Khái Quát Về Các Công Trình Đã Công Bố Đến Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Học Sinh Sinh Viên Của Nhcsxh


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Khái quát về các công trình đã công bố đến hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên của NHCSXH

Tín dụng học sinh sinh viên đã được một số người nghiên cứu trên phạm vi cả nước, cũng như từng địa phương. Trong số các công trình đã công bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau:

- Một số vấn đề về chương trình vay vốn tín dụng cho học sinh sinh viên ở Việt Nam hiện nay của tác giả thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đại học Hà Nội.

Bài viết có nêu lên kể từ khi thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, dư nợ tín dụng HSSV không ngừng tăng lên, số lượng HSSV vay vốn lên 1,9 triệu. Chương trình tín dụng HSSV không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà cả mặt chính trị, xã hội. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn tiến tới XĐGN thông qua chương trình vay vốn. Chương trình tín dụng HSSV đã giúp HSSV có cơ hội được học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề để phục vụ đất nước. Việc kéo dài thời gian trả nợ từ 06 tháng đến 01 năm kể từ ngày tốt nghiệp đã giúp HSSV có thời gian tìm việc làm, có việc làm, giảm bớt áp lực do thời gian trả nợ gấp do HSSV ra trường chưa tìm được việc làm, lương khởi điểm thấp.

Bài viết nêu lên những khó khăn, tồn tại như: Nguồn vốn bố trí cho vay tín dụng HSSV bố trí chưa kịp thời, bị động, rất khó khăn trong việc triển khai chương trình tín dụng học sinh sinh viên dài hạn. Chương trình cho vay HSSV có phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào nguồn vốn của nó. Việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

tài chính ở địa phương còn nhiều bất cập. Chênh lệch mức sống giữa hai đối tượng hộ nghèo và cận nghèo chưa rõ ràng; UBND xã còn lúng túng trong việc xác nhận đối tượng vay; nhiều hộ không thuộc diện nghèo nhưng có con đi học trở thành hộ nghèo. Bài viết đã đưa ra các giải pháp giám sát các kênh từ nhà trường, gia đình; nâng cao ý thức HSSV nhằm thúc đẩy thu hồi nợ đến hạn; tăng nguồn vốn để cho vay; bổ sung đối tượng gia đình có 02 con ở nông thôn được vay vốn.

Tuy nhiên, phạm vi đề cập của bài viết về tín dụng HSSV chưa đề cập đến đối tượng cho vay HSSV thuộc diện mồ côi, đối tượng HSSV học nghề, dạy nghề tại các trường.

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 3

- Chắp cánh những ước mơ, bài viết trên báo Kinh tế nông thôn số 2(905) ngày 10/01/2014. Tín dụng học sinh sinh viên đã tháo gỡ những khó khăn về kinh tế cho các hộ nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để con em họ tiếp tục theo đuổi ước mơ lập thân, lập nghiệp. Chương trình cho vay HSSV thể hiện tính nhân văn sâu sắc đi vào lòng dân, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo. Chương trình đã góp phần làm giảm sức ép, nỗi âu lo của các bậc làm cha, làm mẹ khi không có điều kiện về tài chính lo cho các con ăn học.

Tuy nhiên, bài viết chưa nêu lên những khó khăn, bất cập trong thực hiện tín dụng HSSV.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả Thạc sĩ. Nguyễn Quốc Nghi, trường đại học Cần Thơ trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 53 tháng 8/2010 có nêu lên: Từ năm 2007, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg về tín dụng đối với HSSV đã góp phần giảm bớt gánh nặng trong chi phí học tập, sinh hoạt cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Tác giả đã tiến hành điều tra trực tiếp 235 HSSV đang học tập trên địa bàn Cần Thơ nhằm phản ánh nhu cầu vay vốn của HSSV, đồng thời ứng dụng mô hình Probit để xác


định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn HSSV. Các nhân tố ảnh hưởng là: Thu nhập của gia đình sinh viên, số người phụ thuộc gia đình sinh viên, thu nhập của sinh viên, năm đang học, việc tham gia của sinh viên.

Tuy nhiên tác giả mới chỉ nêu được khía cạnh nhu cầu vay vốn, các vấn đề khác liên quan đến việc vay vốn tín dụng HSSV như thủ tục vay vốn, đối tượng được vay, nguồn trả nợ, xác định đối tượng vay vốn,... chưa đề cập đến.

- Thấy gì qua 5 năm thực hiện chương trình tín dụng học sinh sinh viên, tác giả Nguyễn Quang Vụ, tạp chí NHCSXH Việt Nam số 60. Tác giả nêu lên: Qua 5 năm cho vay học sinh sinh viên chương trình đã được quan tâm chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương; chương trình tín dụng HSSV đã động viên, khuyến khích được trách nhiệm trả nợ của người vay, NHCSXH đã triển khai thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay đối với người vay trả nợ trước hạn, đồng thời NHCSXH có nguồn vốn bổ sung quay vòng. Bài viết cũng nêu lên sự băn khoăn chương trình tín dụng HSSV có nhu cầu lớn, thời điểm cho vay mang tính ”thời vụ”, vốn vay ngắn hạn nên nguồn vốn luôn trong tình trạng mất cân đối, bị động và thiếu bền vừng. Đồng thời tác giả đưa ra giải pháp cần giải ngân vốn vay linh hoạt, các biện pháp thu hồi vốn và làm sao để vốn vay thực hiện được lâu dài.

Tuy nhiên, bài viết tập trung về nguồn vốn cho vay, còn các vấn đề khác thì tác giả chưa đề cập đến.

- Chính sách hỗ trợ sinh viên-những vấn đề đặt ra hiện nay, tác giả Thạc sĩ Phùng Văn Hiên, Học viện Hành chính, năm 2013, tạp chí khoa học Việt Nam. Tác giả có nêu lên: Các chương trình hỗ trợ tài chính cho học sinh sinh viên trong đó có tín dụng học sinh sinh viên. Sinh viên được vay một khoản tiền với sự ưu đãi của Nhà nước, lãi suất thấp hơn ngân hàng thương mại, vay tín chấp. Tác giả quan tâm đến chính sách ưu đãi, thu hồi vốn vay, xử lý nợ xấu, chủ thể đứng ra vay vốn


Đồng thời rút ra một số thách thức, bất cập thực tế như: Trách nhiệm trả vốn thuộc về gia đình hay sinh viên chưa được người vay nhận thức đúng được; thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập; mẫu giấy xác nhận của nhà trường không đảm bảo chuẩn mực chung làm cho sinh viên gặp khó khăn phải đi lại nhiều lần; thời gian trả nợ quy định 12 tháng sau khi tốt nghiệp là không khả thi đối với thị trường lao động Việt Nam; mức vay thấp. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp như: tiêu chí đối với nhóm đối tượng có thể được hưởng tín dụng ưu đãi; mở rộng đối tượng cho vay đối với gia đình có 02 con học đại học, cao đẳng; cho vay đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; NHCSXH, Nhà nước có thể vận động cùng tham gia Quỹ hỗ trợ sinh viên.

Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến các đối tượng học nghề, đây là đây là đối tượng cần được quan nhiều hiện nay.

- Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2014), luận văn thạc sĩ của Lã Thị Hồng Yến, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Tác giả đã nêu lên tín dụng HSSV không chỉ có nghĩa về kinh tế, mà còn tác động rất lớn về phát triển nguồn nhân lực, mang tính xã hội sâu sắc. Chương trình tín dụng HSSV đã huy động được cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc, vốn vay đã đến với 100% số xã, phường trong cả nước. Luận văn đã phân tích, đánh giá khá đầy đủ thực trạng tín dụng HSSV tại NHCSXH, tìm ra một số tồn tại, nguyên nhân tồn tại, đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam.

Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa bao quát hết các vấn đề phát sinh thực tế xảy ra tại cơ sở.

- Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, (2013), luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thanh An, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng. Trong luận văn tác giả đã nêu về thực


trạng nguồn vốn cho vay, hoạt động cho vay của chương trình tín dụng HSSV. Luận văn khá đầy đủ về nội dung tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam như: Trong những năm qua NHCSXH đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp tốt với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng HSSV; thực hiện tốt quy trình cho vay, thu nợ, thu lãi đảm bảo theo đúng quy định. Đồng thời cũng nêu ra một số tồn tại như: Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, việc điều tra cho vay tại các xã, phường còn bất cập, mức cho vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các tổ chức chính trị xã hội chưa bao quát toàn diện các công đoạn thực hiện ủy thác; công tác kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay còn hạn chế. Đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH Việt Nam.

Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa chỉ rõ được tồn tại trong xử lý nợ bị rủi ro, đặc biệt là cơ chế bất cập đối với trường hợp HSSV chết, nhưng bố mẹ còn sống thì không được xử lý rủi ro; chưa đề cập việc một số hộ có 02 con đi học cần phải bổ sung vào đối tượng cần được hỗ trợ vay vốn,...

1.1.2. Kết quả chủ yếu của các công trình trên và một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp

Như ta thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên đã tiếp cận các khía cạnh khác nhau về vấn đề tín dụng đối với HSSV. Trong đó: Có nêu lên nguồn vốn chưa bố trí kịp thời, bị động, rất khó triển khai chương trình tín dụng HSSV một cách dài hạn, việc xác định hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất ở địa phương còn nhiều bất cập; nguồn vốn cần phải giải ngân một cách linh hoạt, mức vay chưa đáp ứng được các yêu cầu, các biện pháp thu hồi vốn và làm sao để vốn vay thực hiện được lâu dài; công tác ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội chưa bao quát toàn diện công việc ủy thác của mình; công tác kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vẫn còn hạn chế. Qua các tài liệu trên, bản thân tôi xác định đây là nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi kế thừa và phát triển.

9


Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có thể khẳng định rằng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở mức độ khác nhau, song chỉ là các nghiên cứu đơn lẻ, từng lĩnh vực độc lập, chưa có nghiên cứu nào toàn diện về tín dụng chính sách đối với HSSV. Đặc biệt là quản lý tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An cho đến nay vẫn còn khoảng trống, nhất là với tư cách luận văn thạc sĩ. Vì vậy, đề tài luận văn ”Tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An” cần phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An.

1.2. Khái quát chung về tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên

1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên

Tín dụng đối với học sinh sinh viên là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay ưu đãi phục vụ học tập.

Như vậy, tín dụng HSSV là khoản tín dụng chỉ dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề để trang trải một phần cho chi phí học tập và nghiên cứu của các bạn giúp các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập của mình, góp phần thực hiện chương trình về mục tiêu quốc gia về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

1.2.2. Bối cảnh ra đời tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên

- Thực trạng đối với Việt Nam hiện nay rất nhiều đối tượng HSSV phải nghỉ học giữa chừng, không đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc học tập cho đến cuối khóa học, nhất là đối với các HSSV thuộc diện vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn. Nếu không có cơ chế chính sách cho vay đối với HSSV thì một số em thuộc diện gia đình khó khăn phải từ bỏ ước mơ đến trường.

10


- Nhìn chung đất nước ta vẫn còn nghèo, việc lo cuộc sống hàng ngày rất khó khăn, thêm vào đó phải phải lo cho các em học sinh, sinh viên chi tiêu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Trong những năm gần đây Nhà nước đã thực hiện đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng lên, nên để giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước, buộc các trường phải tăng học phí lên, do đó rất khó khăn cho các em phải chi thêm các khoản học phí.

- Những năm gần đây lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, đời sống sinh viên gặp nhiều khó khăn, việc cung cấp từ gia đình ngày càng hạn hẹp nên các bạn phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí học tập. Do vậy, việc đi làm thêm của các em đã ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Nhiều gia đình là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn là những đối tượng không có đủ tiền để trang trải phục vụ học tập nên nhiều em phải từ bỏ ước mơ bước vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề. Đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là những gia đình rất khó khăn, không có tài sản để thế chấp vay các NHTM, cho nên việc tiếp cận nguồn vốn các NHTM rất hạn chế, đã không cung cấp đủ cho con em HSSV theo học các trường.

1.2.3. Sự cần thiết cần phải có chương trình tín dụng học sinh sinh viên

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, Nhà nước rất cần quan tâm đến đầu tư giáo dục chất lượng cao. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước, của toàn dân. Để phát triển giáo dục, tăng cường sự quản lý của Nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay nước ta có một lượng lớn đối tượng HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, học sinh học nghề có

11


hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số HSSV đang theo học tại các trường. Nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước thì số HSSV này trong quá trình học tập tại trường gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt các trường hợp vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo cần được trợ giúp để nâng cao nguồn nhân lực, phát triển kinh tế của vùng, cần hỗ trợ vay vốn đi học.

Trong lộ trình phát triển của ngành giáo dục và đào tạo thì các trường tăng học phí để đảm bảo nguồn thu nhập cho các trường đại học công lập, nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng, trang bị thêm các thiết bị giảng dạy cho Nhà nước, giảm bớt sự trợ cấp từ NSNN, tạo điều kiện mở rộng hệ thống giáo dục, đào tạo.

Tín dụng HSSV đã giải quyết được những khó khăn trong thời gian HSSV đang theo học tại trường, giải quyết khó khăn cho hộ gia đình. Tín dụng HSSV đã xác định rõ trách nhiệm vay của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người vay sử dụng vốn đúng mục đích, phục vụ học tập tốt để sau khi ra trường có việc làm để trả nợ cho Nhà nước.

Tín dụng HSSV tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ thất học. Đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần cân đối đào tạo giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng HSSV; góp phần làm giảm sự thiếu hụt cán bộ, giảm dần khoảng cách chênh lệch về dân trí, cải thiện đời sống của các gia đình HSSV, đảm bảo an ninh, trật tự, hạn chế các tiêu cực.

- Tín dụng HSSV đã làm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà trường, NHCSXH, gia đình, HSSV. Tạo nên tinh thần giúp đỡ, đùm bọc, giúp đỡ các HSSV thuộc diện chính sách xã hội cải thiện cuộc sống, nâng cao tri thức, tạo niềm tin của thế hệ trẻ đối với đất nước.

12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023