Cấu Trúc Của “Đời Sống Văn Hóa”


những biểu hiện tiêu cực tha hóa của con người” [120, tr.19]. Nhằm làm rò thêm quan điểm của mình, tác giả Nguyễn Hữu Thức đã đưa ra một quan niệm nữa về ĐSVH có nội dung khá tương đồng với quan niệm trên:

ĐSVH được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [120, tr.35].

Gần đây tại hội thảo khoa học về “Đời sống văn hóa và môi trường văn hóa

- lý luận và thực tiễn” [24], tác giả Nguyễn Thị Phương Lan cho rằng: “ĐSVH là tổng thể những yếu tố hoạt động văn hóa của con người nằm trong những cảnh quan văn hóa, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội” [24, tr.137 - 138] đồng thời nhấn mạnh “ĐSVH bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người, thông qua các thiết chế văn hóa và các thể chế văn hóa” [24, tr.138].

Tác giả Đinh Thị Vân Chi trên cơ sở nhìn nhận về các quan điểm của các học giả đi trước đã góp bàn thêm một cách hiểu về ĐSVH: “ĐSVH là tổng thể những hoạt động tinh thần của con người trong thời gian rỗi bao gồm quá trình sáng tạo, biểu hiện, truyền bá và thưởng thức những sản phẩm văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người” [24, tr.68 - 69]. Như vậy, theo tác giả, chỉ nên hiểu ĐSVH theo nghĩa hẹp: là những hoạt động tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người trong những khoảng thời gian rỗi khi con người không bị thúc ép, áp lực mà hoàn toàn được thực hiện tự nguyện dựa theo sở thích, ý muốn cá nhân của chủ thể.

Như vậy, với các cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau các tác giả đã đưa ra những cách hiểu rộng, hẹp khác nhau về khái niệm ĐSVH nhưng có thể nhận thấy hầu hết các quan điểm đều thống nhất ở những điểm sau:

Thứ nhất, coi ĐSVH là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể/phức hợp các hoạt động của con người


Thứ hai, ĐSVH có thể được tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, ĐSVH bao hàm cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, còn theo nghĩa hẹp, nó chỉ bao hàm đời sống tinh thần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Thứ ba, ĐSVH đáp ứng các nhu cầu văn hóa hướng con người đến các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Vì vậy, ĐSVH bao giờ cũng có sự kế thừa và đổi mới. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại và xóa bỏ những cái cũ, cái lạc hậu tìm kiếm cái mới, cái tốt đẹp đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con người.

Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các tác giả đi trước, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, NCS cũng đồng tình với quan niệm của các tác giả trên có sự bổ sung, chỉnh sửa: ĐSVH là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những hoạt động của con người trong môi trường sống, bao gồm các hoạt động: sáng tạo và hưởng thụ, lưu giữ và bảo tồn, giáo dục và truyền bá, giao lưu và gắn kết... hình thành nên những sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần nhằm đáp nhu cầu văn hóa của con người, hướng tới sự phát triển toàn diện và những giá trị tốt đẹp. Nói cách khác “Nói đến ĐSVH chủ yếu là nói về quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa và sự ứng dụng của cái giá trị văn hóa đã được sáng tạo đó vào trong cuộc sống thực tiễn” [24, tr.138].

ĐSVH bao gồm ĐSVH vật chất và ĐSVH tinh thần. Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu của luận án, ĐSVH được xem xét ở đây chủ yếu là ĐSVH tinh thần, cụ thể là đời sống văn hóa tín ngưỡng nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng như xây dựng các di tích thờ tự, thờ cúng các lực lượng siêu nhiên, thực hành các nghi thức, nghi lễ thờ cúng...nhằm chia sẻ thông tin, tri thức, những trải nghiệm về tâm linh, giúp con người được an ủi, động viên, che chở, động viên, hỗ trợ...Tuy nhiên, trên thực tế, ĐSVH không thuộc về lĩnh vực tinh thần thuần túy mà bao hàm cả hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần, bởi chúng luôn xuyên thấm và tác động lẫn nhau(trong tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế, các hoạt động văn hóa nêu trên muốn diễn ra được đều cần phải có không gian vật chất là các di tích thờ tự, là môi trường và cảnh quan văn hóa, nơi thực hiện các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng).

1.2.2.2. Cấu trúc của “đời sống văn hóa”

Từ góc độ cấu trúc, tác giả Hoàng Vinh trong công trình “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta” xuất bản năm 1998 cho rằng:


ĐSVH là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó). Xét về một phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [144, tr.268].

Như vậy, theo tác giả Hoàng Vinh ĐSVH bao gồm các yếu tố tĩnh và động, vật thể và phi vật thể, chủ thể và sản phẩm văn hóa. Ông nhấn mạnh: “Muốn cho các sản phẩm văn hóa nảy sinh và được vận hành trong đời sống xã hội, thì phải có các yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con người văn hóa. Các yếu tố đó tạo thành cấu trúc của ĐSVH” [144, tr.48]. Từ cách tiếp cận này, nhiều nhà nghiên cứu đã khái quát cấu trúc ĐSVH gồm 3 thành tố cơ bản sau: chủ thể văn hóa, sản phẩm văn hóa biểu hiện ở các sản phẩm hữu hình (vật thể) và vô hình (phi vật thể); và hoạt động văn hóa. Ở mỗi thành tố này đều có vị trí và vai trò riêng, song lại có một quan hệ biện chứng phản ánh về cơ bản ĐSVH của một cộng đồng.

Kế thừa theo quan điểm của tác giả Hoàng Vinh, tác giả Nguyễn Thị Phương Lan đã đưa ra mô hình cấu trúc ĐSVH mới bao gồm: con người văn hóa, nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa tác động lẫn nhau trong môi trường văn hóa.

Sơ đồ cấu trúc Đời sống văn hóa 24 tr 145 Luận giải về cấu trúc của 1

Sơ đồ cấu trúc Đời sống văn hóa [24, tr. 145]


Luận giải về cấu trúc của ĐSVH, tác giả cho rằng: Nói đến ĐSVH là nói đến mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa. Trong mối quan hệ tương tác đó, con người là trung tâm chi phối toàn bộ các yếu tố trên. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng tiếp nhận văn hóa [24, tr.138].

Từ góc độ tiếp cận ĐSVH theo nghĩa hẹp, tác giả Đinh Thị Vân Chi khẳng định: “cơ cấu của ĐSVH chỉ có thể là các hoạt động văn hóa trong thời gian rỗi nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người...” [24, tr.76] “Trong cơ cấu ĐSVH không thể có thiết chế văn hóa và chủ thể văn hóa vì đó không phải là các dạng hoạt động” [24, tr.77]

Như vậy, do có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm khái niệm ĐSVH nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc của nó, về các thành tố cấu thành. Với đề tài nghiên cứu của luận án, NCS đồng tình với quan điểm về cấu trúc ĐSVH của các tác giả Hoàng Vinh, Nguyễn Thị Phương Lan với các yếu tố: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa gắn liền với chủ thể văn hóa. Cụ thể:

* Chủ thể văn hóa

Khi nói đến chủ thể văn hóa (hay còn gọi là con người văn hóa) chính là nói đến các nhân, nhóm người, cộng đồng, tộc người, tập thể xã hội…cùng cư trú trên một địa bàn nhất định, đóng vai trò là yếu tố quan trọng và quyết định nhất trong các yếu tố cấu thành ĐSVH. Con người tham gia vào ĐSVH với vai trò là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, đồng thời con người cũng là khách thể hưởng thụ những thành quả đó. Con người sáng tạo ra văn hóa, tái tạo và sử dụng chúng như một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, làm cho đời sống con người không chỉ là những hoạt động mang tính bản năng sinh tồn. Khi đề cập đến chủ thể văn hóa, cần lưu ý đến một số đặc điểm như: quan niệm, nhận thức, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa; hành vi, ứng xử văn hóa; nếp sống và lối sống…Trong việc phụng thờ Lý Nam Đế, NCS xác định chủ thể văn hóa chính là cộng đồng cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ, là tập hợp những người cùng cư trú trên cùng một khu vực lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng nhất, là trung tâm chi phối đến toàn bộ các yếu tố khác của ĐSVH: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và


sản phẩm văn hóa. Trên cơ sở nhu cầu tưởng niệm, tôn vinh và thờ phụng người anh hùng dân tộc/ vị vua thần Lý Nam Đế cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ đã sáng tạo ra các giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể) nhằm đáp ứng nhu cầu đó đồng thời thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy nó trong ĐSVH đồng thời tiếp nhận nó nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của chính mình.

* Nhu cầu văn hóa

Con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình luôn gắn liền với hai nhu cầu thiết yếu: vật chất và tinh thần. Đó là những đòi hỏi, mong muốn của con người trong quá trình sống. Từ những nhu cầu văn hóa tự thân, thường trực trong mỗi con người như nhu cầu ăn, mặc, ở, cầu mong được bình an, che chở...cho đến những nhu cầu văn hóa cao hơn như nhu cầu được sáng tạo, tái sản sinh ra những giá trị văn hóa mới... Việc đáp ứng các nhu cầu văn hóa sẽ tạo nên ĐSVH của một xã hội. Do đó, đây là một trong những yếu tố căn bản, then chốt để hình thành nên ĐSVH của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, mỗi cộng đồng, mỗi tập thể xã hội. Có thể nói, việc phụng thờ Lý Nam Đế của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt là những nhu cầu tâm linh: thỏa mãn niềm tin vào vị thần mà họ tôn thờ, được che chở, phù hộ, động viên, an ủi cho đến những nhu cầu cao hơn: sáng tạo và tái tạo các giá trị văn hóa, lưu giữ và truyền bá văn hóa...Thông qua quá trình ấy con người phát huy được toàn bộ năng lực và sức mạnh bản thể của mình, không ngừng sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.

* Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa là quá trình sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm văn hóa đáp ứng các nhu cầu văn hóa của con người, bao gồm: hoạt động sáng tác văn chương, nghệ thuật; hoạt động biểu diễn trên sân khấu và trong điện ảnh; hoạt động khai trí – giáo dục trình độ, tri thức; hoạt động quảng bá các giá trị văn hóa; hoạt động lưu giữ các sản phẩm văn hóa; hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hóa; hoạt động lễ hội, tín ngưỡng; hoạt động xây dựng phong tục, nếp sống văn hóa; hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí...Trong việc phụng thờ Lý Nam Đế, NCS nhận thấy các hoạt động chủ yếu trong đời sống văn hóa cộng đồng liên quan đến nhân vật được phụng thờ:


- Hoạt động sáng tạo các sản phẩm văn hóa: là quá trình sáng tạo và tái sáng tạo các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể như truyền thuyết, di tích, nghi thức thờ cúng, trò diễn dân gian, trò diễn dân gian, tục hèm....nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ ở những địa bàn gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế từ xưa đến nay.

- Hoạt động hưởng thụ (thưởng thức) các sản phẩm văn hóa: “là quá trình tiếp nhận sản phẩm văn hóa thông qua các giác quan (thông thường là thị giác và thính giác), để cảm nhận, thẩm thấu những giá trị chứa đựng trong đó, nhằm tìm kiếm những rung cảm thẩm mỹ hoặc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá” [24, tr.74]. Các sản phẩm văn hóa được hình thành và sáng tạo đáp ứng những nhu cầu thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật của nhân dân, qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức và xây dựng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong việc phụng thờ Lý Nam Đế, việc người dân đến với di tích, cầu cúng và tin tưởng vào sự phù trợ của Ông, tham gia vào các hoạt động lễ hội, các sinh hoạt văn hóa tâm linh…chính là đang thưởng thức chính những thành quả văn hóa mà họ tạo dựng và giữ gìn từ trong quá khứ cho đến hiện nay.

- Hoạt động lưu giữ và bảo tồn các sản phẩm văn hóa: quá trình này không phải được hiểu theo nghĩa đơn giản là những hoạt động giữ gìn, bảo quản tránh mối mọt, ẩm mốc, xuống cấp...như các nhà bảo tàng học xưa nay vẫn thường làm mà được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau: sự lưu giữ bằng biểu hiện vật chất thông qua hệ thống các loại hình di tích thờ tự, sự lưu giữ thông qua các hoạt động tinh thần trực tiếp có định kỳ (như tổ chức lễ hội hàng năm, các trò chơi dân gian, các sinh hoạt tính ngưỡng...)

- Hoạt động giáo dục và truyền bá văn hóa: là quá trình trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, giới thiệu, kết nối để các sản phẩm văn hóa đến với công chúng, được nhiều biết đến, tham gia. Đây là một hoạt động phức tạp, cần sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Các hoạt động truyền bá: in ấn, xuất bản các tác phẩm văn học; thu âm, in đĩa các sản phẩm âm nhạc; biểu diễn nghệ thuật...Tuy nhiên trong việc phụng thờ Lý Nam Đế, các sản phẩm văn hóa không phải là thứ


“hàng hóa” được lưu thông trên thị trường mà nó là một sản phẩm văn hóa tinh thần đặc biệt. Do đó, hoạt động truyền bá mang ý nghĩa đặc biệt gắn liền với các hoạt động giáo dục và trao truyền văn hóa: xây dựng các chương trình học tập, giáo dục theo tấm gương người anh hùng dân tộc, thi tìm hiểu về nhân vật Lý Nam Đế, tổ chức dâng hương, hội thảo khoa học, đặt tên danh nhân cho đường phố...

- Hoạt động giao lưu và gắn kết cộng đồng: là hoạt động gắn kết con người trên cơ sở cùng sở thích, mục đích với tinh thần tự nguyện, tự quản. Có thể nói, việc phụng thờ Lý Nam Đế ở các làng xã Bắc Bộ hiện nay đã tạo dựng môi trường giao lưu, cộng hưởng giữa những người dân trong cùng một cộng đồng, giữa các làng lân cận, các vùng miền khác, là sợi dây vô hình cố kết con người trong mối quan hệ bền chặt.

* Sản phẩm văn hóa

Sản phẩm văn hóa là kết quả của quá trình sáng tạo của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử, trong thực tiễn vận hành của ĐSVH để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích và nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng người. Sản phẩm văn hóa có thể do một cá nhân, một tổ chức hay một cộng đồng sáng tạo ra, mang giá trị và ý nghĩa tinh thần, luôn chứa đựng bản sắc riêng biệt, nó mang dấu ấn cá nhân và cộng đồng nên luôn phản ánh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái dân tộc, địa phương, vùng miền... Trong một cộng đồng người, sản phẩm văn hóa cũng chính là sản phẩm của lịch sử và điều đó khiến cho sản phẩm văn hóa luôn mang dấu ấn của thời đại và được lưu giữ, trao truyền cho các thế hệ kế tiếp, được các thế hệ kế tiếp kế thừa và phát triển, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh cho con người. Sản phẩm văn hóa bao gồm:

- Sản phẩm văn hóa vật thể: là loại sản phẩm văn hóa tồn tại hữu hình dưới dạng vật thể như các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lăng mộ, đồ thờ tự, tượng thờ…

- Sản phẩm văn hóa phi vật thể: là loại sản phẩm văn hóa không hiện hữu một cách cố định, tồn tại dưới dạng các quan niệm về giá trị và chuẩn mực xã hội, được ghi nhận và lưu truyền trong ký ức hay các truyền thuyết, huyền thoại, thần tích, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian...


Trên đây là các thành tố cơ bản cấu thành nên ĐSVH nói chung. Các thành tố này có mối quan hệ tương tác với nhau, trong đó chủ thể văn hóa đóng vai trò quyết định ĐSVH của cộng đồng. Mặt khác, ĐSVH phản ánh hoạt động văn hóa của chính chủ thể văn hóa: nhận thức, tình cảm, động cơ, hành động xã hội (ứng xử xã hội), hình thành khuôn mẫu ứng xử, thể chế văn hóa; tổ chức đời sống và những sinh hoạt văn hóa… Ngoài ra, các thành tố của ĐSVH luôn vận hành trong một môi trường văn hóa nhất định và chịu sự chi phối của môi trường văn hóa đó (mặc dù môi trường văn hóa không thuộc cấu trúc của ĐSVH). “Không thể có ĐSVH nằm ngoài môi trường văn hóa, bởi mọi hoạt động sáng tạo, lưu truyền, hưởng thụ văn hóa đều chỉ có thể vận hành trong một không gian văn hóa nhất định” [24, tr.147]. Do đó, khi xem xét tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế trong ĐSVH của cộng đồng, NCS luôn đặt trong trong không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ và chịu sự ảnh hưởng, chi phối của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội bao quanh nó.

1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu

Để làm rò vấn đề nghiên cứu, luận án -

. Có thể nói, xu hướng chức năng luận (trường phái lý thuyết chức năng) trong nghiên cứu văn hóa được ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi của các nhà sáng lập như Bronislaw Malinowski, Emile Durkheim, Radcliffe-Brown...đã đem đến một phương thức quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu văn hóa và xã hội. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu theo trường phái lý thuyết cấu trúc - chức năng, mỗi hiện tượng văn hóa hay xã hội đều được cấu thành bởi những bộ phận hay yếu tố nhất định, trong đó mỗi bộ phận hay yếu tố đều phải đảm bảo một hoặc nhiều chức năng.

Bronislaw Malinowski (1884 – 1942) là nhà nhân học Anh gốc Ba Lan, tiêu biểu với trường phái Chức năng tâm lý học người đặt nền móng cho các tiếp cận chức năng. Theo quan điểm của Malinowski, mỗi yếu tố văn hóa đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Chính vì lý do đó, ông chủ trương xã hội nào cũng cần phải được bảo tồn và mở rộng các yếu tố

Ngày đăng: 10/06/2022