Câu hỏi 11. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những năm gần đây có đúng hạn hay không?
Câu hỏi 12. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?
Câu hỏi 13. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp phần giảm nghèo bền vững?
Phụ lục 5.2. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA
(Ông Ngô Trường Thi – Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo)
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Csxh Qua Các Năm Trong Giai Đoạn 2011-2016
- Tổng Hợp Doanh Số Thu Nợ Các Chương Trình Tín Dụng Giai Đoạn 2011-2016
- Thống Kê Thực Trạng Hộ Nghèo, Hộ Cận Nghèo Ở Việt Nam Giai Đoạn 2011-2015
- Nội Dung Trả Lời Của Chuyên Gia
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là một giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cùng với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo. Qua thực hiện đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước 2%/năm, các huyện nghèo trên 5%.
* Chưa phù hợp ở những khía cạnh nào?
- Nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Các chính sách giảm nghèo chưa tạo động lực hướng tới động viên thoát nghèo, còn nặng về bao cấp, tạo ra tính thụ động, ỷ lại của người nghèo.
* Phù hợp ở những khía cạnh nào?
- Các chính sách giảm nghèo bao phủ tương đối toàn diện đời sống của người nghèo, bao gồm cả tạo khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ tạo sinh kế, tạo điều kiện về môi trường sống thông qua tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh.
Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ về giảm nghèo hay chưa?
Trả lời: Người nghèo theo quy định qua các đợt kiểm tra, giám sát cho thấy đều được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước; Người nghèo nắm chắc các chính sách giảm nghèo và các khoản hỗ trợ.
* Vì sao chưa được?
Nếu nói vì sao chưa được thì chỉ ở khái niệm "hộ nghèo" theo cách hiểu thông thường, người ta hay nói tôi nghèo lắm, còn đã là người nghèo theo quy định thì đều được thụ hưởng chính sách giảm nghèo, tất nhiên là phải gắn với điều kiện như: đi học mới được hỗ trợ miền giảm học phí, ...
Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?
Trả lời: Giảm nghèo là kết quả tổng hợp của nhiều giải pháp, trong đó phát triển, tăng trưởng kinh tế là nền tảng; việc tăng độ bao phủ chính sách giảm nghèo thông qua thực hiện các văn bản Luật như Bảo hiểm y tế, dạy nghề, ... cùng với việc ưu tiên nguồn lực tập trung hỗ trợ cho các huyện, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn chính là các giải pháp đặc thù để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng CSXH có hiệu quả không?
Trả lời: Bên cạnh những mặt hiệu quả thì vẫn còn mặt chưa hiệu quả.
* Không hiệu quả ở những khía cạnh nào?
Việc thiếu sự kết hợp giữa chuyển giao kỹ thuật với vay vốn tín dụng ưu đãi là một cản trở trong hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi
* Hiệu quả được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Cho vay vốn tín dụng ưu đãi là một giải pháp quan trọng để giúp tạo sinh kế cho người nghèo, thông qua đó giúp người nghèo tiếp cận được nguồn vốn để tổ chức sản xuất, thoát nghèo; qua đánh giá, tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng chính sách ở mức thấp, dưới 1%, điều đó khẳng định tính hiệu quả của chính sách này.
Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
Trả lời: Nhìn chung vốn vay đã góp phần tăng thu nhập cho hộ nghèo, tuy nhiên không phải hộ nghèo nào vay vốn cũng tạo ra thu nhập tăng, thậm chí còn ngược lại.
Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những năm gần đây có đúng hạn hay không?
Trả lời: Khi vay vốn, ngân hàng CSXH đều phân chia kỳ hạn nợ để giúp hộ gia đình tiết kiệm trả nợ, việc trả nợ đúng hạn còn phụ thuộc vào công tác đôn đốc thu nợ của ngân hàng CSXH và các tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhìn chung hộ nghèo trả nợ đúng hạn, tuy nhiên cũng có trường hợp chậm trả nợ, tồn đọng do gặp rủi ro khi vay vốn hoặc thiếu đôn đốc của cán bộ tín dụng.
Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?
Trả lời: Hiện nay, quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng CSXH đã đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều, việc tổ chức điểm giao dịch hàng tháng của ngân hàng CSXH ở trụ sở xã đã giúp người nghèo vay vốn, trả nợ thuận tiện hơn; vấn đề là cần nâng cao nhận thức trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả của người vay.
Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp phần giảm nghèo bền vững?
Trả lời: Vốn vay cần gắn với nâng cao năng lực sử dụng vốn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất đối với người nghèo./.
Phụ lục 5.3. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA
(TS Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam)
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?
Trả lời: Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo.
* Theo báo cáo của chính phủ:
- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (từ 2005-2010) thì: Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,45% (năm 2010); Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo giảm xuống còn 37%, hoàn thành nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đề ra (đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40%).
Thu nhập hộ nghèo khu vực thành thị tăng 1,69% và khu vực nông thôn tăng 1,75% so với năm 2006 (vượt chỉ tiêu thu nhập hộ nghèo tăng 1,45% lần so với năm 2005).
- Thông qua thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ các xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản lên tới 80,7%. 2,2 triệu hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng được 6.834 mô hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, ...
* Năm 2013: tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm 1,8-2% (từ 9,6% năm 2012 xuống còn khoảng 7,6-7,8% năm 2013). Riêng các huyện nghèo theo nghị quyết số 30a, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013).
Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ về giảm nghèo hay chưa?
Trả lời: Có thể khẳng định rằng, chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn không ít khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng. ASXH và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của chính phủ những năm qua. Những thành tựu có được trong xóa đói giảm nghèo là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân.
Tỷ lệ đói nghèo ở nước ta đã giảm một cách tích cực. Tính đến năm 2012, đã có 500 nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được hỗ trợ bảo hiểm xã hội, điều kiện sống của người nghèo được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Thông qua thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ các xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản lên tới 80,7%. 2,2 triệu hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng được 6.834 mô hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, ... Sau gần 4 năm thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo theo nghị quyết 30a đã giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm. Các địa phương đã hỗ trợ 1.340 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, nâng tổng số lao động xuất khẩu lao động qua gần 4 năm lên gần 8.500 người. Các địa phương còn tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10.000 lao động nghèo để tạo việc làm
tại chỗ, ngoài địa bàn hoặc tham gia xuất khẩu lao động. 225 nghìn hộ được vay vốn với tổng số tiền 1.122 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để chăn nuôi gia cầm, gia súc, phát triển ngành nghề, ...
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác xóa đói giảm nghèo đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và sự vươn lên của chính người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, ASXH cho người dân nói chung và cho hội viên nông dân nói riêng đặc biệt ở vùng khó khăn.
Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?
Trả lời: Tín dụng chính sách đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh đến mục đích tiêu dùng nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống, cụ thể: Hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh (chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh hộ cá thể); hỗ trợ vốn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập (khôi phục làng nghề, đầu tư mở rộng nhà xưởng, thu hút thêm lao động mới, hỗ trợ kinh phí để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài); hỗ trợ điều kiện nâng cao cải thiện sinh hoạt (xóa nhà tranh tre dột nát, xây dựng công trình cung cấp nước sạch, công trình hợp vệ sinh, xây dựng chòi chống lũ, làm đường điện thắp sáng, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường nông thôn…); hỗ trợ vốn học tập đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ vốn thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc; hỗ trợ vốn cho người tàn tật, người sống chung với đối tượng cai nghiện, đối tượng có HIV, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn với lãi suất bằng 0% nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, …
Các chương trình tín dụng ngân hàng CSXH đang thực hiện cơ bản gắn liền với các chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu thiên nhiên kỷ mà chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy việc cung cấp tín dụng ưu đãi là một trong các giải pháp chủ lực để giúp cho người dân nói chung và hội viên nông dân nghèo nói riêng vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm ASXH của đất nước.
Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng CSXH có hiệu quả không?
Trả lời: Tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện vươn lên, cụ thể hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn; làm quen với việc vay và trả nợ ngân hàng do đó đã thay đổi cơ bản về nhận thức từ việc được cấp phát, cho không chuyển sang đi vay vốn có hoàn trả. Họ biết chủ động tính toán làm ăn, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
Trả lời: Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã tổ chức cho hội viên tích cực tham gia và giám sát có hiệu quả các nội dung, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong 12 năm qua đã có trên 25 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng CSXH với tổng doanh số cho vay trên 274 nghìn tỷ đồng; vốn tín dụng góp phần giúp trên 3,2 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 11 triệu lao động, (trong đó có 103.000 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp gần 3,3 triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6 triệu công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 700 chòi tránh lũ cho hộ