Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Tín Dụng Chính Sách Đối Với Học Sinh Sinh Viên.


Từ những phân tích đã nêu trên cho ta thấy nhiều học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên đất nước đang cần được giúp đỡ. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc học tập. Nắm bắt được những kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và nghiên cứu vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều quyết sách đầu tư cho giáo dục. Một trong những chính sách cốt lõi trong đầu tư cho giáo dục là hỗ trợ tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đây là một chính sách cần thiết và đi đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Qua nhiều lần sửa đổi chính sách đã dần thiết thực và phù hợp hơn với điều kiện của nước ta. Cụ thể:

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo với mục đích cho vay với lãi suất ưu đãi cho sinh viên, học sinh đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tháng 3 năm 1998 và giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Ngoài ra Chính phủ còn ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, bao gồm cả đối tượng là học sinh sinh viên đang theo học tại các trường Đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp và học nghề và giao cho NHCSXH quản lý.

Tiếp sau đó là việc ban hành quyết định số 107/2006/QĐ-TTg thay thế quyết định số 51/1998/QĐ-TTg thay đổi chính sách và điều kiện vay vốn.

Vào tháng 9/2007 Chính phủ ra Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thay thế quyết định 107/2006/QĐ-TTg nhằm tạo điều kiện hơn cho các bạn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo cho việc trang trải nhu cầu tối thiểu như: điều chỉnh mức cho vay hàng năm, đối tượng và thời gian cho vay được mở rộng, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng. Trường hợp trả nợ trước hạn được giảm 50%, thay đổi phương thức cho vay, và thời hạn cho vay và thu hồi nợ được kéo dài.


Mức điều chỉnh cho vay từ năm 2007 đến nay từ mức 800.000 đồng/người/tháng lên mức 860.000đồng/người/tháng; tiếp sau đó lên mức

900.000 đồng/người/tháng, 1.000.000 đồng/người/tháng, 1.100.000 đồng/người/tháng.

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để theo học đại học cao đẳng và học nghề là một chính sách rất có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị xã hội đầu tư để phát triển nguồn nhân lực, nhất là cơ cấu nguồn nhân lực cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn, tạo cơ hội cho học sinh sinh viên là con gia đình nghèo cận nghèo hoặc gia đình gặp khó khăn về tài chính được vay vốn để trang trải các khoản chi phí tiếp tục học đại học, cao đẳng trung cấp học nghề cho đất nước, tạo ra sự bình đẳng trong môi trường học tập để các bạn có thể yên tâm học tập phát huy tối đa khả năng tìm tòi, sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

1.3. Đặc thù của tín dụng học sinh sinh viên

- Chương trình tín dụng học sinh sinh viên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện một chính sách đúng đắn ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, bình đẳng về học tập trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Tín dụng HSSV được ví như “phao cứu sinh” tạo cơ hội cho con em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực hiện mơ ước học tập của mình. Nếu không có vốn vay tín dụng chính sách nhiều em phải từ bỏ ước mơ đến giảng đường đại học hoặc phải bỏ học dở dang, không có nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và bản thân.

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 4

- Hộ gia đình vay vốn HSSV là chương trình tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận, không phải thế chấp tài sản, thực hiện cho vay tín chấp, thực hiện ủy thác qua các tổ chức CT-XH nhận ủy thác (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) và được UBND cấp xã xác nhận, phê duyệt cho vay.


- Chương trình tín dụng HSSV mang tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức cá nhân từ Trung ương đến địa phương tham gia thực hiện từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thu hồi nợ đến hạn, xử lý thu hồi nợ xấu.

- Đối với cho vay tín dụng HSSV là cho vay tiêu dùng nhằm hỗ trợ chi phí học tập như: Nộp học phí, mua sắm các đồ dùng phục vụ học tập, chi phí ăn, ở, đi lại phục vụ cho quá trình học tập của các em tại trường. Mức cho vay cao hơn so với các chương trình khác mà không phải thế chấp tài sản. Trong khi các chương trình khác vay trên 30 triệu đồng thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Hộ vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất các NHTM, thời hạn vay vốn dài, sau khi học sinh sinh viên ra trường mới định kỳ hạn trả nợ, sau một năm ra trường gia đình bắt đầu mới thực hiện trả nợ dần. Đối với hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo cho vay đầy đủ vốn trong quá trình HSSV đang theo học tại trường, còn đối với hộ vay thuộc diện hộ khó khăn đột xuất về tài chính thì cho vay 01 năm, nếu khó khăn tiếp thì NHCSXH tiếp tục cho vay. Khuyến khích các gia đình trả nợ trước hạn, đối với các món vay HSSV trả nợ trước hạn thì được giảm 50% tiền lãi suất cho vay.

- Đối với thời gian giải ngân được thực hiện theo nhiều lần theo từng học kỳ, mức cho vay được Chính phủ điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trường, tình hình thực tế, chi phí học tập, học phí.

- Đối tượng thụ hưởng chương trình được mở rộng, ngoài HSSV con em hộ nghèo còn có HSSV là con hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật, HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn,

15


dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú; bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn có nhu cầu vay vốn để học nghề.

- Ngân hàng CSXH thực hiện gia hạn nợ đối với gia đình gặp khó khăn, sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm ổn định, xử lý rủi ro đối với hộ gia đình học sinh sinh viên gặp rủi ro.

- Tín dụng HSSV đã huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội:

+ Chương trình tín dụng HSSV đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và đặc biệt được các hộ gia đình có HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo rất đồng tình, ủng hộ. Nhà nước đã dành một phần ngân sách để thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm mọi người đều được tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển đất nước.

+ Đây là chương trình tín dụng chính sách mang tính nhân văn, xã hội sâu sắc, liên quan đến các cấp, các ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chương trình đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế xã hội trong công tác XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.

+ Trong quá trình triển khai tín dụng đối với HSSV vốn vay đã được NHCSXH thực hiện ủy thác qua 04 tổ chức CT-XH: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên nên đã tạo thành sức mạnh của cả hệ thống chính trị cơ sở, góp phần thực hiên trong công tác cho vay, đảm bảo vốn vay được bình xét công khai đúng đối tượng thụ hưởng.

+ Tín dụng HSSV đã có sự tham gia tích cực từ Tổ TK&VV từ việc xác nhận đối tượng thụ hưởng, bình xét cho vay, sử dụng vốn vay, tham gia tiền gửi tiết kiệm từ Tổ TK&VV, trả lãi cho vay, trả nợ đúng thời gian quy định.

16


Vốn vay đã đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách, đồng thời thường xuyên tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức, phát huy có hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay.

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên.

1.4.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến tín dụng HSSV

Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết có nêu rõ: Phát triển giáo dục phải nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tổ quốc. Phát triển giáo dục hài hòa giữa các vùng miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách.

Các mục tiêu trên đã được Nhà nước cụ thể hóa thành các chủ trương chính sách đối với các hộ nghèo, đối tượng chính sách, một trong các đối tượng đủ điều kiện vay vốn chương trình HSSV. Một khi Chính phủ có những quyết sách và chủ trương đúng đắn giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp ngân hàng phát triển tín dụng HSSV và ngược lại.

1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Kinh tế của mỗi quốc gia đều tác động biện chứng đến các ngành nghề, khi kinh tế phát triển thì tạo ra rất nhiều công ăn, việc việc làm cho người lao động. Vì vậy, kinh tế ổn định, phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội tìm việc làm, sẽ có thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và trả nợ NHCSXH một cách đúng hạn.

1.4.3. Sử dụng vốn của các em học sinh sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề

Việc sử dụng vốn vay của HSSV tại các trường đúng mục đích sẽ làm cho kết quả đầu tư vốn của NHCSXH sẽ phát huy hiệu quả. Bởi khi sử dụng vào chi phí học tập thì việc học sẽ phát huy hiệu quả, các em tập trung vào

17


việc học sẽ nâng cao chất lượng, khi tốt nghiệp ra trường các em sẽ tìm được việc làm và có thể trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.

1.4.4. Khả năng, ý thức chấp hành việc trả lãi, trả nợ của gia đình

Đầu tư vốn tín dụng HSSV đối với NHCSXH muốn người vay nhận thức đây không phải là nguồn vốn hỗ trợ cho không, mà là nguồn vốn cho vay để giải quyết nhu cầu trang trải chi phí phục vụ học tập. Đối với các hộ vay vốn HSSV trả lãi, trả nợ cho NHCSXH kịp thời, đầy đủ sẽ làm cho chất lượng tín dụng tốt lên. Ngược lại các hộ vay trả nợ, trả lãi không kịp thời sẽ làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của người vay cũng rất quan trọng, nếu ý thức trả nợ tốt sẽ thôi thúc các hộ vay tìm cách để trả nợ. Ngược lại nếu các hộ ý thức kém, xác định nguồn vốn cho vay HSSV là cho không thì dẫn đến các hộ vay chây ỳ, không chịu trả nợ, do vậy sẽ làm gia tăng nợ xấu của NHCSXH.

1.4.5.Công tác bình xét đối tượng vay và phê duyệt của UBND cấp xã Công tác bình xét cho vay các đối tượng HSSV đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện tổ chức họp, bình xét, công khai các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng. Trước khi cho vay thì triển khai công tác bình xét cho vay tại tổ TK&VV. Nếu bình xét các hộ vay HSSV đúng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và việc kiểm tra phê duyệt của UBND xã đúng đối tượng thì sẽ cho vay đúng đối tượng. Như vậy sẽ đảm bảo nguồn vốn tín dụng HSSV của Nhà nước đúng đối tượng được thụ hưởng, vốn vay

phát huy hiệu quả, tránh thất thu.

1.4.6.Trình độ của cán bộ NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV

- Đối với cán bộ NHCSXH:

Việc tuyển dụng cán bộ yêu cầu cần phải vừa phải có trình độ cao, tâm huyết phục vụ tốt các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.


Đặc biệt là cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển tải tín dụng chính sách đối với HSSV đến cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV, tổ chức vận hành, quản lý đối tượng HSSV đang còn dư nợ tại NHCSXH, vận hành phần mềm tại các điểm giao dịch UBND xã nhằm đảm bảo đưa nguồn vốn kịp thời đến các đối tượng được thụ hưởng, nhằm đảm bảo thực hiện cho vay đúng theo sự chỉ đạo của Chính phủ, của cấp trên. Đưa công nghệ thông tin vào để vận hành thực hiện tốt công tác quản lý vốn có hiệu quả.

- Đối với các bộ thực hiện ủy thác: Tổ chức tập huấn định kỳ cho hội cơ sở hay tập huấn nghiệp vụ tín dụng ủy thác cho tổ TK&VV thì sẽ thực hiện tốt nghiệp vụ, các hội, tổ TK&VV sẽ thực hiện một cách đúng quy trình, sẽ không xảy ra các tiêu cực đối với các hộ vay vốn tín dụng HSSV.

- Đối với các tổ TK&VV: Ban quản lý tổ TK&VV cần phải là người am hiểu tín dụng chính sách, biết cách ghi chép, nhiệt tình với công việc, tổ chức bình xét công khai các đối tượng đủ điều kiện vay vốn thì khi đó vốn vay mới đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy có hiệu quả đồng vốn, giảm thiểu các trường hợp rủi ro.

1.4.7. Kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng hiệu quả tín dụng HSSV của các cấp, các ngành

Việc các cấp, các ngành thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra sẽ phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích nhằm chấn chỉnh kịp thời từ khâu bình xét đến cho vay các đối tượng. Cần phải triển khai đa dạng các kênh của các ngành, Ban đại diện HĐQT, NHCSXH, các tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV nhằm đảm nguồn vốn của Nhà nước đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy có hiệu quả, tránh bị thất thu.


1.5. Một số mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên của các nước.

1.5.1. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Trung Quốc

Chương trình cho vay tín dụng học sinh sinh viên xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1986. Chương trình này do Chính phủ trợ cấp. Đối tượng cho vay là các sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường đại học công lập. Nguồn vốn cho vay do bốn ngân hàng thương mại của Nhà nước cấp. Mặc dù các cơ sở giáo dục có bước xử lý bước đầu đơn xin vay vốn nhưng các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ, các ngân hàng này chịu toàn bộ rủi ro nếu người vay không không trả được nợ. Ngân hàng được nhận lãi suất cho vay và một nửa trong số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại không xem xét hồ sơ tín dụng của người xin vay, sinh viên phải trả nợ trong vòng bốn năm sau khi tốt nghiệp. Mô hình này nhìn chung là rất thấp chỉ có 3,8% số sinh viên được vay vốn.

Nhìn chung chương trình này thiếu sự công bằng vì các đối tượng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không được tiếp cận được nguồn vốn. Các ngân hàng chịu sự rủi ro nên họ sợ sinh viên ra trường không trả được nợ cho nên họ lựa chọn, sàng lọc sinh viên khi nộp hồ sơ vay vốn.

1.5.2. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Hàn Quốc

Chương trình cho vay sinh viên của Hàn Quốc là chương trình cho vay hỗ trợ tài chính. Chương trình này giải ngân các khoản vốn vay có trợ cấp toàn bộ lãi suất cho toàn bộ lĩnh vực giáo dục đại học. Chương trình có đối tượng là sinh viên nghèo, ưu tiên sinh viên thuộc nhóm thất nghiệp và có thu nhập thấp. Chương trình này thuộc Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực sử dụng các ngân hàng thương mại để thực hiện nhiều chức năng như: Cấp vốn, điều hành vốn, thu hồi vốn... Bộ chỉ quyết định về mức cho vay, chính sách vốn nói chung như lãi suất, tiêu chí lựa chọn, chỉ tiêu cho mỗi đơn vị và

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí