Lí Giải Về Sự Sinh Tồn, Đình Bản Của Tri Tân Tạp Chí‌

Nếu như chủ nhiệm Nguyễn Tường Phượng là người chèo lái, giữ thăng bằng, bình ổn cho tạp chí Tri tân trong suốt những năm sinh tồn đầy sóng gió thì chủ bút, Hoa Bằng là linh hồn của Tri tân luôn giữ cho tinh thần tạp chí vững mạnh, không bị va đập, méo mó trước cơn phong ba, bão táp của thời cuộc.

Hoa Bằng (1902-1977), tên thật là Hoàng Thúc Trâm, ngoài ra còn có các biệt hiệu như Sơn Tùng, Song Cối. Ông là người có vốn Hán học khá uyên bác, am hiểu sâu rộng về lịch sử và văn học. Là một cây bút đa tài, song sở trường đặc biệt của Hoa Bằng là biên khảo văn học, lịch sử và dịch thuật. Ông đã đóng góp cho tạp chí Tri tân một số lượng bài viết đáng kể, 173 bài. Đó là những bài khảo cứu về văn học dài kỳ đến nay vẫn còn nguyên giá trị như Phong dao, chia loại và giải nghĩa (8 số), Thử viết Việt Nam văn học sử (13 số), Việt Nam văn học sử (18 số)… Có thể nói đó là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và kỳ công của tác giả.

Bằng niềm say mê quốc văn, tâm huyết với quốc sử, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm xứng đáng là người chủ bút đầy kinh nghiệm và khá thức thời của tạp chí Tri tân. Trước khi đến với Tri tân, ông đã từng viết cho nhiều tờ báo như Thực nghiệp dân báo, Trung Bắc tân văn, Thế giới, Tân văn, Tiểu thuyết thứ Bảy… nhưng tạp chí Tri tân là miền đất say mê để tài năng và tâm huyết của Hoa Bằng được cống hiến.

Nhà nghiên cứu phê bình Phạm Mạnh Phan là người thư ký bền bỉ của tòa soạn kể từ khi tạp chí Tri tân ra đời cho đến khi đình bản. Ông chủ yếu đảm nhiệm mảng nghiên cứu, phê bình theo khuynh hướng “tri tân”.

Với 66 bài đóng góp cho tạp chí, tuy chưa thật nhiều nhưng Phạm Mạnh Phan lại có ý nghĩa đặc biệt đối với Tri tân. Ông luôn say sưa với các cuộc diễn thuyết, hội đàm, với những bài phỏng vấn, đề xuất, đề nghị, những cuộc trưng cầu ý kiến… đầy tính thời sự. Nhất là, Phạm Mạnh Phan rất quan tâm đến việc giáo dục về tinh thần dân tộc, ý thức tự tôn về truyền thống lịch sử cho thanh niên Việt Nam, đặt ra sứ mệnh chân chính đối với người làm báo…

Nói đến các cây bút chủ chốt của tạp chí Tri tân, ngoài Ban biên tập, ở mỗi thể loại lại có các gương mặt tiêu biểu làm nên linh hồn của tạp chí.

Trước hết, về lĩnh vực khảo cứu (văn hóa, lịch sử, văn học…) không thể không nhắc đến cây bút uyên bác Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947). Ông là học giả có vốn Nho học sâu rộng, lại là người trí thức có tâm với đất nước, với dân tộc. Cả cuộc đời ông gắn bó với công cuộc “tìm nguồn”, lưu giữ, phát huy tinh thần và văn hóa Việt. Trước năm 1945, ông từng tham gia các hoạt động văn hóa có ý nghĩa tích cực với

thời đại: Làm Hội trưởng Hội Trí tri, sáng lập ra Hội Truyền bá quốc ngữ… Sau năm 1945, ông là Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Luôn tận trung với con đường cách mạng, tiếp tục tham kháng chiến và hi sinh vào tháng 10/1947, khi quân Pháp nhảy dù xuống truy quét vùng Bắc Cạn. Những công trình nghiên cứu mà ông để lại có giá trị lớn đóng góp vào lịch sử nghiên cứu văn hoá, văn học nước nhà. Đó là các bài nghiên cứu dài kỳ về văn học như Tra nghĩa chữ Nho (dài 31 số), Tài liệu để đính chính các bài văn cổ (dài 88 số); về sử học như Đại Nam dật sự (68 số), Những ông nghè triều Lê (112 số)… Trong cuộc đời hơn 30 năm cầm bút, Nguyễn Văn Tố đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ về cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Tuy nhiên, các bài báo viết bằng tiếng Việt của ông đã gây ảnh hưởng khá quan trọng đến các lĩnh vực học thuật. Có thể nói, với vai trò là người trợ bút đắc lực cho Tri tân, “Các bài viết của Nguyễn Văn Tố vẫn là những viên gạch đầu tiên góp vào khoa học khảo chứng văn học của thời hiện đại”[201, 1222].

Về thể loại tiểu thuyết, điểm nổi bật của tạp chí Tri tân là dành trọn ưu ái cho thể loại tiểu thuyết lịch sử của hai tác gia: Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng. Với Nguyễn Huy Tưởng, ông là nhà văn có sở trường đặc biệt viết tiểu thuyết, ký sự và kịch lịch viết về đề tài lịch sử. Tên tuổi của Nguyễn Huy Tưởng gắn liền với các cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị (Đêm hội Long Trì, dài 30 số; An Tư, dài 36 số cùng vở kịch lịch sử nổi tiếng Vũ Như Tô đăng trong 12 số).

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) sinh ra ở một vùng quê mà “tất cả mọi thứ đều là lịch sử”. Bởi thế, quê hương làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) trở thành miền không gian nghệ thuật, in đậm dấu ấn trong các sáng tác của nhà văn. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Huy Tưởng đã có niềm ham mê, yêu thích lịch sử qua các câu chuyện, các nhân vật, những sự kiện hào hùng… Chính điều đó đã thôi thúc ông luôn tìm tòi, nghiên cứu về lịch sử dân tộc. Lấy điểm nhìn lùi sâu về quá khứ mấy trăm năm, Nguyễn Huy Tưởng chiêm nghiệm, nhận thức sâu sắc về thực tại. Đây cũng là cách ông bộc lộ kín đáo nỗi day dứt, niềm trăn trở về thân phận của một người dân mất nước. Những băn khoăn đó được nhà văn trải lòng qua những trang viết tiểu thuyết và kịch lịch sử đầy say mê, nhiệt huyết. Không phải ngẫu nhiên mà có người mệnh danh ông là “nhà viết sử ký”. Dưới ngòi bút tài hoa của ông, các sự kiện, nhân vật lịch sử có sức hút đặc biệt không chỉ bằng sự thật sống động mà bằng những trải nghiệm thấm thía của nhà văn, bằng tình yêu đất nước nặng lòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác giả Phan Khắc Khoan sinh ngày 5 tháng 6 năm 1916 tại làng Yên Lăng, xã Xuân Tiêu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học trường huyện (Yên Thành), trường Vinh (Nghệ An), tốt nghiệp bằng Thành chung rồi dạy tư ở Huế. Xuất thân trong một gia đình nho học, có truyền thống cách mạng: Ông nội là một nhà khoa bảng, nổi tiếng thơ văn, Ông ngoại là một quan chức, vì tham gia phong trào Văn thân chống Pháp, nên bị giáng chức; còn bác dượng thì tham gia phong trào Cần Vương, nên cũng bị đày đi Guyan (Guyane) thuộc Pháp. Cuộc đời Phan Khắc Khoan không may mắn: Năm ông 15 tuổi thì mẹ mất, sau đó cha lại bị mù lòa nên ngay từ nhỏ Phan Khắc Khoan đã tự tôi rèn chí làm trai và ý thức rất rõ về trách nhiệm, sứ mệnh của người nam nhi đối với đất nước trong hoàn cảnh nô lệ. Sinh trưởng ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng nên ông sớm tiếp thu tư tưởng của các nhà cách mạng (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh) cùng với không khí sục sôi của cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930-1931. Do vậy, Phan Khắc Khoan có tâm nguyện làm chính trị bằng văn chương.

Là cây bút chủ chốt viết về thể loại kịch và loại hình kịch thơ trên tạp chí Tri tân, Phan Khắc Khoan đã đóng góp 5 tác phẩm (Trần Can (từ số 19 đến số 21), Lý Chiêu Hoàng (từ số 28 đến số 32), Vua Lê Chiêu Thống (trích đoạn, số 44); Nguyễn Hoàng (trích đoạn, số 86), Phạm Thái (từ số 94 đến số 103) trong tổng số 13 vở kịch được Tri tân đăng tải và có tới 12 vở được viết theo lối kịch thơ (duy chỉ có Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là thể loại chính kịch). Cùng với Phạm Huy Thông, ông là người đầu tiên sáng tạo và định vị một thể loại văn học còn non trẻ, mới du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX – thể tài kịch thơ lịch sử. Các vở kịch của ông trên tạp chí Tri tân hoặc đã được công diễn ở nhiều nơi hoặc đã được in thành sách, gây một tiếng vang lớn đối với đời sống văn học đương thời: Trần Can được công diễn hai lần (ở Thanh Hóa và Từ Sơn, Bắc Ninh năm 1940), Lý Chiêu Hoàng (Nxb Quê Hương, Hà Nội, 1942), Phạm Thái (hay "Giấc mộng Tiêu Sơn", 1943 - Kịch thơ phỏng theo tiểu thuyết "Tiêu Sơn tráng sĩ" của Khái Hưng). Phan Khắc Khoan say sưa tìm về các nhân vật, sự kiện lịch sử để khơi nguồn cảm hứng sáng tác… Những tháng năm cống hiến cho tạp chí Tri tân, Phan Khắc Khoan đã khẳng định được tên tuổi của mình trong làng văn, làng báo.

Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 9

Lê Thanh là cây bút phê bình văn học danh tiếng đương thời. Ông sinh ra ở mảnh đất Cam Đà, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Tây, Hà Nội), một miền đất cằn cỗi, cây cối xác xơ, gạch ong cháy đỏ. Từ nhỏ

ông đã theo gia đình di cư sang Lào để sinh sống trên miền đất thiên nhiên Ai Lao với những dòng sông xanh mát, những khu rừng thâm u hùng vĩ. Trước khi cộng tác với Tri tân, ông đã tham gia viết cho tuần báo Tin văn, làm biên tập cho tòa soạn báo Phụ nữ. Song ông không lấy nghề viết làm kế sinh nhai (Bản thân là một công chức có việc làm ổn định, làm viên chức tại sở tài chính, sở công - nông). Do vậy, với ông, việc viết văn chương không chịu sự thúc bách của cuộc sống mưu sinh mà vì niềm ham thích, say mê. Làm công việc cần mẫn, bền bỉ của người nghiên cứu, phê bình, Lê Thanh mải miết trong hành trình kiếm tìm các tác gia văn học (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu, Song An Hoàng Ngọc Phách, Hàn Mặc Tử…). Dưới nhiều hình thức như phỏng vấn nhà văn, nghiên cứu lịch sử văn học, giới thiệu, phê bình tác giả…, ông đã để lại 24 bài viết trên tạp chí Tri tân. Đáng chú ý nhất là các bài nghiên cứu văn học dài kỳ mà đến nay những nhận định, quan điểm, đánh giá của Lê Thanh vẫn còn nguyên giá trị (Nhìn qua văn học Việt Nam năm 1941; Nhìn qua văn học Việt Nam năm 1942; Thơ tự do, nghiên cứu và bình luận; Văn học Việt Nam hiện đại, mười lăm năm giữa hai ảnh hưởng hay là thời kỳ bàn giao của hai thế hệ, phân tích tinh thần văn học Đông Tây…). Khu vực nghiên cứu phê bình mà Lê Thanh rất nhạy cảm là văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Với công việc tìm tòi một cách nghiêm túc và khoa học, ông đã cho thấy rõ “điều hệ trọng của văn hóa sử” ở giai đoạn chuyển giao giữa nền văn học cũ và mới, giữa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại…

Trong bài Điếu văn tổng kết về Đời văn học của Lê Thanh (số 141, tr.6), Hoa Bằng người đồng nghiệp gần gũi, gắn bó nhất với Lê Thanh đã viết: “Theo đuổi công việc làm văn học Việt Nam, Nguyễn quân, cứ đến cuối mỗi năm trên tờ Tri tân thường có một bài Tính sổ văn học. Đó là một ý cung cấp tài liệu cho việc làm văn học sử trong tương lai”.

Điểm mặt các cây bút chủ lực viết cho tạp chí Tri tân, ở mỗi thể loại lại có những gương mặt tiêu biểu, những tác phẩm có giá trị. Ngoài các tác giả gắn với những thể loại làm nên nét đặc thù mà cũng là thành tựu nổi bật của Tri tân như đã được trình bày ở trên còn có thể kể đến ngòi bút thơ đẫm chất sử thi của Minh Tuyền, nặng lòng hoài cổ của Ngân Giang, Song Cối…; các cây bút viết ký đậm chất khảo cứu như Nhật Nham Trịnh Như Tấu, Vân Đài, Mãn Khánh Dương Kỵ… Đó là những tác giả, có đóng góp không nhỏ làm nên diện mạo độc đáo và linh hồn của Tri tân tạp chí. Mỗi

người đảm nhiệm một lĩnh vực, gánh một trọng trách góp sức mình vào công cuộc xây dựng tạp chí mà cũng là kiến thiết nền văn hóa, văn học dân tộc.

Rõ ràng sự ra đời của tạp chí Tri tân có ý nghĩa không nhỏ đối với hành trình “tìm nguồn” của nền văn hóa, văn học đương thời. Bởi Tri tân luôn coi trọng việc gìn giữ bản sắc dân tộc, luôn khích lệ người viết tìm về giá trị truyền thống. Dù không làm chính trị, là tờ báo trung lập, chuyên về văn hóa nhưng tạp chí lại có ý nghĩa đặc biệt đối với thời cuộc và dân tộc. Nói về điều này GS Hoàng Như Mai viết: “Đối với chúng ta, những người thanh niên mà cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khơi dậy trong tâm can tinh thần dân tộc, tờ tạp chí Tri tân là bó đuốc soi sáng cho chúng ta - những đứa con nuôi của văn hóa phương Tây hiểu biết về cha mẹ tổ tiên mình hơn (…) các học giả nhóm Tri tân có phần đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới sau cách mạng tháng Tám 1945” [202, 986].

2.3.3. Lí giải về sự sinh tồn, đình bản của Tri tân tạp chí‌

Thúc đẩy sự ra đời của tạp chí Tri tân bên cạnh những tiền đề chung còn có những điều kiện khách quan riêng. Mặc dù chính phủ thực dân ở Đông Dương ra sức kìm tỏa sức sống của báo chí tiếng Việt song báo chí ngày càng nở rộ và phát triển bởi từ khi đầu hàng Nhật, chính phủ Pháp cũng có: “Chính sách tương đối cởi mở vuốt ve đối với văn nghệ sĩ bản xứ (…) phần vì hẳn họ cũng muốn nuôi một lực lượng cho những dụng ý chính trị thời cuộc” [125, 629]. Mặt khác, khi chế độ kiểm duyệt được áp đặt gắt gao, thực tế bộ mặt kẻ xâm lược bại lộ, các văn nghệ sĩ lên tiếng vạch trần tội ác của thực dân thì bị bắt bớ, tù đày, trong khi đó tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc dần dần được thức tỉnh bởi thế những tờ “không làm chính trị”, “trung lập”, “vẽ những nét ngay thẳng không tự hoặc bị nhuộm một màu sắc nào” như Tri tân lại có đất sinh sống. Hơn nữa, lớp độc giả bị o ép đành tìm về Tri tân để “ôn cố”, học hỏi vừa mở mang kiến thức vừa bảo toàn tính mạng. Đồng thời, giai đoạn này xuất hiện lớp công chúng muốn “an phận thủ thường”, để tránh tai họa bất chợt đổ lên đầu, họ chỉ dám đọc Tri tân với những trang nghiên cứu phê bình, những bài về cổ sử, cổ văn…

Dù những quan điểm nhìn nhận của các trường phái đương thời đối với Tri tân còn có chỗ bất đồng nhưng tựu trung lại đều thống nhất đánh giá: “Về khách quan, tạp chí Tri tân đã góp phần không nhỏ vào việc gây dựng lại tinh thần phục hưng dân tộc, chuẩn bị về tinh thần tư tưởng cho thế hệ thanh niên sẽ tham gia cách mạng và chiến tranh ngoại quốc” [159, 8].

Sinh tồn trong khoảng thời gian qua 5 năm, Tri tân cũng đã đi trọn được con đường lịch sử của mình với 214 số tạp chí, trên 5000 trang báo và hơn 1400 văn bản văn chương ở đủ các phương diện kiểu loại. Tri tân đình bản số cuối cùng vào ngày 16/7/1946. Việc ra đi lặng lẽ âm thầm của Tri tân dường như không có sự chuẩn bị trước, không một lời từ giã, còn rất nhiều bài vở Tri tân đăng bị bỏ dở. Có lẽ sự kết thúc của Tri tân do cả hai yếu tố khách quan và chủ quan.

Về phía khách quan, Tri tân không còn phù hợp với thời đại mới: “Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, chính tạp chí Tri tân lại tỏ ra không thích hợp với đời sống văn hóa những năm đầu dưới chính thể mới” [159, 8-9]. Bởi sau khi giành độc lập, độc giả sống trong một không khí sôi nổi của ngày độc lập, ca ngợi chính thể, quyền tự do ngôn luận. Người ta quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thời sự, chính trị. Những độc giả có nhu cầu tìm hiểu về văn học, sử học… đã có những báo, tạp chí chuyên ngành chất lượng cao. Như thế, rõ ràng Tri tân không còn vai trò lịch sử nữa. Điều đó cũng thể hiện ngay ở hai số đặc san năm 1946, mặc dù ở số 213, phần “Khải sự”, báo đã chủ trương: “Ngày trước còn bị đô hộ thì tri tân để cách mệnh; ngày nay đã độc lập thì tri tân để kiến thiết. Nguyên tắc trước sau vẫn thế, duy chi tiết có khác để theo sát với phong trào dân chủ: nên hình thức, thể tài từ nay cũng có sửa đổi”…. nhưng tạp chí Tri tân không hoàn thành được sứ mệnh này. Tri tân loại mới (bắt đầu từ năm 1946) chỉ ra được hai số (1; 2) chuyên san về đất Nam Bộ rồi ngừng hẳn.

Về chủ quan, lực lượng viết chính cho Tri tân sau cách mạng hăng hái tham gia kháng chiến. Họ không còn thời gian để làm công việc tỉ mẩn, sao lục, tra cứu, đối chiếu, khảo luận những văn sách cổ xưa hay tìm về những nguồn sử liệu sống từ các bậc tiền nhân để nghiên cứu trao đổi cùng bạn đọc. Lớp độc giả đương thời (nhất là thế hệ thanh niên trí thức) đã định đường và tìm đến với cách mạng, với cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc nên cũng không còn thời gian để đọc và tìm hiểu về những văn bản “nệ cổ” của Tri tân… Vì thế, tạp chí đột ngột từ giã trong ngồn ngộn công việc còn dang dở.

Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành nửa giờ tiếp ông Nguyễn Tường Phượng, chủ báo Tri tân, Chủ tịch đã căn dặn: “Nay nước nhà đã độc lập, những tinh thần cố hữu mà quý báo nêu ra từ trước vẫn là tốt. Nhưng ngày nay phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với lòng dân. Báo của các ngài chủ

đích Tri tân. Tri tân tức là phải có chính trị, dân ta bao năm bị đàn áp, nay phải có văn hóa mới” (số 205) nhưng tạp chí đã không thực hiện được sứ mệnh này.

2.4. Kết luận chương 2‌

Đặt tạp chí Tri tân trong sự hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam giai đoạn 1940-1945 sẽ thấy những quy luật khách quan chi phối đến sự vận động của báo chí và văn học đương thời. Trên nền tảng của bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng đặc thù của những năm 40, báo chí cũng như văn học hình thành, tồn tại và phát triển là hệ quả tất yếu từ những tiền đề chung và riêng, khách quan và chủ quan.

Tri tân tạp chí ra đời và đứng vững trong một thời đoạn đặc biệt của lịch sử, văn hóa, xã hội nên không thể phủ nhận những đóng góp và ý nghĩa tích cực của tờ tạp chí này. Đều là loại tạp chí “mang tính cách bách khoa”, so với Thanh nghị thì Tri tân được ghi nhận trên nhiều lĩnh vực: khảo cứu, học thuật, sáng tác theo khuynh hướng Nho học... Thanh nghị chủ yếu đóng góp ở lĩnh vực khảo luận về pháp luật, kinh tế, giáo dục và văn học theo khuynh hướng Tây học. Tuy tôn chỉ mục đích khác nhau nhưng cả Thanh Nghị Tri tân đều xác lập được vị thế và có tầm ảnh hưởng nhất định đến tâm lí tiếp nhận của con người thời đại. Do đó, những tạp chí này có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống báo chí và văn học đương thời, nhất là báo chí miền Bắc. Bộ phận văn học trên tạp chí Tri tân đã phản ánh trọn vẹn “khúc quanh” của quá trình vận động là hình xoáy trôn ốc đầy phức tạp mà văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX in sắc thái riêng.

Chương 3‌

VĂN SÁNG TÁC TRÊN TRI TÂN TẠP CHÍ


3.1. Văn xuôi trên Tri tân tạp chí

3.1.1. Truyện và Ký‌

3.1.1.1. Truyện ngắn

Theo Gulaiep, một truyện ngắn thành công phải đảm bảo sự thống nhất của ba đặc trưng: Tính vấn đề, tính điển hình hóa, tính liền mạch và hoàn chỉnh nghệ thuật. Vì dung lượng của truyện ngắn nhỏ, nên vấn đề được miêu tả, tường thuật thường cô đọng, hàm súc và tinh luyện. Bởi vậy, truyện ngắn tập trung vào những vấn đề, sự kiện quan trọng mà lược đi những yếu tố rườm rà, lặt vặt. Muốn vậy, sự kiện trong truyện phải tiêu biểu, nhân vật phải điển hình, cốt truyện phải dồn nén, tình huống truyện phải độc đáo…

Trong văn học trung đại, thể loại truyện được xây dựng trên một kết cấu khuôn mẫu: Tổ chức theo trình tự thời gian và chú trọng vào các sự kiện, hành động vì thế mà nhân vật dường như không có đời sống nội tâm. Tính cách cũng mờ nhạt, cốt truyện cũng đơn điệu.

Khi thể loại truyện ngắn hiện đại ra đời, nó đã khắc phục, vượt qua tất cả những hạn chế của thể truyện thời trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây. Kết cấu truyện ngắn hiện đại phong phú và phức hợp. Có kiểu kết cấu truyền thống cùng bút pháp ngoại hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan; kết cấu tâm lí với những trang viết đầy chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam; kết cấu đa tuyến, trùng phức trong truyện ngắn của Nam Cao… đã đưa thể loại truyện ngắn hiện đại lên đỉnh cao rực rỡ.

Truyện ngắn trên tạp chí Tri tân xuất hiện vào thời điểm mà thể loại truyện ngắn hiện đại đã đến giai đoạn kết tinh, hoàn thiện cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Hiện thực đời sống được đào sâu ở mọi ngõ ngách, diễn biến tâm lí nhân vật được khám phá vào mọi vỉa ngầm tinh tế, phức tạp. Cốt truyện được xây dựng trên những biến cố bất ngờ, xung đột gay cấn, hấp dẫn. Mỗi nhà văn là một tài năng, một cá tính, in dấu ấn phong cách riêng. Nếu Nguyễn Công Hoan rất sắc sảo trong việc bóc trần bộ mặt lừa lọc, phè phỡn, bỉ ổi của bọn tham quan thì Thạch Lam lại thành công ở mảng đề tài về kiếp người nhỏ bé, sống vật vờ, lắt lay, mòn mỏi vùng ven ô hoặc phố huyện nghèo. Nam Cao là cây bút xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Các sáng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023