Lễ Hội Tái Hiện Chiến Công Kháng Pháp Trên Đất Long An

Giang) vẫn được tổ chức long trọng không chỉ tổ chức ở các lăng, miếu nơi sinh quán như Bến Lức (Long An), Gò Công, Cai Lậy (Tiền Giang) mà cả ở những nơi nào có đền thờ, có miếu thờ các vị ấy. Thực tế này bắt nguồn từ những nhu cầu bảo đảm sự liên kết cộng đồng để sống còn trước bao nhiêu thử thách nghiệt ngã của tự nhiên và kẻ thù xâm lược. Các hoạt động lễ hội dân gian tập trung vào việc củng cố trước hết ký ức tập thể về những con người và chiến công đã từng trực tiếp tác động đến sự sinh tồn và phát triển của một cộng đồng dân cư và một vùng địa lý rộng lớn, cách bức về không gian với quê hương cội nguồn. (84, 1992, tr.75)

Qua quan sát thực tế tại các địa điểm có ghi dấu chiến công, cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy việc cúng giỗ, tế và các hoạt động văn hóa chủ yếu gồm hai phần: lễ và hội.

3.2.1 Lễ hội tái hiện chiến công kháng Pháp trên đất Long An

Ở Long An, các thiết chế vật thể và phi vật thể liên quan đến Nguyễn Trung Trực có phần yếu hơn một số nơi khác ở Nam Bộ, dù mảnh đất này là nơi chôn nhau cắt rốn cũng là địa bàn hoạt động chính với chiến công vang dội đốt tàu Pháp của Nguyễn Trung Trực. Sở dĩ có điều này là do sau khi thất bại ê chề, nhục nhã ở trận Nhật Tảo, Pháp và Việt gian đã trả thù cay độc nghĩa quân và dân làng bằng cách đốt hết nhà dân hai bên bờ sông và khu vực lân cận, khủng bố dã man những người trong gia tộc Nguyễn Trung Trực, những người theo nghĩa quân hay bị tình nghi có dính líu đến sự vụ, sự việc. Để khắc cốt ghi tâm sự kiện này, Pháp cho lập một bia gọi là Bia căm thù sau trận Nhật Tảo ở vàm Nhật Tảo, kề bên chùa Ông Bổn, gần Khu di tích Nguyễn Trung Trực. Bia này đã bị phá sau năm 1975, hiện nay chỉ còn phế tích. Thực dân Pháp tổ chức hoạt động khủng bố, cấm đoán liên quan đến Nguyễn Trung Trực kéo dài cho đến năm 1954, khi Pháp hoàn toàn thất bại trên chiến trường Việt Nam. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước ta tiếp tục kháng chiến chống Mỹ, do hoàn cảnh chiến tranh lại gần trung tâm đầu não của địch nên các hoạt động xây dựng đình miếu, phụng thờ, tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trong nhân dân Long An không được thường xuyên và liên tục. Đó là lý do chính dẫn đến các việc các cơ sở thờ tự, tưởng niệm về vị anh hùng ít hơn so với các địa phương khác như Kiên Giang, An Giang. Đình ở Thạnh Đức, huyện Bến Lức ban đầu cũng chỉ thờ tùng tự và phải khéo léo che mắt kẻ thù. Sau thời kỳ Đổi mới, chính quyền tập trung xây dựng qui mô Khu di tích vàm Nhật Tảo ở xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An và lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng

năm tại nơi này.

3.2.1.1 Khu di tích vàm Nhật Tảo, huyện Tân Trụ (Long An)

* Cơ sở thờ tự

Tại vàm Nhật Tảo, từ năm 2001, UBND tỉnh Long An cho xây dựng Khu tưởng niệm chiến thắng Nhật Tảo với qui mô 7,1 ha, hiện nay là nơi tổ chức giỗ, tưởng niệm lớn nhất tỉnh Long An (PL6 A.1). Khu tưởng niệm bày trí theo lối kiến trúc đình làng Nam Bộ, bao gồm gian thờ chính và hai gian thờ phụ. Gian thờ chính, thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, gian phụ bên phải thờ các tướng lĩnh, gian phụ bên trái thờ các nghĩa quân vong trận. Nhà trưng bày được chia thành 6 chuyên đề: Thời niên thiếu của Nguyễn Trung Trực; Nguyễn Trung Trực kháng chiến chống Pháp dưới quyền Trương Định; diễn biến trận Nhật Tảo; hoạt động của Nguyễn Trung Trực từ sau trận Nhật Tảo đến 1867; hoạt động kháng chiến của Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc và Hậu thế ghi ân. Trong khuôn viên khu tưởng niệm Nguyễn Trung Trực ở vàm Nhật Tảo, còn có môt số dạng thức tín ngưỡng dân gian khác, đó là ngôi miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương đặt bên hữu, người dân phối tự Ông Nguyễn cùng các Bà, Cậu Tài, Cậu Quý, Thần Tài, Thổ Địa. Ở TP Tân An, Bến Lức, Tân Trụ (Long An), chúng tôi cũng bắt gặp cách thờ tương tự. Hình thức này, chúng tôi chỉ thấy trên đất Long An mà không thấy ở các tỉnh thành khác có cơ sở thờ tự anh hùng Nguyễn Trung Trực.

* Phần lễ hội

Hàng năm, ở Khu di tích Nhật Tảo, huyện Tân Trụ, việc tổ chức lễ hội trang trọng, phong phú hơn, có sự tham gia của chính quyền các cấp và đông đảo người dân Long An, Kiên Giang, An Giang cùng các tỉnh lân cận. Nghiên cứu các chương trình của Ban Tổ chức lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực các năm trước đây, qua xử lý các tư liệu cùng phỏng vấn các kỳ lão tại địa phương, NCS nhận thấy phần lễ được tổ chức trang nghiêm kính cẩn theo phong tục truyền thống giống như các đình thần ở Nam Bộ khác, có chủ tế, bồi tế và học trò lễ. Đặc biệt, trong lễ dâng hương Nguyễn Trung Trực, Ban tổ chức mời hậu duệ anh hùng Nguyễn Trung Trực là ông Nguyễn An Thọ (cháu đời thứ tư của Nguyễn Trung Trực) dâng hương trước, sau đó là đến lãnh đạo Đảng, nhà nước, các ban, ngành trong tỉnh và người dân tham dự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Về phần hội, Ban tổ chức lễ gửi thư mời các đoàn nghệ thuật các tỉnh Long An, Đồng Tháp, luân phiên biểu diễn cải lương tái hiện về cuộc đời, chiến công của người anh hùng. Các chương trình văn nghệ và các hoạt động văn hóa đã diễn ra trước ngày

giỗ chính một ngày 11-09 âl với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc và nét văn hóa vùng đất Nam Bộ nhằm ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi chiến công vang dội của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thu hút hàng chục ngàn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tham gia, tưởng niệm, cúng tế. Về các hoạt động hậu cần trước, trong lễ kỷ niệm, Ban tổ chức, người dân địa phương, con cháu thân tộc họ Nguyễn cùng đông đảo cư dân các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp …tự nguyện mang các nhu yếu phẩm như gạo, rau cải, gia vị đến cùng nhau nấu nướng phía sau sảnh Khu tưởng niệm, phân chia mỗi tỉnh một khu vực, cùng đắp lò, dựng lán trại, nổi lửa nấu các món chay phục vụ người tham gia lễ hội.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 13

Năm 2018, trời mưa tầm tả, song lễ hội vẫn diễn ra đúng thời gian. Phần lễ chính được tổ chức vào lúc 16 giờ ngày 19/10 (nhằm 12 - 9 âl) tại Khu Di tích lịch sử vàm Nhật Tảo, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tham dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Long An và tỉnh Kiên Giang đến dự. Chương trình văn nghệ và các hoạt động văn hóa đã diễn ra trước một ngày 18.10.2018 (tức ngày 11-09 âl). Nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc và nét văn hóa vùng đất Nam Bộ nhằm ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi chiến công vang dội của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; thu hút hàng chục ngàn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tham gia, tưởng niệm, cúng tế. Về ẩm thực, trước và trong lễ kỷ niệm, nhân dân các nơi được tiếp đãi nhiều món ăn chay. Qua điền dã thực địa tại Long An từ năm 2017 đến nay, NCS ghi nhận, các hoạt động tại Khu tưởng niệm vàm Nhật Tảo được tổ chức bài bản, các hoạt động văn hóa đều gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Trung Trực. Trong đó, ngày giỗ của Ông đã trở thành là ngày hội văn hóa của nhân dân Long An và các vùng lân cận, quy tụ hơn 10.000 người tham dự. Trong đó, chúng tôi nhận thấy các tín đồ thuộc Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo cũng đến để cúng giỗ quan Thượng đẳng đại thần mà người bổn đạo thường gọi là Giỗ Tổ.

3.2.1.2 Nơi thờ phụng tại quê hương Nguyễn Trung Trực ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An)

Tại Đình ở Thạnh Đức, Bến Lức, ban đầu đình thờ Thành hoàng bổn cảnh, sau khi Nguyễn Trung Trực thọ hình, để tỏ lòng kính ngưỡng, nhân dân phải khéo léo che mắt kẻ thù bằng cách thờ tùng tự bằng cách viết một chữ Thần bằng chữ Hán. Tại đây vào các ngày giỗ Ông chỉ có Ban Quản trị phụ trách hương khói. Hàng năm, cư dân địa

phương kết hợp lễ giỗ Nguyễn Trung Trực vào lễ Kỳ yên vào tháng ba âm lịch hàng năm, trong lễ có mời các đoàn hát bội về phục vụ góp vui, cứ ba năm đáo lệ một lần.

Tại Bia Ghi danh Xóm Nghề, đến năm 1989, chính quyền và nhân dân xã Thạnh Đức, quê hương Nguyễn Trung Trực mới dựng một bia nhỏ ghi danh ở tại Xóm Nghề. Bia ghi danh ở Xóm Nghề lúc đầu ghi hai câu thơ là:

“Lửa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm trắng Kiên Giang khốc quỷ thần”

Hai câu trên là do nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt viết về khí phách và chiến công của Nguyễn Trung Trực, không rò lý do, sau khi đất nước thống nhất, ngành Văn hóa Long An lúc đó lại ghi trên bia như thế (PL6 A.39). Hai câu này gây nhiều tranh cãi trong thân tộc và trong giới nghiên cứu. Nhưng theo thời gian, do sức ép của người dân và dư luận nên đến năm 2001, tỉnh Long An đã phá bỏ dựng lại bia khác, sửa thành:

“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỉ thần”

Năm 2018, phế tích của bia cũ vẫn nằm ngổn ngang sau khu lưu niệm. Trước đây, ngày giỗ của Nguyễn Trung Trực do thân tộc tổ chức tại gia đình ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (phía sau nhà bia tưởng niệm). Qua phỏng vấn trực tiếp ông Mười Thọ về nghi thức cúng tế, chúng tôi ghi nhận được, mỗi năm, thân tộc đều cúng giỗ mang tính gia đình, cách cúng tế theo truyền thống, có tham gia của thầy pháp, song tổ chức đơn sơ do hoàn cảnh chiến tranh. Còn trước đó, do thực dân Pháp cấm đoán nên việc thờ cúng diễn ra lén lút ở chùa Sùng Đức, TP Hồ Chí Minh do cháu đời thứ ba của Nguyễn Trung Trực là sư Thiện Nghiêm (Nguyễn Văn Cậy) trụ trì tổ chức. Đến khi êm thì thỉnh Ông về thờ cúng trong gia đình ở đây cho đến ngày nay (PL 5.1). Hơn mười năm qua, lễ giỗ được chính quyền tổ chức ở tại nhà bia và sau đó ít năm, lễ giỗ Nguyễn Trung Trực cũng là lễ hội của người dân Long An, được tổ chức long trọng ở Khu tưởng niệm Nhật Tảo, huyện Tân Trụ. Về di vật của Nguyễn Trung Trực, theo ông Mười Thọ, sau khi Nguyễn Trung Trực hy sinh, nghĩa quân có giao cho bà Nguyễn Thị Đạt (Tư Đạt), chị ruột ông Nguyễn áo mão cùng chiếc ấn của Ông. Sau đó, bà Nguyễn Thị Đạt giao lại cho con cháu gìn giữ. Thời gian Pháp quay lại Nam Bộ, chúng kiểm soát gắt gao, cháu của bà Tư Đạt sợ liên lụy nên đốt hết áo mão, còn chiếc ấn thì giao cho ông Nguyễn Văn Chỉnh (cháu đời thứ ba của Nguyễn Trung Trực). Sau đó, ông Nguyễn Văn Chỉnh giao ấn Nguyễn Trung Trực lại cho ông Nguyễn Văn Cậy, ông đã thờ chiếc ấn

Nguyễn Trung Trực ngay trong liêu ở chùa Sùng Đức. Năm 1964, ông Nguyễn Văn Cậy mất, đệ tử ông làm trụ trì vẫn gìn giữ ấn. Đến năm 1965, chùa Sùng Đức trùng tu, về sau phát hiện chiếc ấn của ông Nguyễn bị mất cho đến ngày nay. Bằng nhiều cách khác nhau, nhân dân bày tỏ sự kính trọng của mình với vị thần linh hay anh hùng dân tộc. Tùy vào điều kiện, địa vị xã hội, họ sẽ có những biểu hiện cụ thể, người giàu thì lập đình, am, tự tôn thờ, hàng ngày hương khói, mò chuông; người bình dân thì phối tự vào các đình, miếu có sẵn, khi thì tiện đường, khi thì có việc cầu xin, cầu an họ sẽ đến để vọng bái.

3.2.2 Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

3.2.2.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá (Kiên Giang)

Tại Kiên Giang, số lượng đình nhiều nhất trong các tỉnh có thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Đình được xây dựng ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, từ TP Rạch Giá, Châu Thành đến Hòn Đất và các huyện đảo. Trong số đó, đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá là đình thờ sớm nhất và lớn nhất ở Kiên Giang. Đình tọa lạc trên đường Nguyễn Công Trứ, phía tây thành phố Rạch Giá là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng (PL6. 7). Hàng ngày, nhân dân đến đình để dâng hương, tin tưởng sự linh thiêng, thành tâm kính bái. Vào các ngày tổ chức lễ hội hàng năm ( 27, 28, 29 tháng 08 âm lịch), nhân dân khắp nơi về dự rất đông, phần lễ được tổ chức trang trọng theo nghi thức cúng đình ở Nam Bộ, phần hội được tổ chức phong phú, đa dạng, vui tươi, tiết kiệm. Trong thời gian tổ chức lễ giỗ - lễ hội, người dân các nơi về tham dự lễ bái ngày đêm không ngớt. Nơi đây được xem là lễ hội lớn nhất trong số các lễ hội tôn vinh Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

* Cơ sở thờ tự

Cổng đình thờ Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá, Kiên Giang có ba cửa với mái ngói hai tầng trang trí hình lưỡng long tranh châu trên mái. Hai bên là đôi câu đối được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ, là hai câu trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực nổi tiếng của Huỳnh Mẫn Đạt. Qua khỏi cổng, là một lư hương lớn bằng đá và bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng. Phía sau tượng là ngôi chính điện được thiết kế với mái ngói cong các góc, ở các viền góc đều có trang trí hoa văn hình rồng và lá cúc. Mặt tiền chinh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột. Trong chính điện, cột và kèo được đúc bằng bê tông, có tất cả mười cột, mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen. Ngoài ra, ở nơi đây các hoành phi, câu đối đều

được sơn son thiếp vàng, làm cho các nơi thờ vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy. Trong chánh điện có rất nhiều bàn thờ, lần lượt từ ngoài vào trong có các bàn thờ chính như sau: Bàn thờ Chánh soái Đại càn, bàn thờ ba mươi vị anh hùng dân tộc; bàn để di ảnh Nguyễn Trung Trực (ảnh nhỏ và ảnh lớn); bàn thờ chư vị Hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu Huyền Thất Tổ. Gian cuối có ba ngai thờ chính: Ngai chính giữa thờ Nguyễn Trung Trực. Phía trên bệ thờ, có bức hoành ghi bốn chữ: Anh Khí Như Hồng, ca ngợi khí tiết hào hùng của ông sáng như cầu vồng bảy sắc. Phía bên trái có ngai thờ chung thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky. Phía bên phải là ngai thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân. Đông lang và Tây lang, có các bàn thờ: Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.

* Phần lễ hội

Hàng năm, đình Nguyễn Trung Trực tổ chức năm lễ cúng, nhưng quy mô nhất là lớn nhất là lễ giỗ của Ông vào ngày 26 đến 28 tháng 08 Âm lịch. Với đầy đủ các nghi thức của một đại lễ tại đình Nam Bộ, gồm:

Lễ nghinh sắc, từ năm 1994 trở về trước, lễ này gọi là thỉnh sắc; vì trong thời gian này, sắc thần được cất giữ tại nhà ông hội trưởng. Mỗi dịp lễ hội, ban tổ chức làm xe hoa đến nhà ông để rước sắc thần về đình làm lễ. Từ năm 1994 đến nay, sắc thần được đặt tại đình, đến ngày 27 - 8 âl sắc thần được mang ra ngoài, di chuyển một vòng quanh chợ, quanh khu dân cư trong thành phố gọi là đi nghinh sắc chứ không gọi là đi thỉnh sắc như trước đây nữa.

Từ ngày 26 - 8 âl, tất cả các ban bệ trong đền tề tựu để chuẩn bị cho những ngày lễ chính. Đến 5 giờ sáng ngày 27 - 8âl, lễ nghinh sắc bắt đầu được tiến hành. Thành phần gồm các cơ quan ban ngành, bô lão, các lực lượng vũ trang, công an, người dân, một đoàn lân. Đầu tiên là công an mở đường, tiếp đó là đoàn lân nhảy múa rồi đến đoàn nhạc lễ, xe hoa. Trên chiếc xe hoa gồm có 6 học trò lễ, một thầy lễ. Hai bên chiếc xe hoa có 30 người đóng vai lính có vũ khí (lễ bộ). Cuối cùng là dân, được phân theo từng đoàn. Tất cả đều đi bộ (trừ xe hoa rước sắc), kéo dài khoảng 1 km. Trang phục của những người tham gia nghinh rước sắc phụ thuộc vào từng đối tượng. Đại diện các đoàn của đình trong khu vực mặc áo dài khăn đóng, đại diện các tôn giáo mặc áo vàng, phật tử đạo Hòa Hảo thì mặc áo dài nâu, đạo Cao Đài thì mặc áo trắng, đội hồng kỳ mặc đồng phục vò sinh. Đội nhạc lễ phục vụ rước sắc gồm 6 người với các loại nhạc cụ như: 1 trống chầu, 1 kèn lá, 1 đàn cò, 1 bộ chập chã, 1 trống cơm. Trong quá trình tổ chức lễ

rước, ban nhạc thường hòa bài Nam xuân, Tiếp giá... Khi đoàn rước đi một vòng về đến cổng đền, ông trưởng ban nghi lễ hô lớn: nhạc sanh khởi nhạc, nghinh thần nhập điện. Ở phía trong đền, ban nhạc hòa bài tiếp giá, rước nghinh thần vào đền. Lúc này, ông trưởng ban nghi lễ thỉnh thần vào đặt ở bàn thờ lớn, làm lễ an vị cho thần là xong lễ rước.

Lễ chánh tế, còn gọi là lễ đàn cả, có ý nghĩa tế tất cả các vị chư thần, được xem là rất quan trọng. Ngày 28 - 8, trưởng ban, phó ban tề tựu đứng hai bên chánh điện, sắp xếp các ban bệ, nam tả, nữ hữu. Khi vào lễ chính thức, ông trưởng ban nghi lễ cất giọng hô nhạc sinh khởi nhạc, các lễ sinh vào chánh điện để làm lễ. Lúc này, ban nhạc với bộ trống phụ hòa bài phổ bắc cấu để báo cho học trò lễ bước vào chánh điện, vái lạy, trở về đúng vị trí. Ông trưởng ban nghi lễ hô: cửu soát tế vật, đội học trò lễ tiến lên các bàn thờ kiểm tra đồ ăn thức uống có gì thiếu để bổ sung vào. Sau khi hoàn tất nghi tiết này mới tiến hành lễ, bắt đầu khai chung môn. Lúc này, cửa chính được mở ra, có hai lễ sinh đứng sẵn rước các vị quan khách bước vào tây thiên môn. Tiếp theo, ông trưởng ban nghi lễ hô: nhạc sinh tựu vị, nhạc sanh khởi nhạc, ban nhạc vào trước bàn thờ chính hòa bài tiếp giá nghinh thiêng, báo với các thần biết lễ chánh tế bắt đầu. Sau khi ban nhạc tấu xong, trở về vị trí cũ, học trò lễ tiến vào diện kiến các thần, tiến hành nghi lễ. Thứ tự là dâng tuần hương, rượu, trà, đội học trò lễ đi theo điệu bộ khom lưng, khum tay, đi nhịp nhàng theo tiếng nhạc lễ. Khi dâng tuần hương vào tới bàn thờ chánh điện, học trò lễ quỳ xuống, đốt hương, nhạc lễ khởi nhạc cho học trò lễ đứng lên, đi lễ tới bàn thờ rồi quay trở về là xong tuần hương. Sau đó, ba ông chánh tế đứng lên an vị thần, đồng thời tổ chức lễ thành an, hành sơ hiến lễ. Tiếp theo là đến tuần rượu, đọc chúc lễ, nhằm báo cáo thành tích trong một năm cho thần nghe.

Phần chúc, bài văn được để ngay bàn thờ từ trước. Thời gian đến, học trò lễ lên bàn thờ thỉnh xuống đưa cho ông chánh tế đọc bài văn, đọc xong lại đưa về vị trí cũ. Lời văn hùng hồn khẳng định lòng yêu nước, thương dân, chiến đấu và hy sinh anh dũng của Nguyễn Trung Trực. Kết thúc bài chúc là lời đề cao khí phách Nguyễn Trung Trực, dù Ông mất đi, nhưng vẫn linh thiêng tiếp tục phò trợ nhân dân, gìn giữ biển trời của Tổ quốc.

Vĩ đại thay! Hiếu vị dân, trung vị quốc Sinh vi tướng, tử vi thần

Giữa đất trời thắp nén tâm nhang Cùng bá tánh tỏ lòng nguyện ước

Mong tướng quân ở còi linh thiêng Giúp Tổ quốc qua cơn nguy biến

Nêu cao khí phách vạn dặm anh hùng Tỏa sáng tinh thần ngàn năm văn hiến Vì đồng bào, hạnh phúc, ấm no

Giúp dân tộc văn minh, phát triển Đời đời bảo vệ non sông

Mãi mãi giữ yên trời biển Phục chi cẩn cáo

Tuần rượu thứ hai là hành hiến lễ, tuần rượu thứ ba là hành chung hiến lễ. Xong ba tuần rượu, được xem như những vị thần này ăn uống no say. Tiếp theo, các vị có công trong đình thực hiện một tuần rượu cuối cùng là tuần ban phước, gọi là ẩm phước lễ. Học trò lễ lên thỉnh những ly rượu đã dâng lên trên bàn thờ, đi theo điệu bộ ra phát cho những người trong đình uống. Đầu tiên là ba ông chánh tế nhấp môi lấy lễ rồi chuyền ra cho những người khác trong đình, mỗi người nhấp môi một chút, không uống nguyên ly. Cuối cùng là dâng một tuần trà từ bên ngoài vào. Tuần trà này có hai ý nghĩa, nếu quỳ gối dâng trà thì có nghĩa là xin lỗi những sơ sót trong quá trình hành lễ, nếu hoàn thành tốt công việc thì được đứng, tùy theo từng lễ, không phải lúc nào cũng quỳ gối, mà cũng không phải lúc nào cũng đứng. Sau tuần trà là đến phần phong chúc lễ. Học trò lễ lên bàn thờ lấy chúc xuống, xếp lại, đưa cho ông chánh tế. Ông chánh tế nhận lấy, vái lạy rồi hô hỏa đăng phần chúc, đưa lá chúc vào đèn cầy đốt. Sau khi đốt xong phần chúc, ông chánh tế hô lễ thành. Nếu lễ hội đến đây kết thúc hoàn toàn thì ông chánh tế hô lễ tất, nhằm báo cho thần, các quan khách dự lễ được biết.

Lễ hậu phối là lễ cúng cơm chính thức, được tổ chức lúc 14h đến 16h, ngày 28 tháng 8 âl. Các bước tiến hành nghi lễ giống như lễ chánh tế, chỉ khác một vài chi tiết như: không có đội nhạc sinh vào khởi nhạc trước bàn thờ chánh điện để báo cho vị thần biết, tiếp đón các vị thần về dự lễ, bài văn tế chỉ dành ca ngợi về công lao, thành tích của riêng Nguyễn Trung Trực. Về vật cúng, Ban tổ chức theo cổ lệ cúng mặn, gần đây có mặn, có chay, gồm nhiều món phong phú, cố định dâng bốn món: canh, xào, kho, luộc. Ngoài mâm cơm rượu, Ban tổ chức còn dâng cúng một trái dừa xiêm và một chiếc áo vạt hò cổ truyền. Đình tổ chức nấu nướng qui mô, hai mươi thùng cơm được nấu liên tục đãi khách thập phương những ngày diễn ra lễ hội. Ngày trước, hoạt động hội chủ yếu là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022