Ý Nghĩa Việc Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Đối Với Người Nghèo


(2) TDVM cung cấp nguồn vốn với lãi suất thấp cho người nghèo bên cạnh việc được chính quyền địa phương, các ngành tổ chức dạy nghề, tập huấn khuyến nông - lâm - ngư do đó người nghèo sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

(3) TDVM được cung cấp rộng rãi đến người nghèo và các ĐTCS khác trong xã hội do đó không ngừng giúp người nghèo và các ĐTCS khác gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

(4) TDVM cung cấp đồng vốn để người nghèo tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho nhiều lao động chưa có việc làm.

(5) TDVM góp phần nâng cao trình độ dân trí của người nghèo và cải thiện môi trường sống ở khu vực nông thôn.

(6) TDVM tạo lập ý chí tự lực vươn lên cho người nghèo: Khi người nghèo nhận được đồng vốn TDVM, họ cảm nhận được sự quan tâm của xã hội, cộng đồng đối với mình do đó họ sẽ phấn đấu vươn lên thoát nghèo từ chính đồng vốn đó để không thua kém người khác, dễ hoà nhập với cộng đồng vì vậy bản thân họ sẽ hình thành cho mình ý chí tự lực vươn lên.

(7) TDVM kết hợp cùng các chính sách, chương trình khác góp phần giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo: TDVM cung cấp nguồn vốn, các chương trình, chính sách khác dạy nghề, tập huấn khuyến nông - lâm – ngư, trang bị kiến thức làm ăn, … vì vậy họ sẽ tự tin trong SXKD, trong cuộc sống và việc thoát nghèo của họ sẽ được bền vững, không tái nghèo.

3.5. Mô hình nghiên cứu

Luận án thực hiện đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua 3 mô hình nghiên cứu là: Đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.

Mô hình đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Mai THĐ (2016), Nguyen VC (2008) và các nghiên cứu trước. Xây dựng mô hình này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến việc gia tăng thu nhập của người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.


nghèo ở Việt Nam. Mô hình có sự kế thừa một số biến từ nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012) , Mai THĐ (2016), Nguyen VC (2008) và các nghiên cứu trước đó, đồng thời giới thiệu thêm một số biến mới. Mô hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (thunhaptangthem) và 13 biến độc lập là:

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 8

(1) vaynganhang: Các nghiên cứu đều cho rằng việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH sẽ tạo động lực, nguồn vốn để người nghèo đầu tư vào sản xuất kinh doanh (SXKD) và có cơ hội gia tăng thu nhập.

(2) laisuatuudai: Với ưu đãi của chính phủ và các chính sách tín dụng của ngân hàng CSXH, được vay vốn với lãi suất thấp sẽ không tạo áp lực cho người nghèo đối với việc SXKD và việc trả nợ vì vậy thu nhập có khả năng gia tăng.

(3) vonduan: Vốn dự án tăng, giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập tăng thêm của người đầu tư. Khi được vay vốn từ ngân hàng CSXH thì sẽ làm cho tổng vốn đầu tư dự án tăng lên. Khi số vốn tham gia dự án lớn thì người nghèo có cơ hội lựa chọn phương án SXKD phù hợp vì vậy thu nhập có khả năng gia tăng.

(4) vontuco: Thể hiện tiềm lực tài chính của người nghèo, tác động đến thu nhập tăng thêm. Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết kiệm, có số vốn tích lũy do đó họ sẽ tự tin, chủ động trong SXKD vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.

(5) mucdichsudungvon: Sử dụng vốn đúng mục đích thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay tác động gia tăng thu nhập. Việc đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo gia tăng thu nhập?

(6) tietkiem: Là năng lực tài chính của người nghèo, tiết kiệm cho đầu tư sẽ gia tăng thu nhập. Số tiền tiết kiệm được nhiều sẽ bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư dự án vì vậy khả năng gia tăng thu nhập của người nghèo cao.

(7) dotuoi: Là sức lao động, quyết định hiệu quả lao động và thu nhập của người nghèo. Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động do đó việc gia tăng thu nhập của họ sẽ dễ dàng.

(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.


(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao hơn.

(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có nhiều sức lao động vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.

(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì có ít sức lao động vì vậy khả năng gia tăng thu nhập thấp.

(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì sẽ biết cách thức lựa chọn dự án, đầu tư SXKD hợp lý vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.

(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thấp hay tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.

Mô hình đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến hiệu quả sử dụng vốn (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Legerwood (1999) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay của người nghèo có đúng hạn hay không sau quá trình vay và sử dụng vốn. Đây là mô hình đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (tranodunghan) và 13 biến độc lập là:

(1) vaynganhang: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH để đầu tư vào SXKD nhằm gia tăng thu nhập sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.

(2) laisuatuudai: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi để thực hiện dự án SXKD sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.

(3) vonduan: Số vốn thực hiện dự án lớn, dự án có hiệu quả sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.

(4) vontuco: Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết kiệm, có số vốn tích lũy do đó sẽ trả nợ đúng hạn.

(5) mucdichsudungvon: Đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo trả nợ đúng hạn.


(6) tietkiem: Số tiền gửi tiết kiệm nhiều chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết kiệm, thực hiện dự án có hiệu quả vả sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(7) dotuoi: Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động do đó việc thực hiện dự án sẽ thuận lợi và sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số do đó việc thực hiện dự án SXKD sẽ thuận lợi hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có nhiều sức lao động do đó việc thực hiện thực hiện dự án SXKD sẽ thuận lợi hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.

(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì việc thực hiện dự án SXKD sẽ gặp nhiều khó khăn do đó sẽ không trả nợ vay đúng hạn.

(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì sẽ biết cách thức lựa chọn dự án, đầu tư SXKD hợp lý do đó dự án sẽ có hiệu quả và sẽ trả nợ đúng hạn.

(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thực hiện dự án thấp vì vậy dự án sẽ có hiệu quả hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.

Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Nguyen TTN (2014) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (khanangtiepcan) và 9 biến độc lập là:

(1) tuyentruyen: Việc được tuyên truyền, giáo dục nhiều các chủ trương, chính sách về tín dụng sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

(2) sansanggiupdo: Việc nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội, các ngành chuyên môn sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

(3) thutucvayvon: Thủ tục vay vốn đơn giản, gọn sẽ làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo.


(4) trinhdo: Người nghèo có trình độ học vấn sẽ dễ tiếp cận các chủ trương, chính sách về tín dụng vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cao.

(5) xaydungphuongan: Việc xây dựng phương án nhanh chóng, hiệu quả sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy sẽ gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của họ.

(6) binhxetchovay: Việc bình xét cho vay nhanh chóng, cụ thể sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của họ.

(7) thaidophucvu: Thái độc phục vụ của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn tốt sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ cao.

(8) chiphikhac: Không có các chi phí tiêu cực sẽ giúp người nghèo thuận lợi trong vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của họ.

(9) nguonvonhanche: Nguồn vốn cho vay dồi dào sẽ giúp người nghèo thuận lợi trong vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của họ.

3.6. Ý nghĩa việc tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo

Qua các giai đoạn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng CSXH vẫn được xem là công cụ chủ lực trong thực hiện chương trình. Bênh cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng tăng, khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo có xu hướng giãn ra, nhiều người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, … chưa được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của nhà nước và phải vay từ các hình thức cho vay nặng lãi do đó cần tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH cho người nghèo.

Theo đánh giá của chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp thì tín dụng ngân hàng CSXH bên cạnh các chương trình, chính sách khác đã không ngừng giúp người nghèo gia tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và góp phần cho Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hiệp quốc.


3.7. Kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người nghèo ở một số quốc gia trên thế giới

Bangladesh và Nam Phi là những quốc gia nghèo và có kết quả giảm nghèo nhanh nhờ được chính phủ cung cấp các dịch vụ TCVM, đặc biệt là TDVM. Bên cạnh đó Bangladesh, Nam Phi và Hà Lan là nhưng quốc gia có hệ thống ngân hàng chuyên phục vụ cho người nghèo mà mô hình tổ chức và phương thức hoạt động tương đồng với hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Từ những đặc điểm như vậy cho nên những kinh nghiệm tăng cường TDVM của các quốc gia này hoàn toàn có thể vận dụng có hiệu quả ở Việt Nam.

3.7.1. Kinh nghiệm của Bangladesh

Bangladesh là một quốc gia nghèo với năng suất lao động thấp và thuộc nhóm nước nghèo nhất thế giới. Năm 2000, Bangladesh có 63 triệu người nghèo thì đến năm 2010 chỉ còn 47 triệu người; trong vòng 10 năm (2000 - 2010) đã giảm 26% số người nghèo và bình quân trong 5 năm đầu (2000-2005), mỗi năm giảm 1,8% và 5 năm sau (2005-2010), mỗi năm giảm 1,7%.

Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, ở nông thôn Bangladesh hầu như không có tổ chức tín dụng nào hoạt động. Năm 1976, Muhammad Yunus (Người đoạt giải Nobel hoà bình năm 2006) là giáo sư Đại học kinh tế Bangladesh đã thành lập ngân hàng Grameen – ngân hàng chống đói nghèo của nông dân Bangladesh với số vốn ban đầu chỉ có 28 USD. Với hệ thống tổ chức và quy chế cho vay của mình, Grameen đã giúp đất nước Bangladesh giảm nghèo nhanh và bền vững.

* Hệ thống tổ chức của ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng trung ương. Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng. Hơn 1.000 chi nhánh ở khu vực nông thôn. Ở mỗi làng có trung tâm tín dụng do các thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý (một thành viên làm trưởng trung tâm tín dụng). Mỗi trung tâm tín dụng có ít nhất 10 tổ tín dụng – mỗi tổ tín dụng có 5 thành viên (trong đó một thành viên được bầu làm Tổ trưởng).

* Điều kiện vay vốn:

(1) Khi vay vốn, nông dân không phải thế chấp tài sản và thủ tục pháp lý hết sức đơn giản nhưng phải là thành viên của ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong Tổ


tín dụng. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên 1 lần và trong cuộc họp này mỗi thành viên phải gửi 1 taka (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản của mình tại chi nhánh ngân hàng Grameen.

(2) Khi vay vốn, người vay phải nộp một khoản lệ phí dựa trên số tiền vay để hình thành quỹ của tổ tín dụng.

* Quy chế cho vay: Đầu tiên là 2 thành viên trong tổ tín dụng được vay vốn, khi 2 thành viên này trả nợ xong thì 2 thành viên khác được vay, tổ trưởng tổ tín dụng là người được vay sau cùng. Khi tổ trưởng trả nợ xong thì lại có 2 thành viên khác được vay và quy chế này cứ thế được lặp đi lặp lại.

Bên trong các Trung tâm tín dụng có các cửa hàng bán tư liệu sản xuất nông nghiệp, chuyên bán các mặt hàng như: nông cụ, giống cây trồng, phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, … vừa thuận tiện cho người sử dụng vốn vừa giám sát việc sử dụng vốn của người vay.

Qua việc tăng cường TDVM đối với người nghèo của Bangladesh, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm là:

(1) Giám sát việc sử dụng vốn được ngân hàng Grameen giao cho chính các thành viên vay vốn. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về các mặt như: việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không? Trả nợ có đúng hạn hay không? Gửi tiền tiết kiệm có đúng quy định hay không? Có nộp lệ phí để hình thành quỹ của Tổ tín dụng hay không? …

(2) Khi vay vốn, người vay phải nộp một khoản lệ phí để hình thành quỹ của Tổ tín dụng, trong đó một phần được trích lập quỹ dự phòng rủi ro và gửi vào chi nhánh ngân hàng Grameen. Khi một thành viên không còn khả năng trả nợ thì Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro này để trả nợ thay cho thành viên của mình. Do đó, nếu có rủi ro xảy ra thì ngân hàng Grameen vẫn bảo toàn được đồng vốn của mình.

(3) Nguồn vốn huy động rất bền vững do họ chú trọng đến những món tiền nhỏ (hàng tuần, mỗi thành viên phải gửi vào tài khoản của mình 1 taka, tức là 4 taka/tháng). Khi lượng khách hàng thu hút được ngày càng đông thì số dư huy động vốn của ngân hàng ngày càng lớn.

(4) Đa dạng hoá các hình thức cho vay với 4 hình thức chủ yếu là:


Cho vay tổng thể: Phục vụ cho hộ gia đình nhằm giúp họ tạo ra lợi tức và làm chủ hoạt động SXKD của gia đình.

Cho vay liên hợp: Thực hiện cho vay cả nhóm để có số vốn lớn và thực hiện hoạt động kinh doanh chung.

Cho vay xây cất nhà: Thực hiện cho vay để sửa chữa, xây mới nhà ở và chỉ áp dụng cho các trường hợp mà trước đó thiết lập được mối quan hệ tín dụng tốt.

Cho vay kỹ thuật: Thực hiện cho vay để mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cấp, cải tiến kỹ thuật sản xuất, mở rộng nhà xưởng sản xuất, …

(Nguồn: www.grameen.com)

3.7.2. Kinh nghiệm của Nam Phi

Nam Phi là một nước có hơn nửa số dân sống dưới mức nghèo khổ, khoảng 73% dân số có mức thu nhập dưới 650USD/năm do đó họ không thể hoặc rất khó tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng vì vậy chính phủ Nam Phi đã giao nhiệm vụ cho các tổ chức tài chính giải quyết vấn đề này. Một trong những chương trình đáng chú ý để giải quyết vấn đề này là kế hoạch E (E-plan) do Standard Bank – một trong những ngân hàng lớn của Nam Phi tiến hành.

Nội dung của Kế hoạch E là: Standard Bank đưa ra một hình thức tổ chức giao dịch với tên gọi là E-Bank, chuyên phục vụ người có thu nhập thấp ở đô thị. Một số dịch vụ tài chính cần thiết được cung cấp thông qua các máy rút tiền tự động (ATM). E-Bank cung cấp 1 tài khoản tiết kiệm sử dụng thẻ truy cập cho phép người sở hữu tài khoản có thể sử dụng các dịch vụ như: gửi, rút tiền nhiều nơi, thanh toán cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, … Số dư tối thiểu trên tài khoản được ấn định rất thấp, phù hợp với những người có thu nhập thấp và họ được hưởng mức lãi suất 2%/năm đối với những người sử dụng còn duy trì số dư trên mức 250 rand (đơn vị tiền tệ Nam Phi, khoảng 50 USD). Ngoài ra, E-Bank còn đưa ra mức lãi suất thưởng 3%/năm cho những chủ tài khoản duy trì số dư tối thiểu 250 rand trong thời gian trên 6 tháng. Những khách hàng sử dụng thường xuyên dịch vụ này nếu thường xuyên tiết kiệm và duy trì số dư trên mức quy định tối thiểu thì ngoài việc hưởng mức lãi suất ưu đãi còn được tham gia rút thăm trúng thưởng vào dịp cuối năm.

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí