Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Trongcho Vayđối Với Học Sinh, Sinh Viên Tại Nhcsxh Chi Nhánh Thành


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONGCHO VAYĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NHCSXH CHI NHÁNH THÀNH

PHỐ HÀ NỘI


2.1. Giới thiệu về NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh


Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP. Hà Nội (NHCSXH Hà Nội) được thành lập theo Quyết định Số 18/QĐ –HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Đây là đơn vị thành viên của NHCSXH. Ngày 11/04/2003, Chi nhánh Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động với chức năng, nhiệm vụ là: Nhận bàn giao vốn từ Kho Bạc Hà Nội, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhận uỷ thác từ các chủ dự án, từ ngân sách Thành phố, Ngân sách các Quận/Huyện và vốn huy động trên thị trường để cho vay các đối tượng:

(1) Hộ nghèo: Gồm các hộ nghèo ở vùng II, III và các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa; hộ nghèo thuộc các khu vực khác trên cả nước.

(2) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách khác.

(3) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vay vốn để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập.

(4) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay xuất khẩu lao động, vay vốn để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay…

(5) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

(6) Một số đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ: Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho các hộ dân, cho vay làm nhà vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long…

Do được hình thành từ việc cải tổ hoạt động của mô hình Ngân hàng Người nghèo, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trước đây, nên sau khi thành lập, Phó Giám đốc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã được điều chuyển sang làm Giám đốc Chi nhánh.


Qua 16 năm hình thành và phát triển, NHCSXH Hà Nội đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo Báo cáo tổng kết NHCSXH Hà Nội năm 2019, tổng nguồn vốn Chi nhánh quản lý đến ngày 31-12-2019 là 7.326 tỷ đồng, tăng 936 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng gần 5.000 tỷ đồng so với thời kỳ đầu thành lập. Số lượng lao động làm việc tại NHCSXH Hà Nội cũng tăng từ 91 người lên 169 người tại thời điểm 31-12-2019.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh


2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh


NHCSXH ra đời với mụcđích tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi các NHTM, đồng thời, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo Quyết định Số 131/2002/QĐ - TTg, thì NHCSXH Hà Nội sẽ được thực hiện các nghiệp vụ sau đây:

- Huy động vốn:

+ Tổ chức huy động vốn có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

+ Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH Hà Nội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi do Thủ tướng quyết định. Tiền gửi của tổ chức tín dụng Nhà nước tại ngân hàng được trả lãi suất bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng kèm phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận.

+ Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, hội, các tổ chức phi Chính Phủ, các cá nhân


trong và ngoài nước.

- Đi vay:

+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.

+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

+ Vay Ngân hàng Nhà nước.

- Các chức năng khác:

+ Được mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trong và ngoài nước.

+ Được thực hiện các dịch vụ NH về thanh toán và ngân quĩ.

+ Được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.

+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc NHNN.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh; tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong và ngoài nước theo các hợp đồng uỷthác.

- v.v…


2.1.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức


Cơ cấu tổ chức của NHCSXHHà Nội được lập theo đúng quy định và trình tự của NHCSXH Việt Nam. NHCSXH Hà Nội có mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHCSXH Hà Nội được thể hiện trong sơ đồ 2.1. dưới đây:


Sơ đồ 2 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHCSXH Hà Nội Nguồn Phòng hành chính 1


Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHCSXH Hà Nội


(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức, NHCSXH Hà Nội)

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong NHCSXH TP Hà Nội:

Ban Đại diện Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch (Phó Chủ tịch UBNDTP), Phó chủ tịch (Giám đốc NHCSXH Thành phố Hà Nội); các Uỷ viên là lãnh đạo các Sở, Ban Ngành, Hội đoàn thể của Thành phố. Nhiệm vụ của Ban Đại diện Hội đồng quản trị như sau: Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp trên; Duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo thành lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn; Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với Hội đồng quản trị trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chấp


hành chế độ thỉnh thị, báo cáo lên cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

Ban Giám đốc gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc. Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội, ra quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban Đại diện Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội.

Các phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Tín dụng, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chính - Tổ chức. Các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ cụ thể theo sự phân công của Ban Giám đốc.

2.1.3. Tình hình hoạt động của NHCSXH Chi nhánh


2.1.3.1. Hoạt động tín dụng


Tổng dư nợ hoạt động tín dụng của chi nhánhNHCSXH Hà Nội tăng đều qua các năm từ 6618 tỷ đồng năm 2017 lên 8546 tỷ đồng năm 2019. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng của NHCSXH Hà Nội qua các nămđược trình bày trong bảng 2.1. dưới đây.


Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng của NHCSXH Hà Nội


Đơn vị: triệu đồng



Tên chương trình


2017


2018


2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFW)

2.625

1.700

1.000

(925)

-35,2

(700)

-41,2

Cho vay ĐTCS đi lao động có thời hạn ở

nước ngoài


1.120


775


484


(345)


-30,8


(291)


-37,5

Cho vay giải quyết việc làm

2.293.460

2.856.165

3.768.589

562.705

24,5

912.424

31,9

Cho vay hộ cận nghèo theo QĐ 15

540.150

232.396

187.195

(307.755)

-57,0

(45.200)

-19,4

Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó

khăn


90.571


92.537


94.532


1.966


2,2


1.996


2,2

Cho vay hộ mới thoát nghèo theo QĐ 28

1.882.991

2.323.453

2.485.982

440.462

23,4

162.530

7,0

Cho vay hộ nghèo về nhà ở

45.494

135.505

124.265

90.011

197,9

(11.240)

-8,3

Cho vay hộ, cơ sở SX sử dụng lao động sau

cai nghiện ma túy


980


830


180


(150)


-15,3


(650)


-78,3

Cho vay học sinh, sinh

viên có hoàn cảnh khó khăn


181.276


123.889


91.030


(57.387)


-31,7


(32.859)


-26,5

Cho vay khác

108

81

14.548

(27)

-25,3

14.467

17845,0

Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100

-

62.000

142.438




0,0

Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường

nông thôn


1.188.151


1.303.367


1.464.473


115.216


9,7


161.106


12,4

Cho vay theo dự án NIPPON

600

1.650

1.910

1.050

175,0

260

15,8

Cho vay thương nhân vùng khó khăn

1.720

1.687

1.667

(33)

-1,9

(21)

-1,2

Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số

75


800


661


581


(139)


-17,4


(80)


-12,1

Cho vay ưu đãi hộ nghèo

388.061

282.501

167.103

(105.560)

-27,2

(115.398)

-40,8

Tổng

6.618.107

7.419.196

8.545.978

801.090

12,1

1.126.782

15,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp NHCSXH Hà Nội)


Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh đang ngày càng mở rộng, đồng thời phản ánhNHCSXH Hà Nội ngày càng thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia hơn. Cho vay HSSV đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ vì tri thức là quan trọng và HSSV chính là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một trong những chương trình trọng điểm của NHCSXH Hà Nội nhưng lại có sự giảm về dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2017-2019.

Chất lượng tín dụng:

Chất lượng tín dụng tại NHCSXH Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.2. dưới

đây.


Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH Hà Nội



Chỉ tiêu


2017


2018


2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ

6.618.107

7.419.196

8.545.978

801.090

12,1

1.126.782

15,2

Dư nợ quá hạn

4.619

4.379

3.734

(240)

-5,2

(645)

-14,7

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

0,07

0,06

0,04

(0,01)

-15,4

(0,02)

-26,0

Dư nợ xấu

970

1.517

1.268

547

56,4

(250)

-16,4

Tỷ lệ nợ xấu

0,01

0,02

0,01

0,01

39,5

(0,01)

-27,5

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp NHCSXH Hà Nội)

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ở mức rất thấp, chỉ khoảng 0,01 – 0,02%. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh cũng ở mức thấp và đang có xu hướng giảm từ 0,07% xuống còn 0,04% trong giai đoạn 2017-2019. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ở mức cao. Điều này cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn


Công tác huy động vốn được coi là hoạt động ưu tiên trong kế hoạch của chi nhánh giai đoạn 2017-2019. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm từ 5.168 tỷ đồng năm 2017 lên 6.944 tỷ đồng năm 2019. Kết quả huy động vốn qua các năm của NHCSXH Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây:


Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn của NHCSXH Hà Nội


Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2018/2017

2019/2018

+/-

(%)

+/-

(%)

Nguồn vốn tự huy

động

243.000

415.000

828.000

172.000

70,78

413.000

99,52

+ Tổ chức kinh tế và

dân cư

81.000

209.000

554.000

128.000

158,0

2

345.000

165,07

+ Tiền gửi TK qua các

tổ TK&VV

162.000

206.000

274.000

44.000

27,16

68.000

33,01

Nguồn TW chuyển

3.620.000

3.988.000

4.250.000

368.000

10,17

262.000

6,57

Vốn ủy thác

1.305.000

1.435.000

1.866.000

130.000

9,96

431.000

30,03

Tổng nguồn vốn huy

động

5.168.000

5.838.000

6.944.000

670.000

12,96

1.106.000

18,94

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp NHCSXH Hà Nội)

Nhìn vào bảng 2.3, có thể thấy, công tác phối hợp giữa NHCSXH Thành phố và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tiếp tục được quan tâm củng cố và nâng cao, nhờ đó, nguồn vốn ủy thác của chi nhánh tăng nhanh từ 1.305 tỷ đồng năm 2017 lên 1.866 tỷ đồng năm 2019. Chỉ tiêu nguồn vốn tự huy động của chi nhánh tăng từ 243 tỷ đồng năm 2017 lên 828 tỷ đồng năm 2019 (tăng gần gấp 4 lần), chứng tỏ nỗ lực của chi nhánh trong việc tăng tính chủ trọng trong nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCSXH Hà Nội.

Đạt được kết quả đó là do NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã có nhiều biện pháp tăng cường khả năng huy động nguồn vốn:

- Đã thiết lập được mạng lưới thực hiện công tác huy động vốn trong toàn hệ thống thông qua thiết lập mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính điều đó đã giúp cho NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội tận dụng được nguồn vốn huy động tại địa phương, hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng huy động vốn cho NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

- Mặc dù vốn điều lệ được cấp hàng năm bổ sung vào nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội nhưng không vì thế mà ngân hàng dựa vào nguồn vốn đó. NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội vẫn tiếp tục phát huy năng lực và tìm kiếm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022