Thực Trạng Nhận Thức Của Học Sinh Lớp 9 Huyện Giao Thủy Về Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Skss

- Tuổi kết hôn?

- Trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?

Lưu ý:

- Có nhiều cách để chia nhóm. Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo vấn đề thảo luận.

- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.

- Cần quy định rõ thời gian thảo luận, thời gian trình bày kết quả thảo luận của các nhóm.

- Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức.

* Phương pháp đóng vai

Mô tả phương pháp

Là phương pháp để HS thực hành một hoặc một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào đó trong một môi trường được quan sát bởi nhiều người khác theo một tình huống nhằm tạo ra những vấn đề cho thảo luận.

Cách tiến hành

- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp thảo luận và đưa ra nhận xét.

- GV kết luận.

VD: Tổ chức cho HS đóng vai theo các tình huống:

- Ứng xử khi bạn bè rủ rê hút thuốc lá, sử dụng ma túy,…

- Ứng xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.

Lưu ý:

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề GDSKSSVTN, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh…

- Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại.

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị.

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai.

- Nên khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia.

- Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn.

* Phương pháp nghiên cứu tình huống.

Mô tả phương pháp

Nghiên cứu tình huống thường là nghiên cứu một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một vấn đề hay một loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên dạng chữ viết.

Các bước tiến hành

- Đọc (hoặc xem, nghe) tình huống thực tế.

- Suy nghĩ về tình huống.

- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống

- Thảo luận tình huống thực tế.

- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế. VD: Khi dạy về luật hôn nhân gia đình có thể đưa ra tình huống như: “Bình là một cô gái dịu dàng, nết na, chăm chỉ nhưng vì điều kiện gia

đình khó khăn, nên cô không thể tiếp tục đi học mà phải ở nhà phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm cô 16 tuổi bố mẹ cô đã ép gả cô cho một người giàu có ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị bố mẹ đánh và cứ tổ chức đám cưới, bắt Bình về nhà chồng”.

Theo em việc làm của bố mẹ Bình đúng hay sai? Vì sao?

Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao?

Lưu ý:

- Tình huống có thể dài hay ngắn tùy từng nôi dung vấn đề.

- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi.

- Phần trả lời của các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống rộng hơn.

* Phương pháp giải quyết vấn đề

Mô tả phương pháp

Giải quyết vấn đề là kỹ năng cơ bản nhất cần phát triển ở HS. Đó là khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra và các bước nhằm cải thiện tình hình. Khi biết cách sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Cách tiến hành

A. Xác định vấn đề:

- Suy nghĩ xem vấn đề gì cần giải quyết?

- Thu thập thông tin có liên quan tới vấn đề và nêu các câu hỏi giúp giải quyết vấn đề.

B. Giải quyết vấn đề

- Cân nhắc tới tất cả những tình huống có thể xảy ra khi vận dụng một giải pháp.

- Thử nghiệm với các giải pháp khác nhau.

- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất

- Lặp lại tất cả các bước kể trên nếu kết quả chưa đạt.

- Cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất.

Lưu ý

- Vấn đề lựa chọn phải phù hợp với mục đích học tập và gắn với thực tế.

- Cần lưu ý kích thích sự sang tạo của học sinh.

- Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp tốt nhất.

* Phương pháp thuyết trình

Mô tả phương pháp

Là phương pháp dạy học phổ biến nhất thường được GV vận dụng trong quá trình dạy học. Phương pháp này được hiều là GV trình bày bài giảng trên lớp bằng cách giới thiệu khát quát bài, giải thích các điểm chính của bài và giao bài cho HS.

Cách tiến hành:

- Thu hút sự chú ý của HS.

- Giới thiệu chủ đề, mục tiêu để học sinh biết được ý nghĩa nội dung của bài

- Trình bày chủ đề một cách rõ ràng, súc tích.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

- Soạn ra những câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn cho học sinh cách tiếp thu kiến thức mới

- Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi

- Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng được rõ ràng và sinh động.

Lưu ý:

- Dành cho HS đủ thời gian để suy nghĩ và vận dụng những điều vừa nghe giảng

- GV cũng cần thời gian để trả lời các câu hỏi của học sinh.

* Phương pháp trò chơi

Mô tả phương pháp

Là phương pháp tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm thông qua trò chơi nào đó.

Ưu điểm:

- Qua trò chơi, lớp trẻ không những phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực.

- Qua trò chơi HS có cơ hội trải nghiệm những thái độ, hành vi.

- HS hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét và đánh giá hành vi.

- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán.

- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với HS.

Chính vì những ưu điểm trên, trò chơi được sử dụng như một phương pháp dạy học quan trọng để GDSKSS cho HS.

VD: Khi dạy về nguy cơ lây nhiễm HIV, có thể tổ chức trò chơi cho HS như sau:

Phát cho 2HS trong lớp phiếu màu đỏ

3 HS phiếu màu vàng 5 HS phiếu màu xanh

Còn lại phiếu màu trắng

Yêu cầu HS có phiếu màu đỏ, xanh, vàng tìm 3 bạn trong lớp, viết tên mình lên phiếu của bạn và yêu cầu bạn viết tên bạn lên phiếu của mình.

Những HS có phiếu màu trắng không viết tên mình lên phiếu của ai và cũng không cho ai viết tên lên phiếu của mình.

Sau đó HS có phiếu màu đỏ đứng dậy đọc tên các bạn có tên trong phiếu của rmình. Những bạn được đọc tên phải đứng dậy và đọc tên những bạn khác có tên trong phiếu của mình… Cứ như vậy cho đến khi không còn ai đứng dậy nữa.

Khi đó GV mới nói: Giả sử việc viết tên cho nhau là: “đã có QHTD” và những bạn mang phiếu màu đỏ là những người nhiễm HIV, mang phiếu màu xanh là luôn sử dụng bao cao su, mang phiếu màu trắng là những người không QHTD. Vậy những ai trong số chúng ta đã lây nhiễm HIV?

Qua đó HS sẽ thấy trừ những bạn mang phiếu màu trắng và màu xanh, còn lại hầu hết đã bị lây nhiễm HIV. Và các em sẽ thấy được sự lây nhiễm HIV qua đường tình dục nguy hiểm như thế nào.

Lưu ý:

- Trò chơi phải dễ tổ chhức và dễ thực hiện.

HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.

- Quy định rõ thời gian chơi và địa điểm chơi

- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.

- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý để không gây nhàm chán cho HS.

- Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.

Kết luận chương 1

Lứa tuổi VTN là một giai đoạn “trung gian”, “chuyển tiếp”, “bắc cầu” từ trẻ em sang người lớn. Là lứa tuổi đang kết thúc quá trình phát triển ở trẻ em sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý bước đầu hình thành những quan điểm xã hội, sự hình thành nhân cách làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý.

Mục tiêu giáo dục là giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, trong đó công tác GDSKSS đóng một vai trò quan trọng. GDSKSS có thể được tiến hành trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội bằng những hình thức, phương pháp, biện pháp phong phú, đa dạng phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm cung cấp những thông tin cơ bản chính xác về SKSS, giúp tăng cường trao đổi thông tin và nâng cao năng lực của giới trẻ, xác định giá trị và thay đổi các hành vi có nguy cơ đối với bản thân họ và đối với xã hội

nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, viêm nhiễm đường sinh sản, HIV/AIDS cho lứa tuổi VTN.

Ngoài việc cung cấp hệ thống tri thức, kỹ năng về SKSS, GDSKSS còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhiều mặt của nhân cách HS, giúp các em biết làm tốt, làm khỏe, làm đẹp cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH HUYỆN GIAO THỦY - NAM ĐỊNH

2.1. Vài nét khái quát về đối tượng khảo sát

Giao Thủy là một trong những huyện phát triển của tỉnh Nam Định. Bao bọc xung quanh là biển nên tiềm năng kinh tế của huyện là rất lớn. Huyện được chia làm 13 xã, mỗi xã có một trường THCS, hiện nay các trường này đã được đầu tư về cơ sở vất chất cũng như trang thiết bị dạy học tương đối hoàn chỉnh, vậy nên việc học tập của các em tương đối thuận lợi. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh của 2 trường đó là: trường THCS xã Giao Hà và trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng là hai trường luôn đạt thành tích xuất sắc của tỉnh trong nhiều năm. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi trường 120 học sinh khối lớp 9, cụ thể như sau:

Trường THCS Thị trấn Ngô Đồng : 120 học sinh Nam chiếm: 46.7%; Nữ chiếm: 53.3%

Trường THCS xã Giao Hà : 120 học sinh Nam chiếm: 51,7%; Nữ chiếm : 48.3%

Số phiếu phát ra là 240 phiếu số phiếu hợp lệ thu được là 240 phiếu.

Bảng 2.1: Tình hình chung về đối tượng khảo sát


STT

Trường

Tổng

số

Giới tính

Tuổi

Nam

Nữ

14

15

1

THCS Thị trấn Ngô Đồng

120

56

64

114

6

2

THCS xã Giao Hà

120

62

58

109

11


Tổng cộng

240

118

122

223

17


Tỷ lệ(%)

100

49.2

50.8

92.9

7.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực trạng giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh huyện giao thủy - tỉnh Nam Định - 4

Như vậy, ta thấy tỷ lệ giữa nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể, độ tuổi đi học của các em thì có tỷ lệ chênh nhau tương đối lớn nhưng nhìn chung thì độ tuổi đi học muộn chiếm tỷ lệ nhỏ (7.1%). Do sống trên cùng một địa bàn nên về sự hiểu biết của các em cũng sẽ tương đối đồng đều.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát nhận thức của học sinh trường THCS Thị trấn Ngô Đồng và trường THCS xã Giao Hà về một số nội dung sau:

1. Tình bạn, tình bạn khác giới

2. Tình yêu, tình dục

3. Phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN

4. Phòng tránh các BLTQĐTD

5. Xâm hại và lạm dụng tình dục

6. Quyền được chăm sóc SKSS

2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy về một số nội dung cơ bản của SKSS

2.2.1. Nhận thức của HS lớp 9 huyện Giao Thủy về tình bạn, tình bạn khác giới

2.2.1.1. Nhận thức về tình bạn

Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin…) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai ít nhiều mang tính chất lý tưởng.

Đối với VTN tình bạn đóng một vai trò quan trọng, kết quả cho thấy các em đã nhận thức đúng về tình bạn, điều đó được thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Nhận thức của HS về tình bạn

Đơn vị %



S T T


Các ý kiến

Trường THCS Thị Trấn

Ngô Đồng

Trường THCS xã Giao


Chung

Tình bạn tốt

Tình bạn không

tốt


Tình bạn tốt

Tình bạn không

tốt

Tình bạn tốt

Tình bạn không tốt

1

Là tình cảm duy nhất giữa 2 người và chỉ 2 người

63.5

36.5

60.8

39.2

62.2

37.8

2

Hiểu và đồng cảm sâu sắc với nhau

100

0

100

0

100

0

3

Đối xử nghiêm khắc với những khuyết điểm của bạn

92.5

7.5

91.7

8.3

92.1

7.9

4

Gắn bó với nhau do có cùng một lý tưởng, niềm tin,

sở thích…

100

0

100

0

100

0

5

Luôn có sự đoàn kết và che chở cho nhau trong mọi trường hợp

10.4

89.6

11.3

88.7

10.8

89.1

6

Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau

100

0

100

0

100

0

7

Tôn trọng những sở thích, cá tính của nhau, giúp nhau

cùng hoàn thiện

100

0

100

0

100

0

8

Mỗi người có thể kết bạn với nhiều người, quan hệ rộng rãi nhưng không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu

sắc trong nhóm bạn thân


87.5


12.5


85.8


14.2


86.6


13.3

* Nhận xét chung

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng hầu hết HS của cả 2 trường đã nhận thức đúng những đặc điểm của tình bạn tốt (đặc điểm 2 - 4 - 6 - 7). Tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ lệ cho rằng tình bạn tốt: “Là tình cảm duy nhất giữa hai người và chỉ hai người mà thôi” ở cả hai trường đều chiếm tỷ lệ cao 62.2%. Và các em cho rằng một tình bạn tốt là phải: “Luôn có sự đoàn kết và che chở cho nhau trong mọi trường hợp” chiếm 10.8%. Điều này tạo nên suy nghĩ thiên lệch cho các em, bởi đã là bạn tốt phải che chở mọi khuyết điểm cho nhau, bao che cho bạn cả khi bạn sai, đây không phaỉ là một tình bạn tốt bởi nếu làm như vậy sẽ không giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mà vô tình đã làm cho bạn của mình nghĩ rằng mọi điều mình làm đều đúng và được ủng hộ. Bên cạnh đó thì vẫn còn số ít HS nhầm lẫn rằng: “Mỗi người có thể kết bạn với nhiều người, quan hệ rộng rãi nhưng không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân” là đặc điểm của tình bạn không tốt (13.3%) điều này có thể dẫn đến những tình cảm tiêu cực giữa các thành viên trong nhóm bạn, trong lớp. Các em chưa hiểu rằng mỗi thành viên trong nhóm bạn cũng cần có những mối quan hệ khác ngoài nhóm bạn chơi.

* Xét theo trường

Sự nhận thức của cả hai trường nếu đánh giá một cách tổng thể về đặc điểm của tình bạn là tương đương nhau. Những con số sau sẽ chứng minh cho nhận định trên:

Số HS đồng tình với ý kiến 2 - 4 - 6 - 7 là: Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 100% Trường THCS xã Giao Hà:100%

Số HS đồng tình với ý kiến 3 là:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 92.5% Trường THCS xã Giao Hà: 92.1%

Số HS không đồng tình với ý kiến 5 là:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 89.6%

Trường THCS xã Giao Hà: 88.7%

Số HS đồng tình với ý kiến 8 là:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 87.5% Trường THCS xã Giao Hà: 86.6%

2.2.1.2. Nhận thức về tình bạn khác giới

Tình bạn khác giới cũng giống như tình bạn cùng giới đó là một loại tình cảm giữa hai hoặc một nhóm người hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một quan niệm sống, lí tưởng, ước mơ…Trong tình bạn khác giới mỗi người đều coi bạn mình như một điều kiện để tự hoàn thiện mình, tình bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi người. Giữa hai bạn khác giới thường có một khoảng cách tế nhị do đó không thể dễ dàng biểu lộ sự gần gũi như bạn cùng giới. Đề cập đến vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Trong tình bạn khác giới cần tránh những điều gì?” và thu được kết quả biểu hiện ở bảng 2.3.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí