Quan Niệm Về Kết Hợp Hài Hòa Giữa Lịch Sử Và Hư Cấu Nghệ Thuật


phân tích và giả định”. Sang đến nội dung thứ hai, bà chỉ ra 2 khuynh hướng tái tạo lịch sử là: “tiểu thuyết hóa lịch sử” và “lịch sử hóa tiểu thuyết” với việc “Tôn trọng sự chính xác của tư liệu lịch sử”, “Phản ánh lịch sử ở tầm vĩ mô: mô hình đại tự sự” và “Xúc cảm hóa những dữ liệu lịch sử” qua việc kể tên một số tác phẩm cụ thể [214; 78-88]. Tiếp theo là nội dung thứ ba, bà đi vào phân chia “các loại hình nhân vật lịch sử” như nhân vật mang khát vọng chống giặc ngoại xâm, khát vọng giải phóng, khát vọng xây dựng, cải cách; nhân vật số phận trong dòng lịch sử. Tiếp theo là vấn đề thứ ba, tác giả đi vào “Các phương thức nghệ thuật tự sự lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay” với 3 nội dung: “Nghệ thuật trần thuật”, “Nghệ thuật kết cấu”, “Ngôn ngữ và giọng điệu”. Ở nội dung thứ ba, tác giả nêu đặc điểm lớp ngôn ngữ cổ và ngôn ngữ tiểu thuyết; giọng điệu thành kính, ngợi ca lịch sử, giọng điệu đối thoại, phân tích, giải thiêng lịch sử. Nhìn chung, luận án của Nguyễn Thị Tuyết Minh nghiên cứu về TTLS Việt Nam từ 1945 đến nay, có một vài gợi ý để tôi phát triển trong luận án của mình. Tác giả kể tên một số tác phẩm trong một giai đoạn dài, chỉ liệt kê tên của nhiều tác phẩm của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX và sau 1945, không đi sâu vào các lớp cấu trúc thể loại của tác phẩm nào, không phân chia các xu hướng phát triển của TTLS Việt Nam, chưa chỉ ra sự khác biệt, đổi mới của mỗi xu hướng trong các lớp cấu trúc thể loại. Đây là khoảng trống thiếu hụt về mặt lý thuyết thể loại mà đề tài của chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về TTLS Việt Nam đoạn đương đại từ 1986 đến nay.

Năm 2014, Nguyễn Văn Hùng đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ với đề tài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học”. Tác giả đi vào 4 vấn đề chính được chia theo 4 chương. Chương 1 “Tổng quan vấn đề nghiên cứu”, tác giả đi vào tìm hiểu nội dung 1: “Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học” ở trong và ngoài nước. Sang đến chương 2, tác giả đi vào vấn đề thứ nhất “Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự” ở ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Nội dung thứ 2 của chương 2 là vấn đề “Điểm nhìn tự sự”, tìm hiểu “Điểm nhìn phức hợp của hình thức tự sự từ ngôi thứ ba” với “Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn khách quan)” dịch chuyển “điểm nhìn vào bên trong” và “Điểm nhìn đơn tuyến và đa tuyến” [148; 52, 53]. Tiếp theo chương 3, tác giả đi vào vấn đề 1 “Nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự”. Trong phần 1 “Nghệ thuật tổ chức thời gian”, tác giả chỉ ra sự phá vỡ thời gian tuyến tính bằng đảo thuật và dự thuật, “Tạo dựng nhịp độ thời gian bằng hình thức đoạn ngưng” qua việc “tả cảnh vật thiên nhiên, đời sống sinh hoạt văn hóa” [148; 83]; “Tập trung khắc họa thế giới nội tâm nhân vật”; “Tăng cường miêu tả chân dung ngoại hình, giới thiệu lai lịch nhân vật”,...; Trong phần 2 “Nghệ thuật tổ chức kết cấu”, tác giả đi vào phân tích “Kết cấu khung” với việc dựa vào “khung lịch sử của các triều đại để dựng khung truyện kể là kiểu kết cấu truyền thống của tiểu thuyết phương Đông, đặc biệt trong thể loại chương hồi”. Tiếp theo, tác giả đi vào “Kết cấu lắp ghép, đồng hiện, đa tầng bậc”, lối kết cấu truyện lồng truyện, “Sự dung hợp thể loại và loại hình nghệ thuật”. Cuối cùng là chương 4 “Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986”. Trong chương này, tác giả nêu “Quan niệm về diễn ngôn và diễn ngôn trong


lịch sử”, “Diễn ngôn và một số hướng tiếp cận diễn ngôn cơ bản”, “Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” với “Thành phần thuật chuyện”, “Thành phần miêu tả” (thiên nhiên, rừng núi, sông nước, biển cả, tả vẻ đẹp phồn thực của nữ giới, bản năng tính dục, tâm trạng của con người), “Thành phần bình luận, đánh giá”, “Diễn ngôn nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” thể hiện qua “Ngôn ngữ đối thoại”, “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm”, “Cách thức tổ chức diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” với hai luận điểm “Đan cài đối thoại của nhân vật trong lời người kể chuyện” và “Gia tăng lời gián tiếp tự do”. Nhìn chung, tác giả nêu ra các vấn đề ở các chương chưa mạch lạc, một số vấn đề nêu ra chưa được giải quyết thỏa đáng. Nguyễn Văn Hùng chưa phân chia TTLS Việt Nam đương đại theo các xu hướng để đi vào các đặc điểm trong cấu trúc thể loại và chưa chỉ ra sự đổi mới về mặt nội dung và nghệ thuật của mỗi xu hướng. Đây là điểm trống thiếu hụt về mặt lý thuyết, luận án này sẽ tiếp tục nghiên cứu về thể loại TTLS.

Năm 2018, Ngô Thanh Hải bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam”. Ở chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên cứu”, tác giả đi vào tìm hiểu “tình hình nghiên cứu truyện lịch sử”, trình bày “Khái niệm mô hình truyện lịch sử” trên cơ sở lý thuyết diễn ngôn của V.I.Chiupa [123; 41]. Từ đó, tác giả đi vào nghiên cứu “truyện lịch sử có thể chia thành ba mô hình cấu trúc truyền thuyết, dụ ngôn và giai thoại” [123; 43]. Sang đến chương 2 “Mô hình truyền thuyết lịch sử”, tác giả đi vào nội dung 1: nêu khái niệm “truyền thuyết”, vào nội dung 2 “Chủ thể xác tín về chân lý lịch sử gắn với những câu chuyện hồi sinh” với 2 luận điểm: “Câu chuyện dựng nước và giữ nước” và “Câu chuyện thời thế biến thiên dâu bể” [123; 45]. Truyện lịch sử viết theo mô hình truyền thuyết xoay quanh hai câu chuyện chính: câu chuyện dựng nước và chống ngoại xâm để giữ nước, cứu nước và câu chuyện về những biến thiên, dâu bể của xã hội, thời thế” [123; 46]. Tiếp theo, nội dung 3 là “Bức tranh thế giới phân lập của các vai – chức năng” với 3 luận điểm: “ Ta – địch, chính nghĩa – phi nghĩa”; “Tốt – xấu, thiện – ác”; “Cái nhỏ - cái lớn, nhân dân – đất nước”. Tác giả cho rằng “việc phân vai thiện

– ác, tốt – xấu không theo giai tầng mà theo chuẩn mực đạo đức, luân lý và quan niệm sống, thể hiện trong suy nghĩ, hành động” [123; 65] và “Sự tái hiện bức tranh thế giới theo hai mảng đối lập này đã trở thành một nguyên tắc nghệ thuật của mô hình truyền thuyết lịch sử kể câu chuyện chống giặc giữ nước” [123; 60]. Tiếp nữa, nội dung 4 “Ba hình thức ngôn ngữ thế giới quan” đều là “ngôn ngữ quan phương, ít nhiều còn tính chất ước lệ” [123; 45, 78]: 1. “Ngôn ngữ trận mạc” và “mô thức tu từ thể hiện các vấn đề, tiếng nói của quốc gia, dân tộc: hịch, cáo, thệ” [123; 75]; 2. “Ngôn ngữ họ hàng, dòng tộc” và “qua lăng kính của ngôn ngữ dòng tộc, nền tảng để kiến tạo hình tượng không gian là chữ nhà” [123; 77]; 3. “Ngôn ngữ hội hè, đám đông”. Tiếp theo chương 3 “Mô hình dụ ngôn lịch sử”, với 3 vấn đề: 1. “Chủ thể, người sở đắc chân lý và những bài học” với 3 luận điểm: “Hình tượng tác giả - chủ thể bộc lộ trực tiếp”; “Người kể chuyện - chủ thể nhập vai” và “Hệ thống nhân vật - chủ thể phân vai” với việc đi vào khái niệm nhân vật, tác giả cho rằng mỗi


nhân vật mang chức năng như là “mặt nạ ngôn ngữ”, “vai phát ngôn” với 2 chức năng “vai lịch sử và văn học” [123; 94-98]); 2. “Bức tranh thế giới của những chủ thể lựa chọn” với 3 luận điểm: “Chủ thể nhập thế”, “Chủ thể xuất thế” và “Chủ thể trung dung” [123; 107]; 3. “Kết cấu – hình thức ngôn ngữ đặc trưng chuyển tải bài học dụ ngôn” với các đặc trưng “Từ kết cấu kiểu tiểu thuyết cổ điển tạo khung cho tác phẩm”, “đến phá vỡ kết cấu mạch thời gian biên niên” bằng việc “đảo, xóa mờ những mốc thời gian lịch sử cụ thể” [123; 112]; “và thay đổi ý nghĩa mô hình hóa cặp phạm trù mở đầu – kết thúc” để quan điểm về “chính sự, lịch sử, văn hóa và con người” [123; 113, 114]. Cuối cùng là chương 4 “Mô hình giai thoại lịch sử”, với 3 vấn đề như: 1. “Chủ thể bất khả tín về chân lý và những truyện kể mới” với 3 luận điểm: “Chủ thể của những câu chuyện mơ hồ, hư thực”, “Chủ thể của những câu chuyện về thân phận cá nhân” và “Chủ thể của những câu chuyện ngẫu nhiên, bất định”; 2. “Bức tranh thế giới lập thể của những mảnh vỡ lịch sử” với 3 luận điểm: “Những mảnh vỡ ngẫu nhiên, huyền hoặc”, “Những mảnh vỡ của lịch sử quan phương, theo tiến trình biên niên” và “Sự đan cài các mảnh vỡ, kiến tạo cấu trúc diễn ngôn”; 3. “Ngôn ngữ nghệ thuật mang tính tổng hợp cao” với 3 luận điểm: “Lịch sử như một ngôn ngữ, một mã nghệ thuật”, “Phá bỏ phân vai ước lệ” và “Sự trở về ngôn ngữ thế tục” gắn với “ngôn ngữ thế tục, suồng sã, mang đậm chất khẩu ngữ” [123; 142]. Nhìn chung, Ngô Thanh Hải tiếp cận mô hình truyện lịch sử từ lý thuyết diễn ngôn, phần lớn tác phẩm khảo sát thuộc thể loại truyện ngắn, trong đó có nhắc đến tên một vài TTLS, nhưng tác giả cũng chưa đi sâu vào lý thuyết thể loại thể hiện qua các xu hướng phát triển của TTLS Việt Nam đương đại, chưa phân tích đặc điểm các lớp cấu trúc thể loại trong mỗi xu hướng để chỉ ra sự đổi mới của thể loại. Đây là chỗ còn thiếu hụt về mặt lý thuyết mà luận án của tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Năm 2020, có luận án với đề tài “Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai” của Đỗ Thị Nhàn với 4 chương. Chương 1với 3 vấn đề : “Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử” với việc nêu khái niệm, liệt kê các công trình nghiên cứu về TTLS trên thế giới, nêu “sự khác nhau giữa TTLS thời kì trung đại và thời kì hiện đại”, “tình hình nghiên cứu về Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử của ông”, “Những vấn đề cấp thiết đặt ra trong nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai”. Chương 2 “Từ quan niệm nghệ thuật đến quá trình sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai” với 2 nội dung “Về quan niệm của Lan Khai” với quan niệm về nhà văn, văn học và quan niệm nghệ thuật về con người; “Quá trình sáng tác của Lan Khai” với 4 luận điểm “Sở trường sáng tác”, “Hoàn cảnh sáng tác”, “Diễn trình sáng tác” và “Tiểu thuyết lịch sử trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai và trong sự vận động của thể tài tiểu thuyết lịch sử Việt Nam”. Chương 3 “Từ hiện thực lịch sử đến bức tranh nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ” với 3 nội dung “Cảm hứng sáng tác” với việc “ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc”, “ca ngợi cái đẹp, cái thiện”, “Phê phán xã hội phong kiến và chiến tranh phi nghĩa”; “Sự kiện trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai” với các luận điểm “Sự hoán đổi ngôi vị của các triều đại phong kiến”, “Những cuộc nội chiến”, “Những cuộc nổi dậy của nhân dân”, “Những cuộc đấu tranh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


chống kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai”; “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai” gồm “Nhân vật vua chúa, quan lại và tướng lĩnh”, “Nhân vật người anh hùng”, “Người phụ nữ”, “Nhân vật binh sĩ và dân chúng”, “Nhân vật kẻ thù cướp nước và bán nước”. Chương 4 có 5 nội dung “Sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật”; “Nghệ thuật kết cấu” với việc “Kế thừa và sáng tạo kết cấu của tiểu thuyết truyền thống” và “Kết cấu kiểu tiểu thuyết hiện đại”; “Các phương thức kiến tạo chân dung nhân vật”; “Thời gian và không gian nghệ thuật”; “Nghệ thuật trần thuật” với “Người trần thuật, điểm nhìn trần thuật”, “Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật”. Có thể nói, tác giả đã nghiên cứu về một nhà văn cụ thể là Lan Khai với 20 cuốn tiểu thuyết lịch sử trước giai đoạn 1945 có dung lượng nhỏ và mỏng được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo, không nghiên cứu về giai đoạn đương đại như đề tài của chúng tôi.

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 3

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ là những bài báo ngắn, nêu lên một yếu tố nào đó của thể loại mà chưa đi sâu vào vấn đề được nêu, có một số sách lý luận văn học cũng ít đề cập đến lý thuyết thể loại TTLS, cho thấy khoảng trống còn thiếu hụt về mặt lý thuyết. Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sĩ chỉ đi vào một khía cạnh nào đó của một tác phẩm cụ thể, nên chưa có tính khái quát về mặt lý thuyết thể loại. Cuối cùng, chúng tôi thấy có 4 luận án tiến sĩ công phu nói trên đi sâu vào cả giai đoạn dài và có sự tiếp nối về thời gian, còn luận án của Đỗ Thị Nhàn chỉ nghiên cứu về một tác giả cụ thể thuộc giai đoạn trước 1945 với một số tác phẩm có dung lượng nhỏ và mỏng. Nhưng, các công trình nghiên cứu đó vẫn còn thiếu hụt về mặt lý thuyết thể loại như đã nêu trên, phần lớn các tác giả mới dừng lại ở việc điểm qua một bình diện nào đó của tác phẩm cụ thể, chưa có công trình nào phân tích thấu triệt các lớp cấu trúc thể loại của các xu hướng TTLS Việt Nam đương đại để thấy được các đặc trưng thể loại và sự đổi mới của mỗi xu hướng TTLS. Vì thế, đề tài của chúng tôi đi sâu khái quát các đặc trưng thể loại, ý nghĩa, vai trò, sự cách tân của TTLS Việt Nam đương đại theo ba xu hướng: bám sát sử liệu, dụ ngôn hóa sử liệu và đối thoại với sử liệu là điều quan trọng và cần thiết, có những đóng góp nhất định cho ngành Lý luận văn học nước nhà.

1.2. Các quan niệm về đặc trưng thể loại

Khi bàn về TTLS, hệ thống các quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước được nói đến trong các công trình nghiên cứu có thể chia thành ba luồng ý kiến chính, một là kết hợp hài hòa 2 yếu tố “lịch sử” và “hư cấu”, hai là thiên về tính tiểu thuyết và “hư cấu” nghệ thuật, ba là đề cao yếu tố “lịch sử” và trung thành với các sự thật lịch sử được ghi chép trong sử liệu. Trong đó, chúng tôi thấy hầu hết các nhà lý luận văn học theo quan điểm thứ nhất, cho rằng cần tôn trọng sự thật lịch sử và nhà văn có quyền được hư cấu ở một giới hạn, mức độ nhất định, yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” sẽ chi phối, quy định, ràng buộc lẫn nhau, cần kết hợp chúng một cách hài hòa, hợp lý theo nguyên tắc thể loại. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn bàn nhiều về mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm - bạn đọc, các vấn đề tiếp nhận văn học, ý nghĩa và tác dụng của tiểu thuyết lịch sử với cuộc sống


hôm nay,…

1.2.1. Quan niệm về kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật

Trước hết, luận án tổng hợp lại các ý kiến cho rằng TTLS cần kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật, nhà văn cần phải tôn trọng tính chân thật của lịch sử, đồng thời được phép tưởng tượng, sáng tạo, gia công, thêm bớt các chi tiết ở một mức độ nhất định để đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học sống động theo cái nhìn chủ quan của mình, mang cảm xúc thẩm mỹ đến cho người đọc, nhưng không làm sai lệch sự thật “lịch sử chính trị” của nước nhà. Tiêu biểu cho hệ thống quan điểm này, ta có thể nhắc đến hàng loạt các tác giả như Chế Lan Viên cho rằng “các nhà tiểu thuyết lịch sử phải nhảy qua hai vòng lửa, vòng lửa lịch sử và vòng lửa tiểu thuyết, nghĩa là vừa phải tôn trọng tính chân thực lịch sử, vừa phải hư cấu trong quá trình viết tiểu thuyết lịch sử” [214; 24]. Giống với ý kiến trên, Nguyễn Phương Chi cho rằng một TTLS thành công, tạo được tiếng vang trong công chúng khi nó “vẽ lại được diện mạo lịch sử”, cho thấy “quy luật vận động bên trong của lịch sử” và nhà văn phải xây dựng được các “chân dung lịch sử” có cá tính sống động, có đời sống, vận mệnh của các nhân vật tiểu thuyết [55]. Nhất trí với quan điểm cho rằng TTLS cần kết hợp hài hòa yếu tố “lịch sử” và “hư cấu”, trong bài “Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải và Thủ đô sắp ngàn năm tuổi” (2008), Nhà văn số10, Võ Gia Trị bày tỏ quan điểm: “Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại văn học gồm hai bộ phận không thể tách rời là phần tiểu thuyết và phần lịch sử, người viết ở đây không thể bỏ được phần nào, và chính cái phần lịch sử luôn đòi hỏi người viết biết sử dụng nó nhuần nhuyễn trong sáng tạo nghệ thuật của mình [...] xây dựng hình tượng nghệ thuật một cách chính xác và sinh động hơn”. Vì thế, yếu tố lịch sử là yếu tố nòng cốt của thể loại và nghệ thuật hư cấu cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức thuyết phục, lôi cuốn người đọc. Cùng trong quan điểm bàn về sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu trong TTLS, Lucacs nói rằng “Hiện thực lịch sử” trong TTLS được thể hiện qua việc miêu tả cuộc sống “đời thường của nhân dân, nỗi đau và niềm vui sướng của những con người bình thường” và “chỉ ra được các biến cố liên quan tới số phận của nhân dân”, “phải mô tả số phận của nhân dân”, cùng “đời sống thực tiễn của nhân dân” [78]. Các nhân vật lịch sử phải được miêu tả cụ thể, chân thực, hiện lên như “những con người với đầy đủ tính cách tốt, xấu, mạnh, yếu, không nên thần thánh hóa hoặc hạ thấp các nhân vật lịch sử quan trọng xuống mức tầm thường” [78]. G.Lucacs quan niệm về thể loại: “Tiểu thuyết lịch sử phản ánh và mô tả sự phát triển hiện thực của lịch sử một cách nghệ thuật, vì thế nó phải lấy kích thước nội dung và hình thức từ chính cái hiện thực đó” [304; 455]; Các nhà văn phải “chứng minh sự tồn tại của hoàn cảnh và các nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật” và “nhiệm vụ của nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là phải tạo dựng được một cách phong phú các tác động tương hỗ, cụ thể khớp với hoàn cảnh lịch sử mô tả” [304; 451]. Cùng trong quan điểm này, Bùi Văn Lợi đã nhấn mạnh đặc điểm quan trọng nhất của TTLS là “người nghệ sĩ phải làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng quyền hư cấu và sáng tạo nghệ thuật của mình […], việc nghiên cứu lịch sử là rất cần thiết đối với người nghệ sĩ, vì anh ta có nhiệm vụ phải phản ánh trung


thành một hiện thực lịch sử và làm sống lại những nhân vật lịch sử” [192]. Trong khi đó, Lại Nguyên Ân nêu khái niệm thể loại: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính”. Tuy vậy, “những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng, cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” [19; 1725]. Vì vậy, nhà văn phải có vốn kiến thức sâu rộng, uyên bác về lịch sử, có tầm nhìn văn hóa cao để nhận thức, đánh giá các sự kiện và nhân vật lịch sử đảm bảo tính xác thực, đồng thời phải có trí tưởng tượng phong phú, sâu sắc. Tiểu biểu cho quan điểm nói trên, nhà văn Thái Vũ coi trọng sự “trung thực” với lịch sử, cho rằng nhà văn được phép “hư cấu” nhưng không bóp méo và không xuyên tạc lịch sử, ông nói: “Viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải trung thực với mọi chi tiết lịch sử mà biên niên sử có ghi. Hư cấu nhưng không phải là bịa. Tôi tôn trọng tính chân xác của lịch sử” [214; 23]. Khi bàn luận về “tính khách quan” của lịch sử và “tính chủ quan” của người viết, ông khẳng định rằng các nhà viết “sử văn học” viết theo “quan điểm thời đại của người viết sử”, không thể nào khắc phục được một cách triệt để mâu thuẫn giữa “tính khách quan của lịch sử với tính chủ quan của người viết sử”, giữa “yêu cầu về tính khách quan của sự kiện lịch sử với tính chủ quan của người viết sử”. Ông cho rằng “tính chủ quan của người viết sử không thể biến thành một sự áp đặt tùy tiện, không thể là một sự tán tụng vô căn cứ”. Qua trao đổi trong quá trình nghiên cứu, ông khẳng định “hư cấu phải đảm bảo tính chân thực lịch sử của tiểu thuyết lịch sử”, “hư cấu nghệ thuật còn xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn”, “có nhà văn chủ trương trung thành với lịch sử, có nhà văn đề cao sự sáng tạo hư cấu”. Nhưng “những chi tiết hoang đường đưa vào” cũng nên “hạn chế ở mức vừa phải, không bị lạm dụng”, “nghệ thuật hư cấu phải không làm tổn hại đến tính chân thực” của một cuốn tiểu thuyết lịch sử [72; 41-50]. Cùng trong quan điểm bàn về đặc trưng “hư cấu” trong nguyên tắc thể loại, Phạm Huy Thông cho rằng: “hư cấu nhưng không được xuyên tạc lịch sử” và “khi sáng tạo văn học, nhà văn có quyền hư cấu những con người, sự kiện, hoàn cảnh ngoài sử để khắc họa thêm chiều sâu tính cách”, và “dựng lên những bức tranh xã hội có dung lượng hiện thực lớn”. Ông khẳng định: “Hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết, là mảnh đất cho nhà văn thả sức tưởng tượng, làm nổi bật lên những mảnh đời và số phận qua những biến động lịch sử ”. Phạm Huy Thông nhấn mạnh rằng “nhà văn cũng phải trung thành với sự thật lịch sử: dứt khoát, bắt buộc người viết tiểu thuyết lịch sử […] phải tôn trọng, trung thành với lịch sử, không được xuyên tạc lịch sử tùy tiện”, không “đánh giá chủ quan sai lầm, nhất là đối với các sự kiện, nhân vật đã được kết luận rõ ràng. Nhà văn phải trung thành với hiện thực khi xây dựng nhân vật lịch sử đã được nhân dân tôn thờ, kính trọng suốt từ bao đời nay” [333]. Cùng trong luồng quan điểm trên, Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh: “Tiểu thuyết lịch sử là sự sáng tạo trên nền sự thật mà biểu hiện rõ nhất là các nhân vật lịch sử. Các sự kiện cũng xoay quanh các nhân vật này. Do vậy, nhà tiểu thuyết phải bám vào nhân vật lịch sử để hư cấu, sáng tạo và không được xuyên tạc nhân vật lịch sử”. Ông nói: “Tác phẩm về đề tài lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên cái nền


đã ổn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử” [295]. Tiếp nối các quan điểm trên, Hoàng Minh Tường đã bàn về mối quan hệ “trung thực với lịch sử” và “hư cấu”, ông nói: “phẩm chất cần có của nhà tiểu thuyết lịch sử là phải trung thực với lịch sử. Nhà văn viết về lịch sử có quyền hư cấu, tưởng tượng, thậm chí sáng tạo thêm các nhân vật, sự kiện để làm sáng tỏ lịch sử, soi rọi lịch sử, nhưng không thể bóp méo hay bịa tạc lịch sử một cách phi logic, theo ngẫu hứng của riêng mình” [298]. Cùng trong hệ thống quan điểm này, Trần Đình Sử đã nhận định “sự thật lịch sử và hư cấu là hai vấn đề then chốt của tiểu thuyết lịch sử” và “Cái chính của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kỳ lịch sử cụ thể không lặp lại. Sự kiện lịch sử là dấu ấn của một thời, không thể thiếu với tiểu thuyết lịch sử” [99; 467, 468]. Ở một bài viết khác, ông nói : “lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử, mà đã là trần thuật thì khó tránh chủ quan”. Ông cho rằng “Lịch sử khách quan vẫn có”, và “những sách sử chỉ là một cách ghi, một điểm nhìn, một lối tu từ”, chứ “không phải là bản thân sự thật lịch sử hoàn chỉnh”, có “nhiều sự việc không được ghi. Người ta có thể bỏ điều này, thêm điều kia, giải thích lại các sự kiện, nên khó tránh khỏi tính chủ quan và hư cấu của người viết sử”. Ông còn phát biểu điều quan trọng hơn là “miêu tả trung thực bằng nghệ thuật một thời kì lịch sử cụ thể, nhưng không thể đòi hỏi hoàn nguyên lịch sử, một việc mà bản thân sử học cũng không làm được” [274]. Ông nêu nội hàm khái niệm TTLS: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử” [125; 302]. Bàn về thể loại văn học này, Trần Đình Sử còn khẳng định: “Tiểu thuyết lịch sử (historical novel), là tiểu thuyết lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề tài, tác giả có thể hư cấu một số nhân vật, tình tiết phụ, nhưng chủ yếu phải tôn trọng sự thật lịch sử” [272; 319]. Nối tiếp các quan điểm trên, Ngô Văn Phú nêu quan điểm: “Phần sử như cái khung của ngôi nhà. Nhưng ngôi nhà có đẹp hay không còn tuỳ thuộc vào tài hoa ở bàn tay thợ. Ở đây tôi muốn nói chất tiểu thuyết phải thổi được vào hồn của lịch sử”. Ông nhấn mạnh: “phải nghiêm túc về mặt lịch sử”, “lựa chọn khoảnh khắc, thời điểm, để sự kiện và nhân vật lịch sử hiện ra rõ nhất” [243]. Khi nói về thể loại này, nhà văn Hoàng Quốc Hải nhận định: “tiểu thuyết lịch sử đều phải lấy hư cấu làm phương tiện nghệ thuật” và ông cho rằng “sự thật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử đáng tin cậy hơn vì nó được giải mã, nó có cuộc sống. Sự thật lịch sử trong lịch sử chỉ là những tín hiệu chứa đựng những thông tin vô cảm nhưng trong tiểu thuyết lịch sử nó lại sống động” [225]. Như vậy, ta thấy yếu tố lịch sử và hư cấu chi phối, ràng buộc, quy định lẫn nhau trong cấu trúc thể loại.

1.2.2. Quan niệm đề cao yếu tố “hư cấu” như là đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử

Bên cạnh luồng quan điểm nói trên, chúng tôi thấy có luồng ý kiến thứ hai, khẳng định TTLS nhất thiết phải có sự “hư cấu” nghệ thuật, “hư cấu” là yếu tố được đề cao, coi trọng hơn yếu tố “lịch sử”. Họ cho rằng nguồn sử liệu “chỉ là phương tiện” để nghệ sĩ sáng tác, lịch sử chỉ là “cái đinh” để nhà văn “treo các bức tranh” trong thế giới nghệ thuật. Tiêu biểu cho quan điểm này là Nguyễn Xuân Khánh, ông nêu ra hai khuynh hướng viết TTLS và nhấn mạnh rằng tùy thuộc vào từng loại, mà nhà văn có thể thiên về “hư cấu” sáng tạo hay đề cao yếu tố “lịch sử”, ông nói: “Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch


sử” và “người viết không được bịa đặt một cách trắng trợn. Chỉ được phép hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo” [149]. Ở một bài viết khác, ông khẳng định: “Đã gọi là tiểu thuyết thì phải hư cấu” và “người viết phải hòa trộn nhuần nhuyễn giữa thực và hư, giữa lịch sử và hiện tại, giữa tri thức và cảm thức”. Ông cho rằng “những vấn đề cuốn sách đặt ra không chỉ cần đúng với lịch sử mà còn phải là những vấn đề được người hiện tại quan tâm” [181]. Trong bài viết gần đây, ông nói: “Khi viết tác phẩm này (Hồ Quý Ly) tôi rất trung thành với sự kiện lịch sử. Tuy nhiên tiểu thuyết lịch sử không chỉ dừng lại ở đó mà nhà văn sẽ phải dùng kiến thức của mình về văn hóa, lịch sử dân tộc cùng những trải nghiệm để có được một cái nhìn tổng thể về thời đại và thời cuộc [...] Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại” [116; 48]. Ở một chỗ khác, Nguyễn Xuân Khánh nhận định: “Đã là tiểu thuyết thì phải hư cấu, dù đó là tiểu thuyết lịch sử, hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết. Hư cấu là đặc quyền của nhà văn” [166]. Đồng quan điểm trên, nhà văn Pháp- Alexandre Dumas nhận định: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi” [214; 21]. Tiếp nối quan điểm này, trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng, Hà Minh Đức và cộng sự đã đề cao sự “sáng tạo” của nhà văn trong việc kiến tạo các lớp cấu trúc thể loại bằng nghệ thuật hư cấu: “Việc nghiên cứu lịch sử là vô cùng cần thiết đối với nghệ sĩ, nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay thế sự sáng tạo. Có khi nghệ sĩ chỉ cần vài khoảnh khắc của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào tác phẩm những điều phi lịch sử không quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó, có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện, bởi vì tác giả chỉ cần sự đúng đắn về mặt lý tưởng” [106]. Điều này có nghĩa là trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn vừa phải chú ý tới “lịch sử”, vừa có quyền được “hư cấu”, nhưng “việc nghiên cứu lịch sử […] không thể thay thế sự sáng tạo”, nghĩa là đề cao tính “hư cấu”. Đặc biệt là Hoàng Ngọc Hiến cho rằng người viết được phép “hư cấu lịch sử” và xây dựng một “mối quan hệ thân mật, thân tình, thậm chí suồng sã đối với nhân vật lịch sử” [134]. Còn Phan Cự Đệ nói: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò của hư cấu, sáng tạo nghệ thuật” [214; 23]. Giống như các ý kiến nói trên, S. Haasse nhấn mạnh quan điểm của bà khi viết TTLS: “dựa trên những sự kiện và biến cố lịch sử hoặc có liên quan đến những con người có thật, chủ định của tôi không bao giờ lấy việc tái hiện quá khứ làm nhiệm vụ hàng đầu. Trong văn học, đề tài lịch sử là một phương diện chứ không phải một cứu cánh” [96; 55]. Cùng trong quan điểm coi trọng “hư cấu”, Nguyễn Thị Tuyết Minh khẳng định “khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử” là khuynh hướng “nhà văn biến những tư liệu chính xác của lịch sử thành tiểu thuyết, thành những sản phẩm hư cấu, tưởng tượng của cá nhân nghệ sĩ” và “khi đó, lịch sử trở thành chất liệu”, “được nhào nặn, thiết kế lại. Và nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo một lịch sử khác”, “lúc này, tiểu thuyết lịch sử” được “chủ quan hóa triệt để” [215; 56, 64]. Chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả nói rằng các nhà văn được quyền “hư cấu” dựa trên nguồn sử liệu, hư cấu “đời sống riêng, tâm

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí