Bảng Tổng Hợp Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tác Động Của Tín Dụng Đối Với Người Nghèo


(Năm 2004, tỷ lệ này chỉ có 12%) và (3) Chưa đánh giá việc trả nợ của người nghèo đề từ đó đánh giá hoạt động của ngân hàng CSXH.

Thứ bảy, Stewart và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TCVM đối với người nghèo với dữ liệu được lấy từ 24 tổ chức ở châu Phi (vùng cận Sahara). Kết quả là: (1) TCVM nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người nghèo, người có thu nhập thấp mà ít có cơ hội tham gia các dịch vụ tài chính chính thức. Hiện nay, ngoài việc cung cấp các khoản vay nhỏ, TCVM còn thực hiện huy động tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán, chuyển tiền, … (2) Kể từ sau năm 1970, việc cung cấp các dịch vụ TCVM được coi như là một chính sách phát triển quan trọng, một công cụ để thực hiện giảm nghèo, là công cụ để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), tạo điều kiện cho người nghèo đầu tư vào tương lai nhằm mang lại cho mình những cơ hội thoát nghèo; TDVM và tiết kiệm vi mô có tác động tích cực đến mức độ tiết kiệm, tích lũy của cải của người nghèo bên cạnh việc tác động tích cực đến sức khỏe, an ninh lương thực, giáo dục và dinh dưỡng, việc trao quyền cho phu nữ, … và TCVM không phải lúc nào cũng hiệu quả do một số người nghèo có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn thay vì đầu tư cho tương lai do đó thất bại trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, ... (3) TDVM tác động tích cực đến việc tiết kiệm của người nghèo bên cạnh việc gia tăng chi tiêu và tích lũy tài sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa TDVM, tiết kiệm vi mô và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn TDVM của người nghèo.

Thứ tám, Ikenna và Ofoegbu (2013) thực hiện nghiên cứu về nghèo đói ở khu vực nông thôn Nigeria và vai trò của TCVM với các kết quả là: (1) Nigeria là quốc gia có tỷ lệ người nghèo rất cao, khoảng 69,4% dân số (112 người nghèo/163 triệu dân). Theo dự báo của cục thống kê quốc gia, tỷ lệ này sẽ tăng rất cao nếu các chương trình can thiệp chống đói nghèo và giải quyết việc làm của chính phủ không tiếp cận đến các đối tượng này. (2) Để phát triển kinh tế quốc gia, Nigeria đã tập trung vào việc xây dựng một mô hình xã hội với kinh tế phát triển bằng việc thành lập hàng loạt các ngân hàng: nhân dân, cộng đồng, tập đoàn bảo hiểm nông nghiệp, … xây dựng các


chương trình, chính sách: tăng cường kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, kế hoạch giải quyết nông nghiệp, cơ quan phát triển lưu vực sông, đề án trồng rừng, …nhằm mục đích đẩy mạnh cung ứng vốn và giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. (3) Phần lớn người nghèo ở nông thôn Nigeria là những người không biết chữ do đó không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn TDVM chính thức vì vậy phải dạy chữ cho họ đồng thời mở nhiều chi nhánh ngân hàng ở nông thôn nhằm cung cấp tín dụng với lãi suất thấp. (4) Các khoản vay từ TDVM được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp giảm nghèo tốt hơn và việc cung cấp TDVM sẽ thúc đẩy kinh doanh, gia tăng thu nhập, tăng tiết kiệm và giảm nghèo. (5) Các dịch vụ TCVM đã đảm bảo khả năng sinh lời cho các dự án đầu tư và tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo, giúp cải thiện phúc lợi hộ gia đình ở nông thôn Nigeria và góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo quốc gia. (6) Quy mô hộ gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc gia tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo và (7) TCVM từ các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ có tác động đáng kể đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo và cải thiện phúc lợi hộ gia đình , … do đó phải khuyến khích các hoạt động xã hội tổng thể, cải thiện việc học tập và giúp lập kế hoạch tài chính gia đình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đề cập đến việc tiết kiệm của người nghèo bên cạnh việc vay vốn TDVM để gia tăng thu nhập.

Thứ chin, Duong HA và Nghiem HS (2014) thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng về tác động của TCVM trên giảm nghèo ở Việt Nam với dữ liệu từ khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) giai đoạn 1992-2010, cỡ mẫu 15.000 hộ gia đình tại 300 xã. Kết quả là: (1) TCVM là công cụ hiệu quả để thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam và TDVM tác động tích cực đến thu nhập của người nghèo: Các hộ vay vốn khoản vay lớn thì có thu nhập và mức tiêu dùng cao hơn những người vay các khoản vay nhỏ. (2) Giá trị các khoản vay và khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM tác động tích cực đến gia tăng thu nhập và tiêu dùng của người trưởng thành: Khi mức vay tăng 1% thì thu nhập tăng 0,15% và tiêu dùng tăng 0,23%. (3) Sử dụng dịch vụ TCVM thì các hộ gia đình sống ở khu vực thành thị có thu nhập cao hơn và tiêu dùng


nhiều hơn người dân nông thôn và số tiền cho vay liên quan đến giảm xác suất nghèo khó của mỗi hộ gia đình: số tiền cho vay tăng thêm 2.700 đồng thì xác suất nghèo khó giảm 0,11% và (4) Yếu tố dân tộc tác động khác nhau đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo: Dân tộc Kinh hoặc người Hoa thì gia tăng thu nhập tốt hơn những dân tộc ít người khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM của người nghèo.

Thứ mười, Okezie và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu về tác động hệ thống TCVM đối với việc giảm nghèo đói ở Nigeria: Kinh nghiệm của bang Imo. Nghiên cứu được thực hiện tại 3 vùng của bang Imo với 382 bảng câu hỏi. Kết quả là: (1) Từ những năm 1970, đặc biệt là sau 1990, TCVM được coi là một chính sách phát triển quan trọng, là công cụ để thực hiện giảm nghèo và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (MDGs). (2) Người nghèo ở Nigeria rất khó tiếp cận với các dịch vụ TCVM do thiếu hiểu biết và không có kỹ năng tài chính. Cụ thể: sau 5 năm phát động chính sách TCVM, số người tiếp cận được mới tăng từ 35% (năm 2005) lên 36,3% (năm 2010). (3) Dịch vụ TCVM được cung cấp với 3 tính năng cơ bản: các khoản vay, tiết kiệm nhỏ; không phải thế chấp tài sản và thủ tục đơn giản. (4) Dịch vụ TCVM giúp người nghèo tận dụng các cơ hội kinh tế, tích lũy tài sản và giảm tính dễ bị tổn thương đối với những cú sốc từ cuộc sống và (5) Việc cung cấp các dịch vụ TCVM, đặc biệt là TDVM tạo điều kiện để người nghèo tham gia vào các hoạt động kinh tế hiệu quả, gia tăng thu nhập và góp phần giảm nghèo cho quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM, gửi tiền tiết kiệm và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo có thể gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM.

2.2. Theo các vấn đề xã hội

Thứ nhất, Pitt và Khandker (1998) thực hiện nghiên cứu về tác động từ các chương trình tín dụng theo nhóm cho những hộ gia đình người nghèo ở Bangladesh và


xác định giới tính là vấn đề quan trọng trong giảm nghèo dựa trên hoạt động của ngân hàng Grameen và 2 tổ chức cung cấp TDVM là Uỷ ban tiến bộ nông thôn và Ban phát triển nông thôn Bangladesh. Nghiên cứu thực hiện tại 87 làng bao gồm: 15 làng không có các chương trình tín dụng, 40 làng có cả nam và nữ tham gia, 22 làng chỉ có nữ và 10 làng chỉ có nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Ngân hàng Grameen, Uỷ ban tiến bộ nông thôn và Ban phát triển nông thôn là những tổ chức chuyên cung cấp các chương trình tín dụng quy mô nhỏ phục vụ cho sản xuất và các dịch vụ của người nghèo. Trong đó, Grameen được coi là ngân hàng thành công nhất về cho vay thông qua nhóm mà hoạt động của ngân hàng này đã được phổ biến ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Đến cuối năm 1994, ngân hàng Grameen đã phục vụ hơn 2 triệu người vay (94% là phụ nữ) và tỷ lệ thu hồi vốn trên 94%. (2) Cho vay theo nhóm là hình thức rất hấp dẫn đối với phụ nữ nghèo, có thu nhập thấp ở nông thôn Bangladesh vì quốc gia này có rất ít phụ nữ ở nông thôn làm việc trong khu vực hưởng lương từ ngân sách. Sản xuất kém hiệu quả bên cạnh việc thiếu thị trường lao động cho phụ nữ tạo ra động cơ để vay vốn nhằm thực hiện các công việc tự do của phụ nữ. (3) Khi phụ nữ tham gia vay vốn thì TDVM tác động tích cực đến chi tiêu hộ gia đình, tài sản phi đất đai do phụ nữ nắm giữ, cung cấp lực lượng lao động và việc học hành của con cái. Cụ thể: chi tiêu của hộ gia đình tăng thêm 18 taka khi số tiền vay tăng thêm 100 taka trong khi nam giới vay vốn chi tiêu hộ gia đình chỉ tăng thêm 11 taka, làm cho thị trường cung ứng lao động tăng thêm (giảm 1,4% trong thị trường cung ứng lao động nữ thì tăng 10% trong thị trường cung ứng lao động nam), trẻ em từ 5 – 17 tuổi tham gia học tập nhiều hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa gửi tiền tiết kiệm và việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo có thể khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM và (3) Chưa đề cập đến trình độ học vấn của người vay vốn.

Thứ hai, Nguyen HC (2007) thực hiện nghiên cứu về những yếu tố quyết định đến việc tham gia vào các hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của nó đến tiêu dùng của hộ gia đình: Bằng chứng ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 1992-1998. Dữ liệu


nghiên cứu được khảo sát với 4.800 hộ gia đình của 150 xã trong VLSS 93 và 6.000 hộ gia đình của 194 xã trong VLSS 98. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Sau năm 1997, tín dụng ở nông thôn Việt Nam rất hạn chế và thị trường tín dụng bị phân khúc. Khu vực tín dụng chính thức và phi chính thức tồn tại song song nhau. Khu vực tín dụng chính thức do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phục vụ người nghèo (sau này là ngân hàng chính sách xã hội) thực hiện và khu vực phi chính thức do người cho vay tiền, bạn bè, các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm, … thực hiện. Giai đoạn 1997/98, tín dụng chính thức chỉ chiếm 49% thị phần ở khu vực nông thôn. (2) Năm 1998, 53% hộ gia đình ờ nông thôn đã được vay vốn với 4 lựa chọn để đầu tư tài chính: tự tài trợ, vay từ một tổ chức chính thức, vay từ một tổ chức phi chính thức và vay cả 2 tổ chức. (3) Trình độ học vấn và độ tuổi của chủ hộ là những yếu tố tích cực tác động đến việc tham gia TDVM của hộ gia đình ở khu vực nông thôn bên cạnh quy mô hộ và công việc nông nghiệp của hộ gia đình: Chủ hộ gia đình tham gia TDVM thường là những người có trình độ tiểu học hoặc trung học cơ sở. (4) TDVM được cung cấp từ các tổ chức chính thức giúp hạn chế đáng kể các khoản vay từ các tổ chức phi chính thức và (5) TDVM giúp cải thiện đáng kể điều kiện kinh tế và chi tiêu hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa đề cập đến việc gửi tiền tiết kiệm của người vay ở khu vực nông thôn. (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo, người có thu nhập thấp có thể tiếp cận các nguồn vốn TDVM chính thức.

Thứ ba, Duvendack và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu bằng chứng về tác động của TCVM trên hạnh phúc của người nghèo với dữ liệu được khai thác từ 11 nghiên cứu trước đó, 4 tổ chức cung cấp TCVM và 8 trang web của các tổ chức phi chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Trong 30 năm trở lại đây, TDVM phát triển mạnh mẽ và được xem là một phần của TCVM bên cạnh các yếu tố: tiết kiệm, bảo hiểm và các dịch vụ thanh toán khác cho người nghèo. Các tổ chức TCVM có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, phát triển kinh tế trên thế giới. (2) Tác động của TCVM đối với việc cải thiện kinh tế hộ gia đình và hạnh phúc của người nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giới tính của khách hàng vay, tình trạng


nghèo của hộ gia đình, vùng sinh sống (nông thôn hay thành thị), nguồn thu nhập thứ 2 của hộ gia đình, công việc làm ăn, … (3) TCVM tác động tích cực đến hạnh phúc của người nghèo và được thể hiện dưới 4 khía cạnh: thu nhập, các chỉ số thước đo bằng tiền khác (các khoản thu, chi về thực phẩm, phi thực phẩm) và cải thiện nhà ở, các chỉ số phát triển con người khác (giáo dục, sức khỏe, dinh dưỡng, việc trao quyền cho phụ nữ, …) và (4) Phụ nữ tiếp cận và sử dụng dịch vụ TCVM tốt hơn nam giới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa đánh giá mối quan hệ giữa việc vay vốn TDVM chính thức và việc cải thiện điều kiện kinh tế hộ gia đình và hạnh phúc của người nghèo. (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn TDVM chính thức của người nghèo, người có thu nhập thấp.

Thứ tư, Stewart và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu về tín dụng vi mô (TDVM), tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô có phục vụ cho tài chính hộ gia đình một cách hiệu quả bao gồm cả sự can thiệp để tạo điều kiện cho người nghèo và đặc biệt là phụ nữ tham gia vào các cơ hội kinh tế có ý nghĩa ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình với dữ liệu được khai thác từ 6 nghiên cứu thực nghiệm, 25 nghiên cứu lý thuyết và 31 trang web của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Chỉ có khoảng 20% dân số ở các nước đang phát triển được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức và phụ nữ bị hạn chế rất nhiều so với nam giới trong việc tiếp cận này. (2) TDVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô là ba yếu tố tài chính mà có khả năng thay đổi cuộc sống của những người khi tiếp cận vào các dịch vụ tài chính vì họ có điều kiện để thực hiện đầu tư vào các hoạt động nhằm gia tăng thu nhập, giảm tiêu dùng của hộ gia đình. (3) Việc tăng tiếp cận với TCVM sẽ giúp gia tăng thu nhập, giảm tiêu dùng, tăng tích lũy tài sản tài chính (tiết kiệm) và phi tài chính, gia tăng việc trao quyền cho phụ nữ qua đó giúp quốc gia thực hiện chương trình giảm nghèo. (4) Từ những năm 1970, TCVM là một công cụ hữu hiệu cho phát triển, là một công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), là một công cụ chống đói nghèo quan trọng, là sự khôn ngoan trong đầu tư vào vốn con người.


Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa TCVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô đối với việc phát triển tài chính của hộ gia đình. (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo, người có thu nhập thấp có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ TCVM để gia tăng thu nhập, giảm tiêu dùng của hộ gia đình.

Tác giả, nội dung, đóng góp và phương pháp nghiên cứu của các công trình liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo được tổng hợp trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo

T

T

Tác giả/

Năm

Nội dung

nghiên cứu

Đóng góp

của nghiên cứu

Hạn chế

của nghiên cứu

Phương pháp

nghiên cứu

Theo các chương trình giảm nghèo


01


Imai và cộng sự (2002)


TCVM và nghèo đói: Một quan điểm vĩ mô.

Tổng doanh số cho vay bình quân đầu người tăng thì sẽ giúp người nghèo gia tăng thu nhập và giảm

nghèo đói.

Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc vay vốn tín dụng và gia tăng thu nhập của người nghèo


Hồi quy OLS, cross-section và 2SLS


02


Matin và Hulme (2003)

Chương trình cho người nghèo nhất: Bài học từ chương trình phát triển cho nhóm dễ bị tổn thương

(IGVGD) ở Bangladesh.

Giảm nghèo cần phải có sự kết hợp giữa viện trợ lương thực và đào tạo kỹ năng, cung cấp TCVM.

Chưa làm rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng dịch vụ TCVM và gia tăng thu nhập của

người nghèo.


Thống kê mô tả


03


Uganda of MFPED (2004)


Kế hoạch hành động giảm nghèo ở Uganda

Việc cung cấp các dịch vụ TCVM giúp tăng năng suất lao động, thu nhập hộ gia đình và giảm nghèo.

Chưa giới thiệu các dịch vụ TCVM mà người nghèo có thể tiếp cận và gia tăng thu

nhập


Thống kê mô tả


04


Khandker SR (2005)

Mối quan hệ giữa TCVM và nghèo đói bằng việc sử dụng dữ liệu bảng của Bangladesh.

Mức cho vay có vai trò quyết định đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo.

Chưa đánh giá vai trò của vay vốn tín dụng đối với việc gia tăng thu nhập của người

nghèo bên cạnh các yếu


Hồi quy Fixed effects

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 4







tố khác



05


Ledgerwood và White (2006)

Việc chuyển đổi tổ chức TCVM: Cung cấp các dịch vụ tài chính đầy đủ cho người nghèo.

Việc gửi tiến tiết kiệm sẽ giúp gia tăng cơ hội đầu tư, gia tăng thu nhập và là con đường thoát nghèo

nhanh.

Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa cung cấp dịch vụ tài chính và gia tăng thu nhập của người

nghèo


Thống kê mô tả.


06


Nguyen VC (2008)

Chương trình TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự chống đói nghèo: Bằng chứng của

Việt Nam.

TDVM giúp gia tăng thu nhập, chi tiêu và cải thiện phúc lợi hộ gia đình nghèo.

chưa chỉ ra tác động của TDVM đối với việc gia tăng thu nhập người nghèo


Hồi quy 2SLS và fixed effects.


07


Stewart và cộng sự (2010)


Tác động của TCVM đối với người nghèo.

TDVM giúp người nghèo gia tăng tiết kiệm, tích lũy tài sản bên cạnh việc gia tăng thu nhập.

Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa TDVM, tiết kiệm vi mô và việc gia tăng thu nhập của

người nghèo


Thống kê mô tả.


08

Ikenna và Ofoegbu

(2013)

Nghèo đói ở khu vực nông thôn Nigeria và vai trò của TCVM.

Việc cung cấp TDVM sẽ thúc đẩy kinh doanh, gia tăng thu nhập và giảm

nghèo.

Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng thu

nhập của người nghèo


Hồi quy OLS.


09


Duong HA và Nghiem HS (2014)


Ảnh hưởng của TCVM trên giảm nghèo ở Việt Nam.


Số tiền cho vay liên quan đến giảm xác suất nghèo khó của mỗi hộ gia đình.

Chưa đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ TCVM của người nghèo

Hồi quy Mixed process SUR

estimator,

probit và Fixed effects.


10


Okezie và cộng sự (2014)


Tác động hệ thống TCVM đối với việc giảm nghèo đói ở Nigeria: Kinh nghiệm của bang Imo.

Dịch vụ TCVM giúp người nghèo tận dụng các cơ hội kinh tế, tích lũy tài sản và giảm tính dễ bị tổn thương đối với những cú

sốc từ cuộc sống

Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ TCVM và gia tăng thu nhập.


Hồi quy Tobit.

Theo các vấn đề xã hội

01

Pitt và

Việc tham gia các chương

Phụ nữ tham gia các

Chưa đề cập đến trình

Hồi quy Tobit,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022