Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm


- Hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, tổ chức sản xuất có hiệu quả đã từng bước tăng thu nhập, cải thiện được cuộc sống.

- Thay đổi được nhận thức về vay vốn ưu đãi để giảm nghèo là phải tính toán khi sử dụng, bảo toàn vốn và vay, trả sòng phẳng.


Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?

Trả lời: Qua kết quả điều tra, khảo sát của các địa phương về thực tế nỗ lực giảm nghèo của từng giai đoạn cho thấy hiệu quả tăng thu nhập của hộ nghèo sau một thời gian sử dụng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng tuy vậy việc tăng thu nhập chưa thực sự bền vững.


Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những năm gần đây có đúng hạn hay không?

Trả lời: Theo các báo cáo của ngân hàng đánh giá việc trả nợ đúng hạn của hộ nghèo những năm gần đây đã cải thiện rất nhiều do hiệu quả sản xuất của hộ vay, ý thức trả nợ đúng hạn và trách nhiệm quản lý tín dụng của ngành ngân hàng; Tuy nhiên cần khảo sát thêm để có thể khẳng định thực chất.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?

Trả lời:

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 28

- Thiếu thông tin cần thiết, kịp thời về chương trình giảm nghèo và tín dụng ưu đãi giảm nghèo từ ngân hàng, từ chính quyền địa phương, từ các đoàn thể.

- Nguồn vốn cho vay của từng chương trình chưa đáp ứng nhu cầu vay và các thời điểm xét cho vay chưa phù hợp, lựa chọn chương trình cho vay chưa thực sự căn cứ dự án SXKD, dựa vào điều kiện của hộ vay (nguyên nhân nghèo, điều kiện để sản xuất, …).


Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp phần giảm nghèo bền vững?

Trả lời:

- Các giải pháp của chương trình giảm nghèo bền vững phải được thực hiện đồng bộ ở cơ sở trong đó nêu cao trách nhiệm cán bộ thực hiện chương trình trong việc thực hiện lồng ghép các giải pháp, có sự hỗ trợ thực sự về khuyến nông, hướng dẫn cách sản xuất có hiệu quả đối với hộ nghèo để đối tượng này sử dụng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng có hiệu quả

- Thực hiện tín dụng ưu đãi để giảm nghèo là chủ lực nhưng cần phải có phối hợp, cộng đồng trách nhiệm từ cơ sở.

- Hiệu quả tín dụng ưu đãi phải gắn với hiệu quả giảm nghèo bền vững. Tín dụng ưu đãi phải thực hiện kiên trì và đúng tôn chỉ, mục đích của ngân hàng CSXH:

+ Phải đúng đối tượng cho vay, phải bảo toàn nguồn vốn được giao, thêm chương trình cho vay hộ cận nghèo.

+ Thực hiện đúng các biện pháp nghiệp vụ của ngành về cho vay, quản lý nợ; tuyệt đối không tùy tiện “vận dụng” biện pháp trong triển khai từng chương trình tín dụng, cán bộ ngân hàng không “khoán trắng” công việc cho cán bộ đoàn thể trong việc thực hiện ủy thác cho vay và quản lý vốn với các đoàn thể.

+ Thường xuyên tiếp cận hộ vay vốn và phối hợp địa phương để kiểm tra, giúp đỡ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích./.


Phụ lục 5.6. BẢNG CÂU HỎI

(Phỏng vấn nhóm)


Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các hộ nghèo là những đối tượng thụ hưởng chính của các chương trình này. Qua thực tế sử dụng đồng vốn này, xin các ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.




Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?



Câu hỏi 2. Xin ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?



Câu hỏi 3. Xin ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử dụng vào mục đích gì?




Câu hỏi 4. Xin ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia đình?



Câu hỏi 5. Xin ông (bà) cho biết việc thu nhập của gia đình đã thay đổi như thế nào sau khi vay vốn?




Câu hỏi 6. Theo ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?




Câu hỏi 7. Xin ông (bà) cho biết lý do chưa phù hợp?


Câu hỏi 8. Xin ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không?



Câu hỏi 9. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và trở ngại nào là lớn nhất?



Câu hỏi 10. Xin ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?




Câu hỏi 11. Xin ông (bà) cho biết vì sao không thể thoát nghèo?


Câu hỏi 12. Xin ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình trong thời gian tới?


Phụ lục 5.7. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM

(Nhóm thứ I)


Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi (cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?

Trả lời:

Người thứ nhất: Gia đình đã vay rồi.

Người thứ hai: Gia đình đã được vay ngân hàng CSXH rồi.

Người thứ ba: Gia đình tôi vay rồi.

Người thứ tư: Gia đình có vay.

Người thứ năm: Có.

Người thứ sáu: Gia đình đã vay vốn ngân hàng CSXH.

Người thứ bảy: Đã vay rồi.

Người thứ tám: Đã vay vốn.

Người thứ chín: Đã được vay vốn rồi.

Người thứ mười: Đã vay rồi.

Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?

Người thứ nhất: Vay với số tiền 10.000.000 đồng tại ngân hàng CSXH huyện Cẩm Mỹ.

Người thứ hai: Gia đình tôi đã vay vốn ngân hàng CSXH: hộ nghèo và HSSV đặc biệt khó khăn.

Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH.


Người thứ tư: Đã vay vốn ngân hàng CSXH.

Người thứ năm: Ngân hàng CSXH. Người thứ sáu: Ngân hàng CSXH. Người thứ bảy: Tại ngân hàng CSXH.

Người thứ tám: Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Mỹ.

Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH.

Người thứ mười: Ngân hàng CSXH.

Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử dụng vào mục đích gì?

Người thứ nhất: Với số tiền 10.000.000 đồng gia đình đã cải tạo một số vườn cây cà phê già cỗi. Trồng lại cây cao su giống mới.

Người thứ hai: Gia đình vay vốn người nghèo và sinh viên – vay vốn hộ nghèo phục vụ cho chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình – Vay vốn HSSV dùng cho trang trải học tập.

Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay số tiền 50.000.000 đồng. Trong đó sử dụng vào mục đích sản xuất 10.000.000 đồng và sinh viên 40.000.000 đồng.

Người thứ tư: 30.000.000 đồng, cải tạo trồng mới cây cà phê.

Người thứ năm: 52 triệu đồng vào mục đích HSSV và sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để chăm sóc cây điều với số tiền 12 triệu đồng.

Người thứ sáu: Gia đình đã vay số tiền 15.000.000 đồng để cải tạo vườn

điều.

Người thứ bảy: Đã vay 20.000.000 đồng cận nghèo mục đích sử dụng vào

việc chăm sóc cây điều. 12.000.000 đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp công trình vệ sinh, nước sạch.

Người thứ tám: Số tiền 20.000.000 đồng mục đích sử dụng cải tạo vườn tạp 0,6 ha. Số tiền 60.800.000 đồng mục đích sử dụng mua dụng cụ học tập. (Số tiền cận nghèo 20.000.000 đồng mục đích sử dụng trồng cây điều mới).

Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay 20.000.000 đồng giải quyết việc làm và sử dụng vào mục đích chăn nuôi bò.

Người thứ mười: 85.000.000 đồng HSSV và cải tạo vườn tạp.

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí