Tiêu Dùng Văn Hoá Hướng Tới Tiện Ích, Cá Nhân, Hiện Đại Và Quốc Tế


thể hiện nhu cầu tình cảm của người đang sống dành cho người đã mất, nhưng hóa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường sống của những người đang sống (khi mà việc hóa đồ mã cho người quá cố mỗi lần lên đến tiền triệu, đồ mã hóa quá nhiều còn gây ra khói, bụi, làm ô nhiễm môi trường sống,…). Vấn đề này thiết nghĩ cần phải được xem xét từ phía nhận thức của cư dân và vấn đề trách nhiệm nâng cao nhận thức cho cư dân từ phía các nhà quản lý.

Nhìn vào bảng thống kê kết quả phiếu điều tra xã hội học các lễ vật xưa và nay [PL4.4a, tr.198], cho kết quả giống nhau ở ba khu kinh tế, các lễ vật có xu hướng ngày càng phong phú, đa dạng, cư dân ngày càng quan tâm chu đáo đến lễ vật dâng cúng. Điều này cũng có nghĩa, ngày nay mặc dù khoa học phát triển tối tân hiện đại, đời sống kinh tế được nâng cao, lối sống thực tế, thực dụng được đề cao, những tưởng đời sống tâm linh ít được chú trọng. Nhưng trong thực tế, ở cả ba khu kinh tế ven biển Hà Tĩnh đều rất coi trọng đời sống tâm linh, các ngày lễ, tết, giỗ chạp, cư dân quan tâm mua sắm lễ vật đầy đủ chu đáo và vô cùng phong phú. Điều này cũng nói lên những bất an, lo lắng, trăn trở của cư dân trước những rủi ro, trắc ẩn của cuộc sống hiện đại.

4.2.5. Tiêu dùng văn hoá hướng tới tiện ích, cá nhân, hiện đại và quốc tế

Như đã đề cập ở các chương trước, trong thời kỳ CNH, HĐH, cộng đồng cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh không chỉ làm ngư nghiệp, mà làm nhiếu ngành nghề rất phong phú, đa dạng. Ở cả ba khu kinh tế, ngư nghiệp không còn là nghề duy nhất, mà du lịch, dịch vụ, công nghiệp cũng đem lại nguồn thu nhập lớn cho họ. Do đó, cư dân bản địa vùng ven biển Hà Tĩnh ngày nay cũng không còn nhiều thời gian rỗi, ngư nhàn như trước, mà trở nên bận rộn trước xu thế công nghiệp hoá, hiện đạị hoá. Cùng với sự bận rộn đó, nhu cầu về đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân được phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần trong điều kiện cộng việc bận rộn (thời gian rỗi ít), đồng thời công nghệ truyền thông phát triển, các trang thiết bị truyền dẫn thông tin nghe, nhìn phong phú và hiện đại, cư dân có xu hướng lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm văn hoá có tính tiện ích, để vừa đảm bảo được thời gian cho công việc, vừa có thể đáp ứng, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng văn


hoá của bản thân. Các loại thiết bị nghe nhìn cầm tay, gọn nhẹ tiện ích như smartphone (điện thoại thông minh) là xu hướng tiêu dùng rất được cư dân yêu thích hiện nay. Với loại thiết bị này, cư dân dễ dàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng văn hoá ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tranh thủ thời gian giải lao tại nơi làm việc, tại công ty, công trường, xí nghiệp, cơ quan, công sở, hay trên tàu, trên xe buýt,….

Với những điều kiện cho phép của thời kỳ CNH, HĐH, xu hướng tôn trọng đề cao nhu cầu TDVH của cá nhân đang được quan tâm ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Trong thời kỳ hiện nay, đời sống vật chất của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh ngày càng được nâng cao, trang thiết bị thông tin nghe, nhìn được cư dân mua sắm trang bị đầy đủ, phong phú và đa dạng trong các gia đình, mạng Internet, wifi được phủ sóng rộng khắp. Khi điều kiện vật chất được nâng cao, khả năng kinh tế cho phép, khoa học công nghệ phát triển đến đỉnh cao, nhu cầu TDVH của cư dân đặt ra ngày càng phong phú, cư dân hướng tới sự thoả mãn tối đa nhu TDVH của mỗi thành viên trong gia đình. Ngoài các thiết bị tiện ích được trang bị cho mỗi thành viên như điện thoại di động với những tính năng thông minh hiện đại, các gia đình cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh còn sắm sửa từ 2-3 ti vi trong mỗi gia đình [PL4.10, tr.208], các gia đình còn lắp đặt mạng Internet, Wifi để thuận tiện cho việc tiêu dùng các sản phẩm văn hoá theo sở thích cá nhân,... Thực trạng của việc mua sắm, lắp đặt này, vừa biểu hiện khả năng kinh tế, vừa biểu hiện nhu cầu tinh thần của cư dân ngày càng phát triển, nhưng đồng thời cũng thể hiện một xu hướng hướng tới quan tâm đáp ứng và ưu tiên tối đa cho sở thích, thị hiếu TDVH của từng cá nhân, cá thể trong mỗi gia đình, cũng như trong xã hội.

Xu hướng tiêu dùng các sảm phẩm văn hoá có tính quốc tế cũng đang phát triển trong cư dân. Như ở chương 3 đã cho ta thấy một xu hướng tiêu dùng văn hoá hiện nay là không chỉ tiêu dùng các sản phẩm văn hoá của địa phương, vùng, miền, dân tộc, mà còn tiêu dùng các sản phẩm văn hoá của các nước trên thế giới [PL4.12

- 4.13, tr.210]. Nói cách khác, ở thời kỳ CNH,HĐH, cư dân có xu hướng mở rộng nhu cầu tiêu dùng văn hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn ra phạm vi toàn thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.


giới, cư dân đã lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm là tinh hoa văn hoá của nhân loại, không bó hẹp hay giới hạn tiêu dùng các sản phẩm văn hoá trong phạm vị quê hương hay đất nước. Điều đó phản ánh xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, cư dân có nhiều cơ hội chọn lựa các sản phẩm văn hoá của các nước trên thế giới để phục vụ và thoả mãn cho nhu cầu TDVH, cũng như nhu cầu hiểu biết của bản thân.

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 19

Cùng với các xu hướng TDVH trên đây, xu hướng gia tăng nhu cầu vui chơi giải trí tại các thiết chế văn hoá, thể thao hiện đại cũng đang gia tăng ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Qua nghiên cứu thực trạng TDVH tại các địa điểm, thiết chế văn hoá công cộng của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH (chương 3) cho thấy, hầu hết cư dân có xu hướng thích đến các thiết chế, địa điểm vui chơi giải trí hiện đại cùng với đông đảo bạn bè hơn là đến các thiết chế văn hoá truyền thống. Bởi, thực tế hiện nay cộng đồng cư dân ven biển Hà Tĩnh không phải gia đình nào cũng làm ngư nghiệp như trước, mà cơ cấu ngành nghề của cư dân rất phong phú, đa dạng: buôn bán đường dài, buôn bán các chợ trong tỉnh, kinh doanh các dịch vụ du lịch, kinh doanh các dịch vụ ăn uống, dịch vụ tiêu dùng tại địa phương, công chức nhà nước, công nhân,… do đó có nhiều mối quan hệ, nhiều đối tác làm ăn, khách khứa, bạn bè tụ họp,… Đồng thời, sau những ngày lao động mệt nhọc, vất vả, căng thẳng trong các khu công nghiệp, nhà máy, khu du lịch, công chức nhà nước,… cư dân cũng rất cần có chỗ để thư giãn, xả tress,… do đó, cư dân thường rủ nhau ra quán cafê, quán karaoke,… để thư giãn, giải trí, nghe nhạc, sinh hoạt văn nghệ,… thay cho đến nhà văn hoá hay rạp hát trước đây; con em họ thường rủ nhau ra sân Patin thay cho đến sân bóng đá,… Đây là một thực trạng đang diễn ra hiện nay ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Trước sức hấp dẫn của các thiết chế hiện đại, cư dân ngày càng xa lánh các thiết chế văn hoá truyền thống. Hơn nữa, các thiết chế văn hoá, thể thao truyền thống chủ yếu chỉ hoạt động vào dịp lễ, tết, hoặc những khi diễn ra các phong trào thi đấu của địa phương,… nên nội dung hoạt động tỏ ra đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, không bắt nhịp kịp thời với sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu, thị hiếu TDVH ngày càng phong phú, hiện đại của cư dân.


4.3. Những vấn đề đặt ra

Sự vận động biến đổi văn hóa là một qui luật tất yếu khách quan. Con người với tư cách là chủ thể xã hội đứng trước sự vận động biến đổi của văn hóa cần có những nhận định chính xác về xu hướng của sự vận động biến đổi, qua đó dự báo tình hình, đặc biệt là dự báo các nguy cơ, để có những tác động kịp thời, đúng đắn nhằm điều chỉnh quá trình vận động biến đổi, phát triển của văn hóa được đi đúng theo định hướng mong muốn của chủ thể, làm cho văn hóa trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần đưa dân tộc, quốc gia bước vào xu thế hội nhập thế giới. Với tinh thần đó sau khi nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay, luận án dự báo một số vấn đề sẽ diễn ra trước sự biến đổi về đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.3.1. Mai một các giá trị văn hóa truyền thống

Trước sự phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH bên cạnh những mặt đạt được là sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, đời sống vật chất của cư dân ngày càng được nâng lên, đời sống tinh thần của cư dân ngày càng được quan tâm, thì nguy cơ mai một những giá trị văn hóa truyền thống gắn với nghề đánh bắt thủ công của cư dân ven biển Hà Tĩnh cũng đồng thời sẽ diễn ra, cụ thể là:

- Mai một các tri thức dân gian được đúc rút bằng kinh nghiệm của cư dân nhiều thế hệ, như: những tri thức dân gian qua các bài vè về địa đồ từng vùng đánh bắt (giúp nhận biết hướng vào bờ và địa phận các tỉnh, huyện khi đang lênh đênh trên biển), về nhận biết sự thay đổi của thời tiết qua nước biển, những hiểu biết về các loài cá theo mùa, theo lịch con nước,…Do sự phát triển của kĩ thuật, khoa học công nghệ hiện đại, cư dân ven biển Hà Tĩnh ở thời kỳ CNH, HĐH quen dần với việc sử dụng các thiết bị hiện đại như máy định vị, máy dò cá,…nghe dự báo thời tiết qua chương trình dự báo khí tượng, thủy văn của quốc gia, của địa phương trên ti vi và các thiết bị hiện đại khác,… nên những kinh nghiệm, hiểu biết dân gian mà cha, ông các thế hệ đi trước truyền lại ít có cơ hội được sử dụng trong xã hội hiện đại, vì thế mà những kinh nghiệm tri thức dân gian này đang có nguy cơ bị lãng quên, mai một. Những tri thức này hiện đang rất cần được sưu tầm, ghi chép lại


bằng văn bản lưu lại cho đời sau. Biết đâu, rồi đây sẽ có lúc cần đến nó và nó sẽ lại tiếp tục phát huy tác dụng.

- Mai một những tín ngưỡng truyền thống gắn với đạo lý tốt đẹp của dân tộc, như: tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề, mà chủ yếu là các nghề mưu sinh truyền thống, bao gồm: Tổ sư dạy ngư dân làm nghề đánh cá và chế tạo ra chiếc bánh lái cho tàu đánh cá, và tổ sư nghề muối dạy diêm dân làm muối ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên), hiện nay hai vị tổ sư này được hợp tự về thờ chung ở đền Cả, các thực hành tín ngưỡng liên quan đến hai vị thần này ngày nay không còn tồn tại; tổ sư nghề thợ bạc, tổ sư nghề gốm ở Nhân Canh (nay là thị xã kỳ Anh, huyện Kỳ Anh) hiện nay không còn được cư dân thờ tự.… Như vậy, về tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay chủ yếu chỉ còn lại dấu tích nơi thờ, còn thực hành tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội không còn tồn tại, một số vị tổ nghề do đã từ lâu cư dân không làm nghề đó nữa nên hiện thờ tự cũng không còn. Kết quả phiếu điều tra XHH ở ba khu kinh tế đã chứng minh rò điều này, tỷ lệ cư dân được hỏi cho biết trong xã/ địa phương mình có tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề rất thấp, ở khu kinh tế đánh bắt có 17.9 %, ở khu kinh tế du lịch có 9.7%, ở khu kinh tế công nghiệp có 4%.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ tổ nghề, hiện nay tín ngưỡng thờ người có công lập làng cũng biểu hiện mờ nhạt trong cư dân. Thiết nghĩ, cả hai tín ngưỡng này đều chứa đựng ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ về đạo lý làm người, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mang ý nghĩa giáo dục con người luôn phải nhớ đến nguồn gốc, tôn thờ và biết ơn người đã có công với quê hương đất nước. Các tín ngưỡng này hiện nay đang rất cần những giải pháp để được bảo tồn và lưu giữ.

- Cùng với các tín ngưỡng trên, một số lễ hội, trò chơi, trò diễn truyền thống cũng không còn môi trường, không gian và các điều kiện khác để tồn tại như: lễ hội cầu ngư (ở khu kinh tế công nghiệp), lễ hội tổ nghề, các trò chơi, trò diễn truyền thống mang đặc trưng vùng biển, mà các trò chơi trò diễn này vừa thể hiện nét sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống, vừa thể hiện các kỹ năng, kỹ xảo sinh tồn của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, như: Hội đua thuyền, trò chơi đập cù, cướp cù, hội


thi nấu cơm (vừa đi vừa nấu thể hiện sự tròng trành giống như con thuyền trên biển),... Thiết nghĩ các cấp, các nghành chức năng cần có kế hoạch và quy hoạch để bảo tồn lưu giữ các lễ hội và trò chơi, trò diễn truyền thống, tránh đi sự mai một không đáng có, để rồi khó có cơ hội khôi phục lại.

- Các phong tục gắn với môi trường sống trên thuyền cũng không còn được lưu giữ đó là những phong tục như: tục phóng sinh cá, tục kiêng đánh cá vào ngày 8/4 âm lịch (giành một ngày trong năm không sát sinh),…. đây là những phong tục thắm đượm chất nhân văn trong nghề đánh bắt. Vì việc đánh bắt của cư dân là để mưu sinh, duy trì sự sống là hành động đảm bảo cho sự sinh tồn của những con người sống gần biển, nhưng chính những con người này trong quá trình mưu sinh cũng rất day dứt khi hàng ngày lấy đi biết bao sự sống của các loài sinh vật dưới biển, chính những lúc như vậy cũng rất cần có những hành động mang tính nhân văn, nhân bản như: không đánh cá vào những ngày nhất định nào đó, hay phóng sinh cá,… để tự giải thoát bản thân khỏi những day dứt trước hành động mưu sinh của mình. Vì vậy, đây cũng là những phong tục nói lên những trăn trở của cư dân khi phải kiếm sống bằng nghề đánh bắt, các phong tục này chứa đựng ý nghĩa nhân văn, cần được bảo tồn lưu giữ.

4.3.2. Hành chính hóa lễ hội

Cùng với sự quan tâm ngày càng sâu sát của các cấp chính quyền địa phương trong tổ chức quản lý lễ hội, là nguy cơ các lễ hội có xu hướng bị hành chính hóa bởi sự chỉ đạo và sự can thiệp quá sâu của các cấp quản lý - những người không trực tiếp hưởng thụ các giá trị của lễ hội, không trực tiếp tham gia thổi hồn vào lễ hội. Với cách quản lý lễ hội theo hình thức này của các cấp quản lý thường dẫn đến hai thái cực: Một là, cấp quản lý nhà nước áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính xuống các lễ hội, yêu cầu cư dân tổ chức lễ hội theo đúng kịch bản có sẵn, khiến các lễ hội thường na ná giống nhau, cư dân trở nên bị động chạy theo các kịch bản lễ hội đã có sẵn. Hai là, cấp quản lý vẫn để cư dân tổ chức lễ hội theo đặc thù địa phương, nhưng tất cả các phần trong lễ hội đều chịu sự sắp xếp và chỉ đạo trực tiếp của cấp quản lý, cư dân chỉ đóng vai trò là người thực thi, thực hiện từng khâu, từng công đoạn trong lễ hội dưới sự sắp đặt của bộ phận quản lý. Sự quản lý kiểu


này đã vô tình đẩy cư dân ra khỏi vai trò chủ thể của lễ hội, cư dân trở nên bị động, thờ ơ và ỷ lại, từ đó các lễ hội thường thiếu cảm xúc, trở thành những hoạt động hành chính hóa, do các cấp quản lý không chỉ làm nhiệm vụ quản lý mà còn điều hành các lễ hội giống với kiểu điều hành công việc hành chính. Với cách hiểu về chức năng quản lý theo kiểu điều hành này thường phổ biến ở trong các cơ quan, doanh nghiệp không thể áp dụng vào trong tổ chức các lễ hội của cư dân (lễ hội dân gian). Đã là lễ hội mang màu sắc dân gian nên cứ để cư dân tự làm, trả lễ hội về với đúng tính chất của nó, có như vậy lễ hội mới khơi dậy được cội nguồn và tính cộng đồng mãnh liệt.

Tóm lại, trong thời kỳ nghiệp CNH, HĐH nhiều hoạt động, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội đi vào chuyên môn hóa, dây chuyền hóa, kịch bản hóa, ... Nhưng, với lễ hội chúng ta không thể sử dụng một kịch bản chung cho các lễ hội, đồng thời cũng cần tránh sự can thiệp, áp đặt một cách thô bạo và quá sâu bằng mệnh lệnh hành chính của cấp quản lý nhà nước lên lễ hội. Cả hai cách làm trên đều dễ dẫn đến mô hình hóa, hành chính hóa lễ hội, làm cho lễ hội thiếu linh hồn, cảm xúc. Thực tiễn công tác phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thể hiện qua tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán hiện nay, cho thấy nơi nào mà cư dân được đứng ra làm chủ dưới sự quản lý, giúp đỡ của các cấp chính quyền thì nơi đó các giá trị văn hoá truyền thống được sống dậy mạnh mẽ, có linh hồn và thực sự trở thành những sinh hoạt văn hoá tinh thần có ý nghĩa với cuộc sống của cư dân, được cư dân chăm chút tô vẽ, đắp thêm những lớp da thịt văn hoá mới của thời đại, làm cho các giá trị văn hoá truyền thống trở nên tràn trề sức sống và mới hơn trong xã hội đương đại. Ngược lại, những nơi nào thực hiện việc phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống với vai trò thụ động của các tầng lớp cư dân, thiếu đi sự sáng tạo và đánh mất vai trò chủ thể trong cư dân, xem cư dân chỉ là những người tham gia, thực hiện thông qua sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp và sự can thiệp sâu của các cấp quản lý (chính quyền), thì nơi đó các giá trị văn hoá truyền thống được phục hồi trở nên cằn cỗi, khô cứng, thiếu sức sống, do thiếu bàn tay nuôi dưỡng, chăm chút và những yếu tố linh hồn được tạo ra từ trái tim và khối óc của cư dân, thiếu đi những gửi gắm tinh thần, tình cảm, khát khao


của cư dân được kết tủa trong các giá trị văn hoá lễ hội, cách điều hành lễ hội kiểu này dễ trở thành những thông điệp hành chính hóa văn hoá từ phía các nhà quản lý đến với cư dân. Đánh mất vai trò chủ thể của cư dân, đồng nghĩa với việc đánh mất tính sáng tạo trong các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của cư dân. Cư dân phải luôn được đảm bảo vai trò chủ thể trong kế thừa, tiếp thu, tiếp nhận, và sáng tạo văn hoá, là chủ thể hưởng thụ trực tiếp các hoạt động văn hoá ở cơ ở. Công tác quản lý cần làm tròn trách nhiệm định hướng, khích lệ, cổ vũ và tạo điều kiện để cư dân được tiếp cận với các giá trị văn hoá lành mạnh, tiến bộ và để cho các hoạt động văn hoá trong cư dân có điều kiện được thể hiện, phô bày, trình diễn, đừng đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập phát triển, toàn cầu hoá. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đời sống văn hoá là cả quá trình liên tục, lâu dài, đòi hỏi một quy trình lãnh đạo, quản lý đồng bộ, toàn diện, đề cao tính tự quản và vai trò chủ thể của cư dân ở mỗi cộng đồng.

4.3.3. Thiếu tính hấp dẫn của các thiết chế văn hóa thể thao mang tính Nhà nước (tập thể, công cộng)

Bên cạnh sức hấp dẫn và sự thu hút mạnh mẽ của các thiết chế văn hóa thể thao hiện đại đối với cư dân như: quán karaoke, quán internet, sân tennies, sân patin...là sự xa lánh dần của cư dân đối với các thiết chế văn hóa, thể thao như: sân bóng (bóng đá, bóng chuyền…), nhà văn hóa, thư viện xã… Theo kết quả phỏng vấn cư dân ở 3 khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, các ý kiến đều cho thấy sự thiếu hấp dẫn của các thiết chế văn hóa thể thao mang tính tập thể, Nhà nước. Anh nguyễn Tiến Danh, 24 tuổi ở thôn Hoa Thành, xã Thịnh Kim, huyện Lộc Hà cho biết:

Cứ sau mỗi chuyến đánh bắt xa về chúng tôi thường nghỉ ngơi một vài ngày, thời gian nghỉ đi biển chúng tôi thường tụ tập bạn bè cùng nhau lên thành phố chơi, hoặc tụ tập ở quán ăn, quán cafê, quán karaoke…Chúng tôi không đến đọc sách báo ở Thư viện xã, bởi chúng tôi thường xem tin tức hoặc đọc các chuyên mục yêu thích qua mạng Internet, chúng tôi cũng không chơi bóng đá, bóng chuyền vì người chơi cũng không nhiều, còn Nhà văn hóa đến đó cũng chẳng có gì để chơi cả, chỉ khi có họp

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí