Lễ Hội Và Việc Thờ Cúng Nguyễn Trung Trực Ở Sóc Trăng

Nguyễn Trung Trực lưu danh ngời vạn kiếp Chí hùng anh thanh sử sáng muôn đời”

Cửa bên phải chính điện có hai câu thơ ca ngợi tài năng của Nguyễn Trung Trực làm nên trận Hỏa hồng Nhật Tảo

Hỏa hồng Nhật Tảo hỏa hồng bay Trung Trực xứng danh đấng bậc tài”

Cửa bên trái chính điện là hai câu thơ đối xứng nói về đức độ của vị anh hùng, sau khi mất đã để niềm tin, nỗi nhớ trong lòng nhân dân

“Đức độ anh hùng dân tộc Việt Đồng bào tưởng nhớ thuở nào phai”

Tất cả những câu thơ trên đều ca ngợi chí anh hùng, chiến công oanh liệt, đức độ của Nguyễn Trung Trực và sự tưởng nhớ, thờ phụng Ông của nhân dân. Bên trong điện thờ, bước vào cửa là ảnh Hồ Chí Minh treo trên cao, hai bên ảnh ghi: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Nước Việt Nam sống mãi tên Người. Bàn thờ chính là tượng thiếp vàng Nguyễn Trung Trực, phía sau tượng ghi chữ (Thần), trước bàn thờ là tượng rùa còng

hạc trên lưng. Hàng năm, vào các ngày 20, 21 và 22 tháng 2 â.l, Ban trị sự đình tổ chức Lễ hội Kỳ Yên, trước là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sau là mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức ngày 27, 28 – 8 âl là lễ hội lớn hàng năm.

* Phần lễ hội

Phần lễ có các nghi thức tế túc yết, nghinh thần, đàn cả; học trò lễ dâng hương, dâng trà, rượu; đọc văn tế cảm tạ các thần Thành Hoàng, Tiên hiền, Hậu hiền, Thần Nông, Thần Hổ... đã phù hộ cho dân làng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vật cúng là heo nguyên con đã làm sạch dâng lên thần, các món dâng cúng gồm các món mặn, vì theo Ban quản lý, cúng như vậy để thần cùng quan binh đủ sức để đánh giặc. Các món cúng nhiều ít tùy theo năm. Theo lời ông Trần Văn Công, Ban quản lý đình Nguyễn Trung Trực, nghi lễ cũng giống như lễ cúng đình ở Nam Bộ, có học trò lễ thực hiện nghi thức, vật cúng ở đây là đồ ăn mặn, vì Ông đánh giặc nên cúng mặn để đủ sức chiến đấu chống giặc.

Trong phần hội, hằng năm đều có sự tham gia của Đoàn nghệ thuật tuồng cổ Bạc Liêu, ngoài biểu diễn chương trình văn nghệ mang tính nghi lễ, đoàn còn biểu diễn phục vụ dân làng những sự tích tuồng cổ độc đáo. Theo lời các vị trong Ban trị sự đình, ban

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

nhạc lễ phục vụ cúng tế vào ban ngày, còn ban đêm phục vụ văn nghệ bà con xa gần. Lễ hội với sự tham gia đông đảo của người dân trong tỉnh, còn ngoài tỉnh nhiều nhất là ở Cần Thơ xuống. Trước một tháng, các đoàn hát đăng ký với ban tổ chức để phục vụ bà con. Tối hôm trước lễ, văn nghệ diễn ra, hát ba ngày ba đêm. Ai cũng được dự tự do, hàng ngàn người tham gia, thu hút các tỉnh đến xem, ở Cần Thơ thì xuống nhiều hơn. Mấy hôm tổ chức lễ hội, phà đưa người qua lại liên tục, dưới sông thì xuồng ghe tấp nập. Ban ngày đoàn hát cúng Ông, phục vụ lễ, ban đêm hát phục vụ bà con, giữa cải lương với hát bội xen kẽ nhau. Việc chi trả các đoàn hát được trích từ tiền đóng góp của bà con (PL 5.11).

Trước đây, lễ cúng đình còn là dịp để phụ nữ trong làng thi tài làm bánh, thổi xôi (thông qua lễ vật dâng cúng). Ngày nay, để thuận tiện, lễ vật dâng cúng của người dân chủ yếu là trái cây. Người dân đến đình trước hết là dâng lễ vật cúng tế, cầu phước, cầu tài, cầu lộc, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng được bội thu… sau đó được xem hát bội hay ngồi quay quần bên nhau bàn bạc chuyện làm ăn, những kinh nghiệm trong cuộc sống. Ngày nay, theo lời các vị trong Ban trị sự đình thần Nguyễn Trung Trực, ngoài tổ chức văn nghệ, đình không tổ chức các trò chơi dân gian mà thay vào đó là tổ chức các gian hàng hội chợ thu hút đông đảo người dân tham gia. Từ lúc thành lập đến nay, đình thờ Nguyễn Trung Trực làm chính thần, qua bao thăng trầm lịch sử, hiện nay, đình là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương. Các dịp lễ hội thường niên, đình thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu, chiêm bái vị thần trong lòng dân tộc.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 15

3.2.5 Lễ hội và việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Sóc Trăng

3.2.5.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng)

* Cơ sở thờ tự

Ở Sóc Trăng, hiện nay có năm ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực, nhưng nổi tiếng hơn cả là ngôi đình mang tên Ông tại huyện Long Phú. Tương truyền, sau khi Nguyễn Trung Trực bị hành hình, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp và Việt gian, nghĩa quân của Ông đã lui về ẩn tránh tại các vùng xa hẻo lánh, trong đó có Nguyễn Học Bạc. Ông Bạc di dân đến làng Đại Hữu, tổng Định Mỹ, tỉnh Sóc Trăng sinh sống, lập đình (tức tại ấp I, thị trấn Long Phú ngày nay). Ngôi đình ban đầu có tên là đình Đại Hữu được xây dựng cách đây trên 135 năm. Ngày trước, đất khuôn viên đình không phải

thu hẹp chỉ 1.000m2 như bây giờ mà rộng đến 5 công do ông Diệp Văn Niên, một địa chủ làng Đại Hữu phụng hiến cho đình. Đình được sắc phong thần vào thời kỳ Cần Vương, nhưng do hỏa hoạn sắc phong bị cháy. Sau đó ban Hương chức làng Đại Hữu cử ông Nguyễn Học Bạc chạy sớ ra triều đình Huế, được vua Khải Định chuẩn y phê lại sắc phong. Để nêu cao tấm gương trung liệt, tiền nhân đã gìn giữ sắc phong và dựng tượng tôn thờ cho đến hôm nay. Hiện nay, đình tọa lạc tại ấp 1, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm tỉnh 20km, cách thị trấn Long Phú 3km, từ thị trấn theo đường Vàm ra sông Hậu một đoạn 3km là đến đình, ở bên phải hương lộ (PL6.40). Từ ngoài nhìn vào, ở chánh điện trên vòm cửa cái có treo biển gỗ với bốn chữ Trị Quốc An Dân, hai cột hai bên khung cửa là hai câu đối:

Trung hiếu anh hùng nêu cao đất Việt; Trực tâm kháng chiến chói rạng trời Nam.”

Trong đình có một giá gỗ trang trọng nêu bản sơ lược tiểu sử liệt thần Nguyễn Trung Trực, trên bệ thờ tượng Nguyễn Trung Trực được đắp bằng xi măng kích thước bằng người thật đang ngồi đĩnh đạc, mình mặc vò phục, tay cầm đốc kiếm, tư thế trông thật uy nghi. Phía trước là bệ thờ chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh với hai tán lộng lớn bằng vải thêu. Trên hai bức vách ở hai bên chánh điện, nghệ nhân vẽ hai bức tranh, bên trái là bức tranh Trận đốt tàu Espérance trên sông Nhật Tảo, bên phải là bức tranh Trận tấn công thành Sơn Đá ở Rạch Giá, Kiên Giang.

* Phần lễ hội

Đình Nguyễn Trung Trực ở Long Phú tổ chức tưởng nhớ Ông kết hợp với lễ Kỳ yên vào các ngày 16, 17, 18 tháng 3 âl. Phần lễ thức diễn ra giống như các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Đến phần nghi thức cúng Hạ điền, Ban quản trị cổ đình Nguyễn Trung Trực cùng tổ chức làm giỗ Ông theo lệ thức đình thần (Sở VHTTDL Sóc Trăng (2018) Tài liệu lưu hành nội bộ, tr.7). Trên ngai thờ Ông đèn được trang hoàng sáng trưng, hương, hoa, quả được chưng bày đẹp mắt. Vật tế là con heo sống đã được mổ, làm sạch sẽ; lễ vật cúng là thức mặn gồm xôi, bánh và các món thịt luộc, mắm muối, rau và các món kho, xào. Ban quản trị cùng nhạc lễ và học trò lễ thực hiện nghi thức cúng tế như các đình khác ở Nam Bộ sau khi tổ chức lễ thỉnh sắc thần. Phần lễ diễn ra trong chính điện của đình, phần hội bên ngoài cũng nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân tham gia. Bên cạnh các gian hàng, hội chợ, khu ẩm thực, Ban quản trị đình còn tổ chức các trò chơi thu hút giới trẻ tích cực tham gia như bóng đá, đua xe đạp chậm…

Đêm đến, đình tổ chức hát cải lương phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân. Cũng giống như các đình khác, ngày cuối cùng của lễ hội, đình tổ chức thỉnh di ảnh Nguyễn Trung Trực lên long ngai diễu hành bằng xe trang trí theo mô hình thuyền hoa đi khắp thị trấn trong tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng kèn Tây rất náo nhiệt. Người dân hưởng ứng, từng đoàn người theo sau xe, reo hò, mừng vui; nhà dân hai bên đường bày hương án với trái cây, hương hoa chào đón. Ngày này, Ban tổ chức đưa các vị thần thuộc các Cung của người Hoa về lại nơi cũ, do trước đó đã thỉnh các vị về đình tham gia ngày khai lễ.

Có thể nói, lễ hội đình Nguyễn Trung Trực tại thị trấn Long Phú mang đậm sắc thái dân gian của cư dân người Việt ở Nam Bộ. Từ việc chọn đất xây dựng đình ven sông Hậu đến việc thực hành nghi thức tế lễ, diễu hành bằng mô hình thuyền. Lễ hội nơi đây biểu hiện rò nét nhất cho sự giao lưu, cố kết giữa các cộng đồng cùng cộng cư trên mảnh đất Long Phú nói riêng, Sóc Trăng nói chung. Việc mời các vị thần của các cơ sở thờ tự khác đến cùng chung vui hội và việc tham gia của cư dân Việt, Hoa, Khmer trong ngày giỗ là những minh chứng rò ràng nhất cho quá trình giao lưu văn hóa ở vùng này.

3.2.5.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng)

Huyện Cù lao Dung là một cù lao lớn ở sông Hậu, nằm giữa tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh, phía nam giáp biển Đông. Trước đây, Cù Lao Dung thuộc huyện Long Phú (Sóc Trăng), năm 2002 thì thành lập huyện. Trên cù lao, giữa sông Hậu có hai ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực làm chính thần tại thị trấn Cù Lao Dung và xã An Thạnh Đông. Cả hai đình được xây dựng đơn giản, nhưng là tấm lòng của người dân cù lao đối với anh hùng dân tộc.

* Cơ sở thờ tự ở thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung

Đình Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở ấp Phước Hòa, thị trấn Cù Lao Dung có diện tích rộng gần 1000m2. Cổng đình là hai cột vuông, ghi hai dòng thơ của Huỳnh Mẫn Đạt nói về tài ba, dũng khí của Nguyễn Trung Trực. Vào cổng là đường đi bên hông chính điện; chính điện được xây tường, cột đúc, mái lợp tôn. Phía trước là khoảng sân rộng tượng Nguyễn Trung Trực đứng tay trái cầm gươm, tay phải chỉ lên trên. Phía trước tượng là một bệ thờ Thần Nông, hai bên tượng là các miếu nhỏ thờ Thần hoàng, thờ Ngũ hành, thờ Thổ thần, phía trước tượng Nguyễn Trung Trực hơn 10m là Bia kỷ niệm bằng đá cao 2m, ghi: Tháng 2/1947, Trường Đảng tỉnh Sóc Trăng khai giảng lớp Mác - xít đầu tiên đào tạo cán bộ cho tỉnh đình Rạch Giồng, xã An Thạnh Nhì, huyện Long Phú (nay là đình Nguyễn Trung Trực, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, Sóc

Trăng). Bên trong, bước vào điện thờ là các hàng cột đúc, trong đó hai hàng cột ở gian giữa ghi hai câu thơ của Huỳnh Mẫn Đạt được sửa thành Hỏa hồng Nhựt Tảo kinh thiên địa, Kiếm bạc Kiên Giang khiếp quỉ thần (PL6.34, PL6.35). Bước vào 2m là bệ thờ tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế đó là ảnh đại tướng Vò Nguyên Giáp. Phía trong là bàn thờ Nguyễn Trung Trực, tượng của Ông đúc bằng xi măng, thiếp vàng, tay cầm đốc kiếm. Hai bên thờ Tả ban, hữu ban. Nghi thức cúng tế ở đình rất giản tiện, tất cả đều vận động nhân dân đóng góp. Anh Đỗ Hoàng Thoại, Ban quản lý đình Nguyễn Trung Trực, đình ở đây đã có từ lâu rồi, những năm kháng chiến là căn cứ của tỉnh, đến sau giải phóng, đình xuống cấp trầm trọng. Lúc đó anh Tám Đực làm chủ tịch huyện, lúc 4 giờ chiều mới lội vô đây, anh nói: Thoại à, giấy tờ anh lo, còn mày vận động xây dựng lại đình. Giờ làm được cỡ này là do vận động bà con; đình được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cũng là ghi lại một phần công lao đóng góp của mình. Đình thành lập gần trăm năm rồi, hồi chống Pháp còn lùm bụi, mình đóng cơ quan nơi này. Tôi chạy vạy làm đơn từ, bằng khoán hợp pháp đến giờ. Hồi mới khôi phục mấy ông không tin tôi làm được. Mấy ổng nói: Cha để coi sao. Trước đây đình có mấy thước vuông. Tôi kêu thợ đến xây dựng, lúc đó chưa có tiền, vừa làm vừa vận động, nếu không đủ thì xuất tiền túi ra, miễn sao đình được làm lại. Về cúng tế hàng năm, đình chủ yếu thực hiện lễ Kỳ Yên, nghi lễ thì đơn giản, theo lệ cúng đình, anh Tám Thoại nói: Một năm cúng hai lễ, Thượng điền tổ chức ngày 16 tháng 12 Âl; Cúng hạ điền ngày 19 tháng tư Âl hàng năm. Tôi đi Kiên Giang thì mấy ông nói cúng thêm ngày giỗ ông Nguyễn nữa đi. Từ đó, tôi tổ chức cúng ông Nguyễn ngày 28 - 8. Nhưng, cúng Thượng điền, giỗ Ông tổ chức bình thường, chủ yếu tập trung lễ hạ điền (PL 5.4)

* Cơ sở thờ tự ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung được xây dựng nhỏ hơn. Cổng đình dựng bằng hai tấm bảng dọc với hai hàng chữ: “Thiên thu ơn đức toàn dân tộc; Hùng cứ vang danh khắp một vùng”, tấm bảng phía trên ghi: Đình thần Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868). Cặp sát tường rào đền thờ Bác Hồ, là đường đan dẫn vào nơi thờ Nguyễn Trung Trực. Đình được lợp và vách vừng tôn, khá đơn giản, Gian phía trước là bàn thờ với tượng Nguyễn Trung Trực ngồi, với lư hương nhỏ và các chung nước. Đình thờ Nguyễn Trung Trực ở đây tích hợp một số yếu tố dân gian. Trong các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Sóc Trăng vừa nêu trên thì phần lễ hội tại đình ở thị trấn Long Phú từ lâu được xem là lễ hội chính của cư dân địa phương và các khu vực

lân cận. Do các yếu tố lịch sử, đình Nguyễn Trung Trực ở Long Phú có từ lâu đời trong hệ thống các đình thờ Ông; do vị trí địa lý, đình gần sông Hậu, ở trung tâm của trị trấn, cách Bạc Liêu không xa, cách thành phố Sóc Trăng chỉ 20km. Đình nơi đây tích hợp tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực và lễ Kỳ yên. Vì vậy, nơi đây thành lễ hội khu vực.

3.2.6 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Hậu Giang

* Cơ sở thờ tự ở phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy

Ở Hậu Giang có sáu đình thờ Nguyễn Trung Trực, trong đó đình Phụng Hiệp thờ Nguyễn Trung Trực ở thành phố Ngã Bảy được xem là điển hình, tiêu biểu trong việc tổ chức cúng tế, lễ hội của cư dân vùng này. Đình Phụng Hiệp tọa lạc tại ấp Châu Thành B, thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (nay là khu vực I, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang). Khoảng năm 1905, một số người dân ở làng Phụng Hiệp (cũ) đóng góp dựng lên đình Phụng Hiệp thờ cúng Thần Thành Hoàng, để bảo vệ, che chở và phù hộ cho dân làng bình yên, ấm no. Đình tọa lạc ở doi nhỏ (sau người dân gọi cái tên thân thuộc là Doi Đình), mặt tiền hướng ra nơi giao nhau của ba nhánh sông nhỏ thuộc sông Ngã Bảy đó là: sông Xẻo Môn, sông Xẻo Vông và sông Lái Hiếu, hướng nhìn ra bảy ngã sông. Do trước đây giao thông đường bộ còn hạn chế, việc đi lại của người dân còn gặp khó khăn nên việc xây dựng đình thần tại vị trí gần sông, rất thuận tiện cho việc người dân trong khu vực thường xuyên đến lễ cúng bằng đường thủy. Đến năm 1990, người dân tổ chức thờ cúng và lễ giỗ Nguyễn Trung Trực.

* Phần lễ hội

Đình chỉ tổ chức lễ một ngày là 28 tháng 8 âm lịch. Dù hàng năm đình tổ chức nhiều lễ, song Ban Trung đình đặc biệt quan tâm tổ chức lễ cúng giỗ Nguyễn Trung Trực, vì lễ giỗ của Ông không chỉ người dân ở Ngã Bảy quan tâm mà còn thu hút người dân ở các huyện khác ở Hậu Giang và Sóc Trăng đến dự. Hàng năm, khoảng 2.000 người, kể cả có khách thập phương tham dự.

Về phần lễ, việc cúng tế thực hiện như nghi thức cúng đình ở Nam Bộ. Do điều kiện cơ sở vật chất nơi thờ tự và sự đóng góp của người dân còn hạn chế, nên việc tổ chức các ngày lễ cúng của đình Phụng Hiệp mỗi năm khác nhau. Tuy có năm này năm khác nhưng chương trình lễ cúng vẫn diễn ra các nội dung chính sau: Ban Trung Đình tề tựu, thượng sắc Thần (thỉnh cúng sắc thần), tụng kinh cầu quốc thái dân an, lễ Chánh tế, dùng cơm thân mật và chấm dứt lễ cúng. Về phần hội, có năm đình tổ chức lễ giỗ

còn phối hợp với hát, múa lân sư rồng, có năm chỉ tổ chức lễ cúng và dùng cơm.

3.2.7 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Trà Vinh

Hai xã An Quảng Hữu và Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú cách Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng chỉ con sông Hậu. Nhân dân hai bên bờ sông qua lại buôn bán hàng ngày. Nếu ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng có hai đình thờ Nguyễn Trung Trực thì ở hai xã của huyện Trà Cú, Trà Vinh cũng có hai đình thờ Ông. Hai đình thờ Nguyễn Trung Trực tại hai xã ven sông Hậu của huyện Trà Cú trước kia là nơi thờ Thành hoàng Bổn cảnh của cư dân địa phương. Năm 2010, cả hai đình đều đồng loạt đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực. Hiện nay cả hai ngôi đình đều đã được trùng tu trên nền đình cũ, được nhân dân hỷ cúng vào dịp lễ Kỳ yên hàng năm.

3.2.7.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú

* Cơ sở thờ tự

Đình thần tọa lạc tại ấp Chợ, xã An Quảng Hữu có sắc phong năm Tự Đức ngũ niên, do sự tàn phá của chiến tranh và do thiếu người trông nom nên hiện nay sắc phong được lưu tại Chùa Long Thành cùng địa bàn. Từ năm 2010 trở lại đây, đình đổi tên là Đình thần Nguyễn Trung Trực, người dân địa phương vẫn quen gọi là Đình Thần Hộ Quốc (PL6 A.16). Theo các vị cao niên tại địa phương, trước kia khuôn viên đình rộng gần một công đất, đình cất bằng danh mộc được các hương chức mua từ miệt trên về xây cất, nhưng thực dân Pháp cho người lùng bắt nghĩa quân đã đốt đình và ném sắc phong xuống sông. Sau đó người dân vớt được sắc và cất lại một ngôi khác nhỏ, đơn sơ bằng gỗ tạp để làm nơi thờ cúng. Trước năm 1975, do chiến tranh, không có người trông nom nên đình bị hư hại, một số người quê Sóc Trăng chạy giặc sang xin ở tạm và định cư luôn trên phần đất đó nên diện tích đình hiện nay vừa nhỏ, vừa hẹp. Nếu đi từ ngoài vào ta gặp một cổng đình hình chữ nhật ghi Đình Thần Hộ quốc, trên hai cây cột của cổng là hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Mẫn Đạt nhưng được sửa thành: Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa; Kiếm bạt tứ phương kiếp quỉ thần (PL 6.38), sân đình là phù điêu bạch hổ, sau đó là đến chính điện.

* Phần lễ hội

Hiện tại, đình chỉ cúng lớn vào dịp Kỳ yên, các ngày lễ khác như niêm ấn, khai sơn, bầu ông, thượng điền, hạ điền đều chỉ do Bà Nguyễn Thị Thủy ( người trong Ban Quản trị, sống gần đình) thay mặt thực hiện. Lễ Kỳ Yên kết hợp lễ giỗ Nguyễn Trung Trực diễn ra hai ngày 15, 16 tháng 03 âm lịch, gồm một ngày chuẩn bị và ngày chính. Thành phần tham dự chủ yếu là cư dân địa phương chứ không có khách vãng lai. Ban

Quản trị đình đứng ra tổ chức, phát thư mời, chuẩn bị nấu nướng và xoay sở, chi tiêu từ tiền hỷ cúng của người dân. Việc cúng tế tổ chức đơn giản, đình cúng mặn chứ không cúng chay như các đình ở An Giang, Kiên Giang và không có tổ chức hội. Theo lời Ông Dương Văn Phến, 76 tuổi, người trong Ban Quản trị đình thì: Trước giải phóng (30.04.1975) trong các dịp lễ Kỳ yên, đình có mời các đoàn hát bội đến diễn phục vụ bà con trong ba ngày ba đêm và cứ tam niên đáo lệ một lần nhưng sau này thì không còn lệ này nữa. Hiện tại, đình được xây cất hoàn toàn bằng các vật liệu hiện đại như sắt thép, xi măng, cột, kèo đắp sơn giả gỗ, hai bên tường trong chính tẩm là các bức tranh được người dân địa phương tự vẽ gồm thanh long, bạch hổ, đào viên kết nghĩa, Quan công cầm đao cởi ngựa, gian giữa là di ảnh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. (PL 5.15).

3.2.7.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú

Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú trong tình trạng tương tự, bị hư hại do chiến tranh tàn phá và được trùng tu cùng năm với đình An Quảng Hữu. Diện tích đình khoảng một công đất. Cổng đình sát tỉnh lộ, phía trên khắc chữ Đình thờ Nguyễn Trung Trực (PL6 A.15), hai bên cột khắc hai câu thơ:

“Trung quân ái quốc vì dân tộc Trực diện an khương hưởng thái bình.”

Sau chiến tranh, nhiều hiện vật, di vật đã mất mát và thất lạc nên Ban Quản trị cứ theo thông lệ của các đình lân cận mà thực hành nghi thức. Đình tổ chức lễ Kỳ yên cùng ngày, cùng nghi thức với đình thần Hộ quốc, riêng phần Hội, Ban Quý tế và chính quyền địa phương đã lồng ghép vào hoạt động Hội trại tòng quân tổ chức tại sân đình, các tiết mục văn nghệ chủ yếu là các ca khúc cách mạng, một chi tiết khá thú vị là nghi thức các tân binh thắp nhang trước di ảnh anh hùng Nguyễn Trung Trực trong chánh điện đình trước khi lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo lời ông Nguyễn Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã thì: nói không phải dị đoan chứ năm nào không cúng kiếng ở đình ông Trực, năm đó tuyển quân trục trặc và có chuyện.

Hiện tại, ngoài sắc thần còn lưu giữ được, lịch sử tỉnh Trà Vinh, 4 tập (Ban Tuyên giáo biên soạn năm 1997) hay các tài liệu địa phương chí, khảo cứu trước đây không có dòng nào ghi về sự việc nghĩa binh Nguyễn Trung Trực lánh nạn về vùng này. Người dân nơi đây hiểu về đình Nguyễn Trung Trực chủ yếu qua truyền khẩu của dân gian. Song, qua thu thập tư liệu tại địa bàn, hai đình thờ Nguyễn Trung Trực ở huyện Trà Cú, Trà Vinh bị Pháp đốt, sau này cùng đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực năm 2010

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí