Truyện “ Hoàng Hoa Thám ” Trong Tập Truyện Danh Nhân “Tôn Thất Thuyết Và Những Văn Thân Trong Phong Trào Cần Vương” (Cố Nhi Tân) ‌


mức độ khác nhau. Trần Trung Viên kể: "Lương Tam Kì đã trực tiếp huấn thị cho ba thủ hạ trung thành của ông ta là Kì, Chai và Tsan, bảo lập mưu bắt Đề Thám" [97, tr.136], còn Ngô Tất Tố và L.T.S lại kể: viên quan cai trị lên Chợ Gồ hỏi Lương Tam Kì có biết Thám ở đâu không? "Kì một mực chối là không biết (…). Ba tên Khách là đầy tớ tâm phúc của Kì đã lẻn đi tìm Thám" [90, tr.314],… Không chỉ đối với Trần Trung Viên mà giữa tác phẩm của Ngô Tất Tố - L.T.S và Việt Sinh cũng có điểm giao thoa về nội dung lịch sử, đó là thông tin về gia quyến của Đề Thám sau khi ông mất. Tuy nhiên, Việt Sinh tiếp cận và phỏng vấn trực tiếp ông Hoàng Văn Vi để nghe kể về cuộc đời ông còn Ngô Tất Tố và L.T.S đứng ra kể lại một cách sơ lược. Cuộc sống của cô Thế trong phóng sự của Việt Sinh chỉ được nhắc đến qua lời vợ chồng Cai Cờ và ông Vi thì lại được Ngô Tất Tố và

L.T.S kể chi tiết. Về cái chết của Đề Thám, Trần Trung Viên và Ngô Tất Tố -

L.T.S đã hư cấu sâu hơn các tác giả khác ở chi tiết: "không biết kẻ nào đã mổ bụng Thám lấy mất cả gan và mật đem đi đâu, dân ở gần đấy mê tín dị đoan cho là gan mật một người can đảm như Đề Thám tất chữa được bách bệnh nên lấy về ngâm rượu" [97, tr.143], bà vợ cả và vợ hai của Đề Thám "đã đến thú với Chính phủ và xin đem đầu chồng về chôn" [90, tr.317]. Có thể nói, những tình tiết/chi tiết khác nhau giữa các tác phẩm như vậy đã bổ sung làm phong phú thêm thông tin về Đề Thám, cũng như cách biểu đạt về nhân vật này.

3.1.4. Truyện “Hoàng Hoa Thám” trong tập truyện danh nhân “Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần Vương” (Cố Nhi Tân)

Tác phẩm Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần Vương được sáng tác năm 1943, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai ngày càng lan rộng. Sự việc nước Pháp tại chính quốc bị phát xít Đức chiếm đóng đã khiến cho số phận của thực dân Pháp tại Đông Dương bị thay đổi đáng kể. Ở Việt Nam, thực dân Pháp phải chia sẻ thuộc địa với phát xít Nhật. Trong cảnh "một cổ hai tròng" không khí càng nặng nề, song cũng chính trong tình thế người Pháp phải ‘phân thân’ chống đỡ với chủ nghĩa phát xít cả ở chính quốc và ở các nước thuộc địa đó, phong trào yêu nước vốn âm ỉ đã lâu nay ở Việt Nam được dịp bùng lên mạnh mẽ. Cố Nhi Tân đã tận dụng cơ hội này để công khai kể chuyện một loạt danh


nhân lịch sử nổi tiếng, những văn thân yêu nước, dũng cảm đứng lên kháng Pháp trong phong trào Cần Vương như một cách thể hiện tinh thần ái quốc.

Tác phẩm Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần Vương thuộc thể tiểu truyện nên các câu chuyện kể có hình thức rất ngắn gọn, súc tích. Trong số 10 truyện thì những truyện ngắn nhất chỉ từ 2 đến 5 trang, chỉ riêng truyện Hoàng Hoa Thám có 57 trang, dài hơn tất cả các truyện còn lại.

Ở phần đầu truyện Hoàng Hoa Thám cho thấy khả năng tác giả phỏng theo nhiều tư liệu của người đi trước - đặc biệt là Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S để lược thuật ngắn gọn nhất về Đề Thám ở các phương diện: tiểu sử - con người và sự nghiệp - sự hy sinh1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Về tiểu sử Đề Thám, tác giả chủ yếu khai thác từ nguồn dã sử: cha Đề Thám là "khách lai ở Thanh Hóa", "khoảng năm 1862 Thám ra đời được ba tháng thì cha bị bệnh chết", mẹ Đề Thám "mở cửa hàng buôn gạo, cách năm sau thì cải giá" [81, tr.77]. Riêng chi tiết về năm sinh của Đề Thám, các tác giả trước đều bỏ qua, chỉ có Cố Nhi Tân đưa ra con số là năm 1862. Tuy nhiên đây là con số không có sử liệu nào ghi chép2.

Về con người và sự nghiệp của Đề Thám, tác giả kể với giọng điệu khá khách quan: Có lúc Thám tung hoành phỉ chí, cũng có khi phải lẩn lút, rút tàn quân chạy trốn. Những thăng trầm trong sự nghiệp cầm quân của Đề Thám được thuật ngắn gọn. Diễn biến tâm lý hay đời sống nội tâm nhân vật cũng ít được chú ý. Nhà

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 13

1Ví dụ, mở đầu truyện của Ngô Tất Tố - L.T.S có đoạn: "Phía Nam từ phủ Thuận Thành trở lên, phía Bắc từ tỉnh Lạng Sơn trở xuống, mấy huyện thượng du Bắc Ninh (nay là tỉnh Bắc Giang) nguyên là một nơi hiểm trở ở Bắc kì. Núi cao chót vót, rừng rậm um tùm, đồi suối khuất khúc quanh co, chắn hết đường đi lối lại. Thuở trước, trừ người trong vùng, ít ai hiểu rõ địa thế xứ đó ra sao. Chầm lớn non sâu phải có rồng thiêng rắn dữ, những chỗ núi sông hiểm hóc ắt xản xuất những người khí phách ngang tàng. Thật thế, cái vùng thượng du Bắc - ninh này, cách đây 40 năm về trước, vẫn có tiếng là xứ "tợn nghịch". Cai Vàng, Cai Kinh cũng đều xuất hiện ở đây" [90, tr.2-3].

Và mở đầu truyện của Cố Nhi Tân là "phiên bản thu gọn" của đoạn văn trên: “Ở miền Yên Thế, Bắc từ tỉnh Lạng Sơn xuống, Nam từ phủ Thuận Thành lên, là nơi rất hiểm trở, đồi suối quanh co, ít ai dám tự hào là am hiểu địa thế. Ở chốn chầm lớn rừng sâu, ắt có hùm thiêng, rắn độc, những nơi núi sông hiểm hóc ắt có người khí phách ngang tàng. Thật vậy, Cờ Vàng, Cai Kinh, Đề Thám đều đã xuất hiện ở Yên Thế” [81, tr.77].

Chúng tôi thống kê trong truyện Hoàng Hoa Thám có 12 đoạn văn Cố Nhi Tân triển khai ý và câu văn giống Ngô Tất Tố - L.T.S, chỉ khác từ ngữ hoặc đoạn văn của Cố Nhi Tân được giản lược gọn hơn. Có lẽ, Cố Nhi Tân đã sử dụng tác phẩm của Ngô Tất Tố - L.T.S như một nguồn văn liệu/dã sử hoặc hai nhà văn khai thác cùng một nguồn tư liệu để sáng tác.

2 Nhiều sử liệu Pháp và Việt Nam đã xác định Đề Thám sinh vào các năm: 1840, 1846, 1858, 1864. Theo Khổng Đức Thiêm, Hoàng Hoa Thám sinh năm 1836 [88, tr.83].


văn chỉ diễn tả sơ lược một vài lần Đề Thám bộc lộ tâm trạng: “Chính Thám cũng lo sợ, không dám trú đâu hai đêm liền” [81, tr.103], “Gia đình Thám ở Yên Thế đã bị bắt và sẽ bị đày nếu Voisin bị hại. Thám nổi trận lôi đình trói Voisin chặt thêm” [81, tr.106]… Chủ yếu thông qua hành động và ngôn ngữ, nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình. Đó là một Đề Thám khảng khái, khoan dung, đối xử tử tế với tù binh khi bà Ba đưa súng đề nghị Đề Thám bắn chết tên Voisin - một tù binh của nghĩa quân - Đề Thám đã gạt đi và nói: “Đêm nay tao sẽ thả mày, mày phải đưa thứ này cho viên đại úy và nói rằng vẫn được tao đối xử tử tế” [81, tr.108-109]. Một Đề Thám rất thận trọng, chủ động đề phòng đối với người lạ, trong lời nói thể hiện uy lực của thủ lĩnh khi gặp bọn lái buôn người Tàu, "Thám nhận ra dấu son của Tướng Liên nói: “Để ta cho thầy đồ đọc thư, (…) phải bỏ súng lại rồi theo ta vào đây" [81, tr.114-115]. Bên cạnh đó, Đề Thám còn được miêu tả là con người có sức khỏe, giỏi vò nghệ: “Thám cũng được học vò với anh em, trong ít năm, võ nghệ của Thám không ai địch nổi” [81, tr.78], con người mưu trí: “Bá Phức đem một quả bom vào sào huyệt để hại Thám, nhưng Thám lanh trí, lừa cho Bá Phức đi rồi vội vã tránh ra xa, để cho bom nổ phá tan tành và để Bá Phức yên trí mình đã bị thiệt mạng” [81, tr.83-84] và có danh thế, uy tín lớn trong nhân dân: “Ở thân cây, ở sườn núi đều thấy có kẻ hai câu:

Ở đây là đất ông Đề,

Tây lên thì có, Tây về thì không. Thám ông chỉ có câu này,

Thề cùng giặc Pháp có mày không tao [81, tr.84]

Về cái chết của Đề Thám, Cố Nhi Tân có thêm tình tiết: nhân vật con trai của Lương Tam Kỳ là Lương Văn Phúc, một tri huyện trong địa hạt của người cha, đã xuất hiện và gián tiếp tham gia vào việc bắt Đề Thám. Còn hành động sát hại Đề Thám do ba lái buôn Tàu trực tiếp thực hiện. Đây là tình tiết mới hiện chưa có tài liệu nào ghi chép.

Điểm đáng chú ý nhất của thiên truyện này là phần kết thúc, với tựa đề Khí thiêng khi đã về thần, tác giả đối thoại với bạn đọc về sự việc: Đôi gươm quý của Đề Thám do đại tá Chofflet dâng tặng lại viện Bác Cổ Viễn Đông tại Hà Nội - năm


1937, sau khi Đề Thám hy sinh hơn 20 năm. Nhân vật Đề Thám được miêu tả qua chuyện kể của đại tá Chofflet, hiện lên trong giấc mơ của đại tá với hình dạng gây ấn tượng mạnh, đó là linh hồn cụt đầu, nhiều lần đối thoại với Đại tá Chofflet để đòi lại đôi gươm quý. Khi đại tá Chofflet chần chừ chưa tin chuyện đòi gươm, linh hồn Đề Thám đã cảnh cáo bằng tình huống đại tá suýt bị mảng trần nhà rơi xuống đầu: “- Nếu mi không chịu trả thì chuyến này ta sẽ làm cho mi phải điêu đứng chứ không cảnh cáo sơ sài như bữa nọ đâu. Mi ráng giữ mình cho lắm đừng để sau này phải hối tiếc và trách ta không báo trước” [81, tr.126]. Đại tá Chofflet đổi phòng ở và vẫn chưa chịu trả gươm, linh hồn Đề Thám lại hiện về đòi: “Ta cho mi ba ngày nữa, nếu còn không tuân lời, chừng đó mi chớ trách ta sao quá nghiêm khắc” [81, tr.127]. Khi đại tá Chofflet suýt bị đạn lạc từ phía nhà đối diện đã thực sự tin và thực lòng muốn trả lại gươm theo yêu cầu của linh hồn Đề Thám, tại nhà cô đồng Vân Thai linh hồn Đề Thám đã nhập vào cô đồng trò chuyện với đại tá: "Tôi chỉ có một điều kiện: đôi gươm ấy không thể đem về bên Pháp. Đại tá có thể đem tặng cho một bảo tàng viện trong xứ chúng tôi, nếu không thể trao lại cho con cháu một trong năm cận vệ thân tín của tôi…" [81, tr.132].

Có thể nói, hồi kí của đại tá Chofflet đưa người đọc vào một không gian phi hiện thực, với những tình tiết huyền kì thuộc về tâm linh không thể lí giải được. Người đọc như cùng trải qua những trạng thái cảm xúc của người kể, từ hồi hộp, sợ hãi, đến thấp thỏm lo âu, nghi ngờ,... Kết truyện bằng việc sử dụng hồi ức của đại tá Chofflet - một thiếu tá trong quân đội Pháp tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế năm xưa và từng khét tiếng tàn bạo - Cố Nhi Tân hiển nhiên có dụng ý. Dường như nhà văn muốn ngầm gửi thông điệp "những kẻ gieo cái ác sẽ không thể có sự bình yên" [29, tr.53].

Sự thật là người Pháp đã bắt và giết Đề Thám, đã đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế nhưng khí phách của vị thủ lĩnh và tinh thần của cuộc khởi nghĩa vẫn là nỗi khiếp sợ đối với kẻ thù. Minh chứng là hơn 20 năm đã qua, nhưng đại tá Chofflet và người Pháp vẫn không tìm thấy sự bình yên. Những kí ức về chiến trận, về Đề Thám vẫn còn ám ảnh cả trong giấc ngủ, hiện về trong cả giấc mơ của đại tá đến nỗi, sau 24 năm, khi trao đôi gươm sáng quắc cho ông Nguyễn Văn Tố - nhân


danh Viện Viễn Đông Bác cổ nhận lại - mà: "Chofflet đưa ra đôi tay vẫn run run không chỉ vì tuổi già mà là kinh sợ" [88, tr.606]. Qua hồi ức của đại tá Chofflet, Cố Nhi Tân còn thể hiện sự đánh giá gián tiếp, đó là đề cao cuộc khởi nghĩa Yên Thế và thủ lĩnh Đề Thám: “Theo lẽ thì đôi gươm ấy hiện thời phải còn ở tại Viện Bác Cổ Viễn Đông tại Hà Nội... nếu mất thi ̀ đáng tiếc vi ̀ nó tượng trưng cho trang lịchsư ̉ oai hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam[88, tr.133].

Với cách kết truyện của Cố Nhi Tân, tác phẩm Hoàng Hoa Thám đã tiến rất gần với khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại, yếu tố huyền ảo được sử dụng như một phương tiện để chuyển tải ý đồ nghệ thuật, giống như Rừng thiêng Yên Thế1 của Huy Cờ, Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Ở thiên truyện này, "Cố Nhi Tân đã bất tử hóa nhân vật Hoàng Hoa Thám, như lâu nay truyền thuyết dân gian vẫn ca ngợi ông. Có điều, việc huyền ảo hóa này lại không phải từ phía người Việt, mà là từ đối thủ trực tiếp của Đề Thám năm xưa. Đặt vào vị trí ấy, câu chuyện sẽ khách quan hơn rất nhiều, sức thuyết phục vì thế sẽ tăng lên rõ rệt" [29, tr.53].

So với những nhà văn tiền bối đã viết về Đề Thám, Cố Nhi Tân có hướng tiếp cận khác. Trong khi Trần Trung Viên đi sâu khai thác và sử dụng triệt để sử liệu, nhất là nguồn sử liệu Pháp, Ngô Tất Tố và L.T.S chủ yếu sử dụng dã sử, thì Cố Nhi Tân lại lược thuật thông tin từ cả hai nguồn này. Những thông tin lịch sử về Đề Thám hay những câu chuyện mang hơi hướng của dân gian như: mưu trí của Đề Thám khi đối phó với Lê Hoan - Bá Phức, lời ca dao trên thân cây, sườn núi ca ngợi


1 Trong tiểu thuyết Rừng thiêng Yên Thế, ở phần kết của tập III "Bá Phức - nửa đời oanh liệt", có lẽ Huy Cờ đã sử dụng yếu tố huyền ảo và hình tượng Đề Thám cụt đầu để truyền tải dụng ý nghệ thuật như một sự kế thừa từ cách kết truyện của Cố Nhi Tân: "Cái chết của Đề Thám cứ ám ảnh, bám chặt lấy Bá Phức. Làm cho hắn hết hồn, ý nghĩ lộn xộn không minh bạch, trong đầu ong ong như có hàng ngàn con ve kêu bên tai (…). Từ bữa ấy trở đi, Bá Phức mê man bất tỉnh, không dậy được nữa. Một đêm hắn mơ…một giấc mơ kinh hoàng: có người mất đầu đuổi theo Bá Phức kêu to:

- Trả đầu ta đây! Trả đầu ta đây!...

Bá Phức sợ quá vùng khỏi giường, chạy ra sân kêu to:

- Ta không giết con, ta khong giết con!...

(…) Sáng ra người nhà chia nhau lên rừng, đi các ngả tìm Bá Phức, nhưng chẳng biết Phức đi đâu… Một thợ sơn tràng cho người nhà Bá Phức biết rằng đã gặp Bá Phức ở nơi Hoàng Đình Kinh hóa đá. Phức quần áo rách tả tơi, mặt bị gai rừng cào nhàu nát. Bá Phức ôm lấy tượng Hoàng Đình Kinh khóc rống lên, gào to, rất thảm thiết. Sau đó một con bạch hổ ba chân nhảy ra cắn chết Bá Phức rồi tha đi" [11, tr.314].


Đề Thám, đảng Nghĩa Hưng và các hoạt động của đảng này,.. đều được nhà văn khai thác nhưng chỉ dừng lại ở lược kể. Trong khi các tác giả khác dành nhiều trang kể - tả về chiến trận, về các sự việc/sự kiện lớn gắn với Đề Thám, thì Cố Nhi Tân không quan tâm đến những vấn đề trên. Ví dụ: Ngô Tất Tố và L.T.S đã dành 123/320 trang để miêu tả các trận đánh: trận đồn Chợ Gồ, trận đại chiến Thái Nguyên, trận đồn Hữu Thế, Lạng Giang,… Trần Trung Viên thì như một người trong cuộc, được tham gia vào trận Hữu Thuế để miêu tả chi tiết trận đánh [97, tr.11-13]. Sự việc Lê Hoan - Bá Phức mưu hại Đề Thám, bị Đề Thám phản lại, đánh úp một trận, Cố Nhi Tân chỉ kể có 10 dòng [81, tr.83-84] thì Trần Trung Viên kể 6 trang [97, tr.15-20], còn Ngô Tất Tố và L.T.S kể trong 18 trang [90, tr.54-72]. Chuyện Kỳ Đồng, Cố Nhi Tân gói trong 7 dòng [81, tr.89] thì Trần Trung Viên kể riêng thành một chương dài 4 trang [97, tr.40-43], còn Ngô Tất Tố và L.T.S cũng kể thành một chương dài 19 trang [90, tr.181-196]. Mối duyên của Đề Thám - cô Cẩn được Ngô Tất Tố và L.T.S kể kéo dài hai chương, 37 trang [90, tr.88-125], Trần Trung Viên kể thành một chương dài 7 trang [97, tr.21-27], còn Cố Nhi Tân chỉ dành ba câu cho góc riêng tư của nhân vật: “Thám lại cưới được người vợ thứ ba tên là Đặng Thị Nhu, em nuôi Thống Luận, thường gọi là cô Ba. Cô đảm lược và giỏi vò nghệ” [81, tr.81] và một câu nói về vai trò của người vợ này trong sự nghiệp của ông: “Trong công cuộc củng cố ở Yên Thế, Đề Thám đã nhờ vào công lao của người vợ thứ ba là Đặng Thị Nhu rất nhiều” [81, tr.88]. Sự khác biệt này, ngoài yếu tố quan điểm hay mối quan tâm của người viết như thế nào còn do thể loại quy định. Với thể loại truyện kí hay tiểu thuyết dã sử thì Trần Trung Viên và Ngô Tất Tố -

L.T.S hoàn toàn có đủ dung lượng để miêu tả hay kể chuyện hư cấu về nhân vật cũng như thêm thắt để kéo dãn sự kiện/sự việc. Còn với thể loại tiểu truyện, cách kể của Cố Nhi Tân theo lối ghi chép tiểu sử nhân vật - không dài dòng hay đi sâu vào chi tiết mà người kể phải nén sự kiện/sự việc. Hầu hết các truyện trong tác phẩm Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần Vương được kể theo cách: giới thiệu tiểu sử (nhân vật là ai, quê quán ở đâu), con người và sự nghiệp (nhân vật là người thế nào, đã làm việc gì, có vai trò gì trong phong trào Cần Vương), hy sinh (kết cục cuộc đời nhân vật như thế nào).


Có thể nói, với cách xây dựng nhân vật và kể chuyện này, Cố Nhi Tân đã quay trở lại với nghệ thuật liệt truyện của Phan Bội Châu trong Chân tướng quân. Điểm mới của Cố Nhi Tân có chăng là, sau phần "liệt truyện" những văn thân yêu nước, tác giả còn giới thiệu thêm di bút của những văn thân ấy hoặc những bài thơ, câu liễn, bức thư,… của người khác viết về/với họ. Riêng truyện về Đề Thám, Cố Nhi Tân sử dụng hồi ức của đại tá Chofflet về vị thủ lĩnh. Điều này đã góp thêm một sự khác biệt nữa của truyện Hoàng Hoa Thám trong chuỗi truyện cùng ấn phẩm.

Nhìn lại các văn bản sáng tác trước 1945, có thể nhận thấy mỗi nhà văn đã có những phương thức riêng trong việc tái tạo hình ảnh Hoàng Hoa Thám.

Trong hoàn cảnh bị tách biệt khỏi phong trào yêu nước và chỉ có nguồn tri thức Hán học truyền thống, Phan Bội Châu đã viết thơ văn để cổ động đấu tranh cách mạng. Được viết theo kiểu liệt truyện, Hoàng Hoa Thám của Phan Bội Châu là một tướng quân kì vĩ - như anh hùng Đề Thám trong lòng dân gian, một vị dũng tướng nhưng không may lạc thời lạc địa, song nhân vật đó còn chuyển tải một thông điệp mới mẻ về người anh hùng của thời duy tân - gắn với dân, với nước chứ không hành động vì lợi ích của một một vương triều.

Ngược lại, các nhà văn Việt Sinh, Trần Trung Viên, Ngô Tất Tố - L.T.S đều là những người có vốn tri thức Tây âu và viết trong bối cảnh chính sách kiểm duyệt của thực dân đang được nới lỏng do ảnh hưởng tư tưởng của Mặt trận bình dân Pháp. Nhưng trong khi Việt Sinh, vốn có phong cách tâm tình mà ưu tư đã sử dụng hồi ức, trí nhớ, kỉ niệm của các nhân chứng sống để viết phóng sự tái tạo một phiên bản Hùm thiêng Yên Thế - "một thời vang bóng"; thì Trần Trung Viên lại dựa thêm vào dã sử và những ghi chép của người Pháp để viết thành cuốn tiểu thuyết trong một giọng điệu lạnh lùng, và lối miêu tả khách quan nhằm thuận lợi cho việc đăng trên một ấn phẩm công khai thời Pháp thuộc; vì vậy, phiên bản Hoàng Hoa Thám vừa có nét giống với hình dung về Đề Thám của người Pháp, vừa có những diễn biến tâm lí khá phức tạp của nhân vật tiểu thuyết, nhưng ẩn chứa sau hình ảnh đó vẫn là một con người ý trí kiên cường, bền bỉ đánh giặc, danh tiếng khiến quân giặc phải e dè. Trong khi đó, Ngô Tất Tố - L.T.S đã phần lớn sử dụng nguồn dã sử, xen hư cấu để kể


chuyện. Sự nhạy bén, sắc sảo vốn có của một trí thức, một cây bút kinh nghiệm như Ngô Tất Tố đã giúp tái tạo phiên bản Hoàng Hoa Thám khá sinh động - một tráng sĩ rừng xanh, một thủ lĩnh với diễn biến tâm trạng của một nhân vật tiểu thuyết.

Khác những nhà văn trên, Cố Nhi Tân bên cạnh vốn tri thức, kinh nghiệm làm báo lâu năm còn viết với tư cách một nghị viên trong Bắc Kỳ nghị viện. Ông đã kế thừa nhiều nguồn tư liệu về Đề Thám và dường như quay lại sử dụng hình thức liệt truyện để dựng chân dung Hoàng Hoa Thám một cách súc tích. Phiên bản Hoàng Hoa Thám này được tái tạo đầy ám ảnh và chứa đựng những triết lí sâu sắc về quá khứ lịch sử.

Tóm lại, trước năm 1945, trong bối cảnh thể chế chính trị Việt Nam đang nằm trong tay thực dân Pháp, thì diễn ngôn chính thống lúc này tất yếu thuộc về kẻ thống trị về tư tưởng, về thiết chế. Tuy nhiên, những người Việt ái quốc ở trong và nước ngoài cũng có những kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt trên mọi phương diện, dưới nhiều hình thức, tạo nên những diễn ngôn khá linh hoạt, khi công khai lúc ngầm ẩn, đối kháng lại tuyên ngôn của người Pháp. Và con đường mà họ chọn để bộc lộ chủ nghĩa dân tộc, tình cảm yêu nước là văn hóa, văn chương. Nhưng cũng vì cất tiếng từ vị thế phi chính thống nên tiếng nói của họ thường theo lối hàm ẩn, hoặc nước đôi hòng né tránh sự kiểm duyệt. Các chủ thể diễn ngôn về nhân vật Hoàng Hoa Thám, ở đây là các nhà văn Việt Nam - với địa vị khác nhau, ở những thời điểm và tình huống chính trị khác nhau - đã có những chiến lược diễn ngôn khác nhau về Đề Thám. Chính điều này đã tạo nên những phiên bản Hoàng Hoa Thám sinh động, phong phú trong văn chương trước 1945.

3.2. Hoàng Hoa Thám trong phiên bản văn học viết sau 1945‌

Trái ngược với không khí trước 1945, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại sự độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam, đã làm thay đổi vị thế của chủ thể diễn ngôn: chuyển nó từ người Pháp sang người Việt. Theo đó, sáng tác về người anh hùng Hoàng Hoa Thám cũng có nhiều thay đổi1. Từ trạng thái phải né tránh sự kiểm duyệt


1 Sự đổi thay này không chỉ diễn ra trong sáng tác văn chương, mà là một sinh hoạt văn hoá rầm rộ của xã hội. Chẳng hạn, sau 1945 các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế thường xuyên được tổ chức và khuyến khích mạnh mẽ. Từ năm 1956 đến 1975, chính quyền và Ti văn hóa tuyên truyền tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hàng chục đợt khai thác, sưu tầm tư liệu và hiện vật với quy mô lớn tại Yên Thế - Bắc Giang và các vùng lân cận. Khoảng năm 1965 đến

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí