Sự Bất Khả Hồi Sinh: Phản Đề Của Cổ Mẫu


và linh hồn. “Anh ta thường coi cái bóng hay hình ảnh phản chiếu của mình như là linh hồn của anh ta và trong mọi trường hợp là một bộ phận sống còn của cá nhân anh ta; như vậy, tất yếu đối với anh ta đó là một nguồn gốc phát sinh các mối nguy hiểm. Nếu như nó bị giẫm đạp lên, bị chọc thủng hay bị đòn, con người sẽ cảm thấy vết đau tựa như chính cơ thể anh ta phải hứng chịu; và nếu như người ta hoàn toàn tách rời anh ta ra khỏi cái bóng, điều này anh ta tin là có thể, anh ta sẽ chết” [141, 337]. Linh hồn, đối với người man dã, có thể trú ngụ trong bóng hay những hình ảnh phản chiếu: “Cũng như một số tộc người tin rằng linh hồn một con người nằm trong cái bóng của người đó, vì vậy một số tộc người khác (hoặc cũng những tộc người ấy), tin rằng linh hồn nằm trong hình ảnh phản chiếu của người đó ở trong gương soi hay trên mặt nước” [141, 341]. Từ góc nhìn này, có thể đọc hành trình của Quentin như sự tái dựng kí ức của nhân loại về hành trình thâm nhập còi chết, thế giới của linh hồn. Ngay trước khoảnh khắc tự vẫn, Quentin dần lìa xa với còi thực, để xâm nhập vào thế giới của bóng và hình ảnh phản chiếu. Hình ảnh Caddy, vì thế, trong tâm tưởng Quentin, cũng lùi xa vào thế giới linh hồn, qua hình ảnh tấm gương: “em chạy khỏi tấm gương, khỏi làn hương ướp” [66]. Quentin dần tách lìa với chiếc bóng của mình, người và bóng như hai thực thể riêng rẽ: từ chỗ “tôi đứng giữa bóng tôi” [66, 149], “tôi” “dẫm bóng tôi trên mặt hè đường” [66, 149], rồi chiếc bóng trở nên xa cách hơn: “giờ thì bóng tôi theo sau” [66, 193], “rồi bóng tôi, tôi lừa nó lần nữa” [66, 194]. Chi tiết “dẫm lên bóng mình” và “đuổi theo bóng”, “đi lên bóng mình, dẫm lại nó vào bóng cây lốm đốm” [66, 176] gợi về sự thương tổn của chủ thể và điềm báo về cái chết. Đuổi theo bóng, dẫn bóng mình lẫn vào bóng cây cỏ như một ám dụ về cái chết như sự trở về với linh hồn mẹ tự nhiên.

Từ cổ mẫu chiếc bóng, có thể thấy hành trình chết của Quentin mang dáng dấp và vẻ đẹp của một hành vi nghi lễ. Sự chết hiện thân như một ý niệm thiêng. Nhưng vì sao Quentin lựa chọn trầm mình dưới nước, nước choán đẫm tâm trí anh? Cổ mẫu nước xuất hiện trong chương của Quentin cho ta biết điều gì thêm về huyền thoại chết? Cổ mẫu nước đã đi vào kí ức nhân loại như một biểu tượng của “nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh” [142, 709]. Trong những tập tục được kể lại trong Cành vàng, nước cũng được dùng trong các nghi lễ để mong cầu sự sống, sự thanh tẩy, chữa lành. Trong dòng ý thức của Quentin, tràn ngập hình ảnh nước và cô em gái Caddy. Nước là nơi Quentin trầm mình, nơi thân thể anh ta rữa tan và hồi sinh. Nước còn bao bọc, chở che Caddy, giữ cho nàng thơm sạch: “em nằm trong nước đầu gối lên doi cát nước chảy quanh hông em dường như có


ánh sáng trong nước váy em ướt sũng một nửa bập bềnh bên sườn em theo dòng nước trong những con sóng nặng nề chẳng đổ về đâu tự phục hồi những chuyển động của mình tôi đứng trên bờ tôi ngửi thấy mùi hoa kim ngân trên mặt khe suối không khí dường như lấm tấm mùi kim ngân và tiếng dế râm ran một chất ta cảm thấy trên da thịt” [66, 215]; “đêm có mùi mưa mùi cỏ ướt và lá cây ánh sáng xám lâm thâm như mưa mùi kim ngân dâng lên từng đợt sóng ẩm ướt” [66, 223]. Sự choán đẫm của nước và Caddy trong tâm trí Quentin gợi ý một cách diễn giải về hành vi tự vẫn của anh ta. Phải chăng, bị ám ảnh bởi sự đánh mất trinh tiết của người em gái, Quentin đau đớn muốn níu giữ lấy sự trinh bạch cho em. Nỗ lực ấy là bất khả. Quentin chỉ có thể chấm dứt sự sống của chính mình, để lưu giữ vẻ đẹp của người em thơm sạch như mùi hoa kim ngân trong mưa mãi mãi. Chọn trầm mình trong nước, và nhớ về Caddy ướt đẫm trong màn mưa và làn nước, là một cách để Quentin thực hiện nghi lễ thanh tẩy cho chính em gái mình, thanh tẩy để hồi sinh vĩnh cửu.

Ý hướng của Quentin, về bản chất, là sự kháng cự lại thời gian, chống lại định luật của sự băng hoại. Vĩnh hằng hoá người em gái bằng cảm thức nguyên thuỷ, Quentin quay quắt sợ thời gian nhân tạo - đồng hồ. Cổ mẫu đồng hồ, có thể nói, là một cổ mẫu phái sinh của thời hiện đại, như một phản đề được tạo nên từ cổ mẫu gốc cái chết - sự tái sinh. Đồng hồ là hiện thân của thời gian nhân tạo, nơi xác thực chiều tuyến tính của thời gian hiện đại và bóc trần sự hữu hạn và quy luật tàn lụi của đời người. Vì thế, trong hành trình tìm về nước, tiếng kim tích tắc của chiếc đồng hồ thường xuyên xuất hiện, quấy nhiễu tâm trí. Mở đầu chương hai là chiếc bóng và âm thanh đồng hồ: “Khi bóng khung cửa kính hiện lên trên những tấm rèm là vào khoảng giữa bảy và tám giờ và thế là tôi trở lại với thời gian, nghe tiếng đồng hồ quả quýt. Nó là của ông nội và khi bố đưa nó cho tôi, ông nói, Quentin, bố cho con nấm mồ của mọi hy vọng và ước muốn (…) Bố cho con không phải để con nhớ thời gian mà để con có thể đôi lúc quên nó đi và đừng có kiệt sức tàn hơi cố gắng chinh phục nó” [66, 117]. Nỗ lực quên đi đồng hồ thật khó nhọc; chương của Quentin đầy rẫy những điểm chuông. “Nó nhìn đồng hồ. “Hai phút nữa là chuông” [66, 119]; “đồng hồ bắt đầu điểm chuông” [66, 121]. Quentin đập vỡ mặt kính, “chiếc đồng hồ vẫn chạy” [66, 122]; “trong lúc ăn tôi nghe thấy chuông đồng hồ điểm một giờ” [66, 125]. “Bố nói những chiếc đồng hồ đã giết thời gian. Ông nói những bánh xe nhỏ xíu còn kêu tích tắc thì thời gian còn chết, chỉ khi nào đồng hồ ngừng chạy, thời gian mới bắt đầu sống” [66, 129]. “Tôi chưa bắt đầu đếm, tới khi đồng hồ điểm


chuông ba giờ” [66, 132]. Cứ thế, chuông đồng hồ vẫn điểm cho tới khi Quentin rời trang sách: “Tiếng chuông cuối vang lên. Sau cùng nó ngừng rung động và bóng tối lại lặng im” [66, 257]. Trong tiểu thuyết Faulkner nói chung, thường có sự đối ứng giữa nguyên thuỷ và văn minh, giữa tự nhiên và nhân tạo, mà thời gian tự nhiên và thời gian đồng hồ là một ví dụ điển hình. Vậy là, trong Âm thanh và cuồng nộ, cái chết của nhân vật Quentin mang dáng dấp hành vi nghi lễ: bằng việc trầm mình tự vẫn, Quentin gột rửa cho em gái mình thơm sạch, và vĩnh hằng hoá người em gái - trinh nữ. Cái đẹp được vĩnh hằng hoá ở thì quá khứ, trước khi nó trở nên biến chất (như trong hiện tại). Đây chính là nét riêng của Faulkner khi tái dụng cổ mẫu nguyên thuỷ: với nhà văn, sự hồi sinh đồng nghĩa với phục sinh cái đẹp trong quá khứ.

Nếu như trong Âm thanh và cuồng nộ, cổ mẫu cái chết - tái sinh hiện thân ở ý hướng phục sinh quá khứ, bảo toàn cái đẹp khỏi quá trình tha hoá khó cưỡng của nó, thì trong Nắng tháng tám, ý niệm về sự tái sinh thể hiện ở việc huyền thoại hoá sự hoài thai của người mẹ đồng trinh. Cuốn tiểu thuyết kể về hành trình của Lena, một cô gái bụng mang dạ chửa đi từ Alabama đến Jefferson trong gần một tháng trời để tìm bố của thai nhi, Lucas Burch. Nhưng câu chuyện này không được viết theo lối “tả thực”, theo nghĩa, không thấy những ứng xử hay diễn biến tâm lí thông thường của một phụ nữ tìm một người cha cụ thể cho con mình. Cái tên Lucas Burch, mặc dù xuất hiện nhiều, nhưng dường như không hề quan trọng. Hình tượng Lena chỉ trở nên có ý nghĩa khi được đọc như một nhân vật mang tính biểu tượng.

Cụ thể là, hình tượng Lena có thể được đọc như hiện thân của nữ thần Isis trong Cành vàng. Ý nghĩa gốc gác của nữ thần Isis, theo Frazer, là nữ thần của cây lúa mì, và vì thế, có khi được đồng nhất với thần Ceres của La Mã hay Demeter của Hi Lạp. Trong số các tính ngữ dành cho Isis trên các dòng chữ khắc, thấy có “Nữ thần sáng tạo ra màu xanh”, “Nữ thần xanh, màu xanh của bà giống như màu xanh của trái đất” [141, 668-669], và trong những bài tụng ca để tôn vinh nữ thần, nàng được giới thiệu như là “chịu trách nhiệm chăm sóc con đường Rậm rạp cây lúa mì, của rãnh cày màu mỡ” [141, 668]. Trong lời giới thiệu về nguồn gốc vị thần, có thể thấy thần Isis hiện thân cho sự sinh sôi, nảy nở, màu mỡ, sự sống - phần kí ức được lưu giữ trong cổ mẫu cái chết - sự tái sinh của nhân loại. Đặc trưng của nữ thần Isis là ở dáng vẻ bình lặng, thanh tao và thánh thiện. Frazer miêu tả đó là “những nét đặc trưng hết sức giản dị của nữ thần đồng quê trong cái hình hài thanh tao và thánh thiện”, “được bao bọc trong một vầng hào quang của đạo đức thuần khiết, của tính chất thần thánh từ rất xa xưa và huyền bí” [141, 668]. Dáng vẻ và lòng nhân từ của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


nàng đã chinh phục được trái tim của con dân thời đó: “khuôn mặt thanh thản của Isis, với trạng thái tâm hồn bình lặng, với lời hứa hẹn độ lượng về sự bất tử, đã hiện ra trước mắt nhiều người như một ngôi sao sáng trên bầu trời đầy giông bão và đã làm thức dậy trong họ những cơn thăng hoa của lòng sùng kính, khá giống như sự sùng kính mà Nữ Thánh Đồng trinh Marie nhận được vào thời kì Trung cổ. Nghi thức uy nghi trong lễ thờ cúng bà, với các tư tế râu ria cạo nhẵn, mái tóc được thế phát, những buổi cầu kinh sáng và tối, với tiếng nhạc gây xúc động, với lễ rửa tội và lễ rảy nước thánh, những đoàn rước lễ long trọng, những hình nhân được trang trí nhiều đá quý của Đức Thánh Mẫu, tất cả mang nhiều nét tương đồng với khung cảnh tráng lệ và các nghi lễ của Thiên Chúa giáo” [141, 669]. Và đặc biệt, nữ thần Isis gắn với huyền thoại đi tìm người chồng thần thánh - vua Orisis, cũng là anh trai nàng. Khi biết được tin chồng mình bị những kẻ mưu phản giết chết, nàng mặc bộ đồ tang và đi lang thang khắp nơi, than khóc tìm kiếm xác Orisis. Trong hành trình đó, Isis thụ thai đứa trẻ tên là Horus. Nàng tìm thấy các mảnh xác của chồng và chôn từng phần cơ thể mỗi khi tìm thấy được. Như thế, những miêu tả về nữ thần Isis cho ta hình dung về hình ảnh một người Mẹ thần thánh, nữ thần của sự hoài thai, sinh sôi, sự sống, với dáng vẻ bình thản, nhân từ, được con dân sùng kính, và gắn với hành trình trên đường đi tìm người cha thần thánh của con mình.

Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá - 17

Những hình dung về nữ thần Isis được sống lại trong hình tượng nhân vật Lena Grove. Lena xuất hiện trong tác phẩm trên hành trình đi tìm người cha cho đứa con trong bụng. Trong hành trình ấy, bất kể những náo động điên cuồng xung quanh, Lena vẫn luôn được miêu tả trong một dáng vẻ như nhất: thanh thản, bình lặng, thánh thiện. “Nàng ngước lên nhìn hắn một cách bình thản và dễ thương” [70, 26]. “Nàng cứ ngồi yên” [70, 26]. “Nàng không cử động” [70, 28]. “Người đàn bà trẻ không trả lời ngay lập tức” [70, 34]. “Lena không trả lời trong một lát. Vẻ mặt nàng thì bình lặng như đá, nhưng không khô cứng. Có vẻ gan góc nhưng không phải là không dịu dàng; nó phản chiếu một thứ ánh sáng nội tâm, bình thản, lặng lẽ và dửng dưng quá đỗi” [70, 35]. “Khuôn mặt cúi xuống của Lena có vẻ nghiêm trang và thanh thản. Một bàn tay của nàng bây giờ ngừng cử động. (…) Giọng nói nàng có vẻ bình thản, thỏ thẻ và bướng bỉnh” [70, 38]. “Nàng ngước mắt nhìn Armstid, vẻ mặt thanh thản, hiền hậu” [70, 41]. Những ví dụ trên minh chứng cho lối miêu tả giản lược, lặp lại những ấn tượng chủ đạo về nhân vật, mà Dimock đã nhận xét là lối tự sự “bình yên và đơn điệu” (peaceful and monotonous) [59]. Cách viết này mang dáng dấp những huyền thoại cổ xưa, khi mỗi nhân vật thần thánh thường


được miêu tả kèm theo những định ngữ đặc trưng, lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh đặc điểm, phẩm tính của vị thần đó. Ở Lena, có thể thấy sự hiện thân của Isis - nữ thần đồng quê với dáng vẻ thanh tao, thánh thiện, với “khuôn mặt thanh thản” và “trạng thái tâm hồn bình lặng”. (Họ của nàng, Grove, nghĩa đen là lùm cây, khu rừng nhỏ, cũng khắc sâu thêm ấn tượng về nữ thần cỏ cây). Như đã viết ở chương 2, Faulkner tạo một bầu sinh quyển huyền thoại bao bọc quanh Lena. Thời gian - không gian của nàng mất đi tính chất vật lí cụ thể. Cỗ xe chở Lena trên đường trở thành cỗ xe thoát phàm, vĩnh cửu: “Chiếc xe di chuyển không ngừng nhưng chậm chạp, như thể ở đây, trong nỗi cô đơn đầy ánh nắng của vùng đất mênh mông này, nó nằm ngoài, vượt ra khỏi giới hạn của thời gian và mọi sự vội vã” [70, 46]. Tựa như một hiện thân của nữ thần Isis, Lena cũng nhận được sự trìu mến, cưu mang từ thế giới của những người tốt, “những gương mặt không tên tốt bụng”. (Trong khi ở tuyến nhân vật Hightower, Joanna, Joe, đám đông xung quanh họ lại là một “cộng đồng xa lạ”). Rò ràng, những xử lí của Faulkner trên lối viết - lối miêu tả giản lược lặp đi lặp lại, huyền thoại hoá không - thời gian, xây dựng nhân vật đám đông ứng với từng nhân vật, đã mang đến hiệu ứng chung: chúng tập trung làm sống dậy khuôn mẫu nguyên thuỷ trong nhân vật.

Khi Lena được nhìn như sự tái sinh của nữ thần Isis, hành trình tìm cha của thai nhi cũng có thể được xem như sự tái dụng motif người mẹ đồng trinh (virgin Mother) và người cha thần thánh (divine Father). Trong Cành vàng, khi khảo cứu việc thừa kế ngai vàng ở xứ Latium cổ đại, Frazer đã nhắc đến huyền thoại về những ông vua sinh ra từ những người mẹ đồng trinh và những ông bố thần thánh. Khi tước bỏ vỏ huyền thoại của chúng, “những câu chuyện như vậy chỉ ra một cách đơn giản rằng đứa con được sinh ra từ ông bố vô danh”, và điều này dẫn tới những suy đoán về chế độ ngoại hôn và quy tắc họ hàng tính theo mẫu hệ [141, 272-273]. Dữ liệu này có thể gợi đến ý tưởng mà chúng tôi đã bàn ở chương ba, về sự tôn vinh của Faulkner dành cho thiên tính nữ. Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi muốn nói đến màu sắc lạc quan, tươi tắn của những lễ hội tôn vinh sự hoài thai và sinh nở này. Những lễ hội đó được gọi là lễ hội của tình yêu, ở đó, tuỳ theo tập tục những nơi khác nhau, những đôi tình nhân hân hoan nắm tay nhau nhảy múa hoặc tung hoa cho nhau qua những ngọn lửa. Tươi tắn, khoẻ khoắn, vô tư là màu sắc chung của những lễ hội này. Từ trong những nghi lễ nguyên thuỷ, con người thể hiện niềm trân trọng và khao khát sự sống, sự sinh sôi, nảy nở. Motif người mẹ đồng trinh và người cha thần thánh hiện thân trong câu chuyện của nhân vật Lena, mang đến cho nhân


vật phẩm tính ngoại giáo, mà chúng tôi có dịp bàn ở chương hai. Khi đó, sự hoài thai của Lena không nên được đọc như một câu chuyện tả thực cụ thể, mà sự hoài thai mang tính biểu tượng nguyên thuỷ: đó là hiện thân cho sự sinh sôi của nhân loại. Cũng bởi thế, hình ảnh Lena thường gắn với ánh sáng (trong khi Joe, Joanna, Hightower, những nhân vật gắn với sự chết, thường được miêu tả trong bóng tối). Có một niềm tin từ thưở xa xưa, rằng sự hoài thai gắn liền với ánh sáng mặt trời. Frazer viết: “Ý nghĩ cho rằng Mặt trời có thể làm cho những người phụ nữ thụ thai không phải là biến tướng của các truyền thuyết và người ta tìm thấy dấu vết của ý nghĩ đó trong các tục lệ của lễ cưới” [141, 1032]. Faulkner từng nói về nhan đề tác phẩm, về thứ ánh sáng mùa thu lay động ở miền Mississippi đã gợi trong ông niềm hoài cảm về thời nguyên thuỷ hoang sơ của nhân loại. “Vào tháng tám ở Mississippi, có một vài ngày ở đâu đó tầm giữa tháng, thực sự có hương vị mùa thu. Tiết trời lành lạnh, có chút gì óng ánh dịu nhẹ trong ánh sáng, như thể nó không đến từ ngày nay, mà được phả ra từ tận một thời xa cũ. Như thể cái thời có những vị thần đồng áng, thần rừng và và những vị thần Hi Lạp. Và ấy chính là cái ý vị của nhan đề. Đối với tôi, đó là một tên gọi nhẹ lòng, giàu sức gợi, vì nó khiến tôi nhớ về một thời kì huy hoàng, xa xưa hơn cả nền văn minh Cơ đốc. Có lẽ điều này có sự kết nối với Lena Grove, với phẩm tính ngoại giáo của cô ấy” [theo 59]. Ý nghĩa của phương ngữ “light in August” ở miền Nam nước Mĩ là “sự hoài thai” càng củng cố thêm màu sắc huyền thoại của nhân vật. Và như thế, Nắng tháng tám có thể được đọc như một tự sự về bóng tối và ánh sáng, cái chết và sự sống. Cho dù xung lực chết đầy dữ dội, thì ánh sáng sống vẫn tồn tại miên viễn, bất diệt.

4.2.3. Sự bất khả hồi sinh: phản đề của cổ mẫu

Tuy vậy, khi nói rằng cổ mẫu cái chết - sự tái sinh là ý niệm trung tâm trong tiểu thuyết Faulkner, điều đó không có nghĩa nhà văn trao quyền năng hồi sinh cho mọi nhân vật. Sự tái sinh ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, đúng hơn, là một phán quyết về khả năng tái sinh. Khác với huyền thoại cổ xưa, nhân vật trong tiểu thuyết Faulkner có thể nhận phán quyết rằng anh ta không thể tái sinh, hoặc bị thay thế vĩnh viễn! Ngay ở nhân vật mà chúng tôi vừa nhắc tới ở mục trên, Caddy, vẻ đẹp trinh nữ của cô chỉ được ươm giữ trong tâm trí kẻ vừa trầm mình Quentin, hay đứa con Benjy khờ dại. Một Caddy thiếu phụ, phóng đãng và bất hạnh, vẫn sống và đi lại trên trang sách, giữa đời thực. Ở đây, sự phục sinh của một nhân vật được phán xét từ nhiều góc độ. Điều này được làm rò hơn khi ta đọc nhân vật Caddy từ những nghi lễ, tập tục nguyên thuỷ liên quan tới các cô gái đến tuổi dậy thì được


nhắc tới trong Cành vàng của Frazer.

Trong chương 60 của cuốn sách, Frazer khảo cứu tập tục cấm cung thiếu nữ dậy thì ở các bộ lạc nguyên thuỷ. Khi những dấu hiệu dậy thì lần đầu tiên xuất hiện ở một thiếu nữ, cô gái phải bị/ tự giam nhốt mình trong những không gian biệt lập và chìm trong bóng tối. Chân cô không được chạm đất, mắt cô không được nhìn ánh mặt trời, và cô không được gặp gỡ ai hàng mấy năm trời. Nơi cư ngụ của cô gái, vì thế, phải là nơi cô quạnh và chìm sâu trong bóng tối. Nó có thể bị bao quanh bởi tre và lau sậy, “ngôi nhà nằm trong bóng cây dày đặc đến mức Mặt trời không thể nào chiếu sáng vào các cô gái”, hay có khi là một căn phòng xép, “được soi sáng bởi một cửa sổ nhỏ, mở ra một khu vực cô quạnh, cho nên cô thiếu nữ sống trong một nơi gần như hoàn toàn tối tăm” [141, 1023]. Tập tục này bắt rễ từ nỗi sợ hãi: “Động cơ của các quy tắc này vốn thường xuyên được áp đặt cho các thiếu nữ đến tuổi dậy thì, đó là nỗi khiếp sợ đã bắt rễ sâu sắc mà thứ máu kinh nguyệt tác động một cách phổ biến đến ý nghĩ của con người nguyên thuỷ” [141, 1032]. Người xưa tin rằng, người thiếu nữ, trong lần có kinh nguyệt đầu tiên, mang một sức mạnh siêu nhiên mà “nếu như không kìm giữ được sức mạnh đó lại, nó có thể huỷ diệt chính cô và tất cả những ai mà cô động chạm tới. Kìm giữ sức mạnh này ở trong những giới hạn cần thiết vì sự an toàn của mọi người có liên quan, đó là mục đích của những điều cấm kị đang bàn tới” [141, 1038].

Tập tục cấm cung thiếu nữ ở tuổi dậy thì hiện thân trong những nhân vật nữ của Faulkner, nhưng ở dạng đối nghịch: thiếu nữ tự giải thoát cho mình. Trong văn xuôi Faulkner có một motif quen thuộc: những cô gái nhìn/ trèo qua cửa sổ. Nếu như trong truyện ngắn Bông hồng cho Emily, nhân vật Emily mang dáng dấp của thiếu nữ bị cấm cung: cánh cửa nhà đã tám năm hay mười năm nay khép kín, người ta chỉ thấy cô qua khung cửa sổ, ngồi trước ánh đèn, im lìm như một pho tượng, “cứ như vậy cô sống trải từ thế hệ này qua thế hệ khác, cao giá, không lẩn trốn, bất khả xâm phạm, trầm tĩnh, ngang bướng” [143], thì trong các tiểu thuyết, người nữ của Faulkner đã tự mình vượt qua khung cửa sổ ấy. Cửa sổ là nơi khám phá ra điều cấm kị: Caddy đã trèo lên cây và nhìn qua cửa sổ, phát hiện ra cái chết của bà nội. Cửa sổ là nơi giải thoát: Caddy, Quentin (con gái Caddy), Lena trèo qua cửa sổ để chạy theo tình yêu và dục vọng; Joe cũng trèo qua cửa sổ phòng ngủ để trốn khỏi gã cha nuôi ác nghiệt, trèo qua cửa sổ vào căn bếp của Joanna. Motif cấm cung, hình ảnh cửa sổ tiếp tục mang chở ý nghĩa biểu tượng: đằng sau cửa sổ là một không gian chứa đựng những bí mật, những điều cấm kị, những ẩn ức; nhưng cửa sổ cũng mở


ra lối thoát, sự giao lưu. (Vậy nên những căn phòng có cửa sổ của Faulkner thường rất tối: căn bếp tối của Joanna nơi Joe trèo vào từ cửa sổ, căn nhà tối nơi có đám tang bà nội nhà Compson, căn phòng chạng vạng nơi Hightower tựa đầu bên cửa sổ, căn phòng bà Addie hấp hối ngóng tiếng cưa quan tài qua cửa sổ, ngay cả một nơi tưởng chừng như phải sáng trưng - cửa hiệu đồ chơi trong thành phố, nơi có đoàn tàu mơ ước của Vardaman, thì vẫn lại là “các cửa hiệu tối, nhưng những ngọn đèn đi qua trên các tủ kính [cửa sổ]” [68, 240]). Nhưng motif cấm cung, hình ảnh cửa sổ cũng không còn nguyên bản dạng như trong tập tục nguyên thuỷ. Trong tư duy nguyên thuỷ, việc chấp hành tập tục cấm cung là một cách để người xưa tôn trọng, kìm giữ sức mạnh thiêng, bảo vệ sự an toàn cho chính mình và cộng đồng. Vì thế, việc vi phạm điều cấm kị bị coi như vi phạm vào sức mạnh siêu nhiên, ắt lãnh chịu lấy tai ương. Nhưng ở tác phẩm của Faulkner, vượt thoát qua cửa sổ trở thành một ẩn dụ cho sự tự giải thoát khỏi những định kiến, hủ tục, hoặc rời bỏ những giá trị đạo đức truyền thống. “Chỗ ngủ của nàng là cái phòng dưới mái che nằm đằng sau căn nhà. Nó có một cửa sổ nàng học được cách mở và đóng trong bóng tối mà không gây ra tiếng động (…). Nàng ở được tám năm thì mới mở cánh cửa sổ đó lần đầu tiên. Nàng đã mở nó chưa đến mười hai lần thì nhận ra là nàng đáng lẽ không nên mở nó bao giờ” [70, 18-19]. “Hai tuần sau nàng lại còn leo qua cửa sổ đó” [70, 19]. Mỗi lần tả nhân vật nữ trèo qua cửa sổ để đi tìm tình yêu, nhà văn đều viết với một giọng văn bình thản, lời văn giản lược. Người nữ trong tác phẩm của ông thường mang sức mạnh, bản lĩnh kiên cường trong dáng vẻ bình thản ấy. Quay trở lại với cổ mẫu cái chết - tái sinh, có thể thấy, ở đây, với cùng một nhân vật (Caddy), nhà văn để ngỏ những khả năng tái sinh khác nhau: nàng mãi là trinh nữ trong tâm trí những người con trai Compson, nhưng nàng cũng là một thiếu phụ bất hạnh, sống chui lủi giữa cuộc đời. Ở nhân vật này, vừa có sự kế thừa cổ mẫu nguyên thuỷ (Caddy được phục sinh trong cái chết của Quentin), vừa phản biện lại cổ mẫu ấy (Caddy tự lựa chọn tha hoá, vi phạm điều cấm kị và do đó, không thể phục sinh).

Một phản đề khác là trường hợp nhân vật bà Addie trong Khi tôi nằm chết, kẻ cũng nhận lãnh kết cục không được tái sinh. Có những điểm tương đồng thú vị giữa trường ca Đất hoang của Eliot và Khi tôi nằm chết của Faulkner, khi cả hai đều làm sống lại nghi lễ chôn cất vua Osiris - một huyền thoại được Frazer khảo cứu trong Cành vàng. Ở phần chú thích cho bản trường ca dày đặc những biểu tượng, huyền thoại, ẩn ngữ này, Eliot cho biết “không chỉ nhan đề, mà kế hoạch và rất nhiều biểu tượng ngẫu nhiên của bài thơ” hàm ơn những tri thức từ hai tác phẩm: huyền thoại

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí