Đặc Điểm Của Báo Chí Việt Nam Từ Đầu Thế Kỷ Xx Đến 1941‌

Nhà văn, 1994), Nguyễn Huy Tưởng toàn tập (Nxb Văn học, 1996)… hoặc chọn các sáng tác của ông làm đối tượng nghiên cứu của luận văn, luận án. Ngoài ra, các tiểu thuyết lịch sử (Đêm hội Long Trì, An Tư), các vở kịch lịch sử (Vũ Như Tô, Bắc Sơn) của ông được các nhà xuất bản in ấn, phát hành, tái bản nhiều lần. Điều đó chứng tỏ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có sức hút lớn đối với độc giả đương thời. Từ Nguyễn Huy Tưởng, Tri tân tạp chí đã được mở rộng hơn về đối tượng tiếp nhận.

Tác giả Lại Nguyên Ân là người có công lớn trong việc giới thiệu tạp chí Tri tân qua các bài viết, các công trình sưu tầm, biên soạn thành tuyển tập. Công trình Nghiên cứu và phê bình văn học của Lê Thanh (Nxb Hội Nhà văn, 2002) là cuốn sách được tác giả sưu tầm, biên soạn, tập hợp các bài viết của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Thanh trên nhiều phương diện. Trong đó, có các bài viết về các tác giả (Tản Đà, Tú Mỡ, Trương Vĩnh Ký), có các bài phỏng vấn các nhà văn (Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Song An Hoàng Ngọc Phách, Vệ Thạch Đào Duy Anh…), có các bài nghiên cứu về văn học, sử học, triết học, có các bài phê bình văn học (Phê bình Khói lam chiều, Sách Kỹ nghệ lấy Tây, Người bạn gái; Giới thiệu Hàn Mặc Tử, Ảnh hưởng của văn chương Pháp trong văn chương Việt Nam, Ba người thợ cần mẫn…). Các bài viết này đều được đăng trên các báo Tin văn, Tiểu thuyết thứ Bảy và phần lớn là Tri tân. Lê Thanh là cây bút nghiên cứu, phê bình tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 40. Tên tuổi của Lê Thanh xuất hiện trên nhiều mặt báo nhưng gắn bó và tâm huyết nhất dành cho Tri tân.

Với tác giả Phan Khắc Khoan, người có sở trường đặc biệt về thể tài kịch thơ lịch sử, ông đã đóng góp 5/11 vở kịch thơ, chiếm 46% mảng kịch thơ được Tri tân đăng tải. Ông cũng là đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý. Tuyển tập Phan Khắc Khoan: kịch thơ và thơ (Nxb Hội nhà văn, 1999) là cuốn sách sưu tầm, tuyển chọn các vở kịch thơ và các bài thơ viết theo hình thức kịch (đối thoại) của Phan Khắc Khoan. Trong đó không thể không kể đến các tác phẩm kịch gắn liền với tên tuổi của Phan Khắc Khoan như Trần Can, Lý Chiêu Hoàng, Phạm Thái… Đó cũng là những vở kịch đã được tạp chí Tri tân sớm đón nhận và giới thiệu. Với những vở kịch chỉ được Tri tân trích đăng (Vua Lê Chiêu Thống, Nguyễn Hoàng) thì cuốn sách giúp ích cho những ai nghiên cứu về thể loại kịch thơ trên tạp chí Tri tân có điều kiện đối chiếu, so sánh với toàn văn.

Ngoài ra, các cây bút có ảnh hưởng lớn đến tạp chí Tri tân là Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Chu Thiên Hoàng Minh Giám, Biệt Lam Trần Huy

Bá… cũng được các nhà nghiên cứu văn học sử đề cập, giới thiệu, tuyển chọn, trích đăng các tác phẩm chính trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam

Có thể nói, công trình tuyển chọn, sưu tầm, biên soạn, giới thiệu về lực lượng nòng cốt viết cho tạp chí Tri tân đã cung cấp cho người viết cơ sở nhất định để phân loại tác giả, thể loại, định tính và định lượng một số khái niệm trong quá trình thống kê, giới thuyết vấn đề nghiên cứu.

1.3.3. Công trình nghiên cứu về các thể loại‌

Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các thể loại văn học phải kể đến các công trình sưu tập tư liệu, khai thác vốn bài vở đã đăng trên Tri tân: Đó là bộ sưu tập của Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn về phần phê bình văn học - Tạp chí Tri tân 1941- 1945: Phê bình văn học (1999); của Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hữu Sơn về phần Truyện và Ký - Tạp chí Tri tân 1941-1945: Truyện và ký (2000). Những cuốn sách này thực sự hữu dụng cho những người nghiên cứu văn học được tiếp xúc thuận lợi hơn, tập trung hơn với các tư liệu cũ mà không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm kiếm.

Với thể loại nghiên cứu về đề tài lịch sử, văn hóa, phải nhắc tới hai bộ sách có giá trị là công trình do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1997 Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sự. Sử ta so với sử Tàu; của Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng Toàn với các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tạp chí Tri tân 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam (2000). Đây là bộ sưu tập có ý nghĩa đối với những ai nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và văn học.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về các thể loại văn học ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án được đề cập phần nào trong các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, các chuyên luận như Vai trò của văn học dịch đối với quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (2008), Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Đình Vĩnh; công trình Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1996) của Phan Trọng Thưởng; Luận án Tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Diện mạo và đặc điểm) (1999) của tác giả Bùi Văn Lợi… đã có những gợi mở, định hướng không nhỏ cho luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tác giả của những công trình kể trên đã công phu, miệt mài làm công việc sưu tầm, tập hợp, tuyển chọn các bài viết trên tạp chí Tri tân trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, các nhà biên soạn cũng bước đầu đi vào phân tích, nhận định, đánh giá về đặc điểm, ưu thế của các thể văn trên Tri tân qua các bài giới thiệu về tác giả, về tuyển tập,

về thể loại... Đó là những cứ liệu khoa học cung cấp cho chúng tôi cái nhìn định tính về diện mạo và đặc điểm của phần văn trên tạp chí Tri tân.

Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 4

1.3.4. Công trình số hóa văn bản Tri tân‌

Đề tài luận án được chúng tôi xây dựng ý tưởng và triển khai thực hiện từ đầu năm 2007. Ở thời điểm đó, chúng tôi thu thập tư liệu và tiếp cận Tri tân trên bản phô tô được PGS.TS Lại Văn Hùng cung cấp (từ số 1 đến số 146). Trong quá trình tìm kiếm tư liệu ở Thư viện Quốc gia, chúng tôi tiếp cận Tri tân trên bản vi - phim đồng thời tiến hành scan từ số 147 đến số 214. Nhưng thực tế, nhiều trang mờ, nhòe, cũ rách không scan được hoặc không đọc được, nhất là các số ra đời vào năm 1945-1946 (khoảng hơn 20 số cuối). Với những khó khăn đó, song chúng tôi đã cố gắng tập hợp và có đủ 214 số văn bản Tri tân (ở dạng phô tô và scan).

Đến năm 2009, để hoàn thiện thêm cho các công trình sưu tầm, tuyển chọn khai thác vốn bài vở đăng trên tạp chí Tri tân, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã thực hiện một công trình số hóa, tập hợp đầy đủ tạp chí Tri tân dưới dạng ảnh chụp từng trang của tất cả các số tạp chí đã in” được nén trong đĩa DVD. Đó là điều kiện thuận lợi để người làm luận án có thể đối chiếu với những trang, số mờ rách làm cơ sở khoa học cho quá trình thống kê, phân loại.

Bản số hóa là công trình sưu tầm đầy đủ nhất về tạp chí Tri tân từ trước đến nay. Công trình này đã khắc phục được đáng kể tình trạng “thất bản”, rách cũ, mờ nhòe của phần văn bản báo giấy, vi – phim hiện còn ở Thư viện Quốc gia và tránh được “những sai lệch phát sinh” trong quá trình thực hiện các sưu tập của những người đi trước. Cũng từ công trình số hóa tạp chí Tri tân, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã tiếp tục hành trình khôi phục, lưu giữ các sách, báo, tạp chí trước năm 1945 đang trong nguy cơ hư tổn, mất mát bằng kỹ thuật hiện đại qua các công trình số hóa tạp chí Thanh Nghị (1941-1945), báo Phong hóa (1932-1935) – Ngày nay (1935-1940) …

Nhìn chung, tác giả của những công trình kể trên dù sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu với những mục đích khác nhau song đều đồng nhất khẳng định vai trò không thể thiếu của tạp chí Tri tân đối với đời sống báo chí đương thời: “Trong số những cơ quan báo chí có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa, học thuật ở nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh những tờ như Đông Dương tạp chí (1913-1919), Nam phong (1917- 1934), Thanh nghị (1941-1945) người ta không thể không kể tới tạp chí Tri tân (1941- 1945)” [159, 5]. Nhất là đối với văn học, Tri tân đã định vị một “nguồn riêng” giữa “dòng chung” của đời sống văn học bấy giờ: “Tri tân đã kích thích và giành “đất” cho

sự phát triển mảng sáng tác về đề tài lịch sử ở văn học công khai những năm 40- một khuynh hướng không đặc trưng cho sự nhạy cảm với văn hóa đô thị hiện đại và với những tìm tòi mới mẻ về văn chương nghệ thuật, nhưng đặc trưng ở tinh thần “tìm nguồn”, “về nguồn”, trước hết là về đề tài văn học” [153, 7].

Từ đó, các tác giả cũng nhận thấy ý nghĩa cần thiết trong việc nghiên cứu Tri tân và mảng văn chương trên tạp chí này. Bởi từ trước tới nay các nghiên cứu về tạp chí Tri tân nói riêng và các sáng tác văn học trên báo chí nói chung vẫn chưa được đặt trong tính chỉnh thể với môi trường báo chí:

Các tác giả, tác phẩm văn học thường được nghiên cứu trong dạng tách rời với báo chí, xuất bản, vốn là nơi chúng xuất hiện và đến với công chúng. Trong tình trạng các thiết chế đặc trưng cho văn học hiện đại là báo chí và xuất bản còn chưa lọt vào tầm nhìn của giới nghiên cứu, thì không chỉ Tri tân mà một loạt tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản từng góp công sức đáng kể vào đời sống văn hóa văn học, giờ đây chỉ xuất hiện như những ký tự mờ nhạt, đôi khi cái tên cũng bị nhớ sai, viết sai trong các bài vở nghiên cứu [159, 9].

Mặt khác, Tri tân tạp chí còn là một công trình khoa học đã: “Cung cấp nhiều nguồn tư liệu quý, từ tư liệu thành văn thông qua việc tra cứu tham khảo, khai thác các văn bản gốc trong nước, có đối chiếu so sánh với một số văn bản nước ngoài, đến tư liệu điền dã, kết quả của nhiều cuộc điều tra công phu trong nhân dân các địa phương. Người đọc làm công tác nghiên cứu ngày nay vẫn có thể khai thác sử dụng có lợi một số tư liệu sử học và văn hóa quý qua các luận văn, bài viết của tạp chí Tri tân để vận dụng, bổ sung và nâng cao các công trình của mình” [159, 7-8].

Hơn nữa, tạp chí Tri tân còn có ý nghĩa và tác động nhất định đối với tinh thần thời đại. Mặc dù tạp chí tuyên bố không làm chính trị, chỉ thực hiện sứ mệnh cho một nền văn hóa chân chính:

Nhưng trong thực tế thì với những bài khảo luận, nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam chủ yếu do một số trí thức, học giả có uy tín viết, rõ ràng Tri tân đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước chống xâm lược đối với một bộ phận nhân dân ta thời đó, giúp họ hồi cố để tri tân, từ đó có điều kiện đối chiếu liên hệ với tình hình đang diễn ra trước mắt trong nước và trên thế giới để suy nghĩ và có thái độ đúng. Có thể khẳng định đây là một bước chuẩn bị tinh thần tư tưởng cần thiết cho bước hưởng ứng, ra nhập cách mạng khi thời cơ tới [160, 7].

Như vậy, từ nhiều hướng và từ nhiều quan điểm nghiên cứu, song Tri tân tạp chí luôn được ghi nhận trên các phương diện: Lịch sử, văn hóa, địa lý, khoa học, giáo dục, đặc biệt về phương diện văn học thì không thể phủ nhận được vai trò của tạp chí. Sự ra đời của Tri tân quả là: “Một đóng góp không nhỏ cho công việc khảo cứu các giai đoạn lịch sử văn học, sử học và các truyền thuyết lịch sử” [197, 13].

Điểm lại tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài của luận án, chúng tôi nhận thấy các tác giả đi trước chủ yếu tập trung ở việc nghiên cứu tổng quan về tạp chí Tri tân qua những thống kê, phân loại, lập thư tịch, sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn những bài vở được đăng trên Tri tân; có một số công trình hướng vào nghiên cứu một vài thể loại văn học (kịch, tiểu thuyết) và một số tác giả quen thuộc (Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên, Phan Khắc Khoan)… nhưng đó là những nghiên cứu độc lập, tách rời, không đặt trong môi trường báo chí cũng như không đặt các tác giả, tác phẩm, thể loại đó với tư cách của người viết và là những đóng góp riêng của Tri tân. Hay nói cách khác chưa có những công trình, chuyên luận trực tiếp nghiên cứu, chuyên sâu về tạp chí Tri tân. Đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa việc nghiên cứu Nam phong Tri tân. Tạp chí Nam phong vừa ra đời đã tạo nên một cuộc bút chiến sôi nổi xoay quanh các bài viết của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều có tác động và ảnh hưởng không nhỏ trên văn đàn đương thời. Hơn nữa, Nam phong luôn là đối tượng thu hút các nhà nghiên cứu (kể cả trước và sau cách mạng): Có nhiều công trình, luận văn, luận án trực tiếp nghiên cứu về Nam phong và bộ phận văn học trên Nam phong với các cách tiếp cận và giải mã khác nhau. Chẳng hạn như Luận án Tiến sĩ Tìm hiểu tạp chí Nam phong 1917-1934 của Phạm Thị Ngoạn (Nguyên tác Pháp văn đăng trong tập Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt của Hội nghiên cứu các vấn đề Đông Dương, bản dịch của Phạm Trọng Nhân, do Ý Việt xuất bản năm 1973); cuốn sách Chủ đích Nam phong (Tủ sách tìm về dân tộc, do Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn, 1975) của tác giả Nguyễn Văn Trung; công trình sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu Truyện ngắn Nam phong (Nxb Khoa học xã hội, 1989) của Lại Văn Hùng; các chuyên luận, luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ: Tìm hiểu tiểu thuyết trên Nam phong tạp chí 1917-1934 (1984) của Nguyễn Đức Thuận; Nam phong tạp chí với sự hình thành và phát triển của văn xuôi tự sự tiếng Việt buổi giao thời đầu thế kỷ XX (1995) của Nguyễn Ngọc Thiện; Bước đầu tìm hiểu nội dung văn học trên Nam phong tạp chí (1996) của Trịnh Vĩnh Long; Nam phong tạp chí trong diễn trình văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (1999) của Lê

Viết Thọ... Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về tạp chí Nam phong khá bộn bề và phức tạp nhưng có tính hệ thống và chuyên sâu. Trong khi đó, những nghiên cứu về tạp chí Tri tân còn đơn lẻ, thiếu tính hệ thống. Điều đó đặt người viết luận án trước những khó khăn trong việc xử lí tư liệu, phân tích, nhận định đánh giá vấn đề đảm bảo tính khách quan với một tầm bao quát rộng. Tuy vậy, khi nghiên cứu tạp chí Tri tân cũng như phần Văn trên Tri tân tạp chí, chúng tôi luôn ghi nhận các công trình đi trước có ý nghĩa khởi đầu, gợi mở dù chưa đặt mảng văn trên tạp chí Tri tân trong môi trường sinh thành, diễn tiến của báo chí 50 năm đầu thế kỷ XX, nhất là những năm 40. Các công trình kể trên chưa khai thác đầy đủ, sâu sắc về diện mạo và đặc điểm của bộ phận văn học trên tạp chí Tri tân cũng như nghiên cứu mảng văn học đó trong mối quan hệ mật thiết với báo chí, nhất là thể loại tạp chí.

Vì vậy, chúng tôi khẳng định chắc chắn rằng: Chưa có một công trình nào nghiên cứu về tạp chí Tri tân, nhất là về phương diện Văn trên Tri tân một cách hệ thống và toàn diện. Luận án của chúng tôi tìm hiểu vấn đề Văn trên tạp chí Tri tân với mong muốn: Khái quát một cách hệ thống về diện mạo, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các thể văn trên Tri tân tạp chí cũng như phân tích, kiến giải, đánh giá về sự xuất hiện và vận động của các thể loại văn học đó trong những năm 40 của thế kỷ XX. Từ đó, luận án đánh giá những tác động và ảnh hưởng của tạp chí Tri tân đối với đời sống báo chí, văn học và văn hóa tư tưởng của thời đại.

Nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt luận án được chúng tôi sử dụng là nguyên tắc thể loại hóa. Căn cứ trên phương thức sáng tác và đặc điểm về thể loại, chúng tôi chia toàn bộ phần văn được đăng trên tạp chí Tri tân trong 214 số làm hai phần lớn. Phần thứ nhất là mảng văn sáng tác gồm văn vần, văn xuôi và kịch. Phần thứ hai là mảng văn nghiên cứu, phê bình, sưu tầm, dịch thuật. Đó cũng là cơ sở để người viết luận án nhận định về vai trò, vị trí, ý nghĩa của tạp chí Tri tân nói chung và bộ phận văn học trên Tri tân nói riêng trong sự vận động của đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX. Đồng thời, những cơ sở đó cũng cung cấp cho chúng tôi điểm nhìn để khái quát về quy luật vận động và phát triển nội tại của văn học và báo chí – một dấu hiệu đặc thù của nền văn chương hiện đại Việt Nam.

Chương 2‌

TRI TÂN TẠP CHÍ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1940-1945

2.1. Đặc điểm của báo chí Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1941‌

2.1.1. Lịch trình của báo chí Việt Nam qua các giai đoạn hình thành và phát triển‌

Báo chí Việt Nam ra đời trước hết nhằm thực hiện mục đích chính trị “khôn khéo, tinh vi” của nhà cầm quyền Pháp. Sau công cuộc chinh phục thuộc địa bằng quân sự, khai thác, bóc lột về kinh tế, chính phủ thực dân dùng báo chí như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất để phổ biến nền văn minh phương Tây, phô trương công khai hóa của mẫu quốc, “thu phục nhân tâm” bản xứ, nhất là tầng lớp trí thức bằng các phương tiện thông tin báo chí. Tuy nhiên, sau những chặng đường thử nghiệm, báo chí Việt Nam dần đi vào quỹ đạo và vận động theo quy luật nội tại riêng. Nếu tính từ đầu thế kỷ XX đến thời điểm tạp chí Tri tân ra đời (1941) thì lịch trình của báo chí Việt Nam có thể chia làm ba chặng: Ở mỗi chặng đường báo chí lại có những đặc điểm riêng, đánh dấu từng bước trưởng thành và phát triển của nền báo chí tiếng Việt.

2.1.1.1. Từ buổi sơ khai đến khi xuất hiện tạp chí Nam phong (1865-1917)

Giai đoạn khởi đầu, chủ yếu báo chí xuất hiện ở Nam Kỳ. Ngoài những tờ báo bằng tiếng Pháp thì những tờ báo được viết bằng chữ Quốc ngữ cũng dần ra đời (Gia Định báo - 1865, Nam Kỳ địa phận – 1883, Nông cổ mín đàm - 1901, Lục tỉnh tân văn

– 1907...). Có thể thấy, đặc điểm chung của báo chí tiếng Việt giai đoạn này “còn ở trong tình trạng phôi thai”, gặp không ít khó khăn, trở ngại: Kỹ thuật in ấn còn hạn chế; chữ Quốc ngữ chưa được phổ rộng; độc giả còn xa lạ với việc tiếp cận thông tin qua báo chí... Những tờ báo tiếng Việt buổi đầu hầu hết được thành lập bởi ông chủ người Tây (Pháp). Gia Định báo lúc đầu chính phủ Pháp giao cho Ernest Potteau phụ trách, sau đó mới chuyển giao cho Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút; Nông cổ mín đàm được Canavaggie sáng lập, sau khi Canavaggie mất, quyền điều khiển tờ báo này thuộc về Nguyễn Chánh Săt (chủ bút) và Nguyễn Tấn Phong (quản lý); tờ Lục tỉnh tân văn do một người Pháp là P. Jeantet đảm nhiệm cùng với sự cộng tác của các nhà trí thức Việt như Thọ An, Giác Ngã, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Trạc... Dần dần báo chí cũng gặp được những điều kiện thuận lợi và ngày càng nở rộ. Ở Nam Kỳ xuất hiện các tờ: Công luận báo - 1916, Nam Trung nhật báo – 1917... Ở Bắc Kỳ không thể không kể đến vai trò của hai tờ Đông Dương tạp chí

(1913) và Nam phong tạp chí (1917). Có thể nói, đây là hai tờ tạp chí làm nên đặc điểm của báo chí miền Bắc trong chặng đường đầu tiên.

Thực chất, Đông Dương tạp chí là một phiên bản của tờ Lục tỉnh tân văn từ Nam tiến ra Bắc do F.H. Schneider sáng lập. Mặc dù tờ báo được hình thành bởi mục đích chính trị, không nằm ngoài chủ thuyết của A. Sarraut – tuyên truyền cho chính sách bảo hộ của Pháp, truyền bá văn minh Thái Tây nhưng Đông Dương tạp chí “cũng là nơi chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện mong muốn cổ động và truyền bá chữ quốc ngữ” qua việc đăng tải các bài có khuynh hướng văn học: Các bản dịch tiểu thuyết Pháp, những bài khảo cứu về lịch sử, phong tục, tập quán, những sáng tác văn chương... Tờ tạp chí này đã tập hợp được đội ngũ cầm bút là những học giả danh tiếng đương thời như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Khắc Hiếu... Với các bài khảo cứu, các sáng tác văn học, đặc biệt là các bài dịch thuật, Đông Dương tạp chí đã: “Đưa câu văn quốc ngữ đạt đến một trình độ mới, tạo đà cho sự phát triển của quốc văn giai đoạn sau” [6, 86].

Tiếp nối sứ mệnh của Đông Dương tạp chí trong việc tuyên truyền, ca tụng và phổ biến nền văn minh Pháp, tạp chí Nam phong ra đời số đầu tiên vào ngày 1.7.1917 do Louis Marty, Giám đốc Phòng An ninh và chính trị của chính phủ Đông Pháp sáng lập, Phạm Quỳnh đảm nhiệm vai trò chủ bút. Nam phong là tờ tạp chí mang tính bách khoa mặc dù được ra đời vì “mục đích chính trị cấp thời” (chữ dùng của Phạm Thế Ngũ) và để tuyên truyền văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người dân Annam nhưng những người làm báo Nam phong lại chủ trương giữ gìn “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc bằng cách tìm về nguồn di sản văn hóa, văn học dân tộc. Có thể nói, tờ tạp chí này đã khởi đầu quá trình khôi phục các giá trị văn học truyền thống bằng cách nỗ lực tìm kiếm, thu lượm, sưu tầm, giới thiệu những “mảnh thơ mảnh văn vụn vặt, tản mát của người đi trước soạn ra” để vừa bảo tồn vốn văn học cổ, vừa kiến thiết một nền văn học mới. Điều đó chứng tỏ rằng Nam phong coi trọng việc: “Xây dựng một nền văn học mới, văn học Quốc ngữ trên nền tảng kế thừa tinh hoa văn chương truyền thống của dân tộc” [176, 129].

Sở dĩ, chúng tôi lựa chọn Nam phong là giới hạn cuối của chặng đầu trong lịch sử hình thành và phát triển của báo chí tiếng Việt vì ở Nam phong hội tụ đầy đủ nhất đặc điểm của báo chí giai đoạn này. Đồng thời, Nam phong cũng là dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển báo chí Việt Nam đặt nền móng và tạo đà cho sự phát triển văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023