Đối Với Phương Thức L/c: ( Tài Liệu Tham Khảo Số 7)

Trong thực tế, bảo đảm tiền vay trong tài trợ xuất khẩu là rất đa dạng, bao gồm:

o Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay.

o Biện pháp bảo đảm tiền vay phi tài sản gồm bảo đảm bằng tín chấp (Nghĩa là ngân hàng căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng để miễn giảm bảo đảm tiền vay bằng tài sản) và cho vay theo chỉ định của Chính phủ.


Trong thực hành nghiệp vụ, xuất phát từ đặc điểm của tài trợ xuất khẩu (tài trợ thương vụ và nguồn trả nợ chính là nguồn thu từ thương vụ này), do đó, thường các ngân hàng chọn biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay. Để làm được điều này, ngân hàng phải bảo đảm chắc chắn rằng tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích, phải thực sự kiểm soát được luồng chu chuyển của tiền vay và kiểm soát được toàn bộ hàng hóa trong mọi giai đoạn của quá trình xuất khẩu.


2.1.2. Tín dụng hạn mức trước khi giao hàng:

Điểm khác biệt giữa tín dụng hạn mức và tín dụng thương vụ là: Tín dụng hạn mức không bị hạn chế vào một thương vụ cụ thể, mà nhằm tài trợ cho một chuỗi các thương vụ liên tiếp trong một thời hạn nhất định, thường tối đa là 2 năm.


Hạn mức tín dụng ở đây được hiểu là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà tổ chức tín dụng và nhà xuất khẩu thỏa thuận trong hợp đồng tài trợ xuất khẩu. Tùy theo thỏa thuận, trong một số trường hợp hạn mức tín dụng được rút xuống dần trong kì tài trợ. Hoặc, trong thời hạn hợp đồng tín dụng hạn mức, nhà xuất khẩu có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay. Hoặc, ngân hàng có thể quy định rằng khoản rút vốn lần đầu phải được hoàn trả đầy đủ trước khi rút vốn lần tiếp theo, và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết thời hạn hợp đồng. Về thực chất, cách giải ngân này thuộc loại tín dụng tuần hoàn trong thời hạn hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Trong thực tế, hạn mức tín dụng chỉ được cấp cho những khách hàng có hồ sơ kinh doanh xuất khẩu tốt, chấp hành nghiêm chỉnh lịch trình trả nợ. Đồng thời, hạn mức tín dụng

Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 6

rất phù hợp với những hoạt động xuất khẩu có thị trường ổn định, thường xuyên, không mang tính thời vụ.


2.2. Các hình thức tài trợ sau khi giao hàng:


Các loại hình tài trợ cho nhà xuất khẩu sau khi giao hàng bao gồm các công cụ phát sinh sau khi hàng hóa đã được gửi cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Những nhà xuất khẩu thường cần đến loại hình tài trợ này khi năng lực tài chính của họ đủ tài trợ cho mọi nhu cầu vốn lưu động trong quá trình sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu, nhưng thiếu nguồn bù đắp cho các khoản phải thu, nhất là các khoản phải thu từ người nhập khẩu mua hàng trả chậm có thời hạn vượt quá thời hạn trả chậm thông thường là 30 ngày.


Các công cụ phát sinh sau khi giao hàng làm căn cứ tài trợ cho nhà xuất khẩu bao

gồm:

Bộ chứng từ hàng xuất (theo phương thức nhờ thu hay phương thức tín dụng chứng từ).

Hối phiếu đã chấp nhận còn thời hạn.


Ngân hàng tài trợ cho nhà xuất khẩu trong quá trình xử lý bộ chứng từ nhờ thu hay bộ chứng từ theo phương thức L/C. Khi ngân hàng tài trợ bộ chứng từ hàng xuất, thì nguồn thu nợ đầu tiên và trước hết sẽ là từ nhà nhập khẩu, tức người trả tiền cho bộ chứng từ. Do đó, để bảo đảm an toàn, ngân hàng cần có biện pháp kiểm soát được hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.


2.2.1. Đối với phương thức L/C: ( tài liệu tham khảo số 7)


Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng, thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy, đối với nhà xuất khẩu, L/C không những là công cụ đảm bảo thanh toán mà còn là công cụ đảm bảo tín dụng.

Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu là hình thức ngân hàng tài trợ nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu trình. Giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ lại phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài.


Có 2 hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu được phép truy

đòi.


Chiết khấu miễn truy đòi có nghĩa là người xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam các ngân hàng ít sử dụng hình thức chiết khấu này vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.


Chiết khấu được phép truy đòi: ngân hàng thực hiện việc cho vay trên cơ sở người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền từ người nhập khẩu nước ngoài. Khi đó, trách nhiệm người xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng đòi được tiền từ người nhập khẩu. Khi chiết khấu được tính dưới hình thức lãi chiết khấu, tính theo ngày và mức phí dĩ nhiên thấp hơn trong trường hợp chiết khấu miễn truy đòi vì rủi ro ngân hàng phải chịu thấp hơn trường hợp trên.


Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu động cho người xuất khẩu để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong thời gian chờ người nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng. Phạm vi chiết khấu bộ chứng từ thường chỉ được áp dụng trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ, do phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ việc giao hàng của người xuất khẩu và trách nhiệm thanh toán của người nhập khẩu thông qua các ngân hàng phục vụ các bên, rủi ro thấp so với các phương thức thanh toán quốc tế khác.


2.2.2. Đối với phương thức nhờ thu:

So với tín dụng chứng từ, nhờ thu ít được sử dụng trong thanh toán vì đây là phương thức thanh toán có lợi cho bên mua, thường được áp dụng khi hai bên quen biết, tin tưởng nhau. Từ lúc gửi các chứng từ tới ngân hàng (ngân hàng bên xuất khẩu) cho tới khi xuất trình với người thanh toán có thể mất một khoảng thời gian nhất định. Đối với các công ty XNK, thông thường buôn bán hàng hóa từ đầu đến cuối có thể cần đến một tín dụng tạm thời vì lý do thời gian vận chuyển và các điều kiện thanh toán khác nhau ở phía mua cũng như ở phía bán. Trong cả hai trường hợp này, ngân hàng của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu đều có thể tạm ứng trước. Tài trợ của ngân hàng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thể hiện như sau: Nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu: tương tự như phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng có thể cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu được ứng trước bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có thể chuyển nhượng quyền lợi từ sự ủy nhiệm cho ngân hàng thu chứng từ. Nhưng giá trị của sự chuyển nhượng này phụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh toán của người vay tín dụng vì không có sự bảo đảm chắc chắn rằng các chứng từ của người phải thanh toán (người tiêu thụ hàng hóa) được chấp nhận và vào giá trị hàng hóa được thanh toán. Nếu nhà nhập khẩu được giao các chứng từ khi chấp nhận một hối phiếu đòi nợ, thì có thể kèm theo việc chiết khấu hối phiếu ở ngân hàng nhà xuất khẩu cũng như ở ngân hàng nhà nhập khẩu.


2.2.3. Đối với phương thức sử dụng hối phiếu:


Tài trợ TMQT bằng việc chiết khấu hối phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu. Thực chất của hình thức này là ngân hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương mại đang trong thời kỳ chưa đến hạn thanh toán. Thông qua loại hình tín dụng này, ngân hàng cung ứng một khoản vốn cho các nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đây chính là khoản vốn mà nhà sản xuất cần bù đắp, vì trước đó họ đã cung ứng khoản tín dụng thương mại (bán hàng hóa) cho nhà nhập khẩu.


Nét đặc trưng nhất của nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu là ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại. Các ngân hàng sẽ xác

định khối lượng tín dụng cấp ra (giá trị chiết khấu) căn cứ vào mệnh giá của hối phiếu được áp dụng làm đối tượng chiết khấu trừ đi lợi tức chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu. Thông thường, trong nghiệp vụ chiết khấu, các ngân hàng có thể gặp rủi ro trong các trường hợp sau:

Người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu từ chối việc trả tiền hoặc không có khả năng thanh toán kịp thời khi hối phiếu đến hạn.

Chiết khấu phải những hối phiếu không hợp lệ (được thành lập không trên cơ sở hành vi thương mại)

Vì thế khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.


2.3. Nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế: (factoring – bao thanh toán tương đối):

( tài liệu tham khảo số 11)


Bao thanh toán là dịch vụ tài chính lâu đời, có nguồn gốc từ hơn 4000 năm trước và phát triển mạnh mẽ ở Anh vào thế kỉ thứ 14 với ngành công nghiệp dệt may. Hiện nay, dịch vụ bao thanh toán đã được áp dụng rộng rãi hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên thế giới ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi.


Theo hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính chọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế.


Bao thanh toán là sự tổng hợp tính chất của các hoạt động tài trợ cho người bán, tài trợ dựa trên hóa đơn, tài trợ thương mại hay chiết khấu hóa đơn. Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay.


Nói tóm lại, bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu. Ngoài ra, nghiệp vụ bao thanh toán còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài.

Phân loại bao thanh toán:


Bao thanh toán truy đòi – miễn truy đòi

Bao thanh toán truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Vì vậy, trong bao thanh toán truy đòi, tổn thất chỉ thực sự xảy ra trong trường hợp khoản phải thu không được thanh toán và người bán không thể bù đắp khoản thiếu hụt.


Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.


Bao thanh toán có thông báo và bao thanh toán không thông báo.

Bao thanh toán có thông báo là hình thức bao thanh toán trong đó người mua được thông báo là khoản tiền hàng được chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán. Trong bao thanh toán có thông báo, người bán có nghĩa vụ phải cung cấp cho đơn vị bao thanh toán biên lai giao hàng, giấy chuyển nhượng khoản tiền hàng và hai liên hóa đơn, trong đó nêu rõ đơn vị bao thanh toán và chỉ ra rằng khoản tiền hàng đã được bán cho đơn vị bao thanh toán. Bao thanh toán không thông báo là hình thức bao thanh toán, trong đó người mua không biết việc khoản tiền hàng mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị bao thanh toán.


Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu

Theo quyết định số 1096/2004/ QD-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước: Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng đều là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Bao thanh toán xuất nhập khẩu (bao thanh toán quốc tế) là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu.


Lợi ích khi sử dụng bao thanh toán:

Đối với người bán

Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn. Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.


Người bán có thể yên tâm vì các đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như sự hiểu biết thông thái về từng lĩnh vực chuyên môn để có thể thực hiện tốt công việc của mình. Tại một số đơn vị bao thanh toán chuyên nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh toán. Nói một cách gắn gọn, các tổ chức bao thanh toán giúp người bán lấp được chỗ hổng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán.

Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, hấp dẫn làm năng lực tài chính tăng mạnh, từ đó nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào càng sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn.


Là một đối tác tài chính, các tổ chức bao thanh toán sẽ đem lại cho người bán nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Các tổ chức bao thanh toán luôn khẳng định mình sẽ luôn sát cánh với khách hàng, thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp đỡ họ. Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách chuyển các hóa đơn chưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng thương mại cho người mua mà không cần lo rủi ro thanh toán nữa. Hệ quả trực tiếp của việc này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.


Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thông thạo trong lĩnh vực tín dụng, thu hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao được hiệu quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi được nợ, đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Châm ngôn của các tổ chức bao thanh toán lúc này là “ Hãy để chúng tôi làm những việc mà chúng tôi làm tốt nhất, còn bạn hãy làm những việc mà bạn làm tốt nhất! Chúng ta hãy cùng là đối tác tốt của nhau”. Nhờ mọi rắc rối kể trên đã được chuyển sang cho tổ chức bao thanh toán nên người bán có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa và sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hoá sản xuất.


Đối với người mua


Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn là biện pháp kiểm soát TMQT được chấp nhận phổ biến nhất trên toàn cầu, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp hàng đúng như quy định trong hợp đồng hay đơn đặt hàng và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Nhưng nếu hàng đến chậm hay ghé vào nơi không định trước, không theo thông

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí