Khandker (1998) | trình tín dụng theo nhóm cho người nghèo ở Bangladesh và giới tính là vấn đề quan trọng chống nghèo đói. | chương trình tín dụng theo nhóm thì tăng chi tiêu, tăng cung ứng lao động và học tập của trẻ em. | độ học vấn của người tham gia vay vốn và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo | fixed effects và Two stage least squares (2SLS). | |
02 | Nguyen HC (2007) | Yếu tố quyết định việc tham gia các hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của nó đến tiêu dùng hộ gia đình: Bằng chứng ở nông thôn Việt Nam. | TDVM giúp cải thiện đáng kể điều kiện kinh tế và chi tiêu hộ gia đình ở khu vực nông thôn. | Chưa đề cập đến việc gửi tiền tiết kiệm của người vay ở khu vực nông thôn. | Hồi quy Probit, tobit, OLS và fixed effects. |
03 | Duvendack và cộng sự (2011) | Bằng chứng về tác động của TCVM trên hạnh phúc của người nghèo. | Phụ nữ tiếp cận và sử dụng dịch vụ TCVM tốt hơn nam giới. | Chưa đánh giá mối quan hệ giữa việc vay vốn TDVM chính thức với việc cải thiện điều kiện kinh tế, hạnh phúc của người nghèo | Thống kê mô tả. |
04 | Stewart và cộng sự (2012) | TDVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô có phục vụ hiệu quả cho tài chính hộ gia đình bao gồm sự can thiệp để tạo điều kiện cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ tham gia vào các cơ hội kinh tế ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. | Việc tiếp cận TCVM giúp gia tăng thu nhập và giảm tiêu dùng hộ gia đình. | Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa TCVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô đối với việc phát triển tài chính của hộ gia đình | Thống kê mô tả. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 2
- Những Điểm Mới Của Luận Án: Luận Án Có Những Điểm Mới So Với Các Nghiên Cứu Trước Đây Là:
- Bảng Tổng Hợp Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tác Động Của Tín Dụng Đối Với Người Nghèo
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 6
- Tác Động Của Tín Dụng Vi Mô Đối Với Người Nghèo
- Ý Nghĩa Việc Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Đối Với Người Nghèo
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo)
Kết luận chương 2
Chương 2 đã lược khảo cho chúng ta thấy 14 công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo, gồm: 10 nghiên cứu thực hiện theo các chương trình giảm nghèo và 4 nghiên cứu thực hiện theo các vấn đề xã hội.
Qua lược khảo các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo, chúng ta đã thấy được phương pháp, mô hình nghiên cứu về sử dụng dịch vụ TCVM, TDVM cho người nghèo cũng như hạn chế của các nghiên cứu này. Luận án sẽ khắc phục hạn chế của 14 nghiên cứu trên (Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM (vay vốn tín dụng) và việc gia tăng thu nhập, chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo, chưa đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn), chưa đề xuất các giải pháp gia tăng thu nhập cho người nghèo) bằng việc đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH nhằm gia tăng thu nhập cho người nghèo ở Việt Nam.
Chương 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã giới thiệu cho chúng ta tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo trên thế giới và Việt Nam để chúng ta đánh giá tác động của TDVM đối với người nghèo. Nhằm đánh giá chính xác tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo thông qua việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo, chương 3 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng, khái niệm TDVM và nghèo đói, ý nghĩa của việc tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam, tác động tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và các mô hình nghiên cứu.
3.1. Tín dụng ngân hàng
3.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng thương mại là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các hộ gia đình, cơ sở SXKD, các tầng lớp dân cư. Tín dụng ngân hàng thương mại với đối tượng cho vay là tiền tệ do đó là hình thức tín dụng rất linh hoạt; chiều vận động của tín dụng ngân hàng thương mại rất đa dạng do ngân hàng có thể cho vay với mọi thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng để trang trải chi tiêu trong gia đình với các món vay nhỏ hoặc các khoản vay lớn hơn để mở rộng SXKD, phục vụ cho phát triển KT-XH; quy mô tín dụng lớn vì nguồn vốn cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng có thể tập trung và huy động được trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thương mại là kênh cung cấp vốn chủ lực của nền kinh tế thị trường. Thông qua tín dụng ngân hàng thương mại nhu cầu về vốn của nền kinh tế được cung ứng linh hoạt, kịp thời.
Tín dụng ngân hàng thương mại bao gồm các chủ thể là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư. Trong quan hệ tín dụng, tiền là đối tượng chính do đó nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đây chính là điểm nổi bật và là sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng thương mại với các loại hình tín dụng khác.
(Nguồn: Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng – Trường Đại học ngân hàng Tp HCM, Nhà xuất bản Phương Đông, 2009)
3.1.2. Tín dụng ngân hàng CSXH
3.1.2.1. Khái niệm
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: “Tín dụng ngân hàng CSXH là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo và các ĐTCS khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”.
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: “Người nghèo và các ĐTCS khác được vay vốn TDUĐ gồm: (1) Hộ nghèo. (2) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. (3) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ). (4) Các ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. (5) Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là chương trình 135). (6) Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ”.
3.1.2.2. Đặc điểm
Tín dụng ngân hàng CSXH có các đặc điểm sau:
(1) Người nghèo và các ĐTCS khác khi vay vốn tại ngân hàng CSXH không phải thế chấp tài sản ngoại trừ các tổ chức kinh tế vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo; khu vực II, III miền núi; chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhưng phải gia nhập tổ tiết kiệm & vay vốn tại
địa phương do tổ chức Chính trị - xã hội (CT-XH) nhận uỷ thác của ngân hàng CSXH thành lập và Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã cho phép hoạt động.
(2) Hộ nghèo được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
(3) Lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại).
(Nguồn: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác)
3.1.3. Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng thương mại
Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng thương mại được thể hiện trong Bảng 3.1
Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng thương mại
Tiêu chí | Tín dụng ngân hàng CSXH | Tín dụng ngân hàng thương mại | |
1 | Chủ thể tham gia | Ngân hàng CSXH, người nghèo và các ĐTCS | Ngân hàng thương mại, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư |
2 | Lãi suất cho vay | Do Thủ tướng chính phủ quyết định và thấp hơn lãi suất thị trường | Do Tổng Giám đốc ngân hàng quyết định và cao hơn hoặc tương đương lãi suất thị trường |
3 | Đối tượng vay vốn | Theo chỉ định của Thủ tướng chính phủ | Doanh nghiệp, hộ dân cư |
4 | Tài sản thế chấp | Không phải thế chấp tài sản | Phải thế chấp tài sản |
5 | Số tiền cho vay | Phụ thuộc vào dự án kinh doanh nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng | Phụ thuộc vào dự án kinh doanh và giá trị tài sản thế chấp. |
6 | Phương thức cho vay | Được uỷ thác cho các tổ chức CT-XH và hộ vay phải gia nhập | Ngân hàng và khách hàng trực tiếp ký hợp đồng tín |
tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa bàn sinh sống do các tổ chức này thành lập | dụng |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng – Trường Đại học ngân hàng Tp HCM và Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác)
3.2. Khái niệm về tín dụng vi mô và nghèo đói
3.2.1. Tín dụng vi mô
Nghiên cứu của Ledgerwood, Earne và Nelson (2013) cho rằng TDVM là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án SXKD để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ. Sam Daley-Harris (2006) cho rằng các tổ chức tài chính chính thức chỉ cung cấp dịch vụ tài chính cho khoảng 25% dân số, 75% dân số còn lại khó tiếp cận vì phần lớn trong số họ thuộc nhóm hộ nghèo có thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp hoặc sinh sống cách xa địa bàn hoạt động của các tổ chức này mặc dù họ cũng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, vay vốn để phát triển sản xuất, tiêu dùng và các dịch vụ bảo hiểm nhỏ mà chỉ các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ mới đáp ứng được yêu cầu của họ do có sự gần gũi về mặt khoảng cách, ít chi phí phát sinh, thủ tục đơn giản và có sự tin tưởng trong giao dịch.
TDVM là các khoản vay nhỏ hoặc rất nhỏ dành cho khách hàng vay còn nghèo khổ và thường thiếu tài sản thế chấp, công việc không ổn định. TDVM được thiết kế không chỉ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, giúp giảm nghèo mà còn sử dụng trong nhiều trường hợp để trao quyền cho phụ nữ và nâng đỡ toàn bộ cộng đồng bởi vì trong nhiều cộng đồng, phụ nữ thường không có công việc ổn định và có rất nhiều người không biết chữ do đó không thể hoàn thành thủ tục giấy tờ cần thiết để có các khoản vay thông thường. TDVM là một phần của TCVM bởi ngoài việc cung cấp các khoản vay nhỏ (rất nhỏ) thì TCVM còn cung cấp các dịch vụ tài chính, khoản tiết kiệm.
TDVM được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển và được cho là có tiềm năng to lớn, là một công cụ để thực hiện giảm nghèo. TDVM thường được cung
cấp kết hợp với các chương trình phúc lợi xã hội góp phần giảm nghèo, cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, ... cho người nghèo.
Các tổ chức cung cấp TDVM được thành lập vì là sự lựa chọn để thay thế tình trạng cho vay nặng lãi. Các tổ chức này thường là các tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động bằng kinh phí của chính phủ hoặc các khoản tài trợ. Hoạt động của các tổ chức TDVM thường được thực hiện thông qua nhóm vì chi phí giám sát các khoản cho vay thấp và việc trả nợ của khách hàng tốt hơn các khoản vay cá nhân.
3.2.2. Nghèo
Có rất nhiều khái niệm về nghèo đói và đây là những khái niệm cơ bản.
Tổ chức Y tế thế giới (2006) cho rằng “một người được coi là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (PCI) của quốc gia”.
Hội nghị thượng đỉnh về chống nghèo đói của Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (1993) cho rằng: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội (1995) cho rằng “người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Abapia Sen (1998) cho rằng “nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, khác biệt cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Robert McNamara (1980) cho rằng “nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức trên thế giới". Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1 USD/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với đô la thế giới để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các giá trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 USD cho khu vực Mỹ Latinh và Carribean đến 4 USD cho những nước Đông Âu cho đến 14,4 USD cho những nước công nghiệp.
3.3. Lý thuyết về tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về việc tham gia các dịch vụ ngân hàng chính thức, sử dụng TDVM của người nghèo nhằm gia tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cho quốc gia và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tham gia các dịch vụ ngân hàng chính thức đặc biệt là sử dụng TDVM giúp người nghèo gia tăng thu nhập một cách đáng kể.
3.3.1. Các nghiên cứu lý thuyết
Thứ nhất, Levine (2005) thực hiện nghiên cứu lý thuyết về tài chính và tăng trưởng: Lý thuyết và hành vi cho rằng cách thức mà sự tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức có thể gia tăng thu nhập cho người nghèo là:
(1) Cung cấp thông tin về các khoản đầu tư có khả năng thực hiện và phân bổ vốn: Hệ thống tài chính có thể giúp tạo ra thông tin tài chính để tối thiểu hóa sự thiếu hụt thông tin tài chính cá nhân và vấn đề thông tin bất đối xứng. TDVM và các cơ quan tài chính khác cũng đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng nghèo các dịch vụ khai thác thông tin nhằm khắc phục tình trạng những cá nhân nghèo không biết các cơ hội gia tăng thu nhập suốt thời gian sử dụng các dịch vụ tài chính. Hệ thống tài chính chính thức cũng có thể tạo ra thông tin về các khoản đầu tư mà cho thu nhập cao và chỉ định vốn, cho phép cá nhân tận dụng các cơ hội này. Thật vậy, khi được kết hợp với các cơ hội đào tạo kinh doanh, việc cung cấp cho người nghèo thông tin để họ có thể xác định hay cải thiện các cơ hội đầu tư thì tiện ích cho vay có thể giảm bớt rủi ro.
Ngoài ra, việc gửi tiền tiết kiệm ở các hệ thống tài chính có thể tạo ra thông tin về khách hàng, có thể tạo thuận lợi cho cả việc gửi tiền tiết kiệm và cơ hội vay tiền. Bằng cách cho phép người nghèo gửi tiết kiệm, thiết lập hồ sơ theo dõi tiền tiết kiệm và hệ thống tài chính tạo ra thông tin về dòng tiền mặt của cá nhân. Điều này có thể