Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý: Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Nhcsxh Tỉnh Nghệ An Được Thể Hiện Qua Sơ Đồ 3.1. Dưới Đây.


nhận ủy thác. Phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế và quy chế nghiệp vụ của Nhà nước, của ngành. Nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động tín dụng chính sách để đề ra các giải pháp chính sách tín dụng phù hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An được thể hiện qua sơ đồ 3.1. dưới đây.


TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC TỈNH

20 BAN ĐẠI DIỆN

HĐQT CẤP HUYỆN,

HỘI PHỤ NỮ CẤP XÃ

HỘI CCB CẤP XÃ

ĐOÀN TN CẤP XÃ

HỆ THỐNG TỔ TK&VV

HỘ VAY VỐN

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH

PHÒNG KH-NV

PHÒNG KTRA NỘI

PHÒNG KT - NQ

PHÒNG HC-TC

PHÒNG TIN

20 PHÒNG GIAO DỊCH

CẤP HUYỆN, THỊ

HỘI NÔNG DÂN

CẤP XÃ

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An

(i) Ban đại diện HĐQT:


- Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Nghệ An hiện tại có 203 người. Trong đó: Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh có 13 người; Ban đại diện HĐQT-NHCSXH huyện, thị xã, thành phố có 220 người.

Ban đại diện HĐQT tỉnh 13 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh; 01 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nước); 11 thành viên gồm: Trưởng Ban Dân tộc; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thư tỉnh đoàn; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện gồm các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 09 thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao động-Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, bí thư Đoàn Thanh niên và Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH.

(ii) Bộ phận điều hành tác nghiệp

- Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 04 người: Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.

- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng; phòng Kế toán ngân quỹ; phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; phòng Tin học, phòng Hành chính tổ chức.

- Tại cấp huyện có 21 phòng giao dịch.

(iii) Các tổ chức CT-XH nhận ủy thác cấp huyện, xã (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An.


(iv) Tổ TK&VV ở khối, xóm, bản, làng do các tổ chức CT-XH chỉ đạo xây dựng và quản lý, được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để tạo lập quỹ tự lực của tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.

3.1.4.Đặc điểm cơ bản của các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Nghệ An

NHCSXH tỉnh Nghệ An hoạt động không vì lợi nhuận, vì mục tiêu XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới. Có nhiều điểm khác biệt so với các NHTM đó là:

- Nguồn vốn:

+ Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước:Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn cho NHCSXH thể hiện vai trò chủ sở hữu của Nhà nước đối với NHCSXH, cung ứng vốn NHCSXH khi mới đi vào hoạt động, bổ sung vốn trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn này được NHCSXH dành một phần sử dụng để hình thành nên tài sản cố định (trụ sở, phương tiện làm việc, đi lại, thiết bị…), một phần gộp vào vốn để cho vay. Việc gia tăng nguồn vốn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách đối với các đối tượng tín dụng ưu đãi, năng lực tài chính của NHCSXH, nhu cầu vay vốn của khách hàng trong từng thời kỳ.

+ Nguồn vốn từ các tổ chức CT-XH trong nước (Các tổ chức hội nhận ủy thác với NHCSXH, Liên đoàn Lao động, Liên Minh Hợp tác xã, Hội Người mù…); các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ (phát triển ngành, phát triển vùng, xóa đói giảm nghèo…Vốn từ các nguồn này tương đối lớn, lãi suất thấp, thời hạn sử dụng dài, có thời gian ân hạn, kèm theo chuyển giao khoa học, công nghệ, chuyên gia, đào tạo khoa học kỹ thuật.

+ Nguồn vốn huy động từ các thành viên Tổ TK&VV: Mặc dù đây là nguồn vốn nhỏ nhưng chính nguồn vốn này đã tạo cho các đối tượng chính sách có ý thức tiết kiệm, tạo động lực cho người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, đồng thời chính nguồn vốn nhỏ bé đó đã tiếp thêm nguồn vốn để cho vay các hộ trong Tổ TK&VV.

31


+ Nguồn vốn huy động lãi suất trên thị trường: Các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi có vốn tạm thời chưa sử dụng. Đặc biệt, các tổ chức tín dụng, tài chính (Các NHTM Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, các công ty tài chính) duy trì số dư tiền gửi 2% theo Nghị định 78/2002/NĐ- CP tại NHCSXH để cho vay các đối tượng thụ hưởng.

Có thể thấy nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với NHCSXH, đánh giá vị thế của NHCSXH trên thị trường tài chính. NHCSXH được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán đối với các nguồn mà NHCSXH huy động vì hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận nên nếu không được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán thì việc huy động vốn của những ngân hàng này sẽ rất khó khăn.

- Sử dụng vốn: Vốn vay được sử dụng để phục vụ các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH tỉnh Nghệ An đang thực hiện quản lý 14 chương trình tín dụng chính sách. Cụ thể: Hộ nghèo; HSSV có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay vốn giải quyết việc làm; Các đối tượng đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chương trình cho vay làm nhà ở đối với hộ nghèo; Chương trình Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; Chương trình làm chòi tránh lũ, Trồng rừng dự án WB3, Hộ cận nghèo, Ký quỹ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc (EPS) và chương trình khác.

- Lãi suất cho vay: NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi. Vì vậy mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH là do Chính phủ qui định, tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể. Hiện nay, lãi suất của các chương trình cho vay của NHCSXH từ 0%/tháng đến 0,8%/tháng.

32


- Về thủ tục vay vốn: Thủ tục, điều kiện cho vay nhìn chung là đơn giản, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng. Đối với các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, HSSV, xuất khẩu lao động,... người vay không phải thế chấp tài sản. Còn đối với các trường hợp vay vốn để sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm thì phải thế chấp tài sản.

- Phương thức cho vay các chương trình tín dụng:

Phương thức cho vay các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Nghệ An chủ yếu thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) đối với tất cả các chương trình tín dụng ưu đãi. Việc bình xét đối tượng vay vốn, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Tổ TK&VV, các tổ chức hội cấp xã đảm nhận, UBND xã xác nhận cho vay. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu tiền gửi tiết kiệm, thu lãi, thu nợ gốc được thực hiện tại điểm giao dịch tại xã. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân cho vay một lần hoặc nhiều lần, thực hiện thu lãi hàng tháng; số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung và dài hạn).

3.2.Tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay

3.2.1. Quản lý đối với công tác bình xét đối tượng vay vốn

- Việc bình xét các hộ vay vốn là hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn trên thực tế tình làng, nghĩa xóm cho nên còn nể nang, chưa sát thực với tiêu chí đã quy định.

- UBND cấp xã tại một số địa phương thực hiện khảo sát điều tra, bổ sung chưa kịp thời các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính ảnh hưởng đến đối tượng cần vay vốn.


- Một số địa phương chưa quan tâm đến đối tượng học nghề, nên công tác tuyên truyền để học sinh đi học nghề có thời gian đào tạo trên 01 năm và dưới 01 năm vay vốn còn ít, do vậy đối tượng vay chủ yếu là HSSV học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

- Một số trường đào tạo thực hiện xác nhận cho đối tượng HSSV chưa đầy đủ, kịp thời, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của NHCSXH.

3.2.2.Quản lý đối với công tác sử dụng vốn vay của gia đình, của học sinh sinh viên

Điều quan trọng trong công tác quản lý tín dụng HSSV là cách sử dụng vốn của hộ vay, HSSV như thế nào để đảm bảo hiệu quả, từ đó mới có kết quả thu hồi nợ. Sau khi nhận tiền vay trên thực tế một số hộ vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay hoặc khi gia đình gửi tiền cho HSSV nhưng HSSV lại sử dụng vào mục đích khác. Việc xác định sử dụng vốn sai mục đích đối với gia đình và HSSV rất khó phát hiện.

3.2.3. Quản lý việc chấp hành trả nợ đến hạn của hộ vay

- Khi nợ đến hạn trả nợ vẫn có trường hợp gia đình và học sinh thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm trong việc trả vốn vay đúng hạn, mặc dù các em đã có việc làm, thu nhập. NHCSXH huyện, các tổ chức hội nhận ủy thác, tổ vay vốn phải nhắc nhở, làm việc nhiều lần mới trả, làm cho việc thu hồi vốn cho Nhà nước còn gặp khó khăn.

- Một số hộ vay lợi dụng vốn NHCSXH là lãi suất thấp, hay nói cách khác là nợ quá hạn của NHCSXH vẫn thấp hơn lãi suất các NHTM. Do vậy, một số hộ có điều kiện trả nợ nhưng vẫn lợi dụng vốn để chây ỳ, dây dưa trong việc trả nợ, làm gia tăng nợ quá hạn, gây khó khăn cho NHCSXH thu hồi vốn cho Nhà nước.


3.2.4. Quản lý công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro

- Phương án xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn từ tổ tiết kiệm vay vốn, tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã chưa sát với thực tế. Do vậy, phương án xử lý nợ thực tế hàng tháng, quý, năm còn cách xa so với đề án. Dẫn đến việc thu hồi vốn cho Nhà nước vẫn còn hạn chế, làm nguy cơ gia tăng nợ xấu tiềm ẩn.

- Đối với học sinh sinh viên trong quá trình vay vốn bị chết, nếu bố mẹ đang sống thì không được xóa nợ.

3.2.5. Các khoản tín dụng HSSV theo sản phẩm tín dụng

NHCSXH đang thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, với mức bình quân chung đối với mỗi HSSV là 5.500.000 đồng/kỳ. Trong lúc đó đối với các ngành đặc thù như xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật, công nghệ thông tin...thì chi phí phục vụ học tập của HSSV để trang bị cơ sở vật chất phục vụ học tập lớn, khi giải ngân mức trên cho thì không đủ để HSSV có điều kiện để học tập tốt được.

3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát

Theo chỉ đạo của Chính phủ thì đã thành lập các đoàn liên ngành để thực hiện kiểm tra, công tác kiểm tra được thực hiện 06 tháng/lần trong năm, thời gian kiểm tra ngắn. Do vậy, việc kiểm tra để nắm bắt đúng đối tượng, sử dụng vốn có hiệu quả là khó đánh giá được.

3.3.Đánh giá tác động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.

3.3.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

3.3.1.1. Tỷ trọng dư nợ tín dụng HSSV


Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2014

Đơn vị: Tỷ đồng, %



TT


Chỉ tiêu

Dư nợ qua các năm

Tỷ trọng

2003

2005

2008

2012

2013

2014

1

Cho vay Hộ nghèo

344

543

995

1.899

2.015

1.976

31,7

2

Cho vay Giải quyết việc

làm

48

59

79

114

118

121

1,95

3

Cho vay HSSV

3

4

666

2.847

2.712

2.212

35,5

4

Cho vay Xuất khẩu lao

động

0

4

57

57

47

42

0,67


5

Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn


0


53


117


222


273


385


6,17

6

Cho vay vùng khó khăn

0

0

191

350

351

390

6,25

7

Cho vay Hộ dân tộc thiểu

số

0

0

0

18

20

20

0,32

8

Cho vay Hộ nghèo làm

nhà ở theo quyết định 167

0

0

0

209

208

206

3,31

9

Cho vay Hộ nghèo làm

chòi tránh lũ

0

0

0

0

1

1

0,01

10

Cho vay Hộ cận nghèo

0

0

0

0

311

802

12,9

11

Cho vay Thương nhân

vùng khó khăn

0

0

0

5

5

5

0,08

12

Cho vay Dự án phát triển

nghành lâm nghiệp

0

0

0

0

21

59

0,95


13

Cho vay Ký quỹ đi xuất

khẩu lao động tại Hàn Quốc (EPS)


0


0


0


0


0


10


0,16

14

Cho vay khác

0

0

0

2

1

2

0,03


Tổng dư nợ:

395

663

2.105

5.723

6.083

6.231

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ Ancác năm

2003-2014)

Bảng 3.1 cho thấy, sau hơn 12 năm hoạt động, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH tỉnh Nghệ An trong những năm qua tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023