Khái Niệm Và Tính Tất Yếu Khách Quan Của Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế:

CHƯƠNG 1‌‌

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.


I. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:


1. Khái niệm và tính tất yếu khách quan của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế:


1.1. Khái niệm:


Đã lâu rồi, chúng ta rất hay nghe nhắc đến từ “tài trợ” như “nhà tài trợ vàng”, “tài trợ cho giải bóng đá”…Vậy tài trợ là gì? Tài trợ theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là sự hỗ trợ, trợ giúp về mặt tài chính. tài trợ theo ý của ví dụ trên là hoạt động tài trợ được xét như là một công cụ trong lĩnh vực marketing, một công cụ vô cùng hiệu quả, hiệu quả hơn hẳn nhiều mặt so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo. Hoạt động tài trợ đã có mặt trong các giải Olympic thể thao quốc tế, cho đến các buổi hoà nhạc lớn, và nó cũng tham gia trong các cuộc thi đấu cấp quận huyện, và dường như không có giới hạn cho việc tài trợ của các doanh nghiệp. Thực tế, phương thức xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ đã phát triển vượt bậc trong ngành marketing thập niên gần đây. Thông thường tài trợ sẽ được hiểu một cách đơn giản là trả một khoản tiền để được quyền hiện diện tên và logo của công ty doanh nghiệp lên trên các sân vận động hay nơi tổ chức sự kiện. Vai trò chính của tài trợ là nâng cao vị thế và uy tín của công ty, và đó là lý do rất nhiều công ty đã dành khoản chi phí đáng kể cho hoạt động này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Đó là tài trợ với tư cách một công cụ để marketing, còn tài trợ thương mạilà gì? Nó có gì khác biệt không? Tài trợ thương mại có thể hiểu đơn giản là đồng vốn tài trợ được sử dụng cho mục đích thương mại. Nó khác với tài trợ trong marketing ở mục đích, ở đối tượng của hoạt động tài trợ. Tài trợ thương mại hướng đến hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, làm cho các quá trình thương mại được diễn ra suôn sẻ thuận lợi hơn. Trong trường hợp tài trợ cho hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu) thì được gọi là hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.

Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 4

Có thể hiểu: “Tài trợ thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi”. ( Tài liệu tham khảo số 1)

1.2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế:


Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường đầu tư đang trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc có đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu.

Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế và những rủi ro phức tạp mà nó gặp phải cũng như từ những khó khăn trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì sự ra đời của tài trợ thương mại quốc tế là một nhu cầu hết sức khách quan và tất yếu.

Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu: (ví dụ trong trường hợp xuất khẩu máy móc thiết bị)

Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa máy móc thiết bị thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm, do đó nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ở các giai đoạn khác nhau. Cụ thể là:

Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra mẫu hàng và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đồng. Chi phí cho hoạt động này không hề nhỏ, nhất là đối với các doanh nghiệp mà tiềm lực tài chính còn hạn hẹp. Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín cao ở nước ngoài, các đối tác có thể yêu cầu một đảm bảo giao hàng hoặc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng và hoàn thành công trình không đúng như thỏa thuận. Trường hợp khác, nếu nhà

xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình cung cấp một khoản, tín dụng tương đương số tiền đặt cọc và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ phải trả cho khoản tín dụng đó. Giai đoạn sản xuất: Sau khi ký kết hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất. Mặc dù đã có những thỏa thuận về việc thanh toán tiếp theo của người mua nhưng trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao về vật tư, nguyên liệu và các chi phí liên quan vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng và nhà xuất khẩu cần được tài trợ. Giai đoạn cung ứng, lắp ráp và chạy thử: Giai đoạn này cũng nảy sinh nhiều chi phí như chi phí vận tải, bảo hiểm, lắp ráp, chạy thử… các chi phí đó nhà xuất khẩu phải hoàn toàn gánh chịu cho tới khi hàng hóa được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán. Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hóa xuất khẩu được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi là được kéo dài thời gian thanh toán ( trong khoảng mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận được). Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất tiếp theo.


Nhu cầu tài trợ nhập khẩu:

Nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt.

Giai đoạn trước khi ký hợp đồng: ở giai đoạn này các nhà nhập khẩu cần có những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu của mình để tiến hành mua hàng một cách phù hợp. Giai đoạn sau khi ký hợp đồng: Sau khi ký hợp đồng, nhà nhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc, tạm ứng cho nhà xuất khẩu… Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà nhập khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữa chừng cho nhà xuất khẩu. Giai đoạn cung ứng và vận chuyển: Tùy theo điều kiện giao hàng mà có thể nảy sinh nhiều chi phí về bảo hiểm và vận chuyển đối với nhà nhập khẩu. Giai đoạn nhận hàng: Nếu thanh toán theo điều kiện D/P thì nhà nhập khẩu chỉ nhận được hàng khi đã thanh toán hết hoặc được tài trợ để thanh toán toàn bộ giá trị hàng hóa trong hợp đồng. Trong trường hợp nhà nhập khẩu chưa đủ năng lực tài chính để thanh

toán toàn bộ giá trị hợp đồng thì việc tài trợ của ngân hàng bằng các khoản tín dụng là vô cùng có ý nghĩa. Giai đoạn xử lý tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: đối với hàng hóa chủ định bán tiếp thì nhà nhập khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ khi nhập hàng về cho tới khi hàng hóa được tiêu thụ. Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ thì nhà nhập khẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới cho tới khi tiêu thụ được sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng.


Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ qua các giai đoạn của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ở trên ta có thể khẳng định rằng hoạt động thương mại quốc tế có nhu cầu tài trợ rất lớn và rất đa dạng.

2. Chủ thể thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế:


2.1. Tài trợ của chính các doanh nghiệp:


Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có thể tự giúp nhau để cùng nhau thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Những nhà xuất khẩu tài trợ cho những nhà nhập khẩu nhằm thúc đẩy việc bán hàng hóa của mình được nhanh chóng, tăng vòng quay của sản phẩm, giảm chi phí lưu kho… khi khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu chưa sẵn sàng. Ngược lại các nhà nhập khẩu tài trợ cho các nhà xuất khẩu nhằm giúp các nhà xuất khẩu xúc tiến nhanh hơn công việc sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu với mức lãi suất ưu đãi hơn so với ngân hàng khi doanh nghiệp xuất khẩu thiếu vốn kinh doanh và có nhu cầu đi vay. Tuy nhiên, loại tài trợ này thường có thời gian ngắn hạn và thường chỉ trong phạm vi từng hợp đồng hoặc từng phi vụ làm ăn. Các hình thức tài trợ của các doanh nghiệp thường là tín dụng thương mại như: hối phiếu trả chậm, L/C điều khoản đỏ, ứng tiền trước khi giao hàng, thanh toán ghi sổ,…


2.2. Tài trợ của Chính phủ:


Hoạt động tài trợ của chính phủ rất quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong những năm qua, chính phủ và các ngành hữu quan đã ban hành nhiều chính sách và thực hiện đồng loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như:

giảm thiểu các quy định và thủ tục về xuất khẩu hàng hóa; thực hiện các cam kết về giảm thuế và có chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu; cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, cung cấp dịch vụ tư vấn về xuất khẩu… cũng như các hỗ trợ về tài chính cho hoạt động xuất khẩu.


2.3. Tài trợ của các tổ chức tín dụng:‌


Tài trợ của các tổ chức tín dụng là một hình thức quan trọng và được áp dụng một cách rộng rãi, bởi vì hình thức này được thực hiện trực tiếp từ người tài trợ tới người nhận tài trợ mà không thông qua các tổ chức trung gian nào khác. Các tổ chức tín dụng gồm có các ngân hàng thương mại và các tổ chức phi ngân hàng( như công ty tài chính, quỹ đầu tư phát triển..) .Trong số này, các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chẳng hạn ở Mỹ tỷ lệ này là 70%, còn ở Việt Nam là hơn 90%. Như vậy có thể nói người tài trợ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp là các NHTM.


II. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:


1. Khái niệm:


Tài trợ của ngân hàng thương mại về bản chất cũng là khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng.Và tài trợ thương mại của ngân hàng chính là việc đồng vốn tài trợ sử dụng cho mục đích thương mại, có kì hạn ngắn, gắn với thương vụ nên thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, ngân hàng tham gia tài trợ chỉ với một số vốn chiếm tỉ lệ nhất định trong tổng vốn cần thiết dự án hoặc thương vụ, phần vốn còn lại phải là vốn tự có của bên nhận tài trợ. So sánh với chức năng cho vay, tài trợ của ngân hàng thương mại còn mang những đặc điểm:

Trách nhiệm của bên nhận tài trợ cao hơn bên đi vay, do ngoài nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, nhất thiết phải có một tỉ lệ vốn nhất định cùng tham gia.

Đối tượng tài trợ là những dự án hoặc thương vụ, nên chủ thể tham gia tài trợ chỉ có thể là các pháp nhân có đăng kí sản xuất kinh doanh.

Tài trợ TMQT là một bộ phận của tài trợ thương mại, là một mảng dịch vụ quan trọng của NHTM nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động XNK dưới hình thức cung ứng vốn và các dịch vụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các thương vụ và gia tăng hiệu quả kinh doanh.


Vậy tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại (dưới hình thức cụ thể là tài trợ xuất nhập khẩu) là hoạt động mang tính chất tài trợ của ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp XNK trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế.

2. Vai trò ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế:


Xác định được tầm quan trọng của TMQT đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, chính phủ cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả trực tiếp và gián tiếp để tài trợ cho hoạt động XNK. Tuy nhiên, với việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được hoạt động trên một sân chơi bình đẳng, được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các luật chơi của WTO. Chính sách của Chính phủ cần được xây dựng, điều chỉnh phù hợp những nguyên tắc quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Như vậy các chính sách, hình thức hỗ trợ xuất khẩu mà Việt Nam áp dụng trong thời gian qua phải nhanh chóng được thu hẹp hoặc dỡ bỏ theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Chính vì thế, một khi chính phủ không được can thiệp sâu vào việc tài trợ TMQT thì sự tham gia của các tổ chức tài chính mà đặc biệt là NHTM là tất yếu, và cần thiết.


Từ xa xưa hoạt động TMQT rất cần đến sự hỗ trợ của các ngân hàng. Ngay từ thế kỷ XII, trong các hội chợ diễn ra thường kỳ tại các địa điểm khác nhau, các ngân hàng đầu tiên thường giữ vai trò tổ chức trung gian trao đổi cần thiết, cho phép thực hiện các giao dịch giữa những người buôn bán với nhau từ khắp các khu vực châu Âu và bằng các đồng tiền khác nhau. Ngày nay, các ngân hàng thương mại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Chúng thực hiện về mặt kĩ thuật những hoạt động chu chuyển với nước ngoài, đảm nhận những rủi ro gắn liền với việc ấy, góp phần đáng kể vào việc tài trợ TMQT.


Theo quan niệm trên, việc tài trợ TMQT của NHTM bao hàm sự chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện tài chính và thay thế về mặt tài chính (vay tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như đảm bảo các quá trình thanh toán có liên quan. Phạm vi tài trợ thương mại quốc tế bao gồm tài trợ cho xuất khẩu (cả trong giai đoạn sản xuất) và tài trợ cho nhập khẩu trong thời gian từ ngắn đến dài. Các ngân hàng nằm trong các lĩnh vực hoạt động quốc tế và hối đoái đem lại sự trợ giúp đa dạng cho khách hàng, giúp cho họ đảm bảo lợi nhuận đồng thời hạn chế rủi ro. Trong TMQT, người mua có thể phải giao dịch với một người bán mà họ không biết, cách xa biên giới, hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán xa lạ... Như vậy, người mua và người bán không thể nắm bắt chắc chắn về khả năng tài chính, uy tín và khả năng thực hiện trách nhiệm thanh toán của nhau, do đó khó lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Với những biện pháp kĩ thuật đặc thù TMQT, ngân hàng sẽ bảo vệ quyền lợi của người bán và người mua, loại trừ rủi ro giúp cho tiến trình mậu dịch diễn ra thuận lợi hơn. Ví dụ khi ngân hàng phát hành đã thay thế vai trò của người mua để cam kết với người bán rằng họ sẽ nhận được tiền thanh toán nếu họ chấp hành đúng và đủ các điều kiện quy định trong L/C.


Như vậy, trao đổi quốc tế có liên quan đến các phương thức tín dụng, bảo lãnh thanh toán hay tài trợ làm phức tạp thêm việc trao đổi và làm phát sinh rất nhiều kỹ thuật hay các thủ tục gắn liền với các nhu cầu của hai bên mua bán. Trong bối cảnh phức tạp đó, các ngân hàng phải là những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế, có khả năng cung cấp các thông tin và lời khuyên nhằm đưa đến việc ký kết các hợp đồng và thực hiện tài trợ cần thiết. Bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng trở thành gạch nối giữa hai bên mua bán cách nhau bởi các châu lục. Phương thức chuyển tiền (remittance), bằng thư (mail transfer) hay điện (telegraphic transfer), phục vụ các thanh toán mậu dịch hoặc phi mậu dịch. Phương thức nhờ thu chứng từ (documentary collection) hay tín dụng chứng từ (documentary credit) đáp ứng các khoản mua bán và thanh toán giữa các nhà XNK với từng mức độ quen biết khác nhau. Đảm bảo thanh toán an toàn nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, ngân hàng còn giúp cho người mua và người bán loại trừ được rủi ro thông qua các

nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, các hợp đồng mua bán hoặc chuyển đổi ngoại tệ tùy theo sự lựa chọn của khách hàng.


Vì vậy với tư cách là một thành viên hoạt động trong lĩnh vực quốc tế, vai trò của ngân hàng trong tài trợ thương mại quốc tế đã có đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế đất nước, vào cán cân thanh toán quốc gia bằng việc cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp được gọi là “xuất khẩu vô hình”, bởi vì chúng là các dịch vụ chứ không phải hàng hóa hữu hình. Ngày nay, xuất khẩu vô hình đóng góp ngày càng lớn vào trong thu nhập quốc gia và điều đó nói lên vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại.‌


III. CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:

1. Tài trợ nhập khẩu:


Tài trợ nhập khẩu cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM. Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng thủ tục giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Đối tượng được tài trợ nhập khẩu là nhu cầu về tiền của các nhà nhập khẩu để thanh toán cho bên xuất khẩu trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Thời hạn tài trợ thường là ngắn hạn. Các tổ chức nhập khẩu muốn được nhận tài trợ cũng phải có một số điều kiện nhất định như có giấy phép kinh doanh nhập khẩu, nhập khẩu mặt hàng được phép nhập theo quy định của pháp luật và một số yêu cầu về khả năng tài chính để đảm bảo việc hoàn trả nợ vậy.

Sau đây, ta sẽ tìm hiểu các hình thức tài trợ nhập khẩu ở các NHTM hiện nay:

( Tài liệu tham khảo số 7)

1.1. Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu:


Một nhà nhập khẩu đã ký hợp đồng với một người ở xa sẽ vấp phải nhiều vấn đề. Trước khi tiến hành thanh toán nhà tài trợ muốn phải biết chắc chắn là hàng hóa đã được giao phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Tương tự, nhà xuất khẩu cũng không muốn rời hàng của họ ra thậm chí là tiến hành sản xuất trước khi biết chắc chắn là sẽ được thanh

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí