hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo qua 3 mô hình nghiên cứu là mô hình đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo, mô hình ước lượng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đến việc trả nợ vay đúng hạn của người vay và mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH của người nghèo.
1.4.1. Phương pháp định tính
Thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo dựa trên 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo) được dựa trên các nghiên cứu của Duvendack và cộng sự (2011) về bằng chứng tác động của TCVM trên hạnh phúc của người nghèo, Stewart và cộng sự (2010) về tác động của TCVM đối với người nghèo và Stewart và cộng sự (2012) về TDVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô có phục vụ cho tài chính hộ gia đình một cách hiệu quả. Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối với 4 chuyên gia trong lĩnh vực giảm nghèo và 6 nhóm khách hàng vay vốn ngân hàng CSXH.
1.4.2. Phương pháp định lượng
Thực hiện nghiên cứu bằng phân tích định lượng để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Luận án xây dựng 3 mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đến gia tăng thu nhập, đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH của người nghèo. Số liệu nghiên cứu được điều tra, khảo sát với mẫu đại biểu là 1.994 hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng CSXH.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc vận dụng kết quả triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ và việc xây dựng, kiểm định 3 mô hình nghiên cứu, luận án cho thấy tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo trong việc gia tăng thu nhập và sử dụng vốn vay hiệu quả (trả nợ vay đúng hạn). Đồng thời chỉ ra khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 1
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 2
- Bảng Tổng Hợp Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tác Động Của Tín Dụng Đối Với Người Nghèo
- Sự Khác Biệt Giữa Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Và Tín Dụng Ngân Hàng Thương Mại
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 6
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đóng góp thêm một số giải pháp khả thi cho việc tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH nhằm gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cho người nghèo.
1.6. Những điểm mới của luận án: Luận án có những điểm mới so với các nghiên cứu trước đây là:
(1) Luận án nghiên cứu tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện.
(2) Luận án xây dựng đồng thời 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo) để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
1.7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 6 chương.
Chương 1: Giới thiệu luận án tiến sĩ kinh tế với các nội dung như: Sự cần thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, những điểm mới và kết cấu luận án.
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo theo các chương trình giảm nghèo và theo các vấn để xã hội.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và mô hình nghiên cứu với các nội dung là: Giới thiệu về tín dụng ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng CSXH, lý thuyết về TDVM đối với người nghèo với các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, tác động của TDVM đối với người nghèo, mô hình nghiên cứu, kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người nghèo ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Chương 4: Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo với các nội dung như: Tổng quan về ngân hàng CSXH, thực trạng
nghèo đói và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam, thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
Chương 5: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo với các nội dung như: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và đánh giá chúng về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
Chương 6: Giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo với các nội dung như: Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng phát triển ngân hàng CSXH đến năm 2020 và các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã cho chúng ta thấy những nội dung của luận án tiến sĩ kinh tế như: sự cần thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, những điểm mới và kết cấu luận án.
Từ những nội dung trong chương 1, chúng ta đã thấy rõ mục tiêu nghiên cứu của luận án về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo ở Việt Nam, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu của việc nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và những điểm mới mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện.
Chương 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
Chương 1 đã giới thiệu cho chúng ta các nội dung chính của luận án tiến sĩ kinh tế. Để có cơ sở cho việc đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo, chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo trên thế giới và Việt Nam.
Thời gian gần đây, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác động của TCVM, TDVM đối với chương trình giảm nghèo và các vấn đề xã hội ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá vai trò của hệ thống TCVM, TDVM đối với giảm nghèo và chưa đánh giá cụ thể tác động của TDVM đối với người nghèo thể hiện qua việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo. Dưới đây là những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo theo các chương trình giảm nghèo và theo các vấn đề xã hội.
2.1. Theo các chương trình giảm nghèo
Thứ nhất, Imai và cộng sự (2002) thực hiện nghiên cứu về TCVM và nghèo đói: Một quan điểm vĩ mô. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu của 48 quốc gia đang phát triển vào thời điểm 2007 và được hồi quy theo mô hình OLS và 2SLS với các kết quả là: (1) Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tổng doanh số cho vay bình quân đầu người của các tổ chức TCVM (MFI), sự tiếp cận cộng đồng (số người vay tích cực) và chỉ số nghèo đói (FGI): Tổng doanh số cho vay bình quân đầu người tăng thì chỉ số nghèo đói giảm. (2) Phát triển tài chính mà đặc biệt là gia tăng tỷ trọng tín dụng có vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia vì nó giúp cho người dân, người nghèo gia tăng đầu tư và gia tăng thu nhập và khi chính
phủ của các quốc gia đang phát triển cung cấp nhiều tiền hơn cho các tổ chức TCVM thì tỷ lệ hộ nghèo của quốc gia đó giảm nhanh hơn. (3) Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp nhiều hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ TCVM và họ có cơ hội để gia tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo cho quốc gia và (4) Khi cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo thì tổ chức TCVM có một nền tảng tài chính bền vững mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu do khai thác được thị trường rộng lớn là những người nghèo, người có thu nhập thấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM (vay vốn tín dụng) và việc gia tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và (2) Không thực hiện nghiên cứu về khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất.
Thứ hai, Matin và Hulme (2003) thực hiện nghiên cứu về chương trình cho người nghèo nhất: Bài học từ chương trình phát triển cho nhóm dễ bị tổn thương (IGVGD) ở Bangladesh với các kết quả là: (1) Việc kết hợp giữa viện trợ lương thực và đào tạo kỹ năng, cung cấp dịch vụ TCVM đã giúp gia tăng thu nhập cho những người nghèo dễ bị tổn thương và giúp giảm nghèo hiệu quả. (2) Có nhiều mức độ nghèo khó khác nhau do đó các tổ chức TCVM cần phải có các hình thức hỗ trợ cho người nghèo khác nhau như: tài trợ, cho vay, chăm sóc sức khỏe cơ bản, … (3) Những người nghèo nhất ở Bangladesh thường không có khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM do đó họ phải vay mượn từ các tổ chức bên ngoài với lãi suất cao, thời gian cho vay ngắn, … vì vậy khó khăn trong việc đầu tư SXKD dẫn đến khó gia tăng thu nhập và trả nợ.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa làm rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng các dịch vụ TCVM và việc gia tăng thu nhập cho người nghèo và (2) Chưa đánh giá việc trả nợ của người nghèo sau sử dụng vốn từ các tổ chức TCVM và gia tăng thu nhập.
Thứ ba, Uganda Ministry of Finance, Planning and Economic Development (2004) thực hiện nghiên cứu về kế hoạch hành động giảm nghèo ở Uganda với các kết quả là: (1) Chính phủ Uganda đã đẩy mạnh thực hiện giảm nghèo bằng việc thực hiện
kế hoạch hành động chống đói nghèo và kế hoạch này đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói từ 56% vào năm 1992 xuống còn 38% vào năm 2003. Kế hoạch này đã giải quyết các thách thức trọng điểm của nghèo đói ở Uganda bằng việc tăng năng suất lao động nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình. (2) Đất nước Uganda trong giai đoạn đó phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: tình hình bất ổn định của thị trường thế giới, tốc độ tăng trưởng dân số cao, bệnh tật liên quan đến HIV/AIDS ngày càng gia tăng, bất bình đẳng giới, … (3) Người nghèo chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và làm công ăn lương do đó thu nhập của họ cũng chủ yếu từ nông nghiệp và làm thuê vì vậy phải đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ TCVM cho các đối tượng này. (4) Người nghèo ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ công. (5) Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ TCVM, chính phủ Uganda còn phải có các hành động khác như: trao quyền kinh tế cho phụ nữ, tăng cường quyền sở hữu đất của phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của nam giới trong phòng, chăm sóc HIV/AIDS, …
Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Nghiên cứu chưa giới thiệu các dịch vụ từ các tổ chức TCVM của chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ để người nghèo có thể tiếp cận và gia tăng thu nhập góp phần giảm nghèo cho quốc gia và (2) Nghiên cứu không đề cập đến việc tiết kiệm của người nghèo. Trong cuộc sống, người nghèo cũng cần phải tiết kiệm để mở rộng quy mô đầu tư từ đó gia tăng thu nhập.
Thứ tư, Khandker SR (2005) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCVM và giảm nghèo bằng việc sử dụng dữ liệu bảng được điều tra đối với 1.798 hộ gia đình tại 87 ngôi làng của Bangladesh trong giai đoạn 1991/92 và 2.599 hộ gia đình trong giai đoạn 1998/99 (bao gồm cả các hộ trong giai đoạn 1991/92) với kết quả là: (1) TCVM được thành lập và phát triển mạnh mẽ ở Bangladesh vào năm 1980 và hiện nay là quốc gia có hệ thống TCVM phát triển rộng nhất thế giới. Các tổ chức TCVM phi chính phủ và ngân hàng Grameen chiếm 86% thị phần của thị trường TCVM và hệ thống ngân hàng thương mại chỉ chiếm 14%. (2) TCVM cung cấp các dịch vụ quy mô nhỏ (tín dụng và tiết kiệm) để hỗ trợ chủ yếu cho người nghèo, phụ nữ nghèo và các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài cung cấp tài chính, hệ thống TCVM còn giúp đào tạo kỹ năng sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. (3) Mức cho vay có vai trò quyết định
đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo bên cạnh các yếu tố gia đình và cá nhân như: đất đai, giáo dục, giới tính, … Những người có trình độ học vấn thấp và ít đất đai thường có nhu cầu vay vốn cao hơn. (4) Hệ thống TCVM ở Bangladesh thực hiện cho vay thông qua nhóm với những món vay nhỏ nhưng lãi suất và chi phí giao dịch cao nhằm duy trì kỷ luật tín dụng giữa các thành viên trong nhóm. (5) Bên cạnh mục tiêu giúp người nghèo gia tăng thu nhập và thoát nghèo, hệ thống TCVM ở Bangladesh còn thúc đẩy đầu tư vào vốn nhân lực (học tập), nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, cải thiện phúc lợi hộ gia đình, tăng tiêu dùng và tăng tích lũy tài sản và (6) TCVM không chỉ mang lại lợi ích cho người tham gia chương trình mà còn mang lại lợi ích cho cả người không tham gia chương trình thông qua việc tăng trưởng thu nhập ở địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM của người nghèo và (3) Chưa đánh giá vai trò của vay vốn tín dụng để gia tăng thu nhập bên cạnh các yếu tố khác.
Thứ năm, Ledgerwood và White (2006) thực hiện nghiên cứu về việc chuyển đổi các tổ chức TCVM: Cung cấp cho người nghèo đầy đủ các dịch vụ tài chính với kết quả là: (1) Việc chuyển đổi các tổ chức TCVM (sáp nhập các tổ chức phi lợi nhuận vào tổ chức TCVM) nhằm đa dạng hoá các sản phẩm TCVM, các loại hình cung cấp dịch vụ TCVM, cải thiện hệ thống phân phối, … và quan trọng nhất là cung cấp dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho người nghèo giúp người nghèo có thể gửi tiết kiệm và thanh toán các dịch vụ ngoài các khoản vay tín dụng. Hoạt động này đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia như: Bolivia, Keynea, Uganda, Mông Cổ và một số quốc gia khác, … (2) Việc sáp nhập các tổ chức phi lợi nhuận vào tổ chức TCVM giúp hàng triệu hộ gia đình nghèo trên thế giới có cơ hội tiếp cận các dịch vụ mà các tổ chức này cung cấp, giúp người nghèo tiếp cận được vốn vay, mở rộng quy mô đầu tư và gia tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. (3) Việc gửi tiền tiết kiệm là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của bất kỳ hộ gia đình nghèo nào, góp phần cho việc gia tăng cơ hội đầu tư và gia tăng thu nhập. Việc gửi tiền tiết kiệm là con đường
để các hộ gia đình thoát nghèo nhanh và (4) Việc chuyển đổi giúp các tổ chức TCVM tiếp cận, thu hút được lượng khách hàng đông đảo là người nghèo, người có thu nhập thấp từ đó chiếm lĩnh được thị phần và có sự ổn định về tài chính.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Nghiên cứu chưa chỉ ra mối quan hệ giữa cung cấp dịch vụ tài chính của các tổ chức TCVM chuyển đổi với việc gia tăng thu nhập của người nghèo, góp phần thực hiện giảm nghèo và (2) Nghiên cứu chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc vay vốn, gửi tiết kiệm và gia tăng thu nhập của người nghèo.
Thứ sáu, Nguyen VC (2008) thực hiện nghiên cứu về chương trình TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự chống đói nghèo: Bằng chứng của Việt Nam bằng việc thực hiện nghiên cứu định lượng (các công cụ hồi quy) với dữ liệu được lấy từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) vào năm 2002 và 2004 (năm 2002: 30.000 hộ gia đình tại 61 tỉnh, năm 2004: 9.000 hộ gia đình). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) TDVM là công cụ quan trọng để thúc đẩy sản xuất, gia tăng thu nhập (chủ yếu trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) và tiêu dùng, cải thiện phúc lợi cho hộ nghèo, giảm mức độ nghèo đói, giảm khoảng cách chênh lệch nghèo đói, bất bình đẳng. (2) Năm 2002, chính phủ thành lập ngân hàng CSXH để cung cấp TDVM với lãi suất thấp và không phải thế chấp tài sản cho người nghèo vì người nghèo thường không có tài sản thế chấp do đó rất khó để tiếp cận thị trường tín dụng chính thức (năm 2004, chỉ có 12% hộ gia đình nghèo ở nông thôn được tham gia vay vốn). (3) Người nghèo là những người thiếu vốn và tài sản và người nghèo ở Việt Nam bắt đầu được cung cấp TDVM từ năm 1995 bởi ngân hàng phục vụ người nghèo là một bộ phận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. (4) Từ việc chính phủ cung cấp TCVM mà tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58,1% vào năm 1993 xuống 37,4% vào năm 1998 và 19,5% vào năm 2004.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy tác động của TDVM đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa đề xuất các giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận TDVM của người nghèo vì tỷ lệ người nghèo ở nông thôn tiếp cận TDVM rất thấp