Nội Dung Trả Lời Của Chuyên Gia 51696


nghèo tại 7 tỉnh miền trung; 97 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, gần 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách chưa có nhà ở trên toàn quốc, … Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo ASXH và xây dựng nông thôn mới.

Thông qua việc nhận ủy thác với ngân hàng CSXH, Hội nông dân Việt Nam đã giúp cho nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, vươn lên thoát nghèo.


Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những năm gần đây có đúng hạn hay không?

Trả lời: Qua 12 năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đã thay đổi nhận thức trong việc sử dụng vốn và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cụ thể là thu nợ, thu lãi trong những năm gần đây đạt trên 95%.


Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?

Trả lời: Việc ngân hàng CSXH ký văn liên tịch với các tổ chức CT-XH chính trị xã hội ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống CT-XH từ trung ương đến địa phương đã tạo điều kiện giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được nguồn vốn chính sách của chính phủ thuận lợi vì:

Các tổ chức CT-XH có bộ máy tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới cơ sở và tận thôn, bản. Các tổ chức này ở gần các đối tượng vay vốn nhất, am hiểu họ nhất, có điều kiện làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chính sách, các chương trình tín dụng của Đảng, chính phủ đến các đối tượng vay vốn nhanh nhất vì vậy thông qua hoạt động ủy thác từng phần, Hội nông dân các cấp và các tổ chức CT–XH khác đã cùng với ngân hàng CSXH đã chuyển tải vốn ưu đãi của chính phủ đến các đối tượng được hưởng thụ nhanh chóng, thuận tiện, góp phần tích cực cho giảm nghèo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.


và ASXH; giúp cho ngân hàng CSXH thực hiện được chủ trương công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động tín dụng ngân hàng nhất là chính sách TDUĐ của nhà nước đến cho người dân nói chung và cho hội viên nông dân nghèo nói riêng tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai xây dựng nông thôn mới; đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, ASXH, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 27

Bên cạnh đó cũng có một số vướng mắc chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, đối tượng hộ có trên 2 HSSV ở nông thôn chưa được tiếp cận nguồn vốn (vì không phải hộ nghèo nhưng thực tế hộ rất khó khăn).


Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp phần giảm nghèo bền vững?

Trả lời: Giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển KT-XH của đất nước vì vậy cần thực hiện những giải pháp sau:

- Ngân hàng CSXH phải đảm bảo nguồn vốn cho các đối tượng vay và phân bổ nguồn vốn các chương trình tín dụng phải phù hợp đối với từng địa phương. Đây là một nội dung quan trọng vừa để cho ngân hàng CSXH thực hiện cho vay đúng, đầy đủ, giúp cho cơ quan điều hành tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay đủ vốn theo yêu cầu, nhanh chóng thực hiện việc giảm nghèo bền vững.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức CT-XH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, đặc biệt công tác thống kê, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân đều nắm được các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là chính sách tín dụng có ưu đãi của chính phủ; những quy định thủ tục cho vay của ngân hàng CSXH về các chương trình tín dụng ưu đãi; đồng thời tuyên truyền khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, những gương điển hình trong tổ chức


thực hiện ủy thác, trong sử dụng vốn vay,… với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp, hiệu quả.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách TDUĐ ở địa phương, trên cơ sở đó có ý kiến góp ý, bổ sung, sửa đổi trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững, nhất là chính sách ưu đãi đối với đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả, ... giúp các hộ nghèo tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả vươn lên thoát nghèo bền vững. Triển khai lồng ghép công tác uỷ thác cho hộ nghèo vay vốn với các chương trình dự án của Hội và mục tiêu phát triển KT-XH của từng địa phương. Cần xây dựng và mở rộng các mô hình cho hộ nghèo; hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn vay vốn theo dự án có sự hướng dẫn, tư vấn của Hội.


Phụ lục 5.4. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

(Ông Phan Trọng Hữu – Phó trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đồng

Nai)


Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.


Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?

Trả lời: Việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cụ thể ở Đồng Nai, đầu năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo là 6,62% đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%.

* Chưa phù hợp ở những khía cạnh nào?

Tuy nhiên việc có quá nhiều chính sách hỗ trợ và thiên về cho không cũng như mức độ không lớn (ví dụ như chính sách hỗ trợ tiền điện: 46.000 đồng/hộ/tháng, chính sách hỗ trợ nhà ở: trung ương hỗ trợ 2 triệu đồng, địa phương hỗ trợ 6 triệu đồng, ngân hàng CSXH cho vay 8 triệu đồng) chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo cũng như khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

* Phù hợp ở những khía cạnh nào?

Thành quả trên chứng minh sự phù hợp của công tác hoạch định các chính sách thực hiện chương trình giảm nghèo, đặc biệt nổi lên chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu tăng gia sản xuất góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống hướng tới thoát nghèo bền vững.


Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ về giảm nghèo hay chưa?

Trả lời: Ở Đồng Nai, hầu hết các chính sách, dự án, hoạt động thuộc chương trình giảm nghèo đều đã được triển khai thực hiện đến tận đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo.

* Vì sao chưa được?


Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?

Trả lời: Theo tôi, giải pháp hỗ trợ nguồn vốn sản xuất kết hợp làm tốt công tác dạy nghề và khuyến nông cho người nghèo, cận nghèo là giải pháp chủ lực để giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam nói chung cũng như ở Đồng Nai nói riêng trong các giai đoạn vừa qua.


Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng CSXH có hiệu quả không?

Trả lời: Việc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Đồng Nai vay vốn từ ngân hàng CSXH đã được sử dụng có hiệu quả, đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp cho tỷ lệ hộ nghèo Đồng Nai giảm nhanh và bền vững trong thời gian qua.

* Không hiệu quả ở những khía cạnh nào?


* Hiệu quả được thể hiện ở những khía cạnh nào?

Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất thông qua công tác dạy nghề và khuyến nông, xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất phù hợp điều kiện, khả năng của từng hộ, được đáp ứng mức vốn vay theo nhu cầu sản xuất (hiện nay dưới 50 triệu đồng/hộ) và theo chu kỳ sản xuất (từ 1 – 3 năm), được hỗ trợ về lãi suất (hiện nay là 0,55%/tháng). Ở Đồng Nai sau khi thoát nghèo được tiếp tục hỗ trợ cho vay vốn sản xuất kinh doanh thêm 2 năm như hộ nghèo.


Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?


Trả lời: Theo tôi, hầu hết các hộ vượt nghèo đều đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng CSXH. Ở Đồng Nai, 85% hộ nghèo thuộc vùng nông thôn, thu nhập của hộ chủ yếu từ nghề nông thông qua nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng CSXH để tăng gia sản xuất và kinh doanh tạo thu nhập còn các chính sách hỗ trợ khác như dạy nghề, khuyến nông nhằm mục đích giúp đỡ hộ nghèo về kỹ thuật, hỗ trợ giáo dục, y tế, tiền điện, … chỉ giúp họ tiếp cận được các nhu cầu xã hội cơ bản chứ không tạo ra được thu nhập.


Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những năm gần đây có đúng hạn hay không?

Trả lời: Việc trả nợ vay của hộ nghèo trong những năm gần đây đúng là có nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, cuối năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của Đồng Nai chiếm 3,5% nhưng đến cuối năm 2014 giảm, cuối tháng 5/2015 còn 1,5%.

Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?

Trả lời: Việc hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng CSXH ngày càng thuận lợi cả về mức vay, chu kỳ vay và lãi suất, thủ tục ngày càng đơn giản, gọn nhẹ. Tuy nhiên, theo tôi vẫn còn khó khăn đó là việc giao chỉ tiêu dựa trên nguồn vốn đến từng xã mà nguồn vốn thì do điều tiết của ngân hàng CSXH trung ương và do nguồn ngân sách địa phương phân bổ hàng năm nên hạn chế tính chủ động và tính thời vụ của đối tượng khi có nhu cầu.

Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp phần giảm nghèo bền vững?

Trả lời: Theo tôi, cần tạo nguồn vốn đủ mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của hộ nghèo, tăng cường công tác dạy nghề, khuyến nông cho hộ nghèo, làm tốt công tác hỗ trợ, tư vấn kế hoạch sản xuất cho hộ nghèo (cùng tham gia bàn bạc kế hoạch sản xuất, kinh doanh với hộ nghèo) giúp hộ nghèo có được kế hoạch SXKD phù hợp, hiệu quả.


Phụ lục 5.5. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

(Ông Nguyễn Nhữ Điều – Nguyên Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Nai)


Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.


Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?

Trả lời: Đói, nghèo là hiện tượng kinh tế, xã hội lâu đời của bất cứ quốc gia nào. Giảm nghèo là nhiệm vụ của cộng đồng, là trách nhiệm của chính quyền nhất là đối với Việt Nam sau chiến tranh, đưa giảm nghèo là chương trình mục tiêu quốc gia là cần thiết.

* Chưa phù hợp ở những khía cạnh nào?

- Thiếu kiên trì ở cơ sở trong việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo, nóng vội về đánh giá hiệu quả giảm nghèo.

- Chưa đồng bộ, thiếu phối hợp trong thực hiện các giải pháp, các nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo còn phân tán, quản lý lỏng lẻo.

* Phù hợp ở những khía cạnh nào?

- Là chương trình mục tiêu quốc gia, xác định trách nhiệm xuyên suốt của các cấp ủy Đảng, của chính quyền, của đoàn thể.

- Có kế hoạch từng giai đoạn, có mục tiêu của từng địa phương, có Ban chỉ

đạo.

- Nhận dạng đối tượng cần hỗ trợ qua xác định chuẩn mực hộ nghèo, khảo

sát đời sống hộ dân và lập danh sách hộ nghèo cụ thể để thực hiện hỗ trợ nhằm thực hiện giảm nghèo.


Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ về giảm nghèo hay chưa?

Trả lời: Sự thụ hưởng của người nghèo là có nhưng chưa thực sự đủ theo như kế hoạch và mục tiêu đề ra.

* Vì sao chưa được?

Các ưu đãi trong chính sách giảm nghèo được hiểu chưa đầy đủ kể cả đối với người thụ hưởng và người thực hiện chính sách ở cơ sở; Một số nơi, một số chương trình người nghèo ngộ nhận ưu đãi là ban phát, cứu tế, không khuyến khích việc thoát nghèo.


Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?

Trả lời: Giải pháp chủ lực phải là khuyến khích sự nỗ lực tự vươn lên thoát đói, nghèo của người nghèo với sự hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ của chính quyền, của cộng đồng trong đó tạo điều kiện vật chất để tăng thu nhập cho người nghèo (cấp đất sản xuất, dạy nghề, cho vay vốn ưu đãi, … là quan trọng).


Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng CSXH có hiệu quả không?

Trả lời: Về tổng quát là đã có hiệu quả nhưng có lẽ cần phải đánh giá đầy đủ và chính xác hơn sau từng giai đoạn thực hiện đối với từng chương trình cho vay cụ thể.

* Không hiệu quả ở những khía cạnh nào?

Vốn vay của từng chương trình còn manh mún, còn thiếu “kết nối” giữa các chương trình cho vay dẫn đến tình trạng vay trùng lắp đối tượng (một hộ trong một tổ tiết kiệm và vay vốn cùng lúc nhiều chương trình) có thể dẫn đến sử dụng vốn không phù hợp, thiếu hiệu quả và khó hoàn vốn của hộ nghèo theo cam kết đối với ngân hàng.

* Hiệu quả được thể hiện ở những khía cạnh nào?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022