Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá - 20


3. Với quan điểm nhân học, chúng tôi đã nhìn tiểu thuyết gia Faulkner trong tư cách một nhà nhân học, người thâm nhập vào đời sống văn hóa, diễn dịch và đối thoại với nó. Tác phẩm của ông không chỉ hắt bóng những tri thức nhân học ẩn tàng trong nó, mà còn là sản phẩm của những quan niệm của nhà văn về những vấn đề nhân sinh cốt lòi của nhân học: căn tính (identity) cộng đồng bản tính con người (human nature).

Địa hạt Yoknapatawpha trong tiểu thuyết Faulkner chính là nơi ghi dấu hành trình “mô tả sâu” của ông đối với mảnh đất quê hương trên đất Mĩ - miền Nam sâu thẳm. Faulkner đã lựa chọn dừng chân ở ngay khúc gãy lịch sử của miền Nam - nội chiến, cùng những tàn dư của nó, để thâm nhập vào kí ức quá khứ cũng như thực trạng lưỡng nan trong đời sống văn hóa miền Nam. Việc phân tích những dữ kiện về thực trạng nhân sinh đã làm sáng tỏ diễn giải của Faulkner về một vấn đề căn bản hơn: căn tính cộng đồng miền Nam Hoa Kì - một hệ thống những đặc điểm làm nên bản sắc, căn cước của cộng đồng, vốn bắt rễ từ sâu thẳm truyền thống và không ngừng chịu va đập trong hiện tại. Những đặc điểm căn tính ấy được gói ghém trong bộ từ khoá với hai cột trụ chính là gánh nặng quá khứ cốt cách nông nghiệp. Ý thức thăm dò căn tính miền Nam trong chiều dài lịch sử đã khiến Faulkner thành thủ lĩnh tinh thần của văn học Phục hưng miền Nam. Đóng góp của ông là đã xác định một lập trường và hướng tiếp cận mới về văn hoá mảnh đất này. Khước từ cái nhìn lãng mạn, ảo tưởng hay bóp méo lịch sử, Faulkner đề xướng một thái độ trung thực, nghiêm khắc và lòng dũng cảm. Phát hiện này gợi mở trường liên tưởng rộng hơn về những nghiên cứu về ứng xử của văn chương Hoa Kì với quá khứ dân tộc.

Không chỉ mô tả sâu căn tính cộng đồng miền Nam Hoa Kì, tiểu thuyết Faulkner còn là những diễn giải của nhà văn về các phạm trù của nhân tính - một vấn đề trọng yếu của nhân học triết học. Những chủ đề nổi bật trong tiểu thuyết Faulkner là chủng tộc, giới, sự khuyết tật và cái ác. Những phạm trù này, từ góc nhìn nhân học, gặp gỡ nhau ở một điểm cốt lòi: chúng thách thức, chất vấn các đường chia cắt nhị nguyên về con người; chúng là câu chuyện của những định kiến xoay quanh căn tính/ bản sắc người. Tập trung vào căn tính người, Faulkner xoáy vào những xung đột quanh hành trình xác định bản ngã. Ông truy vấn và diễn giải trạng thái nước đôi, không hoàn kết: “tâm thức kép” của những kẻ ám ảnh màu da, khủng hoảng bản sắc giới, sự lệch pha giữa người khuyết tật và những kẻ bình thường, sự chuyển vai giữa người tốt và quỷ dữ. Những xung đột không có hồi kết ấy là vang vọng của những khủng hoảng, náo động kinh khủng trong xã hội Hoa Kì hậu nội chiến cho tới đầu thế kỉ XX. Khi khai thác địa hạt của những nhóm yếu thế


(người da màu, phái nữ, người khuyết tật, tội phạm), chúng tôi trân trọng lòng dũng cảm và khả năng trắc ẩn của Faulkner khi ông dám “đọc từ vai kẻ khác”. Tuy vậy, những diễn giải của Faulkner về những chủ đề ấy vẫn không tránh khỏi việc bị chi phối bởi những định kiến văn hoá của cộng đồng mình. Nhìn từ phương diện này, có thể tiếp tục hướng nghĩ về sự chi phối của các định kiến văn hoá lên các sáng tác của Faulkner.

Sau khi tìm hiểu những diễn giải của Faulkner về căn tính cộng đồng và nhân tính - những phạm trù căn cốt của nhân học văn hoá, chúng tôi dành chương cuối cùng của luận án để nghiên cứu những dấu tích của huyền thoại và nghi lễ, như một sự tô đậm thêm phẩm tính nhân học trong tiểu thuyết Faulkner. Những huyền thoại - nghi lễ này được lưu giữ trong những cổ mẫu, đến lượt nó, tái sinh trong tiểu thuyết Faulkner, chi phối tới cách nhà văn xây dựng thế giới hình tượng và tạo dựng màu sắc gothic trong tiểu thuyết của mình. Bầu sinh quyển huyền thoại - nghi lễ nguyên thuỷ tạo nên một vẻ đẹp riêng cho tiểu thuyết Faulkner, khiến nó gần gũi với nhân học ở hành trình trở về cội nguồn văn hoá nhân loại.

4. Những thể nghiệm đọc từ các phạm trù nhân học trên đây, như đã nói, xuất phát từ niềm tin về phẩm tính nhân học trong tiểu thuyết Faulkner. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa tác phẩm văn chương nghệ thuật bị quy giản thành những lưu trữ nhân học đơn thuần. Quan điểm xuyên suốt luận án, như đã trình bày ở chương một, là ứng dụng tri thức liên ngành để góp thêm một cách đọc tiểu thuyết Faulkner, trong một phối cảnh rộng rãi và dân chủ, trên tinh thần tôn trọng bản chất văn chương. Vì thế, kết luận của luận án chủ yếu nằm ở ý hướng thông hiểu cách Faulkner, trong tư cách tiểu thuyết gia, đã diễn giải các phạm trù nhân học theo lối riêng của văn chương như thế nào. “Lối riêng” ấy về cơ bản được ghi dấu bởi những khía cạnh sau: sự khám phá bi kịch cộng đồng trong những số phận cá nhân; khả năng trắc ẩn và năng lực tự sự từ vai kẻ khác; và sau hết, đọng lại, là tư tưởng, quan niệm của Faulkner - người nghệ sĩ. Sau những bộn bề tối xám, những thanh âm cuồng nộ, tiểu thuyết Faulkner khẳng định chất thơ riêng: đó là niềm hoài nhớ, khát vọng ươm giữ quá khứ hoang sơ, hồn nhiên, trinh bạch, và niềm tin vào sự trường tồn, thủ thắng của loài người.

5. Lí thuyết nhân học, với tính chất liên ngành và độ co giãn cực rộng, vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với những thực hành ứng dụng lí thuyết. Độ mở của lí thuyết tạo cơ hội cho việc huy động những tri thức liên ngành khác nữa để đọc văn chương: lịch sử, xã hội học, tâm lí học, triết học, tôn giáo... Trong biên độ rộng dài đó, một công trình cụ thể như luận án, khi tự gọi tên là “từ góc nhìn nhân học văn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

hóa”, cũng chỉ là một trong số triển hạn các phương án xử lí cụ thể khác nhau dựa trên lí thuyết này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ý thức được rằng, cũng chính hàng loạt những ngã rẽ xa gần ấy lại dễ giăng mắc những sai lạc cho người đi. Để đảm bảo một hành trình hướng tâm, người nghiên cứu cần trang bị thêm vốn tri thức và lập trường khoa học nhân học, vốn cũng đã là một thử thách.

“Nhân học là một cách sống đầy vui thích, hữu ích, làm hao tổn tinh thần, thú vị và tuyệt vời”. Khép lại cuốn hồi kí về cuộc đời cống hiến cho nhân học của mình, Clifford Geertz đã ngẫm về nhân học như một cách sống. William Faulkner, khi được vinh danh, đã nghĩ về văn chương như “công trình cả một đời sáng tạo trong thống khổ và nhọc nhằn”. Có lẽ, ở chặng cuối hành trình của luận án, có thể nhắc lại phẩm tính thi ca của nhân học: cũng như văn chương, nó là câu chuyện của cách sống và lối viết. Đặc biệt, tinh thần của nhân học diễn giải càng gần hơn với văn chương, khi nó luôn trân trọng tính chủ quan của người viết - người đọc, và bao dung với hành trình đọc - viết văn hoá. Trong sự bao dung của nhân học diễn giải, người viết luận án tự nhận mình là một người bước đầu thực hành quan sát - tham dự, thử viết nên một diễn giải của riêng mình, từ những trải nghiệm “thú vị” và “nhọc nhằn”, và mong đợi những đối thoại tiếp theo trên hành trình diễn giải nhân học - văn chương.

Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá - 20


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hồ Thị Vân Anh (2017), “Mơ hồ sinh thái trong tiểu thuyết William Faulkner”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa - Tiếng nói toàn cầu, Viện Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, tháng 12 năm 2017, tr. 998-1016

2. Hồ Thị Vân Anh (2017), “William Faulkner - Patrick Modiano - Những cuộc phiêu lưu kí ức”, in trong sách Lê Từ Hiển (chủ biên) (2017), Văn học so sánh - Từ ô cửa đến chân trời, Nxb Khoa học xã hội, tr. 360-370

3. Hồ Thị Vân Anh (2018), “The Human in William Faulkner’s Novels: An Ecological Anthropological Approach”, Proceedings of the 7th International Conference on Sciences and Social Sciences 2017 Innovative Research for Stability, Prosperity and Sustainability, 11,12 January 2018 at Rajabhat Maha Sarakham University, Thailand

4. Hồ Thị Vân Anh (2020), “Cảm thức vĩnh viễn trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner”, in trong sách Lê Từ Hiển (chủ biên) (2020), Văn học thế giới: tiếp biến và đối thoại, Nxb Khoa học xã hội, tr. 275-289

5. Hồ Thị Vân Anh (2020), “Lịch sử nghiên cứu William Faulkner - phác thảo hành trình và xu hướng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 65, số 2 (2020), tr. 18-28. DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0003

6. Hồ Thị Vân Anh (2020), “Nhân học và văn chương - Phác thảo lịch sử lí thuyết và ứng dụng liên ngành”, Tạp chí Lí luận Phê bình văn học - nghệ thuật, số 2 (2020), tr. 66-72

7. Ho Thi Van Anh (2021), “William Faulkner and the Search for American Southern Identity: An Anthropological Approach”, VNU Journal of Foreign Studies, Vol. 37, No. 3 (2021), pp. 11-28. DOI: 10.25073/2525-2445

8. Hồ Thị Vân Anh (2021), “Tự sự về màu da và “tâm thức kép” trong tiểu thuyết của William Faulkner”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 66, số 3 (2021), tr. 40-49. DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0045

9. Nguyễn Thị Thanh Hiếu (chủ biên), Hồ Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu (2021), Giáo trình Văn học Âu - Mĩ, Nxb Đại học Vinh. ISBN 978-604-923-584-9

10. Taylor Hagood (2021), “Dự đoán các xu hướng nghiên cứu Faulkner trong tương lai(Hồ Thị Vân Anh dịch), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11(597), 11/2021, tr.112-117


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nhiều tác giả (2006). Một số vấn đề lí thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học (Vũ Thị Phương Anh, Phan Ngọc Chiến, Hoàng Trọng dịch), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

2. Kottak C.P (2011). Cultural Anthropology (14th edition), New York: McGraw- Hill.

3. Boas F. (1899). Anthropology. Science, New Series, 9, (212), (Jan. 20, 1899), 93-96.

4. Kottak C.P (2010). Mirror for Humanity: A Concise Introduction to Cultural Anthropology (7th edition), New York: McGraw-Hill.

5. Mercier P. Cultural Anthropology, <https://www.britannica.com>, accessed 08 August 2018.

6. Seymour-Smith C. (1986). Macmillan Dictionary of Anthropology, London: Macmillan Press.

7. Dianteill E. (2012). Cultural Anthropology or Social Anthropology? A Translatlantic Dispute (Cadenza Academic Translations translated from French). L’Année Sociologique, 62(1), 93-122. < https://www.cairn-int.info>, accessed 08 August 2018.

8. Ilin I.P và Tzurganova E.A (chủ biên) (2003). Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỷ 20 (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Peek C.A and Hamblin R.W (eds.) (2004). A Companion to Faulkner Studies,

GreenWood Press, Westport, Connecticut.

10. Block H.M (1952). Cultural Anthropology and Contemporary Literary Criticism. The Journal of Aesthetics and Art Criticism, 11(1), 46–54.

11. Hymes D. (ed.) (1972). Reinventing Anthropology, New York: Random House.

12. Weber F. (2018). Lược sử nhân học (Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.


13. Salzman P.C (2002). On Reflexivity. American Anthropologist, 104(3), 805- 813.

14. Clifford J. and Marcus G.E (eds.) (1986). Writing Culture: The Poetics and Politics of Ethnography, University of California Press, Berkeley & Los Angeles.

15. Clifford J. and Marcus G.E (1985). The Making of Ethnographic Texts: A Preliminary Report. Current Anthropology, 26(2), 267-271.

16. Scholte B. (1986). The Literary Turn in Contemporary Anthropology.

Sociologisch Tijdschrift, 13(13), 518-538.

17. Marcus G.E (2007). Ethnography Two Decades after Writing Culture: From the Experimental to the Baroque. Anthropological Quarterly, 80(4), 1127- 1145.

18. Schlaeger J. (ed.) (1996). The Anthropological Turn in Literary Studies. Yearbook of Research in English and American Literature (REAL), vol. 12 (1996), Tübingen: Gunter Narr.

19. Geertz C. (2003). A Strange Romance: Anthropology and Literature.

Profession, 28-36.

20. Grochowski G. (2012). Anthropology - Culture – Literature. Teksty Drugie (2): Anthropology in Literary Studies, 6-16.

21. Abrams M.H (1953). The Mirror and the Lamp: Romantic Theory and the Critical Tradition, New York: Oxford University Press.

22. Bataille G. (2013). Văn học và cái ác (Ngân Xuyên dịch và giới thiệu), Nxb Thế giới, Hà Nội.

23. Frye N. (1947). Fearful Symmetry: A Study of William Blake, Princeton: Princeton University Press.

24. Singer J. (1970). The Unholy Bible: Blake, Jung, and the Collective Unconscious, New York: Putnam.

25. Shlain L. (2010). Nghệ thuật và vật lí: Những cái nhìn tương đồng về không gian, thời gian và ánh sáng (Trần Mạnh Hà, Phạm Văn Thiều dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.

26. Ault D. (1974). Visionary Physics: Blake’s Response to Newton, University of


Chicago.

27. Barnard A. and Spencer J. (eds.) (2010). The Routledge Encyclopedia of Social and Cutural Anthropology (2nd edition), London: Routledge.

28. Miller B. (2009). Cultural Anthropology (5th edition), New Jersey: Prentice Hall.

29. Vũ Minh Chi (2004). Phương pháp nghiên cứu trong nhân học văn hóa. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 4 (13), 60-68.

30. Geertz C. (1973). The Interpretation of Cultures: Selected Essays, New York: Basic Books.

31. Geertz C. (1995). After the Fact: Two Countries, Four Decades, One Anthropologist. Cambridge: Havard University Press.

32. Mai Anh Tuấn (2017). Tiếp cận tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp từ nhân học văn hóa, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Lebkowska A. (2012). Between the Anthropology of Literature and Literary Anthropology. Teksty Drugie (2): Anthropology in Literary Studies, 30-43.

34. Caron T.P (2007). ‘He Doth Bestride the Narrow World Like a Colossus’: Faulkner’s Critical Reception, in Moreland R.C (ed.) (2007), A Companion to William Faulkner, MA: Blackwell Publishing, 479-498.

35. Towner T.M (2008), The Cambridge Introduction to William Faulkner, New York: Cambridge University Press.

36. Weinstein P.M (ed.) (1995). The Cambridge Companion to William Faulkner,

New York: Cambridge University Press.

37. Hagood T. (2017). Following Faulkner, The Critical Response to Yoknapatawpha’s Architect, New York: Camden House.

38. Lurie P. and Towner T.M (eds.) (2021). The Faulkner Journal. Johns Hopkins University Press. , accessed 08 August 2018.

39. The University of Mississippi. Faulkner and Yoknapatawpha Conference. < https://www.outreach.olemiss.edu/events/faulkner/>, accessed 08 August 2018.

40. Nordloh D.J et al (eds) (2002-2006, 2008-2021). American Literary Scholarship, North Carolina: Duke University Press.


41. O'Donnell G.M (1939). Faulkner's Mythology. The Kenyon Review, 1(3), 285- 299.

42. Cowley M. (ed.) (1946). The Portable Faulkner, New York: Viking Press.

43. Bourdieu R. (2018). Quy tắc của nghệ thuật: Sự sinh thành và cấu trúc của trường văn chương (Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Phương Ngọc dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.

44. Website William Faulkner on the Web, , accessed 08 August 2018.

45. Website The Sound and the Fury: A Hypertext Edition, , accessed 08 August 2018.

46. Website Faulkner at Virginia: An Audio Archive,

, accessed 08 August 2018.

47. Website Digital Yoknapatawpha, , accessed 08 August 2018.

48. Turner F.W (1969). Melville and Thomas Berger: The Novelist as Cultural Anthropologist. The Centennial Review, 13(1) (winter 1969), 101-121.

49. Fabre D. and Jamin J. (2012). A Few Considerations on the Relations between Anthropology and Literature (translated by Cadenza Academic Translations from Fabre D. & Jamin J. (2012), “Pleine Page”, L’Homme, 203-204(3), September 2012, 579-612). , accessed 08 August 2018.

50. Vickery J.B (2014). Frazer and the Elegiac: The Modernist Connection, in Manganaro M. (ed.) (2014), Modernist Anthropology: From Fieldwork to Text, Princeton: Princeton University Press.

51. Ostendorf B. (1984). An Anthropological Approach to Yoknapatawpha, in Fowler D. and Abadie A.J (eds.) (1984), New directions in Faulkner studies, Jackson: University Press of Mississippi.

52. LaLonde C.A (1996). William Faulkner and the Rites of Passage, Macon, Georgia: Mercer University Press.

53. Visser I. (2012). Getting Ready to Stay Dead: Rites of Passage in William Faulkner's Novels. English Studies, 93(4), 469-487.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí