Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “ The banker”, một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004.
Hiện nay, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh với 1 sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 văn phòng đại diện ở nước ngoài, 4 công ty con ở trong nước, 1 công ty con ở nước ngoài và 2 công ty liên doanh. Ngoài ra còn thiết lập quan hệ đại lý với 1300 ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Năm 2005 cũng đánh dấu sự hoàn thành xuất sắc 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu ngân hàng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, nhờ đó Ngân hàng Ngoại Thương đã trở thành ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam với hệ thống tích hợp kết nối toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giúp cho ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại chất lượng cao. Cùng với các công cụ quản trị tiên tiến khác, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đang tiến những bước dài vững chắc trên con đường phát triển bền vững, trở thành tập đoàn tài chính đa năng của khu vực và quốc tế.
2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh: (tài liệu tham khảo số 8)
Trong năm 2006 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và sẵn sàng cho việc hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới. Song song với việc cải thiện chất lượng hoạt động, VCB vẫn đạt được sự tăng trưởng trong tất cả các mặt nghiệp vụ của mình, lợi nhuận tăng trưởng và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
2.1. Về công tác huy động và quản trị vốn:
Năm 2006 là năm đầy thách thức đỗi với hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương. Một là các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với những sản phẩm bán lẻ phong phú, đa dạng để thu hút khách hàng. Hai là, tiền gửi của các doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đang có xu hướng giảm
do không ít tập đoàn, tổng công ty lớn chuyển dịch giao dịch sang các ngân hàng nước ngoài và sang công ty tài chính, các tổ chức tín dụng do chính tổng công ty thành lập hoặc có vốn đầu tư.
Năm 2006, tổng nguồn vốn Ngân hàng Ngoại Thương đạt 174.5 tỉ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2005- vượt chỉ tiêu tăng trưởng tổng nguồn vốn. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân ( thị trường I ) là 124,000 tỷ đồng, chỉ tăng 14.2% so với cuối năm 2005. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 28% của toàn ngành ngân hàng và chỉ đạt 75% chỉ tiêu tăng trưởng kế hoạch năm. Thị phần huy động của thị trường I cũng giảm trong vòng 1 năm qua. Trong khi đó, những nỗ lực trong công tác huy động và quản trị vốn đã giúp ngân hàng ngoại thương huy động vốn năm 2005 tăng 13.5% so với năm 2004. Vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế chiếm 87.2 % tổng số vốn huy động, tăng 23.8 % so với năm 2004.
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường II) chiếm 23%, tăng gấp 2 lần sau với cuối năm 2005, trong đó phần tăng chủ yếu tập trung vào vốn tiền đồng. Cơ cấu vốn VND/Ngoại tệ trong tổng vốn huy động trên 2 thị trường hiện nay đạt mức 46/54 – thay đổi khá nhiều so với những năm trước đây: 39/61 vào cuối năm 2004 và 43/57 ở thời điểm cuối năm 2005. Điều này phản ánh xu hướng chú trọng hơn đến thu hút nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng.
Trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã làm tốt công tác quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất để có cơ cấu an toàn và hiệu quả. Chênh lệch lãi suất cho vay – huy động luôn được quản trị sát sao. Các đơn vị có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi và Tân Thuận. Hai chi nhánh Vĩnh Phúc và Quảng Nam tuy mới đi vào hoạt động song cũng đã hoàn thành tốt kế hoạch huy động vốn được giao.
2.2. Hoạt động tín dụng:
Nhìn lại chặng đường trong những năm vừa qua, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có thể tự hào rằng hoạt động tín dụng đã thay đổi khá căn bản theo hướng tích cực cả về số lượng và chất lượng: từ mức dư nợ 15,633 tỷ VND năm 2006, đến tháng 09/2007 đã tăng gấp 5.7 lần và đạt mức 89,124 tỷ VND, tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3.25% xuống 1.63%. Số liệu tín dụng cụ thể qua các năm như sau:
Bảng tình hình tín dụng của VCB qua các năm
Đơn vị: tỷ VND
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | T9/2007 | |
Tổng dư nợ | 15,633 | 16,476 | 29,390 | 42,368 | 53,603 | 61,044 | 67,742 | 89,124 |
% tăng trưởng dư nợ | 5.39% | 78.38% | 44.16% | 26.52% | 13.88% | 10.97% | 31.56% | |
Tỷ lệ nợ quá hạn | 3.25% | 3.11% | 2.6% | 2.05% | 2.53% | 1.88% | 1.19% | 1.63% |
Tỷ lệ nợ xấu | 3.4% | 2.47% | 2.28% |
Có thể bạn quan tâm!
- Cho Vay Thanh Toán Hàng Nhập Khẩu Hay Tài Trợ Thanh Toán Chứng Từ Giao Hàng:
- Đối Với Phương Thức L/c: ( Tài Liệu Tham Khảo Số 7)
- Nghiệp Vụ Chiết Khấu Nợ Dài Hạn ( Forfaiting - Hay Còn Gọi Là Bao Thanh Toán Tuyệt Đối): ( Tài Liệu Tham Khảo Số 4)
- Thực Trạng Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 10
- Đánh Giá Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương:
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam từ 2001- 2006)
Để có được kết quả trên là do Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã xây dựng những chiến lược hoạt động tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ. Từ năm 2004 đến 2005, dư nợ tăng chậm hơn các năm trước là do theo định hướng phát triển tín dụng được ban lãnh đạo lựa chọn “ Tăng trưởng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế”, song cũng phù hợp với xu hướng của hệ thống ngân hàng (tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của 4 ngân hàng thương mại nhà nước cũng có xu hướng giảm và chỉ đạt 11.7%).
Bám sát định hướng hoạt động tín dụng năm 2006 là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”, Ngân hàng Ngoại Thương đã triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống. Như là
tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các điểm nóng, khống chế tổng mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngân hàng ngoại thương đã coi trọng lựa chọn danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, ngân hàng ngoại thương tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định về nghiệp vụ tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Quy trình tín dụng ba bộ phận Quan hệ khách hàng – Quản lý rủi ro – Quản lý nợ theo dự án hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới đã chính thức được triển khai tại một số đơn vị tiêu biểu của Ngân hàng. Việc áp dụng quy trình tín dụng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế này chắc chắn sẽ giúp cho Ngân hàng Ngoại thương có những bước tiến dài vững chắc trên thị trường tín dụng.
Tổng dư nợ tín dụng đến hết tháng 12/2006 đạt 67,742tỷ đồng, tăng 10.97% so với cuối năm 2005. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Ngoại thương tuy có chậm lại so với năm trước đây song phù hợp với chủ trương tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. So với năm 2005 , dư nợ ngắn hạn tăng 9.5%, dư nợ trung dài hạn tăng 14.7%. Tỷ lệ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ là là 41%.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2006 là 1.19%, thấp hơn so với năm 2005( 1.88% ). Nhờ có chất lượng tín dụng được duy trì khá tốt và trích lập dự phòng theo QD 493 đã được thực hiện triệt để trong năm 2005, trong năm qua Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã trích 162 tỷ đồng cho Dự phòng rủi ro, giảm nhiều so với năm 2005. Đây là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Sang năm 2007, những yếu tố thuận lợi về môi trường đầu tư và các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực mà Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cho vay, các dự án trung và dài hạn sau thời gian chậm tiến độ đã đi vào giai đoạn giải ngân, ổn định về mô hình mới,… mức tăng trưởng tín dụng trong 09 tháng đầu năm đạt được khá khả quan so với cùng kỳ và cuối năm trước ( 31.56% ).
Kết quả trên, một lần nữa khẳng định những nỗ lực của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng song song với phát triển tín dụng.
2.3. Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ:
Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Ngoại thương tiếp tục duy trì vị trí số một vững chắc trong thanh toán quốc tế.
2.3.1. Thanh toán quốc tế:
Biểu đồ kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
Tỷ USD
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
VCB
Cả nước
VCB
Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB qua các năm
31.00%
30.00%
29.00%
28.00%
27.00%
26.00%
25.00%
Thị phần trong nước
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Giai đoạn 2001-2006 là giai đoạn tăng trưởng khá nhanh về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Năm 2001, tổng kim ngạch XNK của VCB đạt 9.27 tỷ USD chiếm gần 30% thị phần cả nước. Năm 2005 cũng là một năm nữa chứng kiến sự đột phá của VCB khi tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu đạt 21 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước và lớn hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của cả nước( 19%), chiếm hơn 30% thị phần cả nước. Đây là mức thị phần cao nhất của VCB trong cả giai đoạn này. Tuy nhiên đến năm 2006, tốc độ tăng của VCB đã giảm so với giai đoạn trước chỉ còn 9% với tổng kim ngạch đạt 22.9 tỷ USD, chiếm 27% thị phần cả nước. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của VCB trong giai đoạn 2002-2005 là cao nhất, và có dấu hiệu sụt giảm trong các năm gần đây. Tuy nhiên, mức thị phần của VCB trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu được duy trì khá vững vàng ở mức trung bình là 28% so với cả nước. Mức thị phần như vậy là khá cao trong môi trường cạnh tranh hiện nay và chứng tỏ được vị trí dẫn đầu của VCB trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Trong kim ngạch thanh toán quốc tế, hoạt động nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với xuất khẩu, duy chỉ có năm 2006 là xuất khẩu chiếm phần cao hơn. Đây cũng là một điều dễ hiểu do cán cân thanh toán của nhà nước vẫn là nhập siêu và hoạt động thanh toán qua VCB cũng phản ánh xu hướng đó.
2.3.2. Về thanh toán liên ngân hàng:
Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có sự thay đổi quan trọng với việc ngân hàng ngoại thương thực sự trở thành trung tâm xử lý giao dịch VCB-MONEY của toàn hệ thống, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho các đối tượng khách hàng là các định chế tài chính và các doanh nghiệp ( kênh VCB-MONEY chiếm 97% giao dịch ). Với việc thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ như dịch vụ báo có trực tuyến, trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế, hệ thống bảo mật xác thực OTP, cho đến nay đã có 120 định chế tài chính và 175 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh này. Trong năm 2006 đã thực hiện 928000 giao dịch với trị giá lên tới 332,750 tỷ đồng và 21 tỷ USD.
2.3.3. Hoạt động kinh doanh thẻ:
Tiếp tục đà tăng trưởng mạnh từ các năm trước, thể hiện qua số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ cao. Năm 2006 VCB đã phát hành 20,907 thẻ quốc tế, đưa tổng số thẻ quốc tế đang lưu hành đạt 72500 thẻ với tổng doanh số sử dụng thẻ đạt 1012.6 tỷ đồng, tăng 36.5% so với năm 2005. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế- Vietcombank MTV sau 9 tháng phát hành ( từ tháng 03/2006) đến nay đã đạt 11,576 thẻ. Tổng số thẻ Connect 24 lên tới 1.5 triệu thẻ, riêng năm 2006 VCB phát hành 580,000 thẻ, tăng 63% so với năm 2005. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2006 đạt 6,200 tỷ đồng ( 386.3 triệu USD ), tăng 22.8% so với năm 2005. Doanh số sử dụng thẻ Connect 24 đạt mức rất cao: rút tiền mặt gần 2000 tỷ đồng/ tháng ( tăng 64% ), chuyển khoản hơn 335 tỷ đồng/ tháng ( tăng 67.5%). Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ ATM năm 2006 ( tăng 73.3% ) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM(705 máy), đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, các công ty viễn thông di động.
Tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ: Trong năm 2006 VCB đã phát hành được một số loại thẻ mới như: Vietcombank MTV Master Card, Vietcombank SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CPB. Năm 2006 đã đánh dấu một bước
tiến của VCB trong lĩnh vực liên kết với các đối tác trong và ngoài nước với một loạt các chương trình hợp tác với Visa, Master Card, American Express và Vietnam Airline, China Union Pay( CUP ).
2.3.4. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Trong điều kiện lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục biến động thì việc cơ cấu lại tài sản theo lãi suất, kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa rất lớn. Trong năm qua, ngân hàng ngoại thương đã chú trọng ứng dụng các sản phẩm phái sinh nói chung, nghiệp vụ hoán đổi nói riêng vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với doanh mục tài sản. Đối với hoạt động kinh doanh trong nước, năm 2006 ngân hàng ngoại thương đạt tổng doanh số ngoại tệ mua bán là 19 tỷ USD tăng 15% so với năm 2005. Doanh số mua vào đạt 9.5 tỷ USD, tăng 1.25 tỷ USD, trong đó mua từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 8.5 tỷ USD, mua từ ngân hàng Nhà nước đạt 1 tỷ USD. Doanh số ngoại tệ bán ra đạt 9.5 tỷ USD và toàn bộ là bán cho tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó bán cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu chiếm 24.8%.
Đối với các giao dịch kinh doanh ngoại tệ với nước ngoài, doanh số mua bán trong năm 2006 đạt 11.175 tỷ USD. Trong đó doanh số mua đạt 5.645 tỷ USD , tăng 52%; doanh số bán là 5.53 tỷ USD tăng 49% so với năm trước. Mua bán ngoại tệ nước ngoài năm 2006 đạt mức tăng trưởng cao do trong năm ngân hàng ngoại thương đẩy mạnh thực hiện nhiều sản phẩm mới, và chủ động hơn trong tình hình nguồn ngoại tệ mua được từ tổ chức và cá nhân trong nước khá ổn định.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Thực hiện tốt các kế hoạch đề ra từ đầu năm, năm 2006 ngân hàng ngoại thương tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ. Với lợi nhuận thuần trong năm là 2,875 tỷ đồng, chỉ số thu nhập / Tổng tài sản ( ROA) của ngân hàng ngoại thương năm 2006 đạt 1.89%, chỉ số thu nhập / Vốn chủ sở hữu ( ROE ) đạt 29.42%. Tổng thu nhập của ngân hàng lên tới 5,281.4 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2005, trong đó thu nhập từ lãi chiếm tỷ