Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 6


gia tăng sự tiếp cận với tín dụng của người nghèo, trợ giúp bổ sung để thực hiện các đầu tư lợi nhuận cao và gia tăng thu nhập.

(2) Theo dõi các khoản đầu tư và áp dụng việc quản lý tổ chức sau khi cung cấp tài chính: Việc theo dõi các khoản đầu tư là thử thách chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức khi phục vụ cho người nghèo vì chi phí cho việc theo dõi các khoản nợ cá nhân tương đối cao. Hệ thống tài chính chính thức có thể tạo ra thông tin tốt cho cá nhân vì các ngân hàng chính thức thường bảo vệ bí mật thông tin, khoản vay và theo dõi các khoản đầu tư của khách hàng. Những cơ quan chính thức này có thể cho vay với các điều kiện ưu tiên hơn chẳng hạn như: lãi suất thấp hơn, ít trung gian hơn, … nhằm tạo hiệu quả cao đặc biệt đối với việc gia tăng thu nhập.

(3) Tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, đa dạng hóa và quản lý rủi ro: Từ quan điểm quản lý rủi ro, các ngân hàng chú trọng quản lý các khoản đầu tư có rủi ro hơn những người cho vay không chính thức. Các ngân hàng cho vay nhiều dự án vì vậy họ lựa chọn để cung cấp tín dụng ở những thời điểm hợp lý so với người cho vay không chính thức.

Các cơ hội tham gia tín dụng và gửi tiền tiết kiệm ở hệ thống tài chính chính thức có thể trợ giúp người nghèo trong việc hạn chế rủi ro và giải quyết thu nhập không ổn định của họ. Việc tiếp cận tín dụng cho phép giải quyết tiêu dùng bằng cách giúp người nghèo vượt qua các cú sốc tiêu cực với thu nhập thông qua việc vay vốn. Việc người nghèo được cung cấp vốn có thể tăng thu nhập bằng nhiều kênh, bao gồm việc ngăn chặn bán tài sản vì lợi nhuận cao.

(4) Huy động và tạo quỹ tiết kiệm: Các tiện ích tiền gửi tiết kiệm có thể giúp người nghèo trực tiếp thực hiện đầu tư vốn nhằm tạo thu nhập với lợi nhuận cao vì các dịch vụ tiết kiệm cung cấp phương tiện để tài trợ cho những khoản đầu tư này. Hơn nữa, các tiện ích tiết kiệm được bảo mật do đó giúp huy động tiết kiệm dễ dàng hơn.

(5) Làm cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ dễ dàng hơn: Các dịch vụ thanh toán, đặc biệt số tiền được chuyển, tạo khả năng cho người nghèo để tìm kiếm công việc với mức lương cao hơn và chuyển tiền về nhà. Các kênh thanh toán chính thống với chi phí giao dịch thấp về thực chất đã gia tăng số lần chuyển tiền và số tiền được chuyển do đó giúp giảm chi tiêu và cũng có thể gia tăng số tiền tiết kiệm. Các dịch vụ


thanh toán cũng có thể giảm bớt chi phí giao dịch và cho phép trao đổi hàng hóa, dịch vụ quan trọng nhằm gia tăng thu nhập

Thứ hai, Nguyen TTN (2014) nghiên cứu lý thuyết về việc tạo cơ chế thúc đẩy TCVM phát triển cho rằng các dịch vụ TCVM tác động tích cực đến gia tăng thu nhập hộ gia đình, là cánh cửa thoát nghèo, giúp tạo dựng tài sản, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, cơ hội đầu tư cho giáo dục nhiều hơn và tăng quyền cho phụ nữ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

(1) Người nghèo khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM như: tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm hay chuyển tiền vì các tổ chức TCVM cho rằng người nghèo thuộc nhóm đối tượng không có tài sản đảm bảo, thu nhập lại bấp bênh nên cho họ vay sẽ gặp rủi ro trong thu hồi vốn. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo rất tốn kém đặc biệt khi so sánh về quy mô dư nợ (chi phí cho khoản vay 100 USD và khoản vay 3.000 USD là tương đương nhau).

(2) Người nghèo cần được tiếp cận với hàng loạt các dịch vụ TCVM chứ không chỉ riêng tín dụng. Họ cần các dịch vụ tiền gửi an toàn, thuận tiện cho phép duy trì số dư nhỏ, dễ dàng tiến hành những giao dịch nhỏ.

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 6

(3) Dịch vụ TCVM giúp gia tăng thu nhập cho hộ gia đình: Hiện nay, tổ chức TCVM cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, … giúp người nghèo tiến hành hoạt động SXKD nhằm tạo các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD và các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp như từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ, … Ngoài ra, các dịch vụ TCVM còn góp phần giúp người nghèo gia tăng thu nhập hộ gia đình bằng cách ngăn ngừa các rủi ro về kinh tế. Do thu nhập không hiển nhiên mà có do đó với các nguồn vốn vay (không tài sản thế chấp) là cơ sở, nền tảng để người nghèo lập kế hoạch đầu tư, mở rộng SXKD. Bên cạnh đó, các tổ chức TCVM luôn cung cấp vốn với các điều kiện thuận lợi để đồng vốn vay được người nghèo sử dụng một cách hiệu quả, thực hiện tích luỹ tài sản và tài sản cầm cố được bảo toàn nếu rủi ro xảy ra.

(4) TCVM là cánh cửa thoát nghèo cho nhiều người nghèo: Ở Việt Nam, trong các thập kỷ gần đây, đã có nhiều người nghèo không tạo được thu nhập vì không có tài sản thế chấp và không được tiếp cận với các dịch vụ TCVM và buộc phải vay ngoài với lãi suất rất cao. Chính vì vậy, các tổ chức cung cấp TCVM (ngân hàng


CSXH, hợp tác xã, quỹ tín dụng trung ương, các tổ chức TCVM, …) cung cấp dịch vụ: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác và các dịch vụ phi tài chính (phòng ngừa rủi ro, phổ biến kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường,

…) đã mở ra lối thoát để người nghèo thoát nghèo và phương thức này đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo người nghèo.

Ở Việt Nam, phần lớn người nghèo sống tại khu vực nông thôn với ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất lao động kém do đó không được tiếp cận với các dịch vụ TCVM vì vậy việc cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo của các tổ chức TCVM đã giúp họ thay đổi cuộc sống, thúc đẩy kinh tế gia đình, xã hội phát triển. Mặc dù vốn vay từ các tổ chức TCVM không lớn nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì được cung cấp đến tay người nghèo, đúng thời điểm cần thiết đã giúp họ đầu tư SXKD, tạo dựng tài sản, ổn định chỉ tiêu từ đó thoát khỏi nghèo đói mặc dù công việc này cần một thời gian dài.

(5) Dịch vụ TCVM giúp người nghèo tạo dựng tài sản, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và đầu tư nhiều hơn cho giáo dục: Nhờ gia tăng thu nhập, tài sản được tích lũy, có tiền tiết kiệm do đó người nghèo có thể vay được nguồn vốn lớn hơn để tái đầu tư mở rộng SXKD, sửa chữa nhà xưởng, thuê mướn thêm nhân công nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, …

Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm và có tài sản tích lũy sau khi sử dụng dịch vụ TCVM, người nghèo nay không còn phải chạy ăn từng bữa mà hoạt động này đã tồn tại trong thời gian dài, thay vào đó sẽ có những sinh kế dài hạn phục vụ cho tương lai: có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, thay đổi môi trường sống, thực hiện khám sức khoẻ thường xuyên để không phải tốn tiền khi bệnh nặng và có thể cho con cái tiếp cận các loại hình giáo dục khác nhau với thời gian dài hơn.

(6) Dịch vụ TCVM giúp gia tăng quyền hạn cho người phụ nữ: Trong rất nhiều chương trình TCVM, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng lý tưởng bởi vì họ là những người chịu khó lao động, biết dành dụm và trả nợ khoản vay đúng hạn hơn các đối tượng khác và trong nhiều hộ gia đình nghèo, phụ nữ là người kiếm tiền chính để nuôi sống gia đình. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, phụ nữ nghèo lại là đối tượng thường xuyên bị bạo hành. Tham gia chương trình của tổ chức TCVM, việc


được quản lý tiền, tiếp cận với tri thức dẫn tới nhiều lựa chọn hơn đã tạo điều kiện cho phụ nữ có quyền nhiều hơn trong việc phối hợp cùng chồng quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình và xã hội. Thông qua các hoạt động này, họ đã đóng góp đáng kể vào gia tăng thu nhập gia đình và hoạt động này giúp phụ nữ giành thêm sự tôn trọng từ phía chồng, con: có thể thoả thuận để chồng phụ giúp công việc gia đình, tránh các mâu thuẫn về tiền bạc và được mọi người kính trọng.

Thứ ba, Legerwood (1999) thực hiện nghiên cứu lý thuyết về ngân hàng bền vững cho người nghèo cho rằng vào năm 1995, trên thế giới có khoảng 500 triệu người hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ và hầu hết không có quyền tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tài chính. Các nhà thực hành TCVM và các nhà tài trợ phải chấp nhận quan điểm rằng để đáp ứng nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp có thu nhập thấp này phải thực hiện trong thời gian dài.

TCVM đã phát sinh vào những năm 1980, tuy nhiên vẫn chỉ là những nghi ngờ về kết quả việc phân phát, trợ cấp tín dụng cho nông dân nghèo. Trong những năm 1970, các cơ quan tài chính thuộc chính phủ là nguồn cung cấp tín dụng sản xuất chủ yếu cho những người mà trước đó không thể tiếp cận các cơ sở tín dụng do họ bị bắt buộc phải trả lãi suất cao quá mức. Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế giả định rằng người nghèo yêu cầu tín dụng với lãi suất thấp và coi đây là cách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bởi họ là các chủ đất nhỏ. Ngoài việc cung cấp tín dụng nông nghiệp, các nhà tài trợ thành lập các công đoàn tín dụng theo mô hình được xây dựng ở Đức vào năm 1864 với mục đích là dạy cho nông dân nghèo làm thế nào để tiết kiệm nhằm huy động tiết kiệm ở nông thôn.

Dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng, tuy nhiên cũng có một số tổ chức TCVM cung cấp bảo hiểm và dịch vụ thanh toán. TCVM phát triển khi nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhằm phục vụ lợi ích cho phụ nữ và đàn ông có thu nhập thấp.

Tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ tài chính thông qua việc hình thành các nhóm nhằm tạo sự tự tin, đào tạo kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cho các thành viên và tạo sự liên kết trong sản xuất, tạo thu nhập giữa các thành viên trong nhóm.


Các tổ chức TCVM có thể là các tổ chức phi chính phủ (NGOs), hợp tác xã tiết kiệm và cho vay, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng chính phủ, ngân hàng thương mại hoặc học viện tài chính. Khách hàng của tổ chức TCVM thường là doanh nghiệp nhỏ có thu nhập thấp ở cả thành thị và nông thôn, thương nhân, người bán hàng rong, nông dân sản xuất nhỏ với hoạt động SXKD có nguồn thu nhập không ổn định.

Giữa những năm 1980, các khoản trợ cấp từ các mô hình tín dụng được thực hiện bởi các nhà tài trợ bị chỉ trích là không ổn định vì thị trường yêu cầu các khoản vay lớn để doanh nghiệp liên tục hoạt động.

TCVM là bộ phận không thể tách rời của hệ thống tài chính tổng thể với việc chuyển từ giải ngân nhanh các khoản vay nhằm hướng tới dân số mục tiêu và xây dựng các tổ chức bền vững.

Các tổ chức phi chính phủ ở các địa phương đang bắt đầu tìm kiếm cách tiếp cận mới cho những người có thu nhập thấp, không ổn định như là phương pháp để phát triển cộng đồng như: ngân hàng Grameen (Bangladesh) là một mô hình về cho vay nhóm đối với những người không có đất sản xuất với hơn 2,4 triệu khách hàng (94% là phụ nữ) và bây giờ đã trở thành mô hình ở nhiều quốc gia; tổ chức ACCION International thực hiện cho vay các nhóm đoàn kết ở Mỹ Latin; tổ chức Fundacion Carvajal phát triển thành công hệ thống cung cấp tín dụng và đào tạo cho các doanh nhân ở doanh nghiệp nhỏ và ngân hàng nông thôn Rakyat ở Indonesia đã hình thành một hệ thống ưu đãi cho người đi vay (nông dân sản xuất nhỏ) với việc khen thưởng cho việc trả nợ vay đúng hạn hay dựa vào kết quả huy động tiết kiệm tự nguyện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ chức TCVM ngày càng phát triển và các dịch vụ TCVM tác động tích cực đến thu nhập và cuộc sống của người nghèo:

(1) Dịch vụ TCVM có thể giúp tạo thu nhập cho người nghèo, các doanh nghiệp nhỏ.

(2) Dịch vụ TCVM tạo sự bền vững về tài chính cho người nghèo thông qua việc giúp người nghèo được vay vốn, sử dụng các dịch vụ tài chính từ đó có sự tự chủ về tài chính.

(3) Dịch vụ TCVM giúp xây dựng hệ thống TCVM tiềm năng dựa trên hệ thống truyền thống bởi vì tổ chức TCVM hoạt động dựa trên hệ thống truyền thống


(các hiệp hội tiết kiệm và tín dụng quay vòng) tuy nhiên linh hoạt hơn với mức lãi suất thấp hơn. Điều này làm cho các dịch vụ TCVM hấp dẫn với một số lượng lớn khách hàng có thu nhập thấp.

(4) Các dịch vụ TCVM giúp củng cố và mở rộng hệ thống tài chính hiện có bằng cách mở rộng thị trường hoạt động bao gồm cả lĩnh vực tiết kiệm và tín dụng.

(5) Sự sẵn có của các sản phẩm tài chính là kết quả thử nghiệm và đổi mới tốt hơn vì nó đã giải quyết vấn đề thiếu tài sản thế chấp của người nghèo bằng cách tiếp cận và cho vay thông qua các nhóm, giải quyết được vấn đề trả nợ không đúng hạn bằng cách khuyến khích trả nợ đúng hạn để giải quyết cho vay các khoản lớn hơn.

Thứ tư, Moduch J và Haley B (2002) thực hiện nghiên cứu lý thuyết về tác động của TCVM trên giảm nghèo cho rằng từ những năm 1990, giảm nghèo đã trở thành đối tượng quan tâm chưa từng thấy của các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế. Gần đây, các mục tiêu Thiên niên kỷ cũng tập trung vào việc giảm nghèo cho những người sống với mức không dưới 1 USD/ngày.

Dịch vụ TCVM đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả để thực hiện giảm nghèo. Cũng giống như nhiều công cụ khác, các tổ chức TCVM hoạt động thành công do đã thâm nhập được vào các đối tượng nghèo của xã hội bởi vì người nghèo phần lớn là những người không có điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục cơ bản và không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ TCVM.

Nghiên cứu tập trung đánh giá từ các tài liệu liên quan về tác động của TCVM đối với việc gia tăng thu nhập và giảm nghèo bên cạnh việc sử dụng các công cụ như: công cụ đánh giá đói nghèo của CGAP, chỉ số Cashor Housing, công cụ xếp hạng của SEF, công cụ AIMS của USAID, … và cho thấy:

(1) Đánh giá việc gia tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo phải dựa vào mức vay trung bình và độ sâu của việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.

(2) Các tổ chức TCVM thể hiện sự đa dạng trong tiếp cận đối với dân số nghèo.

(3) Các tổ chức TCVM đã xác định mục tiêu rõ ràng cho việc giảm nghèo và việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã trở thành văn hóa của các tổ chức này. Việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của các tổ chức TCVM mang lại hiệu quả hơn nhiều so với thực hiện các mục tiêu tài chính khác.


(4) Ngoài việc giúp người nghèo gia tăng thu nhập, dịch vụ TCVM còn giúp họ giảm khả năng bị tổn thương.

(5) TCVM không phải dành cho tất cả mọi người vì không phải tất cả khách hàng tiềm năng đều có thể chịu đựng được nợ và kỹ năng, khả năng kinh doanh là cần thiết để điều hành một doanh nghiệp nhỏ thành công. Dịch vụ TCVM rất hiệu quả cho một nhóm khách hàng rộng lớn (gồm có những người đang sống với thu nhập ở nửa dưới chuẩn nghèo của các quốc gia, không có ruộng đất, hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bình quân thu nhập dưới 1 USD/ngày, …).

(6) Những chương trình TCVM được thiết kế tốt luôn tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo do nó luôn cố gắng để tiếp cận đến những đối tượng này thông qua việc thiết kế, cung cấp các sản phẩm thích hợp và có mục tiêu hoạt động rõ ràng. Đây cũng chính là cách thức tốt nhất để các tổ chức TCVM giữ được khách hàng của mình.

(7) TCVM đánh giá cao vai trò của tiết kiệm bên cạnh tín dụng. Tiết kiệm rất quan trọng vì nó là một trong số những nhu cầu của người nghèo và nó chống lại tính thời vụ của dòng tiền, thực hiện chức năng bảo hiểm tuy nhiên để người nghèo trở nên giàu có vẫn cần phải có tín dụng. Các tổ chức TCVM tập trung vào tiết kiệm nhiều hơn sẽ có hiệu quả hoạt động thấp hơn, tác động chậm đến việc giảm nghèo và khó đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ.

Thứ năm, Khandker SR (2003) nghiên cứu lý thuyết về TCVM và nghèo đói với bằng chứng từ việc sử dụng dữ liệu bảng tại Bangladesh với giả thuyết là tác động tổng thể của TCVM đối với đói nghèo trong một nền kinh tế tăng trưởng thấp là rất khiêm tốn hoặc không có. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của TCVM đối với nghèo đói (được quan sát thông qua những người đi vay) là việc gia tăng thu nhập trong ngắn hạn hoặc việc phân phối lại thu nhập.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu hộ gia đình được thu thập từ năm 1991/1992 và 1998/1999 ở Bangladesh. Nghiên cứu cho thấy những hộ có rất ít đất sản xuất hoặc trình độ giáo dục thấp thì tham gia nhiều hơn vào các chương trình TCVM. Bangladesh lúc đó được coi là quốc gia tiên phong của phong trào TCVM và là quốc gia hoạt động TCVM lớn nhất thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy:


(1) Dịch vụ TCVM chủ yếu là các giao dịch tiết kiệm và tín dụng quy mô nhỏ. TCVM chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhà sản xuất quy mô nhỏ. Người nghèo và đặc biệt là phụ nữ là đối tượng chủ yếu của các tổ chức TCVM ở nhiều quốc gia. Ngoài việc cung cấp tín dụng và tiết kiệm, TCVM còn hỗ trợ đào tạo kỹ năng sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động.

(2) Lợi ích từ các dịch vụ TCVM cho giảm nghèo có thể là rất nhỏ vì các giao dịch thường được thực hiện với khối lượng nhỏ do đó rất khó để có một tác động tổng thể bền vững đối với nghèo đói. Trong một nền kinh tế tăng trưởng thấp, số tiền vay của người nghèo có thể giúp cải thiện thu nhập hoặc phân phối lại thu nhập.

(3) Các dịch vụ TCVM được cung cấp dựa trên cho vay nhóm, không thế chấp tài sản và thực hiện huy động tiết kiệm với số tiền nhỏ. Mặc dù số tiền vay nhỏ nhưng chi phí giao dịch thường rất cao để giữ vững nguyên tắc tín dụng và giám sát hành vi của người đi vay thông qua nhóm.

(4) Dịch vụ TCVM rất quan trọng đối với người nghèo vì nó đã giúp nâng cao thu nhập bình quân đầu người và giúp những người tham gia các chương trình TCVM thoát khỏi cảnh nghèo đói nhanh.

(5) Phúc lợi của TCVM tác động tích cực đến các hộ gia đình kể cả những người không tham gia vào các dịch vụ TCVM: TCVM giúp người nghèo gia tăng thu nhập từ đó góp phần gia tăng thu nhập của địa phương. Khi địa phương có nguồn thu nhập thì có thể gia tăng phúc lợi cho nhân dân.

3.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

Thứ nhất, Pande và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ ngân hàng chính thức có làm tăng thu nhập cho họ hay không tại 152 quốc gia, vùng lãnh thổ có thu nhập thấp, trung bình. Nghiên cứu tập trung đánh giá sự tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức trên các phương diện: tín dụng, tiết kiệm và thanh toán chính thức và sự tiếp cận này đã mang lại kết quả cho nhiều hộ gia đình trên các lĩnh vực: thu nhập, đầu tư, tích luỹ tài sản, tiêu dùng, giảm nghèo đói và phúc lợi.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc sử dụng 226 bài báo liên quan (từ

10.274 trích dẫn ban đầu) từ cơ sở dữ liệu điện tử, tạp chí, trang web của các ngân

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí