |
Phù hộ học hành tiến bộ | 57 | 17,27 |
Ý kiến khác | 12 | 3,64 |
3.11. Vào dịp lễ hội, gia đình ông (bà) diễn ra hoạt động nào?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Dâng đồ lễ cúng tại gia đình | 255 | 77,27% |
Góp công phụ giúp tại gia đình | 315 | 95,45% |
Làm lễ cúng ông bà/chiến sĩ | 123 | 37,27% |
Bày hương án trước nhà | 195 | 59,09% |
Tổ chức lên hoan tại nhà | 36 | 10,91% |
3.12. Xin ông (bà) vui lòng cho biết, ngày nay, lễ hội Nguyễn Trung Trực có khác gì so với trước không?
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Có sự khác biệt | 275 | 83.33 |
Không | 38 | 11.52 |
Không quan tâm | 17 | 5.15 |
Tổng cộng: | 330 | 100.00 |
3.13. Khảo sát mức độ thay đổi trong tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực
Nội dung | Mức độ | ||||||
Thay đổi | Ít thay đổi | Không thay đổi | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Các nghi thức cúng tế | 14 | 4,24 | 25 | 7,58 | 291 | 88,18 |
2 | Lễ vật | 10 | 3,03 | 16 | 4,85 | 304 | 92,12 |
3 | Lễ thỉnh sắc | 02 | 0,61 | 09 | 2,72 | 319 | 96,67 |
4 | Lễ chánh tế | 00 | / | 02 | 0,61 | 328 | 99,39 |
5 | Lễ hậu phối | 00 | / | 01 | 0,30 | 329 | 99,70 |
6 | Các trò chơi dg | 232 | 70,30 | 86 | 26,06 | 12 | 3,64 |
7 | Hát bội | 277 | 83.94 | 40 | 12,12 | 13 | 3,94 |
8 | Hát cải lương | 298 | 90,30 | 02 | 0,61 | 30 | 9,09 |
9 | Hình thức lễ hội | 38 | 11,52 | 15 | 4,54 | 277 | 83,94 |
3.14. Thống kê số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại các tỉnh
Số lượng | Tỉnh | Ghi chú | |
Đình thần Nguyễn Trung Trực | Long An | 2 | |
Kiên Giang | 14 | ||
An Giang | 3 | ||
Cần Thơ | 1 | ||
Hậu Giang | 6 | ||
Sóc Trăng | 6 | ||
Bạc Liêu | 3 | ||
Trà Vinh | 2 | ||
37 |
3.15. Số liệu đình Nguyễn Trung Trực ở các tỉnh Nam sông Hậu
Các tỉnh Nam sông Hậu thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực | Số lượng | |
1 | An Giang | 3 |
2 | Bạc Liêu | 3 |
3 | Cần Thơ | 1 |
4 | Hậu Giang | 6 |
5 | Sóc Trăng | 6 |
6 | Kiên Giang | 14 |
Tổng cộng | 33 |
3.16. Số lượng và địa bàn thờ phụng các vị anh hùng ở Nam Bộ
ANH HÙNG | SỐ LƯỢNG | ĐỊA BÀN PHÂN BỐ | |
1 | Trương Định | 3 | Tiền Giang |
2 | Thiên hộ Dương | 2 | Đồng Tháp |
3 | Thủ khoa Huân | 2 | Tiền Giang |
4 | Nguyễn TrungTrực | 37 | Long An, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ |
3.17. Danh sách các đình thờ ở địa phương đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ
Tên đình | Năm sắc phong | Tên đình hiện nay | Tỉnh | |
1. | Thành hoàng bổn cảnh (An Quảng Hữu, Trà Cú) | Tự Đức ngũ niên | Đình thần Hộ quốc | Trà Vinh |
2. | Đình cổ truyền ( xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú) | * | Đình thần Nguyễn Trung Trực | |
3. | Đình thần An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | * | Đình thần Nguyễn Trung Trực | Sóc Trăng |
4. | Đình thần (xã Long Đức, huyện Long Phú) | * | Đình thần Nguyễn Trung Trực | |
5. | Đình thần (thị trấn Ngã Năm, Ngã Năm) | * | Đình thần Nguyễn Trung Trực | |
6. | Đình Long Mỹ (Thị xã LongMỹ) | * | Đình thần Nguyễn Trung Trực | Hậu Giang |
Tên đình | Năm sắc phong | Tên đình hiện nay | Tỉnh | |
7. | Đình thần Phụng Hiệp (Tp. Ngã Bảy) | * | Đình thần Nguyễn Trung Trực |
Bảng 3.18. Thời gian, nghi thức ở các tỉnh có di tích thờ Nguyễn Trung Trực
Thời gian cúng | Nghi thức | Thực hiện | |
Long An Khu di tích Nhật Tảo Gia đình | 12 – 9 âl 10 – 3 âl | 11-9 Lập hương án, dâng hương 12 - 9 Lễ viếng, dâng hương viếng, dâng hương | Chính quyền + Ban Quản trị + gia tộc Gia tộc |
Kiên Giang | 26, 27, 28 - 08 âl * Ngày 26 - 8 âl * Ngày 27 - 8 âl * Ngày 28- 8 | - Lập hương án Khai mạc lễ hội - Lễ diễu hành rước linh vị Nguyễn Trung Trực - Thượng đại kỳ - Lễ Đàn cả, - lễ Hậu phối - Lễ viếng và dâng hương tại đình. | Chính quyền + Ban quản trị + gia tộc |
An Giang | 26, 27, 28 - 08 âl * Ngày 26 tháng 8 âl *Ngày 27 tháng 8 âl *Ngày 28 tháng 8 âl | - Nghi thức lập hương án và dâng hương: - Lễ viếng và dâng hương tại đình. - Lễ chánh tế -Lễ diễu hành | |
Sóc Trăng | 16,17, 18 tháng 03 âl *Ngày 16 – 03 *Ngày 17 - 03 * Ngày 18 - 03 | - Nghi thức lập hương án và dâng hương - Lễ rước sắc; an vị sắc - Lễ chánh tế - dâng hương - Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền) | - Chính quyền - Ban Quản trị |
Trà Vinh | 15,16 - 3 âl * Ngày 15 - 03 * Ngày 16 - 03 | - Nghi thức lập hương án và dâng hương: - Thầy chùa tụng cầu an, nghinh sắc, an vị sắc - Lễ dâng hương - Lễ hậu phối (tế tTền hiền, Hậu hiền) | Ban quản trị |
Các nơi khác | 26, 27, 28 - 8 âl | - Nghi thức lập hương án và dâng hương: - Lễ Chánh tế - Lễ dâng hương - Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền) | - Chính quyền - Ban quản trị |
3.19. Thành phần, nghề nghiệp người dân tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Nông dân | 61 | 18.48 |
Công nhân | 39 | 11.82 |
Kinh doanh, buôn bán | 35 | 10.61 |
Giáo viên | 27 | 8.18 |
Học sinh, sinh viên | 41 | 12.42 |
Cán bộ. công chức | 31 | 9.39 |
Hưu trí | 48 | 14.55 |
Nội trợ | 36 | 10.91 |
Khác | 12 | 3.64 |
100
91.2%
90
79.1%
80
70
60
50
40
37.9%
30
20
10
0
Sự linh thiêng
Di tích của địa phương
Nhiều người đến
Tiện đường đi lại
3.20. Lý do người dân đi lễ tại đình Nguyễn Trung Trực
13.95 | |||
PHỤ LỤC 5: NGUỒN TƯ LIỆU PHỎNG VẤN SÂU ĐƯỢC TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN
1.1 Bản ghi chép phỏng vấn số 1
* Người trả lời:
- Ông Nguyễn An Thọ, 77 tuổi, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
- Thời gian phỏng vấn: ngày 16 - 8 - 2017
- Địa điểm: tại nhà ông mười Thọ, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An.
* Nội dung phỏng vấn:
Hỏi: Xin bác mười cho biết nguyên quán, anh em của Nguyễn Trung Trực và mối quan hệ của bác mười với ông Nguyễn?
Trả lời: Ông bà chúng tôi quê ở Bình Định tôn dân vô đây sinh sống, lúc đi vào là thời chiến tranh giữa Tây Sơn với nhà Nguyễn. Ông Đạo (Nguyễn Văn Đạo) vô đây sinh sống, có 5 người con, Ông Phụng lớn rồi tới ông Ngợi, ông Tường, ông Quới với bà Chấn. Ông Đạo sinh ra ông Phụng, ông Phụng sinh ra ông Hòa, là ông cố tôi, tới bà Nguyễn Thị Đạt là bà thứ tư, ông Nguyễn Trung Trực là út. Cánh của ông Ngợi sanh ra ông Thi, ông Quới thì sanh ra ông Lễ, bà Chấn thì sinh ra bà Nguyễn Thị Vú, bà Vú được gả cho ông Trần Văn Tiền, đẻ ra ông Trần Văn Nhiêu. Ông Nhiêu đẻ ra ông Trần Văn Mới là ông già (cha) của Trần Văn Đức. Ông Phụng sanh ra ông Hòa là ông cố tôi, bà Đạt, ông Trực. Ông Hòa sanh ông Quân là ông nội tôi. Ông nội tôi mới sanh ra ông Ký, ông Hợi, ông Cậy, ông già tôi. Lúc Pháp chưa vô tới, nhà cửa ở đây, Ông đi làm ăn, đóng đáy hàng khơi ở vàm Láng và các nơi với bè bạn. Khi Pháp chiếm nơi đây, ông Nguyễn đánh chìm tàu Espérance. Theo hòa ước với Pháp, triều đình ra lệnh ông bãi binh, giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Ông Trực rút về miền Tây tiếp tục đánh Pháp, cha mẹ, anh em đều theo hết. Sau khi ông Nguyễn thất trận ở Phú Quốc, nộp mình, gia đình tổ chức lánh giặc đi ven bờ biển đến Cà Mau để chờ tin tức. Ông nộp mình cho Pháp vì nhân dân, là để anh em nghĩa binh còn lại được sống sót chứ không phải vì quan chức hay quyền lợi cá nhân. Do chỉ cần bắt thủ lãnh thôi nên khi Ông ra nộp mình, Pháp vui mừng, nới lỏng việc truy lùng, rút quân. Số anh em còn sống sót về lập gia đình, sinh con đẻ cái, lập nghiệp. Cho nên, dân miền Tây nói đến ông Nguyễn mọi người nhớ ơn. Nhờ Ông hy sinh thân mình nên cứu biết bao nhiêu người, trong khi đó Pháp khuyến dụ dữ lắm. Bọn chúng hứa nếu Ông đầu hàng sẽ cho Ông làm quan. Ông kiên quyết không chịu. Ông nói, nếu được cho Ông một chức để Ông tônệt những kẻ qua xâm lăng đất nước Ông, tức thực dân Pháp. Sau cùng, thủ lãnh của Pháp ở Đông Dương gặp Ông, một người tuổi trẻ, nhưng “táo tợn”. Chúng dụ dỗ: Ông là người giỏi vò, tiếng tăm lừng lẫy nhưng chúng vẫn tìm cách bắt được, cho nên ở Việt Nam không ai đủ sức chống lại Pháp.
Nguyễn Trung Trực chỉ tay ra ngoài sân, nói:
- Thưa Pháp soái, chừng nào ngài làm sạch hết cỏ nước Nam thì chừng đó ngài mới tận diệt được những người yêu nước chống các ngài mà ngài gọi là quân phiến loạn. Sau này, người ta mới sửa lại câu cho gọn và dễ nhớ là: Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.
Sau khi không khuyến dụ không được, chúng mới tử hình Ông công khai. Chúng làm như vậy là có ý đồ, vì Ông là lãnh tụ. Chúng chém đầu, nhưng sau đó chúng ráp đầu lại, an táng.
Hỏi: Nguyễn Trung Trực có để lại di vật cho gia đình kỷ niệm hay không? Nghe nói ấn của Ông gia đình còn giữ đến những năm 60 thế kỷ trước?
Trả lời : Pháp tìm tòi, lục lọi dữ lắm nên ông già tôi có đem ấn ông Trực lên Sài Gòn giao cho bác tôi là ông Nguyễn Văn Cậy, trụ trì ở chùa Sùng Đức. Khi ông bác tôi mất, huynh tôi giũ thế, để trong liêu thờ. Huynh tôi kỹ lưỡng, nhưng mấy đứa nhỏ hay đùa giỡn, lấy dấu đóng trên tờ giấy để chơi. Sau này, năm 1963, chùa xây cất lại, không rò sao thất lạc. Cho đến năm 1964 mới nhớ, gia đình được các vị ở Rạch Giá mời xuống đặt viên đá đầu tiên để xây dựng lại đình thờ. Gia đình đi xuống dưới, khi kể chuyện về Ông thì mới nhớ lại cái ấn, về lục tìm nhưng ấn không còn.
Hỏi: Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực lẫy lừng vì nhân dân, còn việc gia đình của Ông ra sao, thưa ông?
Trả lời: Hồi đánh Pháp ở Nhật Tảo, Ông tổ chức đám cưới giả, sau về hội quân ở Thủ Thừa mới tổ chức đám cưới thiệt với bà Đỏ. Bà tên thật là Điều, nhưng người dân kiêng chữ nên gọi là bà Đỏ. Hiện giờ ở Thủ Thừa vô chút xíu còn miếu bà Đỏ. Việc đánh tàu Pháp, đêm tổ chức đám cưới thỏa thuận ngày rước dâu rồi, nhưng khi xuống bà không chịu mặc áo cưới, vì cho rằng tự nhiên lại mặc áo cưới vậy là kỳ. Ông mới nói: Nếu Ông không bảo vệ được bà, Ông là người mang khăn tang cho bà. Dù đám cưới giả, nhưng Ông hứa như vậy bà mới chịu. Sau này mới tổ chức đám cưới thiệt ở Thủ Thừa. Ngày đánh Pháp ở Nhật Tảo, thay vì giờ Ngọ đánh, nhưng trể hết nửa tiếng đồng hồ. Lúc đó, khi đi thả xuống theo con nước, vì mình đi toàn ghe tam bản, chúng chận lại xét hỏi khi đó trên ghe toàn đồ dùng đám cưới. Đến khi trở về lấy dụng cụ. Lúc đó, trên tàu, ông cha có nói: Khi nào rước lên để ông làm lễ, cấp hôn thú đầu tiên ở Việt Nam. Sau này, khi phái đoàn của Pháp sang gặp bác tôi ở chùa Sùng Đức có hỏi:
- Trận Nhật Tảo, nghĩa quân đốt tàu bằng gì?
Bác tôi có trả lời:
- Nghĩa quân đốt tàu bằng dầu chai để trong tĩn, bên ngoài cũng dán giấy đỏ như đám cưới. Khi áp trận thì chỉ quăng tĩn đựng dầu chai lên tàu, tĩn bể, dầu chai tràn, bắt lửa cháy dữ dội, chớ hồi xưa làm gì có xăng dầu. Sau đó, rút quân về Tân Hiệp (Tiền Giang) định tổ chức đám cưới thiệt luôn. Nhưng Pháp đem quân bố ráp nên Ông mới rút về Thủ Thừa làm đám cưới, cũng gọn thôi. Bà huấn luyện nữ binh tại Thủ Thừa. Đó là câu chuyện về đám cưới giả, nhưng cũng là một phần về gia đình của Ông. Khi về miền Tây tiếp tục đánh Pháp, người dân Tà Niên thương Ông dữ lắm. Tà Niên gắn với ông Nguyễn, khi Ông ra pháp trường, người dân trải chiếu lót để Ông đi ra pháp trường. Còn ngày giỗ của Ông, tỉnh ở dưới cũng đã xác định rồi. Hồi đó, người ta đưa Ông vô đình ngày nào thì cúng ngày đó thôi. Ngày giỗ Ông là ngày 12 - 9 Âl, còn ngày 26, 27, 28 - 8 là tổ chức lễ hội.
1.2. Bản ghi chép phỏng vấn số 2
*Người trả lời phỏng vấn: Lê Công Lý, sinh năm 1973, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
- Thời gian: ngày 16 - 8 - 2017
- Địa điểm phỏng vấn: Bia ghi danh Xóm Nghề, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
* Nội dung phỏng vấn:
Hỏi: Xin ông cho biết, ở Long An có nhiều nơi thờ Nguyễn Trung Trực?
Trả lời: Là quê hương của Nguyễn Trung Trực, nhưng ở Long An có một đình thờ Ông ở huyện Bến Lức này. Gần đây, nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng Khu di tích ở Nhật Tảo để tưởng niệm Ông khá lớn, khang trang và tổ chức tương đối lớn khoảng 10 năm qua. Long An mới tổ chức giỗ Ông lần đầu năm 2009 do xã Thạnh Đức đứng ra làm.
Hỏi: Như vậy, khi đó xã tổ chức giỗ ông Nguyễn ở đâu?