Tiền Đề Cho Sự Ra Đời Của Tạp Chí Tri Tân‌

(chính trị), Nghiêm Xuân Yêm, Vũ Văn Cẩn (kinh tế và xã hội); Vũ Đình Hoè, Đinh Gia Trinh (giáo dục và văn học); các học giả Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên (sử học), Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai (nghiên cứu văn học), các văn nghệ sĩ (Vũ Đình Long, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân , Nguyễn Xuân Khoát…). Tôn chỉ, mục đích của Thanh Nghị là đưa nhiệm vụ “khảo cứu” lên hàng đầu. Vì vậy, các bài viết trên báo Thanh Nghị “đạt tới độ phong phú, sâu sắc hiếm thấy”. Giá trị hơn cả là các bài khảo cứu về nhiều lĩnh vực: Chính trị, xã hội, luật pháp, kinh tế, giáo dục, văn chương. Đặc biệt, Thanh nghị chính là diễn đàn thể hiện quan điểm sáng tác, tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm Xuân Thu nhã tập.

Nhóm Hàn Thuyên tập hợp lực lượng trí thức “tân văn hóa” với chủ trương: “Kiến thiết được một hệ thống văn hóa mới để làm kim chỉ nam cho sự hoạt động tiến thủ” [201, 1269]. Các cây bút chủ chốt của Hàn Thuyên là Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu), Nguyễn Đức Quỳnh (Thiên Hạ Sĩ), Lương Đức Thiệp, Lê Văn Siêu, Nguyễn Tế Mỹ… Họ lấy “phương pháp mác - xít” làm cơ sở cho hành trình đi “tìm một triết lí mới về nhân sinh, có ích lợi thiết thực cho quốc dân Việt Nam”. Hoạt động của nhóm Hàn Thuyên trên văn đàn Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1946 được ghi nhận với một số lượng ấn phẩm khá lớn, phong phú ở nhiều kiểu, loại: Có các sáng tác văn học (tiểu thuyết, kịch, truyện dã sử cho thiếu nhi, truyện trinh thám); có các bài nghiên cứu về lịch sử, về kinh tế, chính trị, triết học… Đáng chú ý nhất là các công trình lý luận và nghiên cứu văn học như Kinh thi Việt Nam (1940) của Trương Tửu, Việt Nam cổ văn học sử (1942) của Nguyễn Đổng Chi, Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai, Nghệ thuật thi ca của Lương Đức Thiệp… So với các nhóm phái khác (Thanh Nghị, Tri tân), quan điểm về nghệ thuật và tư tưởng của nhóm Hàn Thuyên không đồng nhất, khá phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có một điểm tương đối nhất quán của nhóm là: “Các tác giả thường có thiên hướng nhìn văn hóa, văn học dưới góc độ triết học, luôn luôn lấy nguyên tắc duy vật sử quan làm phương pháp luận” [201, 1270].

Nhóm Tri tân được thành lập xoay quanh tờ tạp chí Tri tân với chủ trương phục cổ, lấy mệnh đề Ôn cố nhi tri tân làm khẩu hiệu. Lực lượng nòng cốt của nhóm là các nhà trí thức danh tiếng đương thời: Đó là các học giả lớp trước uyên bác về Hán học: Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Tuyết Huy Dương Bá Trạc, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục; các trí thức lớp sau, xuất thân từ Tây học và am hiểu Hán học như Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Chu Thiên Hoàng Minh Giám, Đào Duy Anh, Nguyễn Tường Phượng, Thiếu Sơn… Tạp chí chủ yếu đăng các bài khảo luận về văn hóa, văn

học, lịch sử… Đặc biệt, tạp chí còn hội tụ được các cây bút sáng tác văn học có tên tuổi trên văn đàn bấy giờ: Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Thuận, Phan Khắc Khoan, Chu Thiên… Có thể nói, sự ra đời của Tri tân tạp chí trong bối cảnh đương thời chính là một kiểu phản ứng của trí thức Việt đối với thực tế thực dân hóa ở Việt Nam bằng con đường: “Xây dựng nền văn hóa dân tộc với một tinh thần độc lập và rộng mở” [6, 421].

Mặc dù mỗi nhóm đi theo một lí tưởng riêng nhưng điểm chung, nổi bật của cả ba tờ tạp chí này là đậm chất khảo cứu. Thanh Nghị có hàng loạt bài khảo cứu về tư tưởng (của Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên), về kinh tế và xã hội học tư sản, các chính thể tổng thống, đại nghị, hiến pháp, các vấn đề kinh tế học ở Việt Nam…; Nhóm Tri tân tập trung ngòi bút khảo cứu về văn hóa, văn học; tạp chí Hàn Thuyên nghiêng về khảo cứu lịch sử và xã hội học… Tất cả góp phần làm nên sự phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp của văn học giai đoạn này. Mặt khác, giữa các nhóm phái cũng có điểm giao thoa: Thanh Nghị Hàn Thuyên khá quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội trong khi đó mối quan tâm chính của tạp chí Tri tân lại là vấn đề văn hóa.

Có thể nói, sự xuất hiện của ba tờ tạp chí lớn (Thanh Nghị, Tri tân, Hàn Thuyên) cùng thời điểm năm 1941 đã bổ khuyết cho nhau, bao quát toàn bộ báo chí miền Bắc. Tuy mỗi tờ đi theo một khuynh hướng riêng, có tôn chỉ, mục đích khác nhau nhưng đều tìm được chỗ đứng và có độc giả riêng. Nhìn vào đội ngũ cầm bút chủ lực của từng tờ tạp chí sẽ cho ta cơ sở để lí giải một cách thuyết phục.

Những gương mặt tiêu biểu của nhóm Thanh Nghị đa phần là lớp trí thức trẻ có tư tưởng tiến bộ (một số du học từ Châu Âu trở về), có tài, có học vị cao: Vũ Văn Hiền là Tiến sĩ Luật Đại học Paris (1939), Phan Anh tốt nghiệp khoa Luật tại Viện Đại học Đông Dương năm 1937, năm 1938 sang Pháp để bảo vệ Luận án Tiến sĩ Luật nhưng do thế chiến thứ hai bùng nổ nên không bảo vệ được, Vũ Đình Hòe tốt nghiệp khoa Luật, Vũ Văn Cẩn là bác sỹ tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, Nghiêm Xuân Yêm là thủ khoa trường Cao đẳng Nông Lâm Hà Nội… Họ là lớp trí thức cao cấp, không chỉ ham mê hoạt động trong lĩnh vực báo chí, văn hóa, văn học mà còn am hiểu về chính trị, thậm chí trực tiếp tham gia hoạt động chính trị đồng thời giữ cương vị quan trọng trong đời sống xã hội đương thời: Vũ Văn Hiền từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vũ Đình Hòe là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, là một trong các thành viên sáng lập ra Đảng Dân chủ Việt Nam (30/6/1944), giữ chức Ủy viên Trung Ương Đảng (về sau tổ chức này tham gia mặt trận Việt Minh); Phan Anh từng là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, là Tổng thư ký của phái đoàn chính phủ Việt Nam (do Phạm Văn Đồng dẫn đầu) đi dự

Hội nghị Fontainebleau đàm phán với chính phủ Pháp (7/1946)... Họ hoạt động vì lí tưởng mong muốn góp sức vào công cuộc kiến thiết xã hội. Khác với lớp trí thức giai đoạn trước, họ chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của thời cuộc, nhạy cảm với những vấn đề thời sự, chính trị. Khác với Hàn Thuyên Tri tân, những người làm báo Thanh Nghị chủ trương canh tân đất nước bằng con đường “Âu hóa” trên tinh thần dân tộc và dân chủ.

Lực lượng chủ chốt của báo Tri tân là trí thức Nho học (Nguyễn Văn Tố, Đào Trọng Đủ, Nguyễn Đôn Phục…) hoặc lớp trí thức Tây học có căn bản về vốn Hán học (Nguyễn Tường Phượng, Hoa Bằng, Chu Thiên, Trần Văn Giáp…). Lí tưởng mà những nhà sáng lập Tri tân theo đuổi là “xây dựng lâu đài văn hóa Việt”. Do đó, những người làm báo Tri tân say sưa, nhiệt huyết với công cuộc kiến thiết nền văn hóa dân tộc mà ít bị tác động bởi chính trị, thời cuộc. Họ canh tân đất nước bằng con đường hoài cổ, phục cổ.

Các cây bút chính của nhóm Hàn Thuyên là lớp trí thức có tư tưởng tiến bộ: Lương Đức Thiệp là nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học; Trương Tửu là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học; Nguyễn Đức Quỳnh từng là du học sinh tại Pháp, đỗ kỹ sư điện toán nhưng theo nghiệp báo chí - văn chương, là nhà khảo cứu về lịch sử... Mục đích của những người sáng lập tạp chí Hàn Thuyên là mong muốn xây dựng một đời sống tư tưởng mới, thoát khỏi ảnh hưởng của Nho giáo, gắn với tự do dân chủ Phương Tây. Vì vậy, tư tưởng canh tân đất nước của họ dựa trên quan điểm triết học mác – xít: Lấy quan điểm duy vật biện chứng và thế giới quan khoa học làm nòng cốt. Họ chống lại quan niệm sùng bái anh hùng, chủ trương tự do tuyệt đối cho văn nghệ (Độc lập và không phục tùng sự lãnh đạo của bất cứ Đảng nào).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Giai đoạn 1941-1945 là giai đoạn mà những câu hỏi về tương lai của Việt Nam được đặt ra khá ráo riết. Bởi vậy, sự xuất hiện của ba nhóm văn phái Thanh nghị, Hàn Thuyên, Tri tân đã tham gia giải đáp câu hỏi ấy trên các phương diện khác nhau: Hàn Thuyên cổ động phong trào Tân văn hóa một cách nhiệt tình, hăm hở (Trương Tửu công bố về “Tương lai văn nghệ Việt Nam”); Thanh nghị cổ vũ theo con đường Âu hóa với quan điểm dân tộc và dân chủ; Tri tân hoài cổ, tìm về truyền thống, khai thác các di sản lịch sử, văn chương quá khứ. Ba tờ tạp chí này (tuy khác nhau về tôn chỉ, mục đích, lực lượng sáng tác) đã cùng một lúc hướng tới và giải quyết vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt Nam, coi đó là một yêu cầu bức thiết của thời đại mà trước đó các nhà yêu nước đã quan tâm không đúng mức về vấn đề này nên họ đã thất bại. Với ý

nghĩa đó, ba nhóm văn phái tiêu biểu giai đoạn này đã tác động to lớn đến đời sống báo chí và văn học miền Bắc cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tư tưởng của con người thời đại.

Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 6

2.2. Tiền đề cho sự ra đời của tạp chí Tri tân

2.2.1. Tiền đề về chính trị, xã hội và văn hóa, tư tưởng‌

2.2.1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội

Tạp chí Tri tân ra đời và tồn tại trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử với những biến động dữ dội. Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ (9.1939) đã làm cho cục diện toàn cầu xoay chuyển, ảnh hưởng lớn đến tình thế chính trị của mỗi quốc gia và gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong nhân loại. Có thể coi đây là cuộc chiến kinh thiên động địa của thế kỷ XX. Nó vừa đặt ra những thử thách lớn đối với mỗi dân tộc về sự tồn tại và lựa chọn con đường cho tương lai vừa tạo nên những bước tiến bất ngờ của nhân loại trong thời đại mà “loài người chung sức tiêu diệt chủ nghĩa phát xít”.

Những năm 1940-1945 cũng là thời kỳ căng thẳng nhất của cách mạng Việt Nam. Việc Toàn quyền Đông Dương ra nghị định giải tán và cấm mọi hoạt động của các tổ chức cộng sản (ngày 28.9.1939) đã làm cho không khí chính trị ngột ngạt, bức bối đẩy con người vào trạng thái hoang mang, bế tắc, không còn niềm tin, không còn điểm tựa. Nhất là khi nước Pháp thất bại trước phát xít Đức, đồng thời ở Đông Dương phải ký hiệp ước (22.9.1940) thỏa thuận cho phát xít Nhật sử dụng lãnh thổ Bắc Kỳ vào mục đích quân sự, mở đường cho Nhật vào xâm chiếm Đông Dương thì bối cảnh chính trị, xã hội ở Việt Nam tù đọng, o ép hơn bao giờ hết… Dưới thời Pháp – Nhật cùng cai trị, đời sống nhân dân Việt Nam cực nhục, lầm than. Âm mưu thâm độc của thực dân và phát xít thể hiện rõ nhất trong việc “chung tay” xây dựng một chính sách “vị kỷ” và làm “tê liệt những năng lực của nhân dân và diệt mầm tiến hóa”. Thảm họa nạn đói năm 1945 là bằng chứng lịch sử kinh hoàng vạch rõ tội ác của Pháp – Nhật khiến dân ta phải vùng lên đấu tranh…

Khi Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bỏ luật tự do báo chí (1941), các tờ báo đều bị kiểm duyệt gắt gao, “khắc nghiệt gấp 3, 4 lần trước” khiến cho nhiều tờ báo không thể trụ được phải đóng cửa: “Riêng từ 1940-1943, 17 tờ báo hàng ngày và tạp chí ở Bắc Kỳ đã bị đóng cửa” [104, 23]. Có những tờ sau nhiều lần kiểm duyệt, cân lên nhắc xuống đến khi được phép cho in mà vẫn bị tịch thu hoặc có những cuốn sách phải nổi chìm, trải qua nhiều công đoạn, nhiều cơ quan xem xét… chờ đợi đến ngày xuất bản cứ vời vợi, thậm chí bặt tin. Nhà cầm quyền còn kiểm soát chặt chẽ từ giấy in,

mực in, đến số trang, số khổ của một tờ báo và đưa ra những quy định ngặt nghèo đối với các nhà in, nhà xuất bản... Người làm báo bị vô số những sắc lệnh “phi nhân tính” bủa vây, quyền sống, quyền tự do của nhà báo ngày càng bị đe dọa: “Thần chết và lưỡi liềm ác nghiệt như đang chờ sẵn trước cửa các nhà báo hàng ngày, hàng tuần và các nhà xuất bản, nhà văn để gieo rắc vào đó sự khủng bố và đe dọa cuộc sống còn của họ, trong từng giây, từng phút” [Chuyển dẫn từ 104, 130].

Mặc dù bị kiểm duyệt thắt chặt, song thực tế, báo chí vẫn phát triển mạnh mẽ. Nghề báo ngày càng phát triển đã sinh ra các nhà tư sản kinh doanh, nắm những tổ hợp in ấn xuất bản báo chí, biến báo chí thành một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Nhu cầu độc giả khao khát tin tức thời cuộc chính là nguồn cổ vũ lớn lao cho những người làm báo dám xả thân, say mê cống hiến, thôi thúc họ tìm tòi, sáng tạo và dũng cảm sống bằng nghề cầm bút (một nghề chật vật, lắt lay). Làm báo trở thành nghề thực sự và báo chí ngày càng thể hiện rõ tính chuyên nghiệp, dần định vị trong đời sống văn hóa tư tưởng của người dân Việt Nam (nhất là tầng lớp thị dân) trước hết là bởi sự cập nhật thông tin, tính thời sự nóng hổi của các tin tức thời cuộc, đặc biệt là bởi sức hấp dẫn của những sáng tác văn học nói đúng, đánh trúng tâm lý độc giả đương thời. Đó chính là cơ duyên thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam trong giai đoạn đầy thách thức này.

Để vượt qua gọng kìm kiểm duyệt của thực dân, các nhà văn, nhà báo đã tùy cơ, lượng thời, cố thu vén nội dung, chắt lọc tư tưởng trong khuôn khổ chật hẹp của tờ báo để không phụ lòng mong mỏi của độc giả. Từ đó mà những lời bàn suông, những câu tán nhảm, những chuyện nhạt nhẽo, độc hại cũng được hạn chế tối đa. Trong điều kiện đầy khó khăn ấy, nhiều sáng tác (đặc biệt là truyện, tiểu thuyết…) của các nhà văn không thể in thành sách và bị rơi vào tình trạng ngủ yên, không ai biết đến thì chính báo chí đã đánh thức và làm sống dậy tác phẩm của họ, đưa đến với độc giả.

Hơn nữa, báo chí là nơi cập nhật thông tin hàng ngày, đời sống văn học hàng tuần vì thế mà tác giả và tác phẩm đến với công chúng nhanh hơn, gần hơn và mang tính thời sự hơn. Đặc biệt, báo chí là nơi kịp thời đăng tải các bài phê bình mới vừa để động viên, khuyến khích, phát hiện tài năng ở các cây bút trẻ; vừa tạo nên một môi trường “đọc – trao đổi” lí tưởng để các nhà văn trẻ lắng nghe ý kiến, sự phản hồi từ độc giả, của những người đi trước mà kịp thời rút kinh nghiệm, dần hoàn thiện ngòi bút của mình. Đó cũng chính là những động cơ tạo nên sức sống mãnh liệt của một nền văn học trẻ: “Báo chí đăng tải các sáng tác, phê bình tức là tiêu thụ sản phẩm của

lao động sáng tạo và như thế kích thích chủ thể lao động nhiều hơn, tốt hơn. Nhuận bút trên báo còn có tác dụng lấy ngắn nuôi dài giúp nhà văn cầm cự với cuộc sống vốn dĩ chật vật để sáng tác những tác phẩm dài hơi. Không những thế, chính việc viết liên tục để kịp có bài cho từng số báo đòi hỏi nhà văn phải luôn biết khơi dậy óc tưởng tượng, sáng tạo, giúp nhà văn gọi cảm hứng đến đúng lúc, tập trung cao độ và viết thật nhanh để kịp thời in báo” [43, 453]. Vai trò của tầng lớp thị dân cũng góp phần không nhỏ trong việc cổ vũ và định hướng người làm báo lựa chọn đề tài, nội dung viết cho phù hợp với tâm lý, thị hiếu của lớp công chúng mới.

Giai đoạn 1940-1945, tình hình chính trị của Pháp – Nhật luôn ở thế “lưỡng phân”: Vừa bắt tay, thỏa hiệp trong việc bóc lột, nô dịch nhân dân; vừa giằng co, tương tranh âm thầm đối kháng, diệt trừ nhau để độc quyền thống trị. Cả thực dân và phát xít đều thực hiện chính sách cai trị mềm dẻo, khôn khéo, ngày càng già dặn và quyết liệt cùng những thủ đoạn tinh vi để lừa bịp, mua chuộc thanh niên trí thức Việt Nam bằng mọi cách: Sẵn sàng tăng lương, lôi kéo một số nhân sĩ vào Hội nghị Liên bang, cho những người có bằng cấp vào những vị trí mà trước đây hầu như chỉ có người Pháp làm như chức chủ sự, biên tập viên, sĩ quan, thanh tra cảnh sát…; mở thêm một số trường cao cấp như cao đẳng, kiến trúc, sĩ quan, lập ra Đông Dương học xá cho sinh viên… Hơn nữa, chiêu bài chính trị của nhà cầm quyền còn được hóa trang khéo léo qua một loạt các khẩu hiệu thấm đẫm tinh thần dân tộc như Cần lao, gia đình, tổ quốc; Cách mạng quốc gia; Đoàn kết và sức mạnh để phụng sự; Pháp – Nhật phục hưng; các phong trào thể dục thể thao Vui vẻ trẻ trung được tổ chức rộng rãi từ thành thị đến nông thôn (Các cuộc đua xe đạp, cuộc thi bơi lội, đánh võ với giải thưởng cao)… nhằm mục đích ru mê thanh niên Việt Nam trong các thú vui, những cuộc chơi mà lầm tưởng vẫn còn Tổ quốc, vẫn được Mẫu quốc bảo hộ, chở che. Do đó, chính phủ Pháp: “Cho phép thanh niên Việt Nam được nói đến lòng yêu nước, được tôn sùng những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…, được phép hát những bài cổ vũ tinh thần dân tộc như Chi Lăng, Tiếng gọi sinh viên, Bạch Đằng giang…” [104, 33]. Bên cạnh đó, Phát xít Nhật cũng ráo riết thực hiện các âm mưu thâm hiểm: vừa bắt tay, lợi dụng triệt để thực dân Pháp nhằm mục đích mở rộng chiến tranh, vừa ra sức lôi kéo những phần tử trí thức bất mãn Pháp, lừa bịp nhân dân Việt Nam theo Nhật chống Pháp. Phát xít Nhật còn tuyên truyền sức mạnh của quân đội Nhật qua tranh ảnh, truyền bá văn hóa Nhật bằng cách in nhiều loại sách học tiếng Nhật, tung ra học thuyết “mị dân”: Đại Đông Á, Đồng văn đồng

chủng, khu thịnh vượng chung… cho dân ta lầm tưởng chúng là “anh em”, đồng chí, là người anh cả da vàng, người hiệp sĩ Phù Tang.

Có thể nói, dưới thời Pháp trị - Nhật trị, không khí khủng bố khốc liệt bao trùm lên đời sống xã hội Việt Nam đã đẩy các mối xung đột, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền thực dân, phát xít lên cao trào, đỉnh điểm. Sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển không ngừng của các phong trào cách mạng trong nước cùng với đó là sự hòa nhập giữa phong trào cách mạng trong nước với phong trào dân chủ và cách mạng thế giới đã làm nên những thay đổi bất ngờ, vĩ đại, hiếm có trong lịch sử. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 chính là minh chứng hùng hồn cho tinh thần bất khuất và sức mạnh bất diệt của con người Việt Nam. Nó đã đánh dấu mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc và có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

Bối cảnh chính trị, xã hội phức tạp ấy đã dẫn đến sự phân hóa sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng của các tầng lớp, giai cấp. Giai cấp công nhân và nông dân vẫn là lực lượng chủ chốt, đi đầu trong các phong trào đấu tranh cách mạng. Bị đẩy vào con đường bần cùng hóa và tha hóa nên họ ý thức sâu sắc về mối thù giai cấp. Giai cấp tư sản dân tộc ở trạng thái “giữa dòng”: Có khuynh hướng dân tộc, dân chủ, nhưng rơi vào chủ nghĩa cải lương. Điểm tích cực của giai cấp này là họ đã nhận ra bộ mặt xảo trá của bọn cầm quyền và bộc lộ rõ thái độ chán ghét đế quốc, nghiêng theo xu hướng ủng hộ cách mạng. Giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mại bản phân hoá rõ rệt. Một bọn thì ôm chân, làm tay sai cho thực dân Pháp; một bọn khác “muốn thay thầy đổi chủ” lại ngả theo phát xít Nhật. Tuy nhiên, có một số ít địa chủ, phần nhiều là tiểu địa chủ, đã mất niềm tin ở đế quốc Pháp, lại hoài nghi chính sách của Nhật, cho nên có thái độ trung lập, ít nhiều có thiện cảm đối với cách mạng.

Đặc biệt, những biến động về chính trị và sự phân hóa sâu sắc trong xã hội đã tác động mạnh mẽ đến thái độ chính trị cũng như đời sống tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản ở cả chiều rộng và chiều sâu. Đối tượng chủ chốt của tầng lớp này là lực lượng thanh niên - học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo... Nhìn ở bề rộng, thì sự phân hóa trong giới trí thức, nhất là đối với lực lượng cầm bút ngày càng diễn biến phức tạp: Có một bộ phận trí thức theo khuynh hướng thân Nhật, mâu thuẫn đối kháng với đế quốc Pháp (nhóm Trần Trọng Kim, nhóm Tờ-rốt- kít…); một số khác lại theo khuynh hướng thân Pháp đối kháng với Nhật (Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu…); số ít được thức tỉnh theo cách mạng (Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài…); còn lại,

phần đông là thu mình vào thế giới của cái Tôi cá nhân trong nỗi hoang mang, bế tắc đến cực độ. Tuy nhiên xét ở bề sâu, dù sự phân hóa trong tầng lớp trí thức còn nhiều mặt đối kháng nhưng họ đều hướng tới một điểm chung là tìm sự giải thoát cho dân tộc khỏi tình cảnh khốn cùng của hiện tại, nhưng con đường thực hiện của họ thì khác nhau: Người thì sa vào chủ nghĩa cải lương, ảo tưởng; người thì mải mê duy tân mà quên quá khứ, quên truyền thống; người thì rơi vào trạng thái cô đơn, lạc loài, không điểm tựa... Nhìn chung, lập trường tư tưởng của tầng lớp trí thức chưa thực rõ ràng, dứt khoát, nhiều khi mơ hồ, chênh vênh, nửa vời nhưng họ không hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ, với dân tộc. Đó là điều căn cốt khiến cho thực dân và phát xít không dễ dàng lôi kéo và tha hóa được họ.

Đối với người làm chính trị, họ có khả năng nhìn nhận đầy đủ hơn về bản chất của giai cấp thống trị. Đối với các nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật phần nào cũng giúp họ minh định, lựa chọn hành trình sáng tạo của mình: Phục cổ, hướng nội hay duy tân, hướng ngoại... Bối cảnh chính trị, xã hội đó là những tiền đề cơ sở tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng của lực lượng cầm bút đồng thời tạo nên những diễn biến phức tạp tác động mạnh mẽ đến sự sinh tồn của đời sống báo chí và văn học đương thời.

2.2.1.2. Tình hình văn hóa tư tưởng.

Để thực hiện trọn vẹn kế hoạch vơ vét, bóc lột và nô dịch thuộc địa, thực dân và phát xít hợp tác thi hành triệt để chính sách ngu dân, trong đó đặc biệt đẩy mạnh chính sách về giáo dục một cách có hệ thống và ngày càng chuyên nghiệp. Chúng hạn chế và đặt ra những quy định ngặt nghèo đối với trẻ ở độ tuổi đến trường, chủ trương đào tạo trình độ đại học cho con nhà giàu, tập trung mũi nhọn trong việc đào tạo những kẻ làm tay sai, ngăn cản sinh viên du học… Chính phủ Pháp còn gia tăng việc học tiếng Pháp và coi tiếng Việt như một thứ ngoại ngữ nhằm mục đích biến người Việt Nam thành những đứa con lai không nguồn gốc, xuất xứ. Mặt khác, thực dân, đế quốc lại ra sức quảng bá việc đầu tư, phát triển cho giáo dục nhưng thực chất, trẻ em Việt Nam vẫn không được đi học (hơn 90% dân số mù chữ). Sự “chênh lệch quá lớn” và bất công về chế độ lương bổng cùng điều kiện dạy – học giữa người Pháp với Việt đã tạo nên tâm lí bất mãn đối với người dạy học. Nếu một người Pháp dạy một lớp trong điều kiện vật chất đầy đủ hưởng lương từ 400-500$ một tháng thì một người Việt dạy sáu lớp trong một điều kiện tồi tàn chỉ được hưởng 20$ một tháng. Nghĩa là mức lương của một giáo

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí