(vii) Lãi suất cho vay
+ Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.
+ Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Đó là những nội dung chủ yếu của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
1.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
1.2.1. Khái niệm và yêu cầu thực thi chính sách
1.2.1.1. Khái niệm
Thực thi chính sách là một giai đoạn rất quan trọng trong chu trình chính sách bởi vì sự thành công của một chính sách phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách công. Theo Wayne Hayes, có bốn khả năng xảy ra (1) CSC tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) CSC tốt nhưng thực hiện tồi dẫn đến thất bại; (3) CSC tồi nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (4) CSC tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại. Từ đó thấy được vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một CSC là ở khâu thực thi CSC.
Có thể hiểu: Thực thi CSC là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi CSC và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu CSC.
Mỗi chính sách là nhằm giải quyết một vấn đề. Vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cốt lõi và các nguyên nhân phụ. Chính sách phải hướng vào giải quyết các nguyên nhân của vấn đề.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - 1
- Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - 2
- Học Sinh, Sinh Viên Và Vai Trò Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Các Tiêu Chí Đo Lường Kết Quả Thực Thi Và Các Nhân Tố Tác Động Tới Việc Thực Thi Chính Sách Tín Dụng Đối Với Học Sinh Sinh Viên
- Kinh Nghiệm Về Tín Dụng Học Sinh Sinh Viên Ở Một Số Nước Và Rút Ra Bài Học Áp Dụng Đối Với Việt Nam
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Thực thi chính sách góp phần khẳng định tính đúng đắn của chính sách, khi chính sách được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận, điều này phản ánh tính đúng đắn của chính sách và ngược lại.
Qua thực thi giúp chính sách ngày càng hoàn chỉnh vì chúng ta đều biết chính sách do một tập thể hoạch định nên, nhưng cũng không tránh khỏi ý kiến chủ quan làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách, để khắc phục điều này thì khi chính sách được thực thi thì qua đó rút kinh nghiệm và chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách.
Thực thi CSTD đối với HSSV tại NHCSXH là việc NHCSXH xây dựng, ban hành các văn bản để triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, cụ thể hóa chính sách bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn trên phạm vi cả nước. Đồng thời có báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản đó. Qua đó sẽ thấy các kết quả đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chính sách và đề ra các phương án giải quyết các khó khăn, hạn chế đó.
1.2.1.2. Các yêu cầu đối với việc thực thi chính sách
(1) Bảo đảm thực hiện được mục tiêu của chính sách
Để có thể thực hiện, mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thi chính sách theo một định hướng. Thực thi chính sách là những hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước, các tổ chức liên quan và các đối tượng chính sách nhằm đạt những mục tiêu trực tiếp. Ứng với mỗi mục tiêu trực tiếp là những chương trình, dự án cụ thể. Kết quả thực thi chính sách theo quá trình hoạt động trong từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng hợp kết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực thi khác thành mục tiêu chung của chính sách.
CSTD đối với HSSV là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, chính sách này có cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; để từng bước thực hiện các mục tiêu đó, NHCSXH đã triển khai được chương trình cho vay HSSV thực hiện mục tiêu cụ thể của chính sách là không để một học sinh sinh viên nào phải bỏ học giữa chừng vì thiếu tiền đóng học phí, chương trình này bước đầu cũng đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại cơ hội học tập cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, từng bước giải quyết các khó khăn vướng mắc trong vấn đề chính sách được toàn dân quan tâm này.
(2) Bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách
Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống thống nhất, vì thế khi tiến hành tổ chức thực thi chính sách cần thiết phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình. Nội dung của tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước.
Trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, trường học… để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện mục tiêu chính sách. Ví dụ trong công tác tuyên truyền, vận động chính sách, không chỉ có mỗi cán bộ tín dụng của NHCSXH tuyên truyền, phổ biến chính sách mà cần có sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội… cùng tham gia, không chỉ tuyên truyền trực tiếp mà còn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; cũng không chỉ tiến hành một lần mà tiền hành thường xuyên, đan xen trong suốt quá trình thực thi chính sách, đặc biệt có những thay đổi, những điều khoản mới bổ sung trong chính sách.
(3) Bảo đảm tính khoa học và tính pháp lý trong tổ chức thực thi chính sách
Tính khoa học (hay tính phù hợp với thực tiễn) thể hiện trong quá trình thực thi chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách. Quy trình thực thi chính sách lại chịu ảnh hưởng của nhiềm yếu tố khi nó được triển khai vào đời sống xã hội. Bởi vậy, tính khoa học của quá trình tổ chức thực thi chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực tế như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của mỗi vùng,
miền…Như vậy, không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học một các máy móc mà cần linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp.
CSTD đối với HSSV cũng vậy, theo sự thay đổi của thời gian, điều kiện, môi trường, nhu cầu… cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với các điều kiện thực tế thì trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH cũng đã có những thay đổi như: Tăng mức cho vay, kéo dài thời gian thu hồi nợ, giãn nợ, cho vay chương trình học nghề… để đảm bảo vẫn giữ được mục tiêu của chính sách và đảm bảo tính khoa học, linh hoạt của chính sách.
Tuy vậy, quá trình tổ chức thực thi chính sách vẫn phải tuân theo các nguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính sách. Tính pháp lý được thể hiện là việc chấp hành các chế định về thực thi chính sách như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực thi chính sách, cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết.
(4) Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng
CSTD đối với HSSV là một chính sách có tính nhân văn, nhân đạo, tạo cơ hội cho tất cả HSSV có điều kiện hưởng nền giáo dục một cách công bằng. Thời kỳ đầu thực hiện chính sách, đối tượng thụ hưởng quy định chặt chẽ hơn, sau đó chính sách đã mở rộng đối tượng cho vay hơn, cụ thể: gia đình có từ 02 con đi học Đại học, cao đẳng, học nghề mà không trong diện nghèo; gia đình cận nghèo, gia đình khó khăn đột xuất, không may gặp tai nạn, hỏa hoạn, bệnh tật, thiên tai cũng sẽ được vay chương trình này để cho con đi học… Còn về phía đối tượng thực thi chính sách, cụ thể ở đây là cán bộ, nhân viên NHCSXH cũng sẽ có được hưởng những lợi ích mà chương trình mang lại, họ được trả lương, thưởng nếu làm việc tốt, có được niềm tin của nhân dân, gây dựng hình ảnh NHCSXH là ngân hàng cho người nghèo, vì người nghèo, thân thiết với người nghèo, uy tín với nhà nước và nhân dân. Việc đảm bảo hài hòa lợi ích cho các đối tượng chính sách sẽ góp phần tạo sự công bằng trong xã
hội, ổn định cuộc sống và khuyến khích các đối tượng tham gia thực thi chính sách một cách tích cực.
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách
Thực thi chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách. Việc thực thi chính sách được triển khai thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, với sự tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể mà các chủ thể thực thi chính sách xác định các nhiệm vụ, nội dung cụ thể trong triển khai thực thi chính sách. Tuy nhiên ở góc độ chung nhất, quá trình triển khai thực thi chính sách được tổ chức thành các nội dung chính sau:
(1) Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách
Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách, thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết các vấn đề công, do đó để đưa chính sách vào thực tiễn thì các chủ thể thực thi chính sách căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản, chương trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn thời gian hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động sau:
- Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương trình hoặc dự án cần phải được ban hành, phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách, xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi chính sách.
- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành được các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả.
Yêu cầu các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách
Các văn bản hướng dẫn thực thi qui định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình trạng lẫn lộn quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện.
(2) Tổ chức thực thi chính sách
Sau khi các văn bản, chương trình được ban hành và phê duyệt, các chủ thể thực thi được giao trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản và triển khai thực hiện chương trình. Tổ chức thực thi chính sách gồm 05 nội dung sau:
(i) Tuyên truyền, phổ biến chính sách
Việc trước tiên cần làm trong quá trình thực thi chính sách là truyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch được giao.
Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách cần thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần tuyên truyển luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiểu hình thức như: tuyên truyền, phổ biến trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi v.v…).Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.
Yêu cầu:
Để công tác tuyên truyền, vận động chính sách được tốt, NHCSXH cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn cho đội ngũ thực thi chính sách, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật…Trong đó, các phương tiện truyền thông như báo chí, radio và website do nhà nước quản lý là kênh tuyên truyền có hiệu quả cao, phạm vi ảnh hưởng rộng rãi nhất.
(ii) Tổ chức bộ máy và nhân lực thực thi chính sách
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách. Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.
Trong tổ chức thực thi CSTD đối với HSSV, các cơ quan được xác định vai trò cụ thể như sau:
+ Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao đồng thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò phối hợp và tổ chức thực thi chính sách.
+ Ngân hàng CSXH thực hiện hoạt động cho vay.
+ Cơ quan chính quyền địa phương tham gia quản lý các đối tượng vay
vốn.
+ Các Trường Đại học, Trường đào tạo, dạy nghề và các tổ chức xã hội
của HSSV như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tham gia phối hợp thực hiện.
+ Nhân dân tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai sót, những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi chính sách.
- CSTD đối với HSSV được thực thi trên phạm vi rộng, số lượng các đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Bởi vậy, muốn tổ chức
thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Cụ thể, Chính phủ đã phân công NHNN, Bộ Tài chính là hai đơn vị đầu mối cùng các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện CSTD đối với HSSV.
Mặt khác, chính sách khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực. Chính vì vậy cần đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
Sự thành công của CSTD đối với HSSV do nhiều yếu tố, nhân tố cấu thành, trong đó có sự phối hợp của các đối tượng tham gia thực thi chính sách là Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH và chính quyền địa phương. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
- Năng lực thực thi chính sách công, cụ thể là CSTD đối với HSSV của cán bộ công chức là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đó gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai ... Cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt sẽ chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, đồng thời khách phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự.
(iii) Bảo đảm nguồn lực tài chính