Những Biến Đổi Và Nguyên Nhân Biến Đổi Của Tín Ngưỡng Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ

và cùng cúng một ngày.

3.2.8 Các hình thức thờ vọng tại gia

* Gia tộc cúng giỗ Nguyễn Trung Trực vào ngày 12 - 9 âl

Nguyễn Trung Trực bị hành hình ngày 27 - 10 - 1868, nhằm ngày 12 - 9 năm Mậu Thìn. Các chi tộc con cháu Nguyễn Trung Trực ở Long An, Cà Mau đều có bàn thờ, di ảnh của Ông và đều cúng giỗ vào ngày 12/09 âm lịch. NCS có dịp tiếp xúc với thân tộc Nguyễn Trung Trực ở Xóm Nghề, nghi thức cúng, ngoài các mâm cúng như Cửu Huyền Thất Tổ, đất đai, chiến sĩ, Nguyễn Trung Trực được dành một nơi trang trọng ở phía trước giữa nhà với lễ vật không được tùy tiện thay đổi. Bên cạnh hương hoa, trà quả, gia đình cúng ông Nguyễn bằng đồ chay, còn binh gia thì dâng cơm cúng đồ mặn, cái đầu heo hoặc con gà trống luộc (để nguyên con), vì mọi người quan niệm rằng cúng đồ mặn thì dùng nghĩa quân mới có đủ sức đánh giặc. Những năm Pháp lùng gắt gao, gia đình gửi lư hương ở chùa Sùng Đức để thờ cúng. Đến đầu những năm 60 thế kỷ XX, thân tộc thỉnh Ông về nhà để thờ cúng tại gia trên phần đất hương hỏa ở xóm Nghề. Hiện nay, ở tại quê hương Ông, việc cúng giỗ do gia đình ông Mười Thọ đứng ra tổ chức. Tuy nhiên, theo lời của ông mười Thọ, ngày 12/9 âl cúng ông Nguyễn nhỏ thôi, gia tộc tập trung tổ chức cúng lớn là ngày xuất quân mùng 10 tháng 3 âl hàng năm.

* Gia tộc tưởng niệm Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân ngày 10 - 3 âl

Ngày mùng 10 tháng ba năm Canh Thân, Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân lập lời thề đánh Pháp, lập nhiều chiến công vang dội. Chẳng may, Ông hy sinh, nhớ lời Ông, hằng năm gia đình tổ chức cúng cơm như ngày hội quân mà hơn 150 trước Ông đã lập lời thề, cũng có thể xem đây là ngày giỗ hội của những người theo Nguyễn Trung Trực đánh Pháp bấy giờ. Lễ cúng tế, vật cúng ngày mùng 10 tháng ba cũng giống như lễ giỗ của Ông, song tổ chức qui mô hơn. Theo lời của ông Mười Thọ, cháu Nguyễn Trung Trực, mùng 10 tháng ba là ngày Ông xuất quân ra đi từ xóm Nghề để đánh giặc Pháp, Ông tuyên bố, Ông ra đi có hy sinh vì đất nước thì lấy ngày này rót rượu cho Ông uống nên gia đình lấy ngày này để thân tộc hội tụ, còn ngày giỗ thì tổ chức nhỏ hơn. (PL 5.9) Cùng vấn đề này, qua phỏng vấn sâu, một nhà nghiên cứu ở Long An cho rằng, gốc gác của Nguyễn Trung Trực làm nghề đánh cá, ngày mùng 10 tháng 3 là ngày lễ cầu ngư, trước kia, nhân dân rất tin tưởng, hàng năm cúng tế rất trang trọng. Nhân ngày lễ cầu ngư, Nguyễn Trung Trực tổ chức lễ xuất quân đi đánh giặc Pháp (PL 5.3). Do đó, nhà nghiên cứu Lê Công Lý viết bài Ý nghĩa khác của ngày mùng 10 tháng 3 ở Nam Bộ nói

về ngày lễ xuất quân của Nguyễn Trung Trực, ra đi kháng Pháp. Đó là ngày mùng 10 tháng 3 năm Canh Thân (1860), Ông tuyên bố: Tôi ra đi đánh Sài lang cứu quốc, bao giờ thành công mới trở về. Anh em ai có lòng thì theo tôi. Nếu việc lớn không thành thì hàng năm gia đình cứ lấy ngày này làm mâm cơm để anh em sum họp. Nhớ lời Ông dặn dò trước lúc ra đi kháng Pháp, sau khi Ông hy sinh, gia đình tổ chức lễ cúng cơm ngày mùng 10 tháng 3 để kỷ niệm, để nhớ đến khí phách anh hùng của Ông cùng những nghĩa sĩ vì dân, vì nước. Ngày này, thân tộc ông Nguyễn tổ chức cúng tế bài bản, rộng rãi, không chỉ trong dòng họ mà còn xóm giềng và những gia đình có liên quan. Sau khi cúng, gia chủ dâng trà, dâng rượu để tế cùng lời khấn: Hôm nay, ngày mùng 10 tháng 3, con cháu cúng việc lề, có heo, gà, trà rượu, hoa quả, dâng cúng Cửu Huyền và cụ Nguyễn Trung Trực. Kính mong cụ Nguyễn và bề trên phò hộ cho con cháu trong kiến họ Nguyễn tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, bình yên, làm ăn tấn tới. (PL 5.9). Tiếp theo con cháu trong dòng họ tiến hành dâng hương. Sau khi gia đình cúng tế, thầy pháp mới tiến hành cúng, nếu không có thầy pháp thì mời sư tụng. Khi thầy pháp cúng xong, người nhà mang đồ cúng để trong tàu làm bằng bè chuối, tre lá rồi mang ra sông Vàm Cỏ thả trôi. Việc cúng do cháu ông Mười Thọ tổ chức, đến năm 2019, gia tộc hội ý đề đạt đến chính quyền có ý nguyện được tổ chức ngày tưởng niệm này tại Bia ghi danh Xóm Nghề.

Qua câu chuyện và nghi thức cúng trong đám, cúng việc lề của họ Nguyễn ở Xóm Nghề, huyện Bến Lức, Long An, cho thấy có sự tôn kính lớn lao trong dòng họ dành cho Nguyễn Trung Trực. Những ngày diễn ra lễ hội, cư dân hai bên đường vào bia tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở xã Thạnh Đức và đường vào Khu di tích lịch sử vàm Nhật Tảo ở xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, người dân đều thờ di ảnh vị anh hùng dân chài như một tín ngưỡng tâm linh và thể hiện niềm tưởng nhớ. Cũng như ở Tân Trụ (tỉnh Long An), huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, người dân mang hương, hoa để dọc bên đường chào đón đoàn diễu hành, tưởng nhớ người anh hùng.

* Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực trong các gia đình ở Nam Bộ

Ở Kiên Giang, An Giang, nhiều gia đình thờ Nguyễn Trung Trực hoặc thỉnh di ảnh Ông treo trong nhà. Việc làm này thể hiện sự thành kính của người dân đối với vị anh hùng dân tộc. Ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nhân dân thỉnh di ảnh Nguyễn Trung Trực về thờ hoặc treo trang trọng trong gia đình như ông bà đã khuất (PL6.23). Theo thời gian, số lượng thờ tại gia tăng lên. Đó là do tấm lòng của người dân ở nơi đây luôn hướng về ông Nguyễn như một vị thần trong tôn giáo, mặt khác, đó là niềm tin và

sự ngưỡng vọng của người dân đối với vị anh hùng dân tộc. Từ niềm tin đó, ngôi đình thờ Ông ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang) được nhân dân đặt tên là Ngôi thờ Quan Thượng đẳng Nguyễn Trung Trực và thường nhật đều có dâng hương, cúng lễ rất trang trọng, kính cẩn. Đây là ngôi đình duy nhất ở Nam Bộ mang tên như thế. Ông Hà Văn Vân ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nói: Tôi ở đây từ lúc nhỏ, thờ ông Nguyễn từ năm 1971 đến nay, thỉnh tôn ông Nguyễn từ dinh về đây. Một bên thờ Đức Thầy, một bên thờ ông Nguyễn. Người dân ở đây ai cũng thờ như vậy. Ông Nguyễn Văn Út nói thêm Người dân ở đây lưu truyền, Ông linh thiêng lắm (PL 5.13). Tại huyện Châu Phú, thành phố Long Xuyên và nhiều địa phương khác trên tỉnh An Giang cũng như người dân ở huyện Lai Vung, Đồng Tháp (địa bàn của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương) nếu như không về Hội đình Ông Nguyễn tại Rạch Giá cũng bày một bàn hương án, đặt di ảnh của Nguyễn Trung Trực thắp hương tưởng nhớ, tri ân.

Qua khảo sát tại các địa phương khác ở Nam Bộ như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh những nơi có cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực, như xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, xã Long Đức, Thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng; xã Lưu Nghiệp Anh, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, người dân không có treo di ảnh cũng như không có các hoạt động tưởng niệm Ông vào ngày giỗ như cư dân ở An Giang, Kiên Giang. Việc thỉnh di ảnh, thờ vọng tại gia, bày hương án hai bên đường (PL6.24, PL6.25) nhân dịp lễ hội Nguyễn Trung Trực là nét mới, ít gặp ở các lễ hội khác. Có lẽ chính yếu tố tôn giáo và điều kiện lịch sử đã tạo nên nét văn hóa riêng, đặc sắc trong hoạt động tín ngưỡng này. Bởi vì, khi đến vùng này để xây dựng lực lượng, tiếp tục kháng Pháp, Nguyễn Trung Trực đã sinh sống, cùng khẩn hoang lập làng với phật tử Bửu Sơn Kỳ Hương; quan trọng hơn, hoạt động cứu nước, bảo vệ nhân dân của Ông là việc hành xử như Tứ đại trọng ân theo giáo lý một môn phái. Ở Nam Bộ, vào thế kỷ XIX, sự ra đời, phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương có vai trò tích cực trong giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc ta. Những hoạt động của tôn giáo này ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế và lịch sử chính trị của người dân vùng biên giới An Giang, Hà Tiên lúc bấy giờ. Nhìn chung, dù gần gũi hay cách trở về địa lý, dù có mối quan hệ thân sơ hay nhận thức không đồng đều về Nguyễn Trung Trực, nhưng trong tâm thức của phật tử, của nhân dân Nam Bộ, Nguyễn Trung Trực không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là một vị thần luôn phù hộ nhân dân làm ăn sinh sống. Gần gũi hơn nữa, Ông là một người thân trong gia đình. Như vậy, xét ở các góc độ,

Nguyễn Trung Trực vừa linh thiêng vừa gần gũi trong đời sống nhân dân Nam Bộ.

Nhận xét:

Hệ thống lễ hội tại các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ là một hiện tượng độc đáo trong sắc màu văn hóa vùng này, thể hiện rất rò yếu tố địa chính trị, địa văn hóa

- lịch sử rất rò. Lễ hội Nguyễn Trung Trực trải rộng qua nhiều tỉnh thành, nhưng ở từng địa phương, nó lại có một vai trò, vị trí khác nhau. Ở Long An, quê hương của Ông, lễ hội mang tính tưởng niệm thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng; lễ hội mang đậm sắc màu văn hóa như ở Kiên Giang, Bạc Liêu; lễ hội dân gian hòa trộn cùng niềm tin tôn giáo ở huyện Chợ Mới (An Giang); lễ hội cố kết cộng đồng ở huyện Long Phú (Sóc Trăng); mang sắc màu của chính trị - xã hội ở huyện Trà cú (Trà Vinh). Lễ hội Nguyễn Trung Trực được thực hiện nền nếp hàng năm, thực sự là nơi nhân dân Nam Bộ gửi gắm niềm tin, giải tỏa những bất trắc trong cuộc sống. Các yếu tố trên thể hiện vai trò khác nhau, nhưng chi phối lẫn nhau tạo nên hiện tượng văn hóa tổng thể là thờ phụng anh hùng Nguyễn Trung Trực. Như quan niệm của B. Malinowski, mỗi yếu tố văn hóa đều có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của nền văn hóa nhất định. Chính vì lý do đó, theo ông bất kỳ xã hội nào cũng cần phải được bảo tồn và mở rộng các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ thể, và mỗi chức năng đó đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người. Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực không chỉ ảnh hưởng cư dân ở Nam sông Hậu mà còn lan tỏa ra cả Nam Bộ, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cư dân Nam Bộ và cả nước.

3.3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với yếu tố ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng, tiến bộ hơn. Giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa là hình thức trao đổi văn hóa cùng có lợi, để đáp ứng nhu cầu của các bên, tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, từ đó, làm nảy sinh nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Biến đổi văn hóa là một quá trình qua đó những hệ thống các giá trị, chân lý, chuẩn mực và mục tiêu mà con người thống nhất với nhau thay đổi theo thời gian. Biến đổi văn hóa thể hiện qua ứng xử trong các mối quan hệ (tình yêu, gia đình, giao tiếp cộng đồng), giải trí, tín ngưỡng, phong tục tập quán. Tín ngưỡng thờ Nguyễn

Trung Trực cũng nằm trong quá trình biến đổi tất yếu đó của thực tiễn. Những biến đổi này biểu hiện rò trên nhiều phương diện của các thành tố văn hóa là kết quả cuộc giao lưu, tiếp nhận giữa các truyền thống văn hóa địa phương, giữa cộng đồng các tộc người Kinh, Khmer, Hoa ở Nam Bộ.

3.3.1 Những biến đổi của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ

Trong quá trình Nam tiến, người Việt di dân đến vùng đất mới, khai khẩn vùng đất hoang vu gặp không ít khó khăn do thiên tai, thú dữ hoành hành. Khi cuộc sống dần ổn định, thiết chế văn hóa làng xã cũng bắt đầu hình thành. Việc lập đình, xây miếu là một dạng thức tín ngưỡng bản địa được các lưu dân xác lập trên vùng đất Nam Bộ. Về cơ bản, các đình, miếu đã đáp ứng được nhu cầu về tâm linh của con người, đó là cầu mong được bình an vô sự giữa vùng hoang vu, mênh mông sông nước. Từ miền ngoài vào, cha ông ta không những gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân mà còn mang theo cả tinh thần của dân tộc Việt.

Các nghi thức trong cúng đình được thực hiện ở Nam Bộ cơ bản giống nhau. Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc yết, là ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Kế đến là lễ Chánh tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, lao động sản xuất. Sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, qua thời gian cũng như những biến động của xã hội, những nghi lễ, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian có thay đổi nhiều.

Để tìm hiểu các nghi thức cúng tế và các hoạt động liên quan trong lễ hội tại các đình Nguyễn Trung Trực xưa và nay, trong phạm vi tư liệu đã công bố và các tư liệu điền dã, NCS tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 330 người dân dự lễ hội ở các địa phương khác nhau để xác định những biến đổi trong thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở các đình Nam Bộ. Dưới đây là thống kê một số thay đổi đo lường được bằng các phương pháp của xã hội học.

Bảng 3. 4 Khảo sát mức độ thay đổi trong tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực

Số TT


Nội dung

Mức độ

Thay đổi

Ít thay đổi

Không thay đổi

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các nghi thức cúng

14

4,24

25

7,58

291

88,18

2

Lễ vật

10

3,03

16

4,85

304

92,12

3

Lễ thỉnh sắc

02

0,61

09

2,72

319

96,67

4

Lễ chánh tế

00

/

02

0,61

328

99,39

5

Lễ hậu phối

00

/

01

0,30

329

99,70

6

Các trò chơi

232

70,30

86

26,06

12

3,64

7

Hát bội

277

83.94

40

12,12

13

3,94

8

Hát cải lương

298

90,30

02

0,61

30

9,09

9

Hình thức lễ hội

38

11,52

15

4,54

277

83,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 16

(Nguồn: NCS, PL4. 3.13)

Qua khảo sát, NCS nhận thấy tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực thay đổi ít nhiều theo thời gian. Sự thay đổi có thể phân chia hai nhóm: thay đổi ít và thay đổi nhiều. Những biểu hiện trọng tĩnh, bền chắc thường ít thay đổi như nghi thức cúng tế ít thay đổi, không thay đổi tỉ lệ 96,76%, lễ vật chỉ thay đổi tiểu tiết, cơ bản vẫn theo lệ cúng đình chiếm tỉ lệ 96,97%. Trong khi đó những biểu hiện coi trọng hoạt động, hướng ra bên ngoài, thích nghi với hoàn cảnh, môi trường thì dễ thay đổi như hát bội tỉ lệ 83,94%, các trò chơi dân gian thay đổi 70,30%. Về hình thức, lễ hội tưởng niệm Nguyễn Trung Trực được quan tâm hơn, đa dạng hơn, gắn với du lịch tâm linh, việc trang hoàng cờ phướn, diễu hành, cách tổ chức hội trông hoành tráng hơn trước, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, các đoàn thể. Trong hoạt động lễ hội, phần lễ ít thay đổi, phần hoạt động hội thay đổi nhiều cho phù hợp với thực tế xã hội. Chúng tôi trình bày dưới đây những thay đổi về kiến trúc xây dựng, thời gian, nghi thức cúng tế và hoạt động vui chơi ở các đình thờ Nguyễn Trung Trực.

3.3.1.1 Về kiến trúc, xây dựng

Kiến trúc đình Nguyễn Trung Trực mang đặc điểm chung đình làng Nam Bộ, gồm cổng đình, sân đình, bình phong, ngôi đình. Bên trong đình có thể phân chia mỗi nơi có khác nhau, tùy công năng, nhưng thường có ba gian chính là: vỏ ca, vỏ qui, điện thờ. Kiến trúc nghệ thuật của đình gồm nhiều nhà vuông có bốn cột cái rất to; nóc ngắn

so với chiều dài diềm mái và có bốn mái trải rộng ra bốn phía; nhiều nếp nhà nối liền nhau mà người dân Nam Bộ thường gọi là sắp đọi. Đại diện Ban quản trị đình Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang cho biết: Về cấu trúc của đình Vĩnh Hòa Hiệp cũng như các đình ở Nam Bộ thời xưa ba căn, hai chái bắt vần, hai bên có Đông lang, Tây lang (PL 5.12). Ngày trước, đình được dựng bằng gỗ. Qua năm tháng và chiến tranh, hầu hết các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ được trùng tu, tôn tạo nhiều, có đình được quan tâm trùng tu đôi ba lần, hương khói, cơm nước hàng ngày. Một số đình được mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới. Đình ở Gành Dầu Phú Quốc là một điển hình về việc xây mới rất khang trang, đẹp đẽ, phát triển. Hiện nay, một số đình thờ Nguyễn Trung Trực tiếp tục xuống cấp theo thời gian. Trong số hơn 30 đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, có đình chỉ mở cửa khi có khách viếng hoặc đến ngày lễ hội; một số đình vắng vẻ, xung quanh cây cối um tùm, thiếu chăm sóc. Do đó, một số đình cũ kỹ, bong tróc, chưa được trùng tu vì thiếu kinh phí. Một số khác tuy được trùng tu, ngôi đình đã được làm mới bằng vật liệu hiện đại, nên đã mất đi những giá trị văn hóa xưa.

3.3.1.2 Về thời gian tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực

Tùy theo từng địa phương, có nơi tổ chức tưởng niệm Nguyễn Trung Trực vào tháng 8, có nơi tổ chức vào tháng 9 hàng năm, có nơi tích hợp vào Lễ Kỳ yên, thân tộc Nguyễn Trung Trực coi trọng tổ chức kỷ niệm ngày Ông và nghĩa quân xuất binh kháng Pháp theo lời dặn của Ông trước lúc ra đi. Ngày dương lịch, nhiều tài liệu ghi Nguyễn Trung Trực hy sinh ngày 27 - 10 - 1868, chỉ có NCS Chung quanh vấn đề viết soạn tiểu sử Nguyễn Trung Trực ghi là ngày 27 - 9 - 1868. Còn ngày âm lịch, có tài liệu ghi Ông hy sinh ngày 12 - 9, tài liệu khác ghi là 28 - 8 năm Mậu Thìn. Tuy nhiên, đối chiếu với lịch Vạn niên thì ngày Ông hy sinh 27 - 10 – 1868 nhằm ngày 12 - 9 năm Mậu Thìn. Như vậy, trước đây xác định thời gian tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực chưa thống nhất. Ở TP Rạch Giá và các nơi ở Nam Bộ tổ chức tưởng niệm Nguyễn Trung Trực vào ngày 27, 28, 29 - 8 âl hàng năm; ở Khu di tích vàm Nhật Tảo, Bia Ghi danh Xóm Nghề (Long An) thì tổ chức vào ngày 12 - 9 âl hàng năm. Đây là các nơi tổ chức tưởng niệm lớn anh hùng Nguyễn Trung Trực ở hai thời điểm khác nhau trong năm. Bên cạnh đó, huyện Long Phú (Sóc Trăng), Trà Cú (Trà Vinh) tích hợp cúng giỗ Ông với lễ Kỳ yên.

* Các đình tổ chức lễ hội, lễ giỗ Nguyễn Trung Trực ngày 27, 28 - 8 âl

Việc tổ chức hai thời điểm khác nhau có dấu ấn lịch sử. Sau khi Nguyễn Trung Trực hy sinh, thực dân Pháp ra lệnh không ai được thờ cúng, song hương chức làng và

nhân dân tìm cách thờ phụng Ông. Họ đã lập bài vị bằng chữ Hán đưa vào đình thờ thần Nam Hải (thờ cá Ông) nhằm qua mắt giặc. Đến cuối thế kỷ XIX, đình được xây dựng mới, nhân dân lập ba khánh thờ: chính giữa thờ Nguyễn Trung Trực (bài vị bằng chữ Hán), hai bên thờ thần Nam Hải và Thành hoàng. Sau này, nhân dân có điều chỉnh đối tượng thờ, nhưng Nguyễn Trung Trực vẫn là chính thần của đình và thời gian cúng Ông phải đổi ngày và duy trì cho đến ngày nay. Qua gặp gỡ, ông Mười Thọ khẳng định, tổ chức tưởng niệm ông Nguyễn ngày 12 - 9 âl là đúng và Nhà nước đã công nhận. Song, hiện nay, đình ở Rạch Giá (Kiên Giang) vẫn duy trì cúng Ông vào ngày 26, 27, 28 - 8 âl và chuyển từ lễ giỗ thành lễ hội Nguyễn Trung Trực. Theo lệ, hầu hết các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ vẫn tổ chức cúng Ông trùng với ngày ở Rạch Giá.

* Quê hương Nguyễn Trung Trực tổ chức tưởng niệm Ông ngày 12 - 9 âl

Ở Long An, việc cúng giỗ Nguyễn Trung Trực đúng ngày Ông hy sinh 12 tháng 9 âl. Song, trước đây do hoàn cảnh chiến tranh, cúng giỗ chủ yếu tổ chức trong gia đình, thân tộc ở Xóm Nghề, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức. Khoảng 10 năm trở lại đây, ngày giỗ của Ông trở thành ngày hội của nhân dân Long An và Nam Bộ. Trước tiên là tổ chức ở xóm Nghề, sau đó chính quyền mở rộng tổ chức qui mô hơn ở Khu di tích Nhật Tảo, huyện Tân Trụ. Ở Long An hiện nay, ngày cúng giỗ Ông 12 - 9 âl trở thành ngày lễ hội truyền thống của tỉnh. Song, ngoài tổ chức cúng giỗ Ông, gia đình còn tổ chức tưởng niệm Ông vào ngày mùng mười tháng ba hàng năm.

* Thân tộc tưởng niệm Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân mùng 10 tháng 3 âm lịch. Phần này, trong luận án, NCS đã trình bày ở mục 3.2.8. Các hình thức thờ vọng tại gia, tr.108.

* Các đình tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực cùng với lễ Kỳ yên

Các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và huyện Trà Cú (Trà Vinh) trước kia tổ chức ngày giỗ của Ông như ngày ở Rạch Giá (Kiên Giang), nhưng số người tham gia cúng tế không đông, chỉ sau khi tích hợp lễ giỗ vào ngày lễ Kỳ yên thì mức độ, quy mô, tần suất sự tham gia của người dân, các cấp chính quyền liên quan mới đông đúc như hiện nay. Do đó, các đình ở Long Phú (Sóc Trăng) tổ chức giỗ Ông ngày 16, 17, 18 – 3 âl, các đình Nguyễn Trung Trực ở Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức lễ giỗ Ông ngày 15, 16 – 3 âl.

Như vậy, thời gian cúng tế Nguyễn Trung Trực không thống nhất ở các đình. Thiết nghĩ, điều này cũng mang đặc điểm của vùng Nam Bộ nghi thức cúng tế và lễ hội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022