Vốn Và Đầu Tư Công Cho Cụm Ngành Du Lịch Tây Ninh


Cung. Lễ hội này gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ được chú trọng hơn, gồm nhiều hoạt động văn hóa riêng chỉ diễn ra ở Tây Ninh.

Ngoài ra Tây Ninh cũng giống như các địa phương khác cũng có nhiều tôn giáo khác nhau tạo nên văn hóa đặc trưng của vùng đất Đông nam bộ như Thiên chúa giáo, đạo Phật.

f. Các khu di tích lịch sử Cách mạng Miền nam


Khu chứng tích chiến thắng Tua Hai: Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hướng Bắc cách thành phố Tây Ninh 7 km. Tại đây, đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện Nghị quyết 15 TW theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 ngụy tại Tua Hai – Trận đánh mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam đã đi vào lịch sử và trở thành một di tích lịch sử cách mạng.

Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam: là cơ quan đại diện cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1951-1954 và 1961-1975, (từ 1964 thuộc địa bàn B2). Thời kháng Mỹ, Trung ương Cục chỉ đạo Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam (sau xác định Đảng bộ Miền Nam Đảng Lao động Việt Nam), trực tiếp địa bàn B2, trực tiếp chỉ đạo chính sách Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời trên cơ sở chủ trương Trung ương Đảng, nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thông qua Ban Thống nhất TW. Trung ương Cục miền Nam nằm ở tỉnh Tây Ninh đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.


g. Khu du lịch Long Điền Sơn


Long Điền Sơn là một khu du lịch mới đi vào hoạt động phục vụ du khách đến với Tây Ninh do tư nhân trong tỉnh đầu tư. Tọa lạc tại ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, cách thành phố Tây Ninh khoảng 5 km, được đưa vào hoạt động từ năm 2008 với khung cảnh được phân bố xây dựng nên khu du lịch đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt Nam, hiện tại các khu vui chơi giải trí vẫn đang được tiếp tục đầu tư xây dựng.

Khu du lịch Long Điền Sơn đang được tiếp tục đầu tư xây dựng công viên nước và vườn bách thú. Khi các công trình này hoàn thành, Long Điền Sơn hứa hẹn là điểm du lịch độc đáo của vùng biên Tây Ninh. Long Điền Sơn còn là một điểm đến hài hòa trong chuỗi tour du lịch Địa đạo-Củ Chi, siêu thị miễn thuế Mộc Bài, Tòa Thánh Cao Đài, núi Bà Đen, Khu di tích Trung ương cục Miền Nam v.v.

i. Khu du lịch Hồ Dầu Tiếng


Tây Ninh có công trình thủy lợi Dầu Tiếng đóng vai trò chủ lực trong hệ thống phân phối nguồn nước, không chỉ cho riêng tỉnh mà còn tác động đến cả khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Ðược khởi công xây dựng vào tháng 9-1981, đến đầu năm 1985 hồ Dầu Tiếng chính thức mở nước phục vụ sản xuất, tính đến nay, toàn hệ thống có tổng chiều dài các kênh gần 1.550 km với ba kênh chính; 64 kênh cấp 1; 448 kênh cấp 2; 671 kênh cấp 3, 4 và 129 kênh tiêu, thế nhưng chỉ có hơn 129 km, chiếm khoảng 8,77% được kiên cố hóa.

Hiện năng lực tưới của hồ đạt hơn 67.400 ha/vụ cho trong và ngoài tỉnh, đồng thời giúp đẩy mặn, ngọt hóa vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Ðông, gián tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 32.000 ha trong lưu vực. Từ khi có hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, bộ mặt nông thôn các vùng hưởng lợi đã thay đổi hẳn, nhiều vùng đất trước chỉ làm được một vụ nhờ nước trời, nay canh tác đến ba vụ, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho nông dân và xóa đói, giảm nghèo,


môi trường sinh thái cũng được cải thiện. Ngoài ra, hàng nghìn hộ dân còn được hưởng lợi từ nguồn nước để nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhiều khu công nghiệp, khu dân cư được cấp nước vận hành và nước sạch trong sinh hoạt, v.v.

j. Du lịch thương mại cửa khẩu


Với 240 km đường biên giới với Campuchia trên đó có 14 cửa khẩu, đặc biệt là 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát là những cửa ngõ thuận lợi nhất đến Phnom Phenh, Angkor Vat và xa hơn là Thái Lan và các nước trong khu vực ASEAN.

Hiện nay, các cửa khẩu của Tây Ninh mới phát triển chủ yếu vai trò thương mại, đang trong quá trình xúc tiến du lịch dựa vào lợi thế tuyến đường xuyên Á theo quốc lộ 22, đồng thời các thủ tục xuất nhập cảnh được đơn giản hoá, thuận tiện… đây sẽ là cửa ngõ chính ở khu vực đông Nam bộ đón khách từ thị trường ha nước Campuchia, Thái Lan vào Việt Nam và ngược lại đưa khách từ Việt Nam sang Campuchia, Thái Lan và các nước ASEAN.

Đánh giá chung: Tài nguyên du lịch Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch có thế mạnh mà các nợi khác không có như du lịch về nguồn, du lịch tâm linh, du lịch khám phá, du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng,…kết hợp với các tour du lịch nội địa hoặc tour du lịch xuyên việt.


4.3.2 Vốn và đầu tư công cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

a. Đầu tư nước ngoài

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa có dự án đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực du

lịch.


b. Đầu tư trong nước


Giai đoạn 2008 - 2013 có 83 dự án đầu tư liên quan đến phát triển du lịch với tổng số vốn là 1.287 tỷ đồng, trong đó có 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch với tổng số vốn là 94 tỷ đồng, dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là 70 dự


án với vốn đầu tư là 1193 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng do nhà nước chiếm 100%, các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, cá thể...vv, trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư. Xét về quy mô dự án đầu tư chủ yếu tập trung đầu tư về đường dẫn đến các địa điểm du lịch.

So sánh với nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư xây dựng cơ bản (cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin v.v) cho ngành du lịch tỉnh Tây Ninh theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2010-2015 là 1.835,04 tỷ đồng, so với hiện trạng thì đạt 70,1% so với dự báo. Như vậy, vốn đầu tư cho du lịch giai đoạn 2010 - 2015 sẽ khó đạt nếu không có giải pháp quyết liệt để thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Vì vậy cần tính toán dự báo vốn đầu tư cho phù hợp với thực tế và khả năng kêu gọi vốn đầu tư cho du lịch của hiện trạng ngành du lịch.

Bảng 4.4. Số liệu về đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2008 đến năm 2013



TT


Chỉ tiêu


ĐVT


2008


2009


2010


2011


2012


2013

Tổng số

dự án

1

Dự án CSHT

Dự án

2

2

2

2

2

3

13


Vốn đầu tư

Tỷ đồng

15

11

11

7.5

23.5

26

94

2

Dự án CSVCDL

Dự án

12

11

12

11

11

13

70


Vốn đầu tư

Tỷ đồng

70

15

141

226

341

400

1193

3

Phân loại dự án








0


Nhà nước

Dự án

2

2

2

2

2

3

13


Doanh nghiệp

Dự án

12

11

12

11

11

14

71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh - 7

Nguồn: Sở VH,TT&DL Tây Ninh


Đánh giá về môi trường thu hút các dự án đầu tư cho du lịch: Tây Ninh đã có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích trong đầu tư để thu hút vốn các nhà đầu tư tham gia các dự án cho các lĩnh vực, trong đó có đầu tư cho du lịch nhưng cho đến nay tổng số dự án, vốn đầu tư thu hút không nhiều, chưa có các dự án đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ phát triển du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVCKT) du lịch và các nhà đầu tư trong nước chỉ tập trung đầu tư về CSVCKT du lịch, chưa có dự án đầu tư cho CSHT du lịch. Trong số vốn đầu tư CSHT thì phân bố không đều giữa các vùng du lịch, đặc biệt tại các khu vực du lịch sinh thái, các làng nghề. Qua xem xét các dự án đầu tư về CSHT cho các khu du lịch chậm triển khai, tiến độ hoàn thành dự án không đúng kế hoạch dẫn đến chưa định hình rõ nét các khu điểm du lịch theo đúng quy hoạch đã phê duyệt; việc thiết kế chi tiết và phê duyệt quy hoạch chi tiết cho các khu du lịch còn chậm, vấn đề giải phóng mặt bằng chưa triển khai kịp thời, đã ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư cho các dự án du lịch nên chưa phát huy và khai thác được tiềm năng tài nguyên du lịch trên địa bàn. Số dự án đầu tư của tư nhân vào du lịch lớn hơn gấp 5 lần số lượng đầu tư của nhà nước, nhưng lượng vốn đầu tư còn còn ít chưa nằm trong các khu vực được nhà nước quy hoạch xây phát triển du lịch. Các dự án tư nhân đầu tư chủ yếu là các trạm dừng chân, chưa có sự liên kết chặt chẽ với các dơn vị kinh doanh du lịch lữ hành.


4.3.3 Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

Lao động trong ngành du lịch bao gồm lao động trực tiếp tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, tham gia cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch và lao động gián tiếp là lao động không trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách nhưng góp phần tạo nên sản phẩm du lịch như sản phẩm các ngành khác, cộng đồng dân cư v.v.

Phân tích hiện trạng lao động, tốc độ tăng trưởng về lao động trong giai đoạn 2008 - 2013 là 6,03%, lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch là 3,33%, lao động gián tiếp là 5,99%. Đến năm 2013, du lịch Tây Ninh có 2.850 người, trong đó lao


động trực tiếp là 950 người và lao động gián tiếp là 1.900 người, lao động tại các cơ sở lưu trú chiếm 76%, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có lao động thấp nhất, thiếu cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là trình độ nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ của hướng dẫn viên. Về trình độ lao động từ trung cấp trở lên chiếm 25,5%, lao động chưa qua đào tạo chiếm 74,5%, thiếu đội ngũ lao động có chuyên môn về du lịch, thiếu lao động có trình độ ngoại ngữ.

Bảng 5.4. Hiện trạng về lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh

Đơn vị tính : Người

TT

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

TTBQ

1

Tổng số lao động

2.154

2.205

2.157

2.595

2.85

3020

6,03

1.1

Lao động trực tiếp

718

735

719

865

950

1040

3,33

1.2

Lao động gián tiếp

1.436

1.47

1.438

1.73

1.9

2050

5,99

2

Lao động trực tiếp









Đại học

96

57

57

57

60

65



Cao Đẳng

87

87

87

87

88

88



Trung cấp


90

90

90

95

97



Sơ cấp (PTTH)


450

440

440

600

720



Đào tạo khác

171

112

112

155

250

300



Chưa qua đào tạo

655

215

205

311

400

490


3

Lao động các ngành



931

911

1,060




Lữ hành



92

48

82




Khu du lịch



244

214

244




Lưu trú



595

649

734



Nguồn: Sở VHTT&DL Tây Ninh


Đánh giá chung: với chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hiện tại không đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành trong thời gian sắp tới, cần có định hướng phối hợp với các trường trong tỉnh mở ngành mới đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch cho địa phương hoặc liên kết với các trường đại học lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo theo nhu cầu địa phương.

4.3.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

a. Cơ sở lưu trú


Căn cứ vào bảng số liệu hiện trạng cơ sở lưu trú cho thấy: Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh là 11,63%, tăng trưởng về số lượng phòng là 9,9%, cụ thể: Năm 2008 có 251 cơ sở thì đến năm 2013 có 427 cơ sở. Phân loại chất lượng cơ sở lưu trú đến năm 2013 có 20 cơ sở loại 1 sao, có 04 cơ sở loại 2 sao, có 82 cơ sở đạt chuẩn, 50 cơ sở đạt chuẩn nhà trọ cho khách và 252 cơ sở chưa phân loại hoặc chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Số lượng phòng đến năm 2013 có 4.165 phòng để phục vụ khách du lịch, trong đó số lượng phòng đạt tiêu chuẩn 1-2 sao chiếm 11,58% tổng số phòng, loại đạt chuẩn tối thiếu chiếm 21,0%, số phòng còn lại chiếm 67,42. Về công suất sử dụng phòng trung bình là 39%.

Từ số liệu cho thấy: Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng tăng nhanh; số lượng cơ sở được phân loại chất lượng đạt thấp, chưa có cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; số lượng cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, nhà trọ chiếm tỷ lệ cao về cơ sở lưu trú. Công suất sử dụng phòng thấp, do vậy có thể nói chất lượng cơ sở lưu trú đã ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch và mức độ thu hút khách.


Bảng số 6.4. Số lượng khách sạn và công suất phòng được sử dụng



TT


Chỉ tiêu


ĐVT


2008


2009


2010


2011


2012


2013

TT BQ

1

Tổng số CSLT

Cơ sở

251

278

267

334

396

427

11,63


Tổng số phòng

Phòng

2.592

2.879

3.157

3.462

3.88

4.165

9,90

2

Phân loại









2.1

Đạt tiêu chuẩn 1 sao

Cơ sở

2

2

8

9

18

20

29,20


Tổng số phòng

Phòng

62

37

130

140

256

300


2.2

Đạt tiêu chuẩn 2 sao

Cơ sở

2

2

3

3

4

4

21,42


Tổng số phòng

Phòng

122

122

147

147

184

184


2.3

Đạt chuẩn

Cơ sở

5

11

13

13

72

80



Tổng số phòng

Phòng

40

121

148

148

816

910


2.4

Đạt chuẩn nhà ở

Cơ sở





50




Tổng số phòng

Phòng





603



2.5

Không phân loại

Cơ sở

242

262

243

309

252


14,61


Tổng số phòng

Phòng

2.368

2.599

2.732

3.027

2.021



3

Công suất SDP

%

42

39

40

38

40


4,30

Nguồn: Sở VHTT&DL Tây Ninh.

b. Vận chuyển khách du lịch


Dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chủ yếu là vận chuyển đường bộ, đây là phương tiện góp phần quan trọng đưa khách đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, phương tiện chủ yếu là xe du lịch và xe taxi. Về

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí